Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần (phần 2)

13
Cảnh khô hạn nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và mọi người vẫn không quên sự kiện đau lòng, vào cuối tháng 3 năm 2016, nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng đã phải vô vọng kêu cứu Trung Quốc xả nước từ đập thuỷ điện Cảnh Hồng / Jinghong Dam để cứu hạn cho ĐBSCL, nhưng vô ích và đó cũng chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. [nguồn: VNExpress 03.11.2016]

Tiếp theo phần 1

CẢI TẠO ĐBSCL VỚI NHỮNG SUY NGHĨ CHƯA TỚI                                              

Chỉ mới đây thôi, tháng 9, 2022, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, là một “thuyền nhân miệt vườn”, hơn 40 năm sau, từ Sydney Úc Châu, sau chuyến đi thỉnh giảng tại Đại Học Cần Thơ, trở lại thăm Kiên Giang quê cũ – (thuộc khu Tứ Giác Long Xuyên gồm 3 tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ), nơi ông đã sống suốt những năm niên thiếu, đã phát biểu cảm nghĩ như sau:

Việt Nam có gì đáng ngạc nhiên? Nhiều lắm. Hiện tượng “triều cường” ngày nay không chỉ là đặc sản của Sài Gòn mà đã lan tràn sang Cần Thơ. So với 20 năm trước, đó là một ngạc nhiên đối với tôi. Nhưng với anh tài xế taxi thì ảnh không ngạc nhiên vì ảnh có cách giải thích. Anh ấy giải thích rằng vì mấy con rạch bị lấp và biến thành bất động sản, nhà cửa xây lên quá nhiều, không có quy hoạch nên dẫn đến tình trạng vừa lún vừa ngập nước triền miên.

Sông ngòi vùng quê ngày nay nó cứ lờ đờ, ô nhiễm. Nguyên nhân? Nông dân chỉ tay về cái cống khổng lồ ở sông Cái Lớn nó ngăn nước mặn, nhưng cũng làm thay đổi dòng chảy của tất cả các nhánh sông trong vùng. Con sông trước nhà tôi ở dưới quê bị ô nhiễm trầm trọng và khái niệm nước lớn nước ròng đang dần dần biến mất. Tôi tự hỏi tại sao mấy người chủ trương xây cái cống khổng lồ đó không tính toán lợi và hại trước, hay là họ có tính toán mà không đạt? Ai chịu trách nhiệm cho sự ảnh hưởng của cái cống đó đến hệ sinh thái và mùa vụ? Có vẻ chẳng ai chịu trách nhiệm.”  [Nguyễn Văn Tuấn, Diễn Đàn Thế Kỷ, 30/09/2022]

Vẫn GS Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook: Cái siêu cống này đã gây ra nhiều tác hại. Nó được thiết kế để ngăn mặn, nhưng ngay cả người nuôi tôm cũng đau khổ vì nó. Còn nông dân thì khỏi nói, và cụ thể là quê tôi ở Kiên Giang. Nếu có dịp đi sâu vào các con rạch, các bạn sẽ thấy những cái máy bơm nước chạy suốt đêm. Để làm gì? Để bơm nước từ ruộng ra sông. Lý do gần là ruộng bị ngập nước. Lý do xa hơn là cái cống ở sông Cái Lớn. Cái cống này, sau khi xây xong và được coi là một công trình của thế k, nó làm thay đổi dòng nước các con sông ở Kiên Giang. Thay đổi theo chiều hướng xấu hơn. Nước sông cứ lình bình, khái niệm nước lớn, nước ròng gần như không còn nữa. Nước tràn vào ruộng làm cho bà con vất vả kiểm soát nước nôi (vì nếu không thì lúa chết hết). Nói chuyện với dân địa phương mới biết là lúa chết đã xảy ra, nên nông dân phải dùng máy bơm nước từ ruộng đổ về sông. Một hậu quả khác của cái cống là tình trạng ô nhiễm ở các con sông đã trầm trọng thì giờ đây càng trầm trọng hơn. Cá tôm khó sống trong sông. Lục bình ‘trỗi dậy’ ở nhiều con rạch, đến nỗi ghe xuồng khó đi lại được. Trước khi xây cái cống này, chắc chắn người ta đã tính toán. Nhưng chẳng hiểu họ tính toán ra sao mà hậu quả như ngày nay. Tôi rất muốn xem cái báo cáo đánh giá môi trường để biết họ tính toán dựa vào giả định nào và phương pháp có đúng không. Cái cống gọi là công trình thế kỷ” cần phải được đánh giá lại về lợi và hại. Nếu không có những đánh giá độc lập, với cái đà xây thêm những cái cống như vầy – CLCB giai đoạn 2 thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.”

Có thể tin được không, sau một năm vận hành Siêu cống Cái Lớn với những hệ luỵ sai sót, nhưng theo báo chí nhà nước thì vẫn rêu rao: “Lợi ích khủng từ “Siêu cống” [báo Lao Động 17/01/2022] và cả trên Wikipedia* của các nhóm lợi ích, thì vẫn “nói lấy được” là Dự án CLCB đã tuân theo tinh thần “Nghị quyết 120 của Chính Phủ” – nhưng thực tế là một phá sản đối với Nghị quyết 120 CP và rồi “sau khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 thành công [sic] thì một số địa phương trong vùng tây sông Hậu đã có kiến nghị chính phủ cho triển khai tiếp giai đoạn 2 của dự án nhằm ngăn xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL” [sic]

[Ghi chú của người viết: Wikipedia* bấy lâu vẫn được coi như bộ bách khoa toàn thư mở, dễ tiếp cận, cung cấp nhiều thông tin hữu ích được sử dụng như nguồn tham khảo và cả trích dẫn, nhưng các bạn trẻ cần thận trọng, đã có không ít những thông tin sai lạc từ các trang Wikipedia này, vì đó là sản phẩm trí tuệ trá hình của bộ máy tuyên truyền hùng hậu của nhà nước CSVN muốn hướng dẫn dư luận quần chúng cả tin theo ý họ].

GS Nguyễn Văn Tuấn đưa ra một nhận định có tính báo động: Tình trạng ô nhiễm nước, đất, không khí ở miệt quê đang là nguyên nhân của sự gia tăng chóng mặt về các căn bệnh không lây như ung thư, phổi, tiểu đường, và tim mạch. Nếu không kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, tôi e rằng ngót 20 triệu dân miền Tây sẽ đứng trước một đe doạ rất lớn về sức khỏe.

Chỉ riêng câu hỏi này của GS Nguyễn Văn Tuấn, người viết muốn gửi tới ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng – người quyền lực nhất hiện nay, và ông Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính, người kế thừa ông Nguyễn Xuân Phúc và trước đó là ông Nguyễn Tấn Dũng – để nhắc nhở với hai ông rằng:

 … Giữa năm 2017, khi Dự án cống ngăn mặn Cái Lớn Cái Bé – được Bộ NN & PTNT dưới thời BT Nguyễn Xuân Cường đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi, nguyên do là đã có một chuỗi những  thất bại của các công trình ngăn mặn trước đó – điển hình là sự thất bại toàn tập của cống đập ngăn mặn Ba Lai, tỉnh Bến Tre.  Và gần như tuyệt đại đa số những tiếng nói trí tuệ độc lập từ các chuyên gia hàng đầu am hiểu hệ sinh thái ĐBSCL đều lên tiếng phản đối và can ngăn.

