Từ lâu tôi cứ ngờ ngợ nên rất ít đọc Lê Phú Khải. Nhưng vào báo Tiếng Dân sáng nay chợt thấy cái tựa đề “Hạ Đình Nguyên – Jean Paul Sartre của Việt Nam” coi bộ rất “dữ dội” nên đọc cho biết. Thì ra cái giống nhau là “Sạc” từ thiên tả đến chống tả. Hạ Đình Nguyên cũng vậy nên là “Sạc của VN” (!).
Nếu thế thì VN phải có cả “rừng Sạc”! Chỉ ngay tại miền Nam thôi, những ai từng ở trong Mặt trận Giải phóng miền Nam mà bây giờ “dám” ký tên trong những Kiến Nghị, Thư Ngỏ, Thỉnh nguyện thư… tất cả đều là “Sạc”, chứ đâu chỉ có Hạ Đình Nguyên?
Từ đó, như nội dung bài viết suy ra, thì VN đúng là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Vì Pháp chỉ có một “Sạc”, còn VN đang có cả hàng trăm “Sạc” (!)
Theo nội dung bài viết, tạm chia ra 3 giai đoạn.
1– Giai đoạn xuống đường tranh đấu thời VNCH. Mục đích là “Đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam”, “xoá bỏ chế độ Sài Gòn tham nhũng”, “xóa bỏ chế độ độc diễn”…(Trích)
2 chữ “đế quốc” chỉ sự xâm lăng. Hỏi: Đế quốc Mỹ đã chiếm được đất miền Nam tại nơi nào? Còn “chế độ Sài Gòn tham nhũng” thì có và đúng. Nhưng mức độ đó bao nhiêu? Vì giữa thời buổi chiến tranh khốc liệt thì cho dẫu có tài Thánh cũng không thể nào kiểm soát hết được! Nhưng VNCH đã có tam quyền phân lập rõ ràng. Vậy thì, nếu không bị CS miền Bắc và tay sai Mặt trận Giải phóng miền Nam tấn công khốc liệt chắc chắn từng bước tệ nạn đó phải bị trừng trị! Còn “độc diễn” thì hiện chỉ có “diễn độc” mà thôi!
“Đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam” thì “sinh viên tranh đấu” nào đã nhờ Mỹ che chở? Trốn tránh trong Tòa Đại sứ Mỹ?
Đã tự hào là “yêu nước” nhưng tại sao vẫn không hề biết chính MTGPMN là tay sai của CS miền Bắc ? mà CS miền Bắc là tay sai của CS Tàu? cho đến thời hậu 30/4 mới vỡ lẽ? Không phải vỡ lẽ vì ý thức mà chỉ vỡ lẽ khi bị CS miền Bắc thống trị. Bị đuổi trắng trợn với câu nói: “MTGPMN đã hoàn tất sứ mạng lịch sử”!
Từ đó quay ra chống! Bây giờ thì lại nhân danh “tương lai”: “Thanh niên không nhất thiết phải trung thành với quá khứ, nhưng không phủ nhận nó. Quá khứ chỉ để tham khảo, thậm chí tham khảo một cách cẩn trọng. Thanh niên dứt khoát phải trung thành với tương lai…” (Trích)
2– Giai đoạn 2 là thời bị giam tù ở Côn Đảo. Bị đánh đập, tra tấn dã man như trường hợp ông Nguyễn Văn Nhã. “nếu tù nhân đã khai rồi thì đánh chết cũng không sao! Nhưng chưa khai gì cả mà đánh chết thì người tra khảo bị cách chức”(!) Hỏi, về phương diện sinh học khi một con người đã bị tra tấn kinh khiếp đến như thế liệu có còn được bình thường? Ở đây chỉ có một trong 2 trường hợp: 1) Nếu đúng là bị tra tấn kinh khiếp thì nhất định phải bị tàn phế. Mất bình thường. 2) Có bị tra tấn, nhưng không phải như mô tả, vì khi ra tù cả 2 người đều minh mẫn, cơ thể bình thường nên mới trở thành Bí thư và Phó Bí thư trường Đại học!
3– Giai đoạn 3 là thời sau “Giải phóng”. Thử so với thời VNCH (bị Mỹ “đô hộ”): “Văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy” so với hiện tại ra sao? “Chế độ độc diễn” so với hiện tại ra sao? Các quyền căn bản của con người so với hiện tại ra sao? Đời sống công nhân, nông dân sau khi “được giải phóng” đang như thế nào? Còn vô số, vô số câu hỏi nữa, rất và rất cần những người như các ông Hạ Đinh Nguyên, Nguyễn Văn Nhã (kể cả Lê Phú Khải) nên trả lời chân thật!