Nhưng khi, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt bút Nghị Quyết 120 NQ-CP vào tháng 11/2017, một nghị quyết “thuận thiên” được coi như bước ngoặt lịch sử của nông nghiệp ĐBSCL, nhưng rồi – như từ bao giờ, các nhóm lợi ích với thế lực rất mạnh, vẫn bám mục tiêu đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thủy lợi quy mô lớn, như dự án cống đập ngăn mặn Cái Lớn – Cái Bé (CLCB). Các nhóm lợi ích từ Nam ra Bắc luôn luôn có thế lực lũng đoạn chi phối mọi chính sách của nhà nước, những dự án do họ đưa ra phải được duyệt và thông qua thì họ và cả giới chức tham nhũng trong chính phủ mới có ăn, mặc kệ hậu quả ra sao và nông dân trồng lúa cứ nghèo. [GS Võ Tòng Xuân]

Ông nguyên Thủ tướng, với bàn tay phải đặt bút ký nghị quyết Nghị Quyết 120 NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL, nhưng rồi cũng chính bàn tay trái của ông bật đèn xanh cho các nhóm lợi ích –  có thế lực mạnh hơn, khởi công Dự án Cái Lớn Cái Bé, hơn 3 ngàn tỷ vẫn còn đầy rẫy những sai sót.(3) Thực chất Dự án CLCB là một phá sản của Nghị Quyết 120 NQ-CP, khiến nhà nghiên cứu môi trường độc lập Nguyễn Hữu Thiện đã phải thốt lên: Với dự án CLCB, Nghị Quyết 120 NQ-CP hoàn toàn rơi vào thế “thất thủ chiến lược” (3)

Ai cũng hiểu rằng, ngót nửa thế kỷ qua, những nghị quyết và những khẩu hiệu đến từ Bộ Chính Trị Ba Đình Hà Nội thì quá nhiều, nhưng khoảng cách giữa những Nghị Quyết và Thực Tế của đất nước trong 48 năm qua vẫn còn là cả một khoảng cách đại dương.

CHẤT XÁM VÀ TIẾNG NÓI BỊ LÃNG QUÊN

Đồng Bằng Sông Cửu Long, một vùng đất nước rất giàu tài nguyên, không hề thiếu chất xám và những tiếng nói trí tuệ. Nhưng do tính kiêu căng của đảng Cộng Sản cầm quyền, lại được kết nối với sự tham lam của các nhóm lợi ích, khiến nguồn chất xám ấy đã bị lãng phí và những tiếng nói trí tuệ độc lập ấy không những không được lắng nghe, mà còn cả bị đe doạ trấn áp. Người viết muốn nhắc tới một một “Think Tank của Đại Học Cần Thơ.”

Nhóm Nghiên Cứu Mekong Đại Học Cần Thơ (2), đã nêu rất rõ là: hệ thống các cống chặn mặn làm mất nguồn năng lượng dòng chảy nước ngọt từ phía thượng nguồn (mũi tên màu xanh) và năng lượng thuỷ triều đem dòng nước mặn từ biển vào (mũi tên màu đỏ) khiến môi trường tự nhiên của ĐBSCL không còn được tẩy rửa hàng ngày (con nước lớn- con nước ròng), hàng tháng (con nước rong- con nước kém), và hàng năm (mùa nước nổi- mùa nước cạn) như trước kia. Hệ quả là hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước rất thấp khiến sông rạch mất cả khả năng tự làm sạch nguồn nước bằng cơ chế oxy hóa. [Hình 14]

Nhờ năng lượng dòng chảy nước ngọt từ phía thượng nguồn (mũi tên màu xanh) và năng lượng dòng nước mặn từ biển (mũi tên màu đỏ) mà môi trường tự nhiên của ĐBSCL được tẩy rửa hàng ngày (con nước lớn-ròng), hàng tháng (con nước rong-kém), và hàng năm (mùa nước nổi-cạn). Nguồn nước này cũng giúp cho nước chảy được trong các kênh rạch vì địa hình ĐBSCL quá bằng phẳng. (2) Những cống đập ngăn mặn của Bộ NN & PTNT đang “khai tử” dòng chảy và nhịp đập / Mekong Delta Pulse của hệ sinh thái ĐBSCL. [Nhóm Nghiên Cứu Mekong Đại Học Cần Thơ] (2)
Triệt tiêu Dòng Chảy Sinh Thái, với hậu quả là: gia tăng ô nhiễm nguồn nước trong các sông rạch, nước đổi sang màu đen, bốc mùi hôi thối do các chất hữu cơ bị phân hủy; và nguồn nước trong các vùng thủy lợi hoàn toàn không còn sử dụng được cho mục đích ăn uống, kể cả sinh hoạt tắm giặt hàng ngày.

Người dân nay phải sống bằng nước ngọt bơm từ những giếng ngầm, nguồn nước ngầm này cũng ngày một cạn kiệt và hạ thấp; có nơi cư dân đã phải khoan đến độ sâu 80 – 120 mét để tới được nguồn nước ngọt. Nhu cầu khai thác các tầng nước ngầm để lấy nước ngọt quá lớn – mà nguồn nước ngầm ấy không phải là vô hạn — hiện có hơn 2 triệu giếng khoan lấy nước ngọt từ các tầng nước ngầm, đang làm gia tăng tốc độ sụt lún đất nơi ĐBSCL, có nơi nhanh gấp 10 lần hơn mực nước biển dâng.

Về khía cạnh tài nguyên, nguồn thủy sản cũng là nguồn chất đạm/ protein quan trọng trong mỗi bữa ăn với tô cá chén cơm của cư dân ĐBSCL bị sút giảm nghiêm trọng: các loài cá trắng của nước chảy có nguy cơ bị tiêu diệt do dòng sông bị chặn bởi các cống đập, chỉ còn lại các loài cá đen nước tù của ao hồ  như cá lóc, cá trê, cá rô phi… Đây là hậu quả tất yếu khi mà hệ sinh thái sông ngòi (riverine environment) đã bị chuyển sang hệ sinh thái ao hồ (lacustrine environment) (Nguyễn Hữu Thiện, 2018).

Do môi trường nước cực kỳ ô nhiễm, lại thêm, lục bình phát triển tràn lan phủ kín cả mặt thoáng sông rạch khiến ghe tàu đi lại rất khó khăn nên nhiều nơi người dân đã phải phun thuốc diệt cỏ trên lớp lục bình nhằm khai quang thuỷ lộ khiến nước sông càng ô nhiễm thêm nữa; và do thiếu nguồn chất đạm từ tôm cá và các loài thuỷ sản khác đã ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. [Hình 10]

Các loại cây quen sống ở vùng nước lợ, điển hình như cây dừa nước, hư hại và chết do vùng nước lợ bị ngọt hoá. Nói chung, toàn thể tính đa dạng của hệ sinh thái khu vực quy hoạch bị xuống cấp và bị huỷ hoại nghiêm trọng.

Về phương diện xã hộiở những nơi có cống đập ngăn chặn dòng chảy, việc canh tác trở nên khó khăn, chi phí cao mà lợi nhuận sút giảm, cộng thêm môi trường nước bị ô nhiễm, là một trong những lý do khiến tình trạng di dân – ecological migration ngày càng phổ biến và nhiều người đã bỏ đồng ruộng đi tìm kế mưu sinh ở các khu công nghiệp bên ngoài ĐBSCL hoặc trên thành phố. (2) Trong hai thập niên qua đã có ngót 2 triệu cư dân ĐBSCL phải rời bỏ quê hương vốn được coi là “vùng mật ngọt” với gạo trắng nước trong tôm cá đầy đồng thì nay phải ra đi tìm kế sinh nhai. Trong nghịch cảnh đó thì phụ nữ và trẻ em là bị nhiều tổn thương nhất.(2)

HƯỚNG TỚI NHỮNG BIỆN PHÁP PHI CÔNG TRÌNH 

Trong 48 năm qua, nhiều công trình cải tạo lớn đã được đem ra thử nghiệm trên khắp ĐBSCL như: đắp đê ngăn lũ, làm đê kè để giảm sóng hay chuyển hướng dòng chảy, xây dựng hàng loạt những cống chặn mặn… Có thể nói là các “chuyên gia quốc doanh” từ ngoài Bắc vào Nam không hiểu gì hệ sinh thái tinh vi của ĐBSCL, nên đã thô bạo dùng “dao mổ trâu” để thực hiện những cuộc giải phẫu thần kinh và đã để lại những hậu quả tác hại lâu dài, rất khó sửa chữa.

Trước những nan đề, mặn ngọt, thay đổi khí hậu, sử dụng đất đai, nước biển dâng, cũng như bao nhiêu khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên từ thuở hoang sơ, bấy lâu con người đã biết thích nghi sống hài hoà với thiên nhiên, nếp sống ấy đã tạo ra một nền văn hoá sông nước. Giải pháp xây dựng những công trình thô bạo chống lại mẹ thiên nhiên vẫn là một chọn lựa thiếu khôn ngoan và là một đương đầu không cân sức, đã đến lúc các nhà khoa học môi trường thức thời đã đi tìm những “biện pháp phi công trình” chung sống và thích nghi với thiên nhiên là chủ yếu.