Theo nội dung bài viết thì với kinh nghiệm dày dạn của ông Hạ Đình Nguyên, thay vì tranh đấu kiểu cải lương là viết Thư, Kiến nghị… (xin lỗi phải tạm dùng chữ phổ thông nầy chứ không hề có ý chê bộ môn Cải lương được người miền Nam mê nhứt) lẽ ra ông ấy phải dấn thân vào các trường Đại học để làm nhân chứng sống cho các em sinh viên về mức độ tự do tại miền Nam trước kia. Phải trực diện với các em để đánh thức tình yêu nước, quyền tự do căn bản của công dân và phải có với trách nhiệm xã hội, chứ không phải ngồi nhà viết, hoặc lai rai xuống đường rồi sau đó kể lại!
Nếu ân hận vì đã sai lầm thì phải làm một điều gì đó như là một ngọn đuốc sống mới mong rửa được sự lem luốc của quá khứ và đánh thức được lương tri của người dân đang bị chế độ cộng sản đầu độc!
Đã đành, “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng sự ca ngợi của ông Lê Phú Khải với người vừa qua đời “nổ” như bom nên buộc tôi phải thưa lại đôi lời. Dẫu gì ông Hạ Đình Nguyên cũng đã về cõi, xin trân trọng chia buồn cùng gia đình ông.
(4/7/2018)
Kông Kông
Đối với riêng tôi, Hạ Đình Nguyên đáng khâm phục hơn Sartre. Sau khi nhận ra CS không tốt như mình tưởng, Sartre công khai chống lại CS nhưng chính phủ Pháp của ông không làm khó dể ông vì ông chống cộng. Thích CS hay chống CS Sartre vẫn ung dung sống tự do. Còn ở VN, sau 1975 khi đứng vào hàng ngũ thức tĩnh và phản kháng chế độ CS Hạ Đình NGuyên sống khốn khổ vì bị theo dõi, bị áp bức, kềm kẹp đường sinh kế vô cùng khó khăn. Tôi cho rằng ông là một người dũng cảm. Có biết bao người dân VN biết chế độ CSVN thối nát, có biết bao người trước đây tin tưởng vào Đảng CSVN nay tự thấy mình sai lầm nhưng họ im lặng vì sợ cuộc sống bị xáo trộn. Ở VN bất cứ ai lên tiếng hay có thái độ chống cộng đều là những người đáng trân trọng dù trước 1975 họ thân cộng. Nay HDN đã chêt, bươi móc chuyện cũ ra để nói cho bỏ ghét là thái độ của những người hẹp hòi
Hạ Đình Nguyên cũng giống như lũ ” trâu đánh ” hồi trước 75, đại loại Huỳnh Tấn Mẫm, Chân Tín, Trương Bá Cần….khoác áo ” trí thức ” tranh đấu ra cái điều yêu nước, nhưng thực ra chỉ khoe mẻ và ăn cháo lú của Việt Cộng, cũng như biết được tranh đấu dưới thời VNCH thì không đến nổi nguy hiểm đến tánh mạng và không có sự khủng bố, trả thù liên quan đến sự an nguy của gia đình như các biện pháp của Hanoi ngày nay. Đó chỉ là sự ” thời trang phù phiếm ” cố tình chơi nổi của tuổi trẻ như bọn chúng nghỉ.
Tuổi trẻ có thể sai, nhưng tuổi già cần có sự suy nghiệm cho chín chắn và một bản lảnh tự trọng. Tốt nhất là biết công khai công nhận mình đã từng sai lầm và biết sửa sai bằng cách nói hết sự thật mà mình đã thấu hiểu và đã trải qua cho lớp trẻ hậu sinh…..Nếu không đủ can đảm để làm như vậy, thì nên im lặng – tức câm miệng và yên phận sống nốt cuộc đời thừa cho đến khi ra nghĩa địa.
Cũng là tay sai như nhau, nhưng cái đám Bắc cộng mưu mô và thủ đoạn hơn nhiều. Sau màn “ăn hên” miền Nam, đám BC bắt đầu theo dỏi, rình rập đám Nam cộng – để xem thái độ sau khi hạ được con mồi…Nghe nói, cũng có một số ra mặt “không vui”, nên sau đó đành ra đi. Còn số ở lại cũng được canh gác kỹ lưỡng, đặc biệt như Lê Hiếu Đằng – BC dàn cảnh cho quần chúng tự phát đạp ngả từ trên bậc thềm nhà hát TP sau khi hội họp vào năm 2014. Đằng bị thương và mang bịnh “hận” cho tới lúc hết thở.