Thế nào là các biện pháp thích nghi phi công trình / non-structural adaptation measures: đó là không chọn xây những công trình lớn cố định vĩnh cửu để đối phó với một hệ sinh thái không ngừng biến động: tính cố định của các công trình đã chứng tỏ lỗi thời trong một môi trường sống không ngừng đổi thay.

Và trong suốt dòng lịch sử phát triển hơn 300 năm của ĐBSCL, người nông dân và ngư dân đã luôn luôn biết sống hoà hợp với thiên nhiên, biết thích nghi để tồn tại mà không gây tổn hại cho môi trường và không vắt kiệt nguồn tài nguyên vốn không phải là vô hạn. 

Những ví dụ: 
_ trước
khi có nha khí tượng, người nông dân qua kinh nghiệm tích luỹ, đã biết dự báo thời tiết, nắng mưa khá chính xác và hiệu quả.

_ chưa có nha địa chất, nhưng họ đã biết đánh giá các vùng thổ nhưỡng, để chọn đúng loại cây trồng, không chỉ có cây lúa, họ biết đa canh để giữ màu cho đất.

_ chưa có nha thuỷ văn, họ đã biết chọn giống, nuôi trồng thuỷ sản phù hợp sinh cảnh: mặn-ngọt-lợ theo vùng.

Với hiện trạng môi trường suy thoái trầm trọng như hiện nay – mà đa phần do chính con người gây ra, điều mà nhà nước cần quan tâm là:

_ giúp họ được sống trở lại với một môi trường không tù đọng không ô nhiễm đang đầu độc họ: mở cửa các cống đập cho các dòng sông được chảy.

_ với dòng chảy và thuỷ triều là những động lực làm thanh sạch và tẩy rửa môi trường bị tù đọng như hiện nay.

_ với các nhà máy xây dựng và hoạt động ven sông như nhà máy giấy Lee & Man, các nhà máy điện than đa phần từ TQ phải được giám sát chặt chẽ về xử lý ngay tại các nguồn xuất phát các nước thải và chất thải

_ nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: tạo cho họ các tiện dụng gia cư tối thiểu như nhà vệ sinh, nơi thải rác thay vì đổ hết xuống sông rạch.

_ về tổng thể, nên có quy hoạch các khu cư dân hợp lý, thiết lập quỹ dự phòng như một hình thức bảo hiểm của nhà nước để tài trợ khi cư dân bị thiệt hại trong giai đoạn thay đổi khí hậu cực đoan như thời điểm 2016.

_ với một môi trường dần dà được tẩy rửa thanh sạch, nguồn nước lênh láng trở lại sử dụng được, giảm nhu cầu khai thác tầng nước ngầm, giảm độ sụt lún mười lần nhanh hơn nước biển dâng như hiện nay.

_ Ở một chừng mực nào đó, cần chủ động kiểm soát và cả chấp nhận phần nào tổn thất do biến đổi khí hậu nhưng phải biết nói không với những công trình tốn kém và mang tính tự huỷ hoại như hiện nay.

TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Viện Biến đối Khí hậu ĐH Cần Thơ đã nói tới “Giải pháp phi công trình” trong sử dụng đất đai và khai thác tài nguyên ĐBSCL với nhấn mạnh là cần linh hoạt: đó là những phương thức mềm” với chi phí rẻ, dễ thực hiện, thiên về bảo vệ duy trì, cải thiện môi trường, thuận thiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học, với ý thức rằng phải cần thời gian mới thấy hiệu quả của nó.

Một ví dụ: tìm ra các sinh kế phù hợp không gây tổn thương cho hệ sinh thái và điều kiện tự nhiên: ví dụ mùa mưa trồng lúa, mùa nắng nuôi tôm, nuôi cá nước mặn, nước lợ, tổ chức du lịch sinh thái – tìm hiểu văn hóa bản địa, phát triển khai thác, chế biến các lợi thế cây, con ở từng vùng miền (như trồng sen, chế biến sen, dệt lụa từ sợi sen, … hoặc một số loại cây ưu thế), phát triển nguồn năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió), dần dần thay thế cho nguồn nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, làm tăng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính (green house effect) và cả gây thêm ô nhiễm…

Một điển hình về đa dạng hoá sinh kế phát triển nông thôn “phi công trình” không gây tổn thương cho hệ sinh thái ĐBSCL. [nguồn: TS Lê Anh Tuấn, ĐH Cần Thơ]
Ưu tiên “phi công trình” không có nghĩa là bài bác mọi “công trình” mà cần có sự phối hợp hài hòa, chỉ xây dựng công trình khi nào thật sự cần thiết, nên bắt đầu các công trình nhỏ trước khi có những công trình lớn hơn.

TS Lê Anh Tuấn thuộc ĐH Cần Thơ đã chọn khu vực lúa-sen-cá-du lịch sinh thái ở Đồng Tháp như một điển hình về giải pháp “phi công trình, với minh họa rất dễ hiểu với người nông dân.

 VẪN NHỮNG DỰ ÁN SAI LẦM TỪ HỆ THỐNG

Suốt gần nửa thế kỷ – chính xác hơn là 48 năm sau 1975, như một chuỗi sai lầm từ hệ thống, nhà nước CSVN đã thiết lập vội vã nhiều dự án lớn – mà họ gọi là các “dự án trọng điểm” – rất tốn kém với tham vọng “cải tạo” ĐBSCL, mà đa phần là can thiệp rất thô bạo, gây tác hại trên một hệ sinh thái hết sức phức tạp và rất mong manh của cả một vùng châu thổ phì nhiêu của Châu Á.

Do tính cục bộ, chạy theo lợi nhuận, chỉ với những “nghiên cứu mệnh danh là khoa học” nhưng theo phong cách: làm nhanh ăn nhanh; mà ngôn từ rất thời thượng trong nước hiện nay là “tư duy theo nhiệm kỳ” – chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm lợi ích các chủ đầu tư, rồi đem chính mạng sống và kế sinh nhai người dân ra đánh bạc, bất chấp ý kiến của họ, đồng thời trấn áp các phản biện – tiếng nói phản biện của các nhà khoa học còn có thể bị gán cho cái tội chết người là “phản động” lợi dụng tự do dân chủ, hoặc nhẹ hơn là vào tù với tội danh “trốn thuế” và nhà nước CS đã gạt bỏ mọi khuyến cáo của các chuyên gia kinh nghiệm có thẩm quyền.

Tuy với những đe doạ trấn áp như vậy, nhưng vẫn không thiếu những nhà hoạt động môi sinh độc lập can đảm và bền bỉ cất lên tiếng nói của lương tri. Họ hướng tới mục tiêu tối hậu là bảo vệ cả một vùng châu thổ với ngót 20 triệu cư dân, nhằm giảm thiểu những tác hại lâu dài trên nguồn tài nguyên của đất nước và của các thế hệ tương lai. 

Nguyên lý bất di bất dịch là: Trước Hết là Không Gây Hại (Primum Non Nocere), vẫn cứ mãi là bài học vỡ lòng, là kim chỉ nam cho các bộ trưởng, vụ trưởng các ngành trước khi khởi công bất cứ một dự án nào trên ĐBSCL. Thế nhưng trong thực tế chưa có một chứng cớ nào cho thấy họ hành động theo nguyên lý căn bản trên.

BIÊN NIÊN SỬ: CÁC CÔNG TRÌNH NGHỊCH THIÊN

Có thể liệt kê ngay một số những dự án chính đã và đang gây tác hại và tổn thương lâu dài cho toàn hệ sinh thái ĐBSCL như:

_ Dự án đê bao chống lũ: [Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn], với những đê bao ngăn lũ chỉ để có thêm đất làm lúa cao sản 3 vụ, vắt kiệt đất đai, lại không còn nguồn phù sa, nước thì tù đọng tích luỹ ô nhiễm đồng thời làm mất hai vùng trũng Đồng Tháp Mười và khu Tứ Giác Long Xuyên như hai hồ dự trữ nước ngọt cho toàn ĐBSCL trong Mùa Khô, có tầm quan trọng chỉ đứng sau Biển Hồ – được ví như trái tim của hai vùng châu thổ Tonle Sap và ĐBSCL.    

_ Dự án các cống đập chặn mặn: [Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn], ngăn chặn dòng chảy tự nhiên biến những con sông lành mạnh thành ao hồ tù đọng, xoá đi một nền văn hoá nước lợ / brackish water và gây rối loạn dây chuyền trên toàn nhịp đập / Mekong Pulse của hệ sinh thái ĐBSCL.

_ Dự án 14 nhà máy nhiệt điện than: [Bộ Công Thương], biến ĐBSCL là bãi tiếp nhận các nhà máy nhiệt điện chạy than phế thải từ Trung Quốc với hậu quả tàn phá môi trường đất đai, nguồn nước và không khí, với sức khoẻ của người dân không hề được quan tâm tới nếu không muốn nói là bị hy sinh.   

_ Dự án Nhà Máy Giấy Lee & Man: [Bộ Tài Nguyên & Môi Trường] gây ô nhiễm nghiêm trọng vì nguồn nước thải với đủ loại hoá chất cực độc nhưng vẫn được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường cấp phép cho xả thải ra sông Hậu đang giết chết dòng sông, rồi còn phải kể tới bụi khói độc hại, mùi hôi thối, tiếng ồn từ nhà máy ngày đêm bào mòn sức khoẻ của người dân.   

_ Dự án Kênh Quan Chánh Bố: [Bộ Giao thông & Vận tải], với tốn kém hàng nhiều ngàn tỷ đồng chỉ để cho mấy tàu trọng tải lớn từ biển đi vào sông Hậu để tới giang cảng Cần Thơ gây bao khốn khổ cho người dân khi mà giá trị kinh tế của dự án kênh Quan Chánh Bố, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời và vẫn đang gây rất nhiều tranh cãi gay gắt. 

Một danh sách chưa đầy đủ, trong thực tế còn nhiều dự án cấp địa phương đã được triển khai nhưng thiếu những nghiên cứu cơ sở và không có đánh giá tác hại môi trường từ các chuyên gia độc lập.

Cũng GS Nguyễn Văn Tuấn, nhận định: “[…] còn quá sớm để quy những công trạng – nếu có – cho giới khoa học nhà nước. Tôi quan sát ở miền quê tôi thì thấy sự thật là những thành tựu về tăng năng suất trồng trọt và lúa là do người nông dân xoay xở. Nông dân tự thử nghiệm cho đến khi đạt được kết quả tốt (kiểu trial-and-error). Họ có thể không biết những nguyên tắc thí nghiệm hay ngẫu nhiên hoá, họ có thể không rành tính toán như các kỹ sư & tiến sĩ, nhưng qua trial-and-error, họ có thể lai giống và tạo giống mới, chế tạo máy gặt lúa, máy cấy lúa, máy hút lục bình, v.v... Giới khoa học chẳng giúp gì cho họ trong các sáng kiến đó. Người nông dân thiếu chữ để nói đó là công trạng của họ, và thay vào đó có những người mang mác ‘tiến sĩ’ giành công trạng cho mình. Ai cũng biết tác nhân làm nghèo làm khổ nông dân miền Tây là cái tập đoàn lương thực có tổng hành dinh nằm ngoài … Hà Nội.” 

Ở Việt Nam, người ta có câu khuyên các nhà quản lý và khoa học quốc doanh: đừng làm gì hết, ngồi yên đó để dân nuôi, vì họ làm là hư hỏng. 

Theo KS Phạm Phan Long, Việt Ecology Foundation, thì vấn nạn lớn trên toàn đồng bằng hiện nay là ô nhiễm nguồn nước chính vì các công trình thủy lợi hoạch định phi lý đã gây ra. Ô nhiễm phải được xem là vấn nạn lớn mà mọi công trình phải bảo đảm không cho xảy ra. Công trình Cái Lớn Cái Bé đã đẩy ĐBSCL lao sâu hơn vào ao tù thảm trạng ô nhiễm không khác những công trình “thuỷ hại” trước đây nhưng với một quy mô lớn hơn.

 LỘ TRÌNH MỚI 2021-2030: QUY HOẠCH TÍCH HỢP

Quyết định số 1163 / QĐ-TTg ngày 31/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

ThS Nguyễn Hữu Thiện, sinh ra (1968) và lớn lên ở một làng quê nông thôn sâu thuộc Hậu Giang, tốt nghiệp ngành thuỷ nông ĐH Cần Thơ, từ 1990 ở tuổi 22 đã là nhân viên đầu tiên của khu bảo tồn sếu đầu đỏ Tam Nông. Thông qua Hội Sếu Quốc tế (ICF / International Crane Foundation), năm 1992 ông giành được học bổng 4 năm của McArthur Foundation và tốt nghiệp MS về sinh học bảo tồn và phát triển bền vững tại ĐH Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ năm 1996. Trở về Việt Nam, ông giảng dạy ngành sinh thái tại ĐH Cần Thơ trong 2 năm, sau đó đi làm việc cho các tổ chức quốc tế như Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN / International Union for Conservation of Nature), Quỹ Quốc tế về động vật hoang dã (WWF / World Wildlife Fund), Chương trình Đa dạng Sinh học Đất Ngập nước Mekong (MWBP /Mekong Wetlands Biodiversity Programme). Từ 2010, ông trở thành chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL. Trong hơn 30 năm, Nguyễn Hữu Thiện đã cùng với các chuyên gia tâm huyết khác liên tục tham gia những công trình nghiên cứu sông Mekong và ĐBSCL.

Ông là người ủng hộ nhiệt thành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển ĐBSCL theo nguyên tắc “thuận thiên”, để phát triển bền vững và duy trì gía trị văn hoá sông nước của vùng ĐBSCL.

Từ 2018 đến 2022, ông làm chuyên gia cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư, [với Bộ trưởng là Nguyễn Chí Dũng nhiệm kỳ từ 2016 tới nay], để hỗ trợ tư vấn quốc tế soạn thảo bản Quy hoạch Tích hợp ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Bản quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt tháng 2/2022 và công bố tại Cần Thơ, và cũng là nội dung NQ13/TW của Bộ Chính Trị.

ThS Nguyễn Hữu Thiện cho rằng Quy hoạch Tích hợp lần này là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có được một bản quy hoạch tích hợp đa ngành cấp vùng, nhờ có Luật quy hoạch 2017. Trên lý thuyết nó cho phép đối xử với đồng bằng như là một cơ thể sống, thay vì cách quy hoạch đơn ngành, manh mún trước đây. Dù chưa thể gọi là hoàn hảo, nhưng nó cho thấy sự thay đổi lớn trong cách suy nghĩ ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững theo hướng thích ứng thay vì chống lại vắt kiệt thiên nhiên. Nó tạo ra một tiền lệ rất tốt cho những quy hoạch về sau. [hết trích dẫn]

MÔI SINH VÀ DÂN CHỦ

Đồng Bằng Sông Cửu Long bấy lâu phải hứng chịu rất nhiều tổn thương do nhiều nguyên nhân: mất dòng chảy sinh thái vì chuỗi đập thuỷ điện thượng nguồn, những kế hoạch phát triển không bền vững nếu không muốn nói là tự huỷ ngay tại ĐBSCL của Việt Nam, và cả do biến đổi khí hậu.

Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, câu văn trong Quốc văn Giáo khoa đã sống trong tâm khảm tuổi trẻ Việt Nam qua nhiều thế hệ, thì nay trong thực tế sự không còn nữa, và cũng đừng tiếp tục gieo vào đầu óc trẻ thơ câu châm ngôn lỗi thời nếu không muốn nói là lừa dối ấy.

Kể từ sau 1975, đất nước “gọi là” thống nhất cũng là khởi đầu cho những khu rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai (nhà máy bauxite), sông ngòi (nhà máy giấy sông Hậu), cả vùng duyên hải (nhà máy thép Formosa) cho thuê, khiến hệ sinh thái của cả nước bị suy thoái, đất bị sa mạc hoá, sông ngòi và biển bị nhiễm độc mất nguồn thuỷ sản, thiếu nước uống và cả cho tiện dụng gia cư.