TRÍ TUỆ VÀ THỊ HIẾU
Người trí tuệ cần hoàn toàn sâu sắc
Không buông lơi chẳng dễ dãi từ đầu
Mà đề cao lý tính ở mọi nơi
Toàn chủ động để không hề thụ động
Jean Paul Sartre triết gia to người Pháp
Bởi thảy đều rất phong phú tư duy
Nên đã từng viết “L’Être et le Néant”
Người như thế đâu phải toàn hạ đẳng
Duy chỉ có Sartre chút nào lựng chựng
Thuở đầu tiên “khuynh tả” mút mù khơi
Nên đã từng “ca ngợi” Marx tơi bời
Khi già lại mới trở thành đổi hường
Để từ đó Sartre trở thành “khuynh hữu”
Nói khác đi còn “chống tả” mịt mù
Nên thành ra Sartre cũng chữa hoàn toàn
Vì tư tưởng của mình còn lộn xộn
Điều đó hệt khác nào Trần Đức Thảo
Cũng xum xoe xủm xọe lúc sơ khai
Mở miệng ra toàn “biện chứng” ào ào
Chờ già sụ về Paris lại chưởi
Thảo còn bảo Marx sai không chỗ chữa
Nên thông minh như Thảo thật ai bì
Bởi trước sau đều trí tuệ lặc lèo
Như chong chóng thảy xoay tròn trước gió
Nhưng đó thảy hai bậc thầy cỡ bự
Hạ Đình Nguyên chỉ “khuynh tả” tép riu
Cũng một thời đâu khác Lê Hiếu Đằng
Nói chung lại thảy lớp toàn “thị hiếu”
Giống như kiểu thấy người ăn khoai mỡ
Mình cũng về mai vác chạy lung tung
Trước mới đều hăng hái lũi vào khu
Sau lại hóa miệng thảy toàn chống đối
Vì thời đó khác nào Lê Hữu Nhựt
Hay giống như Nguyễn Hữu Thái tưng bừng
Cũng được toàn “cài chốt” giới sinh viên
Bởi thực chất đều chỉ toàn “cơ sở”
Thành tóm lại cũng chỉ đều “thị hiếu”
Có dễ nào toàn độc lập tự do
Óc còn non như chim sẻ ra ràng
Hạ Đình Nguyên sao sánh được cùng với Sartre
Thói người Việt ưa kiểu lèo như rác
Toàn vu vơ theo cách thức “lăng xê”
Có nào đâu đứng đắn được như người
Vì não trạng khó nào toàn trí tuệ
GIÓ NGÀN
(10/7/18)
Vì thời đó khác nào Hồ Hữu Nhật
Đốt lăng Hồ Chí xạo
Những người như ông Nguyên,Huỳnh Tấn Mẩm,Lê Hiếu Đằng,…nếu thật sự phản tỉnh,chống cộng sản sai trái thì phải biết treo hay đeo cờ vàng và biết đã kích đúng gốc mọi sự việc đó là Hồ Chí Minh,kẻ gieo rắc biết bao tai họa cho nhân dân và đất nước mà đến bây giờ vẫn còn được một số người ca ngợi!
Chắc là bạn không biết, từ ngày bác Hạ Đình Nguyên có ý kiến với chính phủ cộng sản, bác đã bị giam tại gia, không được đi ra khỏi nhà dù chỉ một bước, lặp đi lặp lại như thế từ năm này qua năm khác. Còn thì, trước 1975, bao nhiêu trí thức trẻ bị lừa, có phải mỗi bác Nguyên đâu. Người mất cũng đã mất rồi nhưng bác là một người cố gắng đến cùng. Có lẽ tầm của bác Nguyên không đến được như J.P. Sartre VN vì sức ảnh hưởng bác Nguyên không mạnh bằng nhưng những cái bác cố gắng và làm, xin đừng đánh giá nhẹ.
Thật tình mà nói dân miền Nam đánh giá bác Nguyên cũng to to bự bự bằng ngón cẳng cái cỡ như bác… Hù, cũng loại “cà chớn chống xăm lăng” như đám Huỳnh tấn Mẫm….chứ đâu có nhỏ.
Sạc, mà Sạc gì?
HĐN chỉ là tay VC miền Nam bị VC miền Bắc đá đít thôi thì có gì so sánh được với J.P Sartre đại văn sĩ của Pháp? Nếu HĐN được VC trọng dụng như Lê Thanh Hải hay Nguyễn Thị Kim Ngân thì liệu có … Sạc hay không?
Nói nào ngay, vỗ ngực là trí thức hay văn nghệ sĩ thì không nên cóp theo danh của người khác. Xuống cho xe chạy cha nội. Dzìa sạc… bình cho chắc ăn nha. Ha ha ha !
Thiên hạ cho rằng Jean Paul Sartre là nhà văn lớn của Tây, là triết gia, là đại trí thức nhưng không thấy CS Nga, Tàu, Việt…giết triệu triệu người mà lại đi ca tụng nó.
Sau 30/4/1975, khi CSVN xua đuổi dân Việt ra biển đông chết thảm, Sartre bừng con mắt ếch khi báo chí phỏng vấn và lại “phán” rằng lúc nầy không phải lúc để nói về “chính trị”. Má ơi, một đại “trí thức” mà nói kiểu đó thì chỉ là loại trí thức…chồn lùi thì Lê Phú Khải ví Hạ Đình Nguyên giống Sartre là phải dzồi!