Tài nguyên của đất nước đã bị đem bán rẻ, vì cái lợi trước mắt mà không tính tới cái giá môi sinh mà xã hội phải trả và người dân chỉ là thứ gia công, lắp ráp và làm thuê và cả nguồn nhân lực bị tận cùng  khai thác tới cạn kiệt.

Nhân danh “cải tạo”, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã và đang chọn các bước đi liều lĩnh trên những tảng băng mỏng – walks on thin ice, với tiêu chuẩn nước đôi – double standards, chạy theo lợi nhuận với các phe nhóm lợi ích rất mạnh người dân thì hoàn toàn không có quyền cất tiếng nói — họ là nạn nhân và là đầy tớ ngay trên mảnh đất của chính tổ tiên mình.

Với tầm nhìn của thiên niên kỷ, để phục hồi và duy trì một hệ sinh thái phong phú của hành tinh này, cũng là bảo vệ các nền văn minh rất đa dạng và lâu đời của con sông Mekong, thì không có mối lợi lộc ngắn hạn nào có thể vội vàng đem ra đánh đổi.

Từ năm 2000, người viết cũng đã đưa ra nhận định: “Và hiển nhiên không có giải pháp đơn lẻ cho vấn đề môi sinh mà phải là bước chuyển hóa cơ bản và đồng bộ của các hệ thống xã hội từ “Toàn Trị” tiến lên “Dân Chủ”. Có dân chủ là có cơ hội mở mang dân trí và chính cư dân sống hai bên bờ sông Mekong sẽ có ý thức và tiếng nói bảo vệ dòng sông như là mạch sống của chính họ.

rồi ra người dân sẽ có cơ hội đồng đều, có quyền được uống một ngụm nước sạch, được hít thở một bầu không khí trong lành và có tự do, những điều cơ bản đó chính là “nhân quyền” chỉ có thểđược trong một đất nước dân chủ.”  Môi Sinh và Dân Chủ sẽ mãi mãi là một “Bộ Đôi Không Thể Tách Rời / Inseparable Duo.” Đây là một trận địa đấu tranh cam go mất còn, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa bộ đôi: “dân chủ và môi sinh” và phía kia là bộ đôi nguy hiểm / dangerous duo: “độc tài và tham nhũng.”

CHỮ TÂM VÀ TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ

Với cụm từ “trách nhiệm chính trị”, có thể nói đây là nét văn hoá mới 2023 trong lịch sử 93 năm của Đảng CSVN, qua việc từ chức của nhân vật số 2 là Chủ tịch nước ông Nguyễn Xuân Phúc.

Chỉ với hai vụ tham nhũng: bộ xét nghiệm Việt Á và tiếp theo là các chuyến bay giải cứu, người dân hiểu rõ rằng: thực chất đây chỉ là phần nổi rất nhỏ của một tảng băng chìm / tip of the iceberg. Vì còn phải kể bao nhiêu vụ tham ô tầy đình khác bị ém nhẹm trong suốt 48 năm qua thì sao? 

Gần đây, qua live stream người dân Việt Nam mới được biết ông TBT Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm về văn hoá, mê Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi và thuộc tác phẩm Kiều của thi hào Nguyễn Du. Một lần trước Quốc Hội, trong sự khiêm cung ông Trọng đã lẩy hai câu Kiều để nói về thân phận mỏng manh và tài năng hữu hạn của mình: Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, khuôn xanh biết có vuông tròn hay không. Rồi mới đây, trong một hoàn cảnh khác, cũng chính ông TBT, lẩy thêm hai câu Kiều khác: Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. Và cảm động hơn nữa, khi lần đầu tiên một người Cộng Sản thuần thành như ông TBT đã hai lần nhắc tới chữ “tâm” trong truyện Kiều: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài… Cũng mấy câu thơ ấy của Tố Như, nhưng nếu thay một chữ “tài” bằng chữ “quyền” thì sẽ rất trọn nghĩa.  

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, đã qua cái tuổi xưa nay là hiếm. Và cũng khởi đi từ “chữ tâm của Nguyễn Du” mà ông TBT nhắc đến, như từ một mẫu số chung về văn hoá, “người dân” có đôi điều muốn được trao đổi với ông:

_ Trên phạm vi ĐBSCL, với bao nhiêu những sai sót trong suốt 48 năm qua với các “công trình cải tạo trọng điểm”, mà cho tới nay không một ai nhận trách nhiệm, đề nghị với ông TBT cho lập ngay một “Toán Đặc Nhiệm – Task Force” gồm những nhà khoa học và chuyên gia môi trường độc lập, xét duyệt lại toàn bộ các công trình cải tạo đã được các bộ, các cơ quan thực hiện trong ngót nửa thế kỷ qua, với cả đánh giá những thành quả nếu có [?] để vinh danh và với một chuỗi những sai sót thì trách nhiệm về ai? Có những bài học nào được rút ra từ những bước sai sót vô cùng đắt giá ấy?

Mới đây với kết quả từ một công trình nghiên cứu của một công ty Hà Lan, một “Quy Hoạch Tích Hợp” đã hình thành cho giai đoạn 2021- 2030 với tầm nhìn tới 2050 đã được đưa vào Nghị Quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính Trị mà ông TBT đã đọc trước Quốc hội ngày 22/04/2022, mở ra một “lộ trình / roadmap” cho tương lai phát triển ĐBSCL.

Từ “Khả năng tới hiện thực”, lộ trình ấy là một chặng đường dài. Sự thành công cần tới hai yếu tố: (1) Một cải thiện về thể chế, (2) Một nguồn nhân lực có  trình độ. Nếu không, thì cho dù một “quy hoạch tích hợp” có hay tới đâu thì rồi ra cũng chỉ là những khẩu hiệu.     

_ Trên quy mô của cả nước, cũng với chữ “tâm” của thi hào Nguyễn Du, có bao giờ ông TBT nghĩ rằng đã quá đủ với 93 năm lịch sử ĐCSVN và với 48 năm Đảng CSVN độc quyền sở hữu cai trị đất nước này, với một đội ngũ đảng viên rất nhiều quyền nhưng lại thiếu chữ tâm, thì “trách nhiệm chính trị” hay đúng hơn “trách nhiệm lịch sử” của ông TBT Nguyễn Phú Trọng bây giờ là rất lớn – và không phải là quá sớm để ông TBT và Bộ Chính Trị có đủ can đảm để khơi mào một “cuộc cách mạng xanh – green revolution” không đổ máu, với từng bước thực hiện tiến trình dân chủ hoá đất nước, từ hạ tầng cơ sở lên tới trung ương, để từng bước trả lại cho người dân quyền làm chủ đất nước – như bước chuyển tiếp tất yếu của lịch sử, và trên dòng luân lưu của lịch sử như một “dòng chảy sinh thái”  không hề có “đập chắn.”

NGÔ THẾ VINH

California, Tết Quý Mão 22/01/2023

Tham khảo:

1/ The Nature Conservancy. Environmental Flows Concepts.

About Environmental Flow. https://www.alberta.ca/about-environmental-flows.aspx

2/ Đánh giá Các Hệ thống Ngăn Mặn Vùng Ven Biên Châu Thổ Cửu Long & Dự án Thuỷ Lợi Sông Cái Lớn – Cái Bé  Nhóm nghiên cứu: Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, Nguyễn Hồng Tín, Đặng Kiều Nhân. (Bản thảo ngày 06/9/2018)

3/ Nói không với dự án Cái Lớn – Cái Bé. Đi tìm các giải pháp  phi công trình cho ĐBSCL. Ngô Thế Vinh. Viet Ecology Foundation 03.10.2018

4/ Quy hoạch vùng ĐBSCL, Thời kỳ 2021-2030, Tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo Quy hoạch. Quyển 1-2, 631 trang. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 12/2021

5/ Vũ khí giải cứu sông Mekong Chất xám và tiếng nói. Lê Quỳnh phỏng vấn Bs Ngô Thế Vinh. Báo Người Đô Thị, Saigon 25/04/2016 

6/ Thư gửi 92 Đại Biểu Quốc Hội 13 tỉnh Miền Tây. Thuỷ điện Luang Prabang thêm một thảm họa môi sinh cho ĐBSCL và Lưu Vực. Ngô Thế Vinh. VEF, Jan 14, 2020.


BS Ngô Thế Vinhtốt nghiệp YKSG, chủ bút báo SV Tình thương, y sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách , BS  thường trú các bệnh viện đại học New York, BS điều trị và giảng huấn tại một bệnh viện Nam California. Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng là một dữ kiện tiểu thuyết liên quan tới môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Nối tiếp ký sự Mekong Dòng sông Nghẽn Mạch, với bản Anh ngữ đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học, và các nhà hoạt động môi trường thế giới. Gần 30 năm tâm huyết với các vấn đề Sông Mekong và ĐBSCL, BS Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Ông đã có những chuyến đi dọc dòng Mekong dài 4.800km, từ thượng nguồn đổ xuống Biển Đông. Bài viết đề cập tới các vấn đề nóng bỏng hiện nay trên dòng Mekong và ĐBSCL. [Tác giả 2002 bên chân con đập Mạn Loan, là đập thuỷ điện dòng chính đầu tiên trên sông Lancang-Mekong, Vân Nam TQ].

13 BÌNH LUẬN

  1. Nhà báo Song Chi: Đọc thấy trên trang của một bạn viết như thế này: “Một bạn chia sẻ, ‘Cứ mỗi lần ra Bắc là thấy ấm ức thay cho người miền Tây, dù mình không phải là người dân nơi đây. Mình đi ra Bắc thấy đường xá ngon lành, rộng dư thừa, trong khi miền Nam thì quá tệ, trong khi kinh tế Miền Nam lao động sản xuất khó nhọc đóng thuế nuôi bộ máy công chức công quyền bộ ngành miền Bắc ăn trắng mặc trơn. Thật bất công! Vì sự bất công này mà vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long DBSCL trở nên tụt hậu lam lũ và bị chê là có trình độ văn hóa thấp nhất, trở thành vùng trũng về kinh tế giáo dục y tế. Miền Tây đã bị lãng quên hơn một thập kỷ nay. Thương người miền Tây!”

    ” Sự bất công vùng miền là một thực tế mà không ai dám nói ra. Như Sài Gòn làm ra tiền nhiều nhất nhưng phải đóng thuế tới 82%, nhiều nhất nước (Hà Nội đứng thứ nhì 65%), nên không còn lại được bao nhiêu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cứ nhìn giữa Hà Nội và Sài Gòn là biết, hầu hết những công trình lớn đẹp của Hà Nội là do nhà nước đầu tư, còn ở Sài Gòn hầu hết những tòa nhà lớn, buiding đẹp đẽ là từ các công ty nước ngoài, công ty tư nhân, chứ bản thân Sài Gòn mấy mươi năm nay rồi một cái quảng trường cũng không có, một cái sân bóng đá quốc tế không có.

    “Thôi thì thủ đô của VN, được đầu tư nhiều nhất cũng phải thôi. Nhưng có những cái không hợp lý lắm như khi đại dịch xảy ra, trong khi Hà Nội dịch nhẹ thì được chích vaccine loại tốt, chích nhiều, chích sớm hơn Sài Gòn bị dịch nặng, mặc dù Sài Gòn đóng góp vào quỹ vaccine nhiều nhất; còn nữa, khi dịch xảy ra mới thấy hệ thống y tế ở cái thành phố Sài gòn làm ra tiền nhiều nhất mà thiếu thốn đủ thứ. Và có thể nói những điều đó cũng góp thêm nguyên nhân khiến nhiều người dân Sài Gòn chết oan ức trong mùa dịch, bên cạnh những chính sách chống dịch chủ quan, duy ý chí, ngu dốt, sai lầm của nhà nước.

    “Trở lại khu vực miền Tây làm ra lúa gạo xuất khẩu nuôi cả nước mà không được đầu tư gì, nên biết bao người phải bỏ xứ mà đi, lên thành phố làm công nhân, làm đủ thứ nghề hoặc như con gái thì đi lấy chồng Đài, chồng Hàn… Cả nước chỉ có 16/63 tỉnh thành có đóng góp về Trung Ương từ nguồn thu của mình. Một số tỉnh không đóng đồng nào, thậm chí bị xếp vào diện nghèo nhưng lại thường xuyên “đẻ” ra nhiều dự án để “vòi” tiền như xây tượng đài, xây phi trường, mà thực sự thì trong một quốc gia còn nghèo có quá nhiều phi trường để làm gì, ở những tỉnh nhỏ số lượng hành khách đi máy bay có đủ bù lỗ cho kinh khí vận hành một phi trường hàng năm không, trong khi ngành đường sắt quan trọng hơn, rẻ hơn thì lại không đầu tư, mãi đến bây giờ vẫn là loại đường sắt khổ nhỏ 1m đã xây từ thời Pháp thuộc?

    “Chưa kể, một vài tỉnh nói là nghèo nhưng dân đâu có nghèo? Ví dụ: “Tỉnh nghèo Nghệ An thuộc tóp sở hữu xe hơi nhiều nhất Việt Nam” (VOA), “Nghệ An – Hà Tĩnh là tỉnh nghèo lại mua nhiều ôtô” (Lao Động)… Nếu đi ra một số tỉnh miền Trung phía Bắc, miền Bắc thì thấy hạ tầng cơ sở, đường xá được xây dựng ngon lành gấp bao nhiêu so với miền Tây…

    “Còn trong chuyện đi du học, đi tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài thông qua con đường nhà nước thì luôn luôn lọt vào Hà Nội và miền Bắc! Cho nên tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, phó giáo sư ngoài Bắc đầy, còn dân miền Tây bao nhiêu phần trăm tốt nghiệp được đại học?

    “Gần nửa thế kỷ rồi nhưng có những thực tế phũ phàng vẫn còn. Đó là sự bất công, bất bình đẳng giữa hai miền. Và sự hằn thù, thù hận đối với chính thể Việt Nam Cộng hòa, với lá cờ vàng, không chỉ từ đảng và nhà nước cộng sản mà ngay cả đám hậu sinh, sinh sau đẻ muộn không dính dáng gì tới cuộc chiến tranh Việt Nam cũng vậy.

    “Nhìn lại, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995 – 20 năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 – 12 năm sau cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, nhưng trên thực tế xung đột, đụng độ vẫn tiếp tục cho tới năm 1988 cũng là năm Trung Cộng chiếm Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nghĩa là chỉ có 3 năm mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” với đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc rồi.

    “Trong khi đó với chính những người cùng dòng máu tổ tiên, cùng chung lãnh thổ thì gần nửa thế kỷ rồi vẫn sùng sục căm thù, vẫn có những chính sách phân biệt Bắc-Nam. Tại sao vậy?

    “Có một so sánh dễ hiểu, trong đời thường, nếu bạn mất một việc làm, nếu bạn chia tay hay bị ai đó chia tay, bạn sẽ nhanh chóng quên đi và trở lại trạng thái tâm lý bình thường, hay xử sự bình thường, nếu bạn có một công việc mới tốt hơn, nếu bạn có được một người mới tốt hơn người cũ về nhiều mặt. Nếu hiện tại tốt đẹp hơn quá khứ thì quá khứ sẽ dễ dàng được quên đi, nhưng nếu hiện tại tồi tệ hơn thì quá khứ sẽ khó quên-hoặc tiếc nuối, hoặc thù hận. Và tôi không thấy có cách lý giải nào khác hơn.

    “Đối với những người miền Nam, tại sao gần nửa thế kỷ họ vẫn nhớ tới giai đoạn 1954-1975 là vì giai đoạn đó về nhiều mặt vẫn tốt đẹp hơn. Còn đối với đảng và nhà nước cộng sản, dù chiến thắng bằng quân sự nhưng cuối cùng họ lại là bên thua cuộc, thua cả Mỹ, thua cả VNCH. Với Mỹ, họ thua vì họ đã phải phản bội lại toàn bộ lý thuyết, lý luận, lý tưởng XHCN, CSCN để học theo cách làm ăn kinh tế thị trường của bên tư bản Mỹ và phương Tây, xài đồ Mỹ, cho con cháu đi du học ở Mỹ, mua nhà hưởng già ở Mỹ… Với VNCH, sau gần nửa thế kỷ, nước Cộng hòa XHCN VN bây giờ về nhiều mặt vẫn thua xa thời VNCH, nhất là về mặt tự do, dân chủ, nhân bản.

    “Chính đảng cộng sản đã gây ra cuộc nội chiến 30 năm tang thương trên đất nước này, và cũng chính họ, thay vì “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” như họ đã và đang làm với Trung Cộng, thì lại cứ tiếp tục gây chia rẽ, tiếp tục khoét sâu vết thương trong lòng người miền Nam!

    “Nếu như đối với Mỹ, một mặt thì đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cần tới chính phủ Mỹ về cả kinh tế lẫn sức mạnh quân sự để tạo thế cân bằng trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương, để Trung Cộng bớt bắt nạt, nhưng mặt khác thì họ vẫn gắn bó, lệ thuộc vào Trung Cộng về chính trị để bảo vệ chế độ, khi cần thì họ vẫn chọn Nga, Tàu chứ không phải chọn Mỹ và các nước dân chủ phương Tây. Bốn lần bỏ phiếu của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine hay việc ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chính khách nước ngoài đầu tiên vội vã sang “triều kiến” ông Tập Cận Bình sau khi đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc là đủ rõ.

    “Đối với người miền Nam hay những người có liên quan đến chế độ cũ VNCH cũng vậy. Trong nước thì vẫn có sự phân biệt vùng miền như vừa nói, còn với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, con cháu những người VNCH, một mặt thì đảng và nhà nước cộng sản ve vãn, dùng những cụm từ như “hòa giải hòa hợp”, “khúc ruột ngàn dặm” để chiêu dụ đồng bào gửi tiền về, vì kiều hối thực sự là một nguồn thu ngoan trọng đối với chế độ.

    “Báo chí cho biết, từ vài năm nay Việt Nam luôn luôn nằm trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối gửi về nhiều nhất (ví dụ: “Việt Nam thuộc nhóm 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất năm 2021” năm 2022 “Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới”). Nhưng mặt khác, họ vẫn không bao giờ coi đó là những đồng bào thực sự của mình “.

  2. VC và xì tin chữ tâm (tt)

    Cán bộ VC khoái xì tin treo ảnh chữ tâm bằng chữ Hớn trong nhà. Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Lê Đức Anh v.v đều khoái xì tin này. Người Việt thì gọi là có tâm có tầm có bộ đồ … lòng, xí lộn, có tấm lòng bao dung bla bla bla. Dân Mít đặc rất khoái nói về tấm lòng bung … dao, xí thúi, bao dung lắm.

    Hồi tháng 11 2017, TT Mỹ Donald Trump đã đến VN hội nghị thượng đỉnh APEC. Ông đọc diễn văn, phần kết luận Trump không thèm đọc thơ thẩn như các TT Mỹ trước. Ông Trump không biết tại sao lại đem lịch sử VN thời Hai Bà Trưng ra khen ngợi. Dĩ nhiên VC né và nín như nín … địc không dám nói sợ đụng chạm thiên triều Xi má má.

    Remarks by President Trump at APEC CEO Summit | Da Nang, Vietnam
    Issued on: November 10, 2017

    It’s a sentiment that burns in the heart of every patriot and every nation. Our hosts here in Vietnam have known this sentiment not just for 200 years, but for nearly 2,000 years. (Applause.) It was around 40 AD when two Vietnamese sisters, the Trung Sisters, first awakened the spirit of the people of this land. It was then that, for the first time, the people of Vietnam stood for your independence and your pride.

  3. Nước nào xuất cảng gạo nhiều nhất?

    Vào trang mạng statista.com, trong năm 2022, Ấn Độ đứng đầu. VN và Thái đồng hạng nhì. Pakistan hạng ba.

    Vào trang mạng Worldstoexports.com, trong nắm 2021, Ấn Độ đứng đầu. Thái hạng nhì. Pakistan hạng ba. VN hạng tư.

    Vào trang mạng k-agriculture.com, trong năm 2020, Ấn Độ đứng đầu. Thái hạng nhì. VN hạng ba. Pakistan hạng tư.

  4. Cộng sản rất giỏi phá như phá kinh tế, phá tài nguyên nhưng rất dở trong xây dựng đất nước.Bằng chứng là sau 47 năm dùng chiến tranh thống nhất đất nước, ngày nay VN vẫn phải nhập từ những sản phẩm tầm thường nhất như cái đinh vít, bù lon bởi đồ Made in Vietnam nói chung không có chất lượng ( cộng sản VN có thể hãnh diện gái massage VN , nói cách khác bán dâm, có chất lượng giống như Nguyễn Minh Triết từng nói hãnh diện gái VN đẹp lắm !) .Điễn hình về cách đốt tiền tài giỏi của cộng sản là đập thủy điện Trị An mà ngay cả mùa mưa nước cũng không đủ đầy để phát điện có lợi, trước đây theo sự chỉ đạo của Võ Văn Kiệt mặt mũi cung cách giống nông dân cả nước dốc sức bỏ tiền xây và cả làm bài ca, dựng kịch về vấn đề này .Rốt cuộc ngày nay , sau khi tốn biết bao nhiêu tiền, nơi này hồ Trị An chỉ để nuôi cá và du lịch lác đác ! Nay nói về mức sản xuất lúa gạo hạng nhì, hạng nhất gì đó của VN như tên Phét nói ( đúng là ngu như cộng sản mà tưởng mình khôn , lấy tên dài thòn chi rồi rốt cuộc chỉ bị gọi tên cuối là Phét !), trên thế giới một số nước ngày nay không chú trọng vào sản xuất lúa gạo nữa mà chuyển đổi nghiên về sản xuất công nghiệp bởi sản xuất nông nghiệp rất cực nhưng giá bán thấp so với sản xuất công nghiệp, thí dụ giá bán 1 kg lúa sao bằng 1 kg nhôm, than đá,1 kg dầu, khí đốt,..Do vậy họ cố sản xuất, xuất khẩu công nghệ và khi có tiền thì mua tiên cũng được chứ đừng nói gì lúa gạo.Do vậy , VN bị rơi vào bẩy khen ” sản xuất lúa giỏi ” và nay lưng ra làm , hoặc cũng có thể VN không xuất khẩu gì được ngoài lúa gạo nhưng cũng đừng tự sướng bởi cực thì nhiều nhưng tiền không có bao nhiêu!

  5. Ráng mà nhận giặc cộng làm cha đi Vinh! Việt cộng vừa mới đập nát mộ bia của anh em hy sinh ở trên đồi Charlie. “Biết nhau dù chỉ một lần, sót xa đâu chỉ có ngần này thôi!” Đúng là khốn nạn quốc gia tôi, sanh chi toàn loài phản phúc!

  6. Khà khà khà, bao năm đòi LÂT ĐỔ CONG XÃNG duoi các chiêu trò khác nhau mà VC chẳng chịu sụp , bây giò tên COCK CẮN này lại đua ra trò khác đó là MÔI TRƯỜNG, kakakkakakkak.

    Hắn bảo là DONG BANG SONG CUU LONG khô cằn trong khi đó VN sản xuất lúa gạo cao đứng thư II trên thé giói chỉ sau ÂN ĐỘ và đang trên đà qua mặt THAI LAN, kakakkakaka.

    thằng cock cắn này chắc hắn từ bên kia thé giói hiện về noi chuyên từ thé kỷ truóc khi mà toàn cầu mất mùa vì hạn hán.

    Anh Phét mà làm chủ báo mạng của ĐAN CHIM VIET thì anh Phét sẻ cần coi lại bài báo như thé này có làm………mất uy tín của báo minh hay khong hả hả.

    Theo con số thong kê từ nuoc ngoài như các báo đài THÙ VIET NAM như RFI chẳng hạn vẩn khong the nào không đua con số của VIET NAM xuat khảu gạo trong năm 2022 là 7.2 triệu tấn. Đông băng Song Cuu Long có tói trên 4 triêu hecta ruọng lúa sản xuát và thu hoach bội thu năm 2022 , điêu này khiến cho tong só GạO xuat khau của VIET NAM qua mặt THAI LAN và chỉ đứng sau Ấn Độ.

    Và đây là đường link để chúng minh điều anh Phét nói trên.

    rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20230116-2022-nam-boi-thu-cho-xuat-khau-gao-viet-nam

    Néu moi truòng có vấn đề và khô cằn như tên NGO THE VINH láo xạo thì làm sao VIET NAM đúng thứ 2 về sản xuat lúa gạo trong năm 2022 hả hả.

    Đè nghị ĐCV nên coi lại bài báo này có vân đề về sự TRUTHFULLNESS. Anh Phét e rằng tác giả có ván đề về MENTAL ILL ddo’ nghen.

    Đăng đàn kiểu này làm mất mặt ĐAN CHIM VẸT lắm đó nghen.

    • Trước Tết dương lịch ít hôm, báo chí Việt Nam đưa tin, con số thống kê những người dân vùng đồng bằng Cửu Long ly hương, với những tiêu đề rất bi thảm: Day dứt miền Tây của báo Đại Đoàn Kết, Hơn 1 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ đi lập nghiệp nơi khác của báo Dân Trí; Nỗi niềm sau chuyện 1,3 triệu người miền Tây ly hương của báo Người Đô thị; ‘Di dân nhiều cho thấy miền Tây kém phát triển’ của VnExpress và Dân bỏ xứ đi, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao? của RFA…

      đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – khu vực vốn bị xem là đang hấp hối vì hạn hán và nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu vào ruộng, vườn.

      Hạn hán và nhiễm mặn không mới. Tình trạng này từng lặp đi, lặp lại nhiều lần. Yếu tố “mới” chỉ ở mức độ trầm trọng. Khi so lần sau với những lần trước, dù muốn hay không thì từ các viên chức hữu trách đến cư dân cũng phải cùng thừa nhận là… chưa từng có!

      Hậu quả của hạn hán và nhiễm mặn càng ngày càng đa dạng: Khai thác nước ngầm để bù vào lượng nước ngọt cần thiết cho cả sinh hoạt lẫn trồng trọt, chăn nuôi,… vốn càng ngày càng giảm khiến bề mặt ĐBSCL biến dạng.
      Dm dog phét, dog phét lied, your family died= lời nguyền nay sẽ thành hiện thực
      Dmcs

  7. Khà khà khà, tuỏng bài báo của ai té ra là của NGUY COCK TÀN DƯ NGO THE VINH, kakkakakak.

    Tên này chắc đang ở cỏi trên hiện về và nói chuyện vài ba chục năm truóc cho nên hắn khóc lóc như thèng điên.

    Theo như thong tin anh Phét moi từ đài của thèng CỰU thực dân PÁP nói về viec XUAT KHAU GẠO của VC chúng anh.

    Duoi dây la thong tin anh Phét trích nguyen văn để xem tên Tàn Dư Cock Cắn này giai thich the nào. kakakkakakaka

    rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20230116-2022-nam-boi-thu-cho-xuat-khau-gao-viet-nam

    Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ, đạt kỷ lục về xuất khẩu gạo trong năm 2022 : gần 7,2 triệu tấn, thu về khoảng 3,49 tỉ đô la nhờ được mùa và giá gạo tăng trên thế giới. Tháng 10/2022 là tháng kỷ lục trong lịch sử ngành gạo Việt Nam, đạt 713.546 tấn, trị giá hơn 341 triệu đô la, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về giá trị so với tháng 09 trước đó.

    vùng ĐBSCL có diện tích gieo trồng lúa gạo lớn; bình quân hàng năm khoảng 4 triệu héc-ta, có nhiều năm cao điểm lên tới 4,3 triệu héc-ta, chiếm khoảng 56% tổng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo cả nước.

    Sản xuat gao. nhiều thì Tàn Du Nguy Cock củng khóc, sản xuat gạo ít củng khóc , nhưng giông như NGUY SAI GÒN nằm há mỏm chờ bu MẼO mua gạo từ Thai Lan và dán mác MADE IN USA thì Tàn Dư Nguy Cock ……..cuòi, và tói khi bu MẼO không cho gạo ăn nửa thì NGUY SAI GON phóc chạy thì củng……..lại khóc , kakakkkakkaka.

    • Liếm, liếm nữa, miệng mồm không phút nghỉ
      Cho các ngài mau sướng, cứt mau ra
      Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
      Thò Nga Tàu, tổ tiên ta vĩ đại
      Thế dog phét chọn báo CS nào để Bố trả lời

  8. VC và xì tin chữ tâm

    “Rồi mới đây, trong một hoàn cảnh khác, cũng chính ông TBT, lẩy thêm hai câu Kiều khác: Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần.” (NTV)

    Trọng lú đọc 2 câu này chẳng qua là tuyên bố lòng trung thành với China. Trọng muốn nói rằng yên tâm đi shifu, chúng con không dám hó hé gì đâu vì biết thân phận nhỏ bé yếu hèn rồi shifu ạ. Thật ra, Trọng lú cũng đếc cần đọc Kiều kiếc gì, đã có khối thằng VC tuyên giáo trong hội nhà văn đọc giùm và nâng bi bày mưu hiến kế cho Trọng.

    Có ai tin các TT Mỹ như Clinton, Biden, Obama đọc thơ Kiều ? Chắc chỉ có mấy thằng ngố mới tin như vậy. vậy ai đọc và viết diễn văn cho họ? Dĩ nhiên là một anh Mít (đặc) nào đó của VC chỉ thị làm chuyện này. Trọng lú cũng vậy thôi. Xạo ke.

    Tâm lý thông thường, thằng ăn cướp sợ bị trộm tiền nhất. Mụ tú bà siêng đi chùa nhất. HCM khoái làm bồ tát nhất. Đồ tể Lê Đức Anh thờ chữ “tâm” giữa nhà bla bla bla ha ha ha !

  9. Thưa các nhà khoa bảng ở Hai ngoại, Người ta thương nói :” Thà làm học trò
    trò thằng thông(Giỏi) còn hơn làm Tầy thằng dốt( stupid)” Ai đả al2m Thầy giáo,thì biết nổi khổ tâm khi dạy những học trò dốt. Cố Thủ Tưởng Singapoor Lý quang Diêu,đươc CS mời là cố vấn,sau một thời gian ,báo chí hỏi Ông LQD,Ông trả lời ” Tôi nói mà họ không nghe!!”. Nghe sao đươc ,trìng độ A-B-C ,mà Ông Diệu nói toàn là thứ thiệt,làm sao CS hiểu đươc??
    Tôi có người em,đi du học trước năm 1975,sau khi đả có bằng Cử nhân Giao khoa Ly tại sai gòn,nó trở về VN đầu năm 1980. Lúc đó phải qua ngả Thái Lan. Nó đươc nhà nước mời để nói chuyên. Tôi dăn nó trươc khi đi: Đừng đánh giá cao về bằng câp-lắng nghe trươc đả. Sau khi họp hành về
    hai anh em găp nhau.Thời đó bắt buôc phải ngủ ở Khach san. Nó nói với tôi :”Tụi nó chẳng biết gì cả !!!”. Thưa bà con,”Trồng người-trồng cây” HCM thường hô hào.Nhưng thật ra HCM trồng toàn Cây-xương-rồng, loai cây không mang sư sống-đầy dẩy ở Sa mạc,nơi không có bóng dáng con ngươi
    Đây không phải nhân xét cương điêu,mà rất nhiều Thơ văn đả nói :
    những -con -đương-thèm bươc -chân -vui.Hoặc”Những con -người-là những -xác-chưa chôn…!!” Đó không phải là nơi chốn vắng bóng người
    hay sao ???

  10. Còn nhớ ngày nào thằng Đỗ Mười về thăm Đồng Tháp, thấy rừng đước người ta trồng để ngăn mặn thì nó quát vào mặt đám quan chức và phóng viên rằng ngu, tại sao không trồng lúa mà trồng chi cái rừng đước cho phí của.
    Sau ngày phỏng dái thì cái đám vô học ba đời bần cố nông nhảy tót lên bàn nắm trọn quyền hành cai trị và tống đám trí thức vào tù. Tương lai nước Việt đã được báo tử từ ngày ấy. Bọn khốn như Lý Quý Chung, Huỳnh Tấn Mẫm, Trương Bá Cần..đang là trí thức lại xung phong làm chó. “Đứa ngu nhất lớp làm hiệu trưởng, đứa ngu nhất trường làm bộ trưởng, đứa ngu nhất nước làm quốc trưởng”. Lê Phú Khải

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên