Hôm nay cậu lái xe Taxi kể câu chuyện rất hay.
Cậu ta bảo cháu quê Nghệ An, vào Sài gòn 15 năm rồi… Bác ở ngoài Bắc mà vào đây sống có thích không? Bố mẹ cháu không chịu vào đâu.
– Mình có nhà ở Hà Nội, nhưng thời tiết ngoài đó khắc nghiệt, nhất là mùa Đông, mình thì bị ho, bà xã mình bị xương khớp. Người già vào trong Nam đỡ lắm.
– Quê cháu nóng, gió Lào khô rát khổ ghê lắm, nhưng bây giờ nhà xây đàng hoàng, có quạt máy, có nhà có máy lạnh, cũng đỡ nhiều.
– Ở quê mà nhà cậu như vậy thì sướng quá, gấp trăm lần địa chủ ngày xưa rồi… Chắc nhà nhiều ruộng, vườn tốt hả?
– Đâu có. Làng cháu là dân kinh tế mới, khai hoang vào năm 1980, lên ven rừng, đất cằn cỗi lắm, toàn trồng sắn, khoai thôi; bao nhiêu năm toàn vào rừng chặt củi, gánh 15 – 20 cây số để bán rồi mua gạo về ăn độn sắn, khoai … Nhưng bây giờ về làng, nông thôn mới đẹp lắm. Đường làng bê tông, ô tô đi ngon lành, nhà nào cũng xây 2 – 3 tầng, rộng rãi, đẹp hơn cả thành phố…
– Thế thì tuyệt vời quá. Ở làng có khai thác được mỏ gì hay trồng cây gì, nuôi con gì, phát triển ngành nghề gì mà giàu có như vậy?
– Chả có ngành nghề gì đâu. Tất cả con trai, con gái của làng lớn lên là đi làm xa hết, rồi gửi tiền về nuôi các ông bà già với trẻ con ở nhà. Làng cháu thì đi Nhật một số, còn chủ yếu đi Hàn quốc; người nào kém thì đi lên thành phố làm tự do, như cháu đây; phụ nữ lớn tuổi thì ra thành phố làm ô sin, nhiều người sang Đài Loan, Ma Cao làm giúp việc, lương cũng tốt lắm. Cứ người nọ dắt díu người kia, theo nhau đi thôi. Nhà cháu bốn chị em thì chị cháu đi Đài Loan, chồng làm xây dựng ở trong này; em trai với em gái út cháu ở bên Hàn. Em cháu hết hợp đồng lao động thì nó ra làm cho trại chăn nuôi heo, lương cao lắm. Em út thì lấy chồng bên đó rồi…
– Thế ra “nông thôn mới” như làng cháu, được xây dựng bởi tiền con cháu đi làm xa gửi về chứ không phải giàu lên từ đất đai, lao động nông nghiệp…
– Làng nào cũng vậy mà bác. Giỏi lắm, với dăm sào ruộng, như bố mẹ cháu, làm chỉ đủ thóc ăn với chăn nuôi vài con gà, mấy con vịt… Vườn thì có cây mít, cây ổi, cây khế với mấy luống rau… Không có gì bán ra tiền thì sao giàu được. Mấy người chăn nuôi trâu, bò thì khá hơn, nhưng bán trâu, bò cũng chỉ mua được cái xe máy chứ xây cái nhà vài trăm triệu sao nổi…
– Nhà cháu xây nhà lâu chưa?
– Xây 2015. Lúc đó thấy mấy chục nhà xây rồi, nhà mình lụp xụp quá, mấy anh em họp nhau, quyết góp tiền và vay thêm xây cho bố mẹ ngôi nhà. Nhà cháu xây có 150 mét vuông, hai tầng. Càng những nhà xây sau càng to đẹp. Bây giờ nhiều người xây kiểu biệt thự đẹp lắm…
– Gửi tiền về bố mẹ tự xây à?
– Không! Anh rể cháu phải trực tiếp thiết kế, chỉ đạo thi công. Để các cụ làm thì hỏng bét.. Ví dụ như bố cháu nhất quyết phản đối không cho làm nhà vệ sinh trong nhà, bắt nhà vệ sinh phải xây cách nhà mười mét. Anh rể cháu phải thuyết phục mãi, rằng không phải làm hố xí mà đây là toa- let… Xây xong rồi, giờ các cụ thích lắm…
– Thế đường sá thì chính quyền địa phương làm chứ?
– Làm gì có chuyện đó. Tất cả đường sá, đình, chùa, đài – bia Liệt sĩ đều bổ đầu người dân phải đóng góp để làm và nuôi các ông lãnh đạo, quản lý công trình nữa chứ. Tết vừa rồi cháu về thì Bí thư, Trưởng thôn cũng mời họp mặt và báo cáo tình hình, rồi bảo thôn ta còn thiếu cái Cổng làng nữa, mới hoàn chỉnh. Vậy là lại đóng tiền làm Cổng làng. Nhà cháu đóng một triệu.
– Thế là Chi bộ Đảng ở đó lãnh đạo giỏi đấy, chứ nhiều nơi có tiền chưa chắc làm được như vậy đâu.
– Ha ha! Bác nói đúng như Bí thư chi bộ thôn cháu. Ông ấy bảo, nhờ quán triệt Nghị quyết “Xây dựng nông thôn mới” của Đảng, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chi bộ, thôn ta ngày nay trở thành một làng kiểu mẫu “nông thôn mới”…
– Đúng là “Đảng ta” tài thật, trên chỉ ra cái Nghị quyết, dưới thì “chỉ đạo, quán triệt”. Cái nào trúng, có kết quả là nhờ Đảng, cái nào trật, do “chưa quán triệt”…
– Phải nói thế này mới đúng bác ạ: Công sức thì của Dân, công ơn thì của Đảng, Bác. Bác về làng quê mà xem, nhà ai cũng thờ ảnh Bác Hồ, chuyện gì Chi bộ cũng kể công.
– Ừ, công nhận cậu khái quát đúng. Giai cấp công nhân mới có khác!
Bà xã tôi ngồi ghế sau tỉnh ngủ, hai bác cháu chuyện gì mà cứ rì rầm suốt thế?
– Chuyện “Nông thôn mới”, hay lắm, bà ạ.
(Ảnh minh hoạ, mượn từ Google).
11/3/2023
Mạc Văn Trang
Công ơn vĩ đại của” Đảng CS Quang Vinh ” đây này: Giá trị của phụ nữ Việt dưới chế độ Khỉ Trường Sơn, hang Pắc Bó !:
Hải Phòng – Mai Tâm – 10/9/2016- Theo thống kê của Sở Tư pháp và Thành Hội Phụ nữ Hải Phòng, năm 2005, thành phố có khoảng 7.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Nhiều nhất trong số đó là huyện Kiến Thụy, với 800 cuộc hôn nhân ngoại. Đáng kể nhất là xã Đại Hợp, đến tháng 4, đã có trên 500 cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan. Có một điều lạ là thay vì chú rể ngoại phải bỏ tiền cưới hỏi, các cô dâu Việt nơi đây đã phải bỏ ra trung bình 30 triệu đồng (tương đương với 10 tấn thóc) để lấy được chồng Đài Loan, Hàn Quốc…
Con của ông phó bí thư đảng bộ xã Đại Hợp (mới nghỉ hưu) cũng kết hôn với người nước ngoài, rồi cán bộ Tư pháp xã cũng có rể ngoại… Những cuộc hôn nhân như vậy đã trở thành quen thuộc từ mấy năm nay ở xã ven biển này.
Ông Hoàng Xuân Tiến, phó chủ tịch UBND xã Đại Hợp cho biết: “Từ năm 2003, xã này nổi lên hiện tượng phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc và cả Hongkong. Toàn xã có 2.500 khẩu, nhưng đã có 500 phụ nữ xuất cảnh diện lấy chồng nước ngoài “.
Nhắm mắt “mua” chồng Những cuộc hôn nhân ngoại kiểu này có quá nhiều điều “kỳ quặc”. Trước hết, đó là sự chênh lệch tuổi tác quá lớn giữa hai bên vợ nội-chồng ngoại. Những cô gái VN mới chỉ ở độ tuổi 18, đôi mươi nhưng những chú rể Đài Loan, Hàn Quốc thường từ 50- 60 tuổi. Những người đàn ông ngoại được coi là có sức hấp dẫn lớn với nhiều cô gái trẻ lại là người… bị khiếm khuyết về cơ thể, bị dị tật bên ngoài, từng trục trặc trong hôn nhân và có thu nhập thấp; hoặc công việc không ổn định: lái xe, công nhân, buôn bán nhỏ, nội trợ hay cũng làm ruộng… Thời gian để họ tìm hiểu nhau rất chóng vánh, thường chỉ gói gọn trong vài ba ngày hay một tuần. Thế nhưng, các cô gái trẻ vẫn “khăng khăng” cưới họ làm chồng.
Ngày 22/3, cô Hoàng Thị H. (SN 1987), đến UBND xã để xin được xác nhận tình trạng còn độc thân, nhằm hoàn chỉnh vào bộ hồ sơ để kết hôn với một người Đài Loan. Cô gái cho biết: “Anh ấy làm nghề lái xe, hơn em 22 tuổi. Chúng em đã gặp nhau 2 lần, mỗi lần 30 phút nhưng cũng không nói chuyện nhiều vì chưa biết tiếng của nhau. Nhưng cảm nhận của em là anh ấy hiền và em quyết định kết hôn với anh ấy!”.
Cô Nguyễn Thị T. (SN 1986) đang quyết tâm lấy một người đàn ông Đài Loan hơn bố mình đến 5 tuổi và đã bỏ 3 người vợ. Trong hồ sơ, người đàn ông này đã lấy một vợ Đài và 2 vợ Việt. Lý do mà các bà vợ ly hôn là vì ông ta nghiện hút và cả phạm pháp. Vậy mà lần cưới vợ thứ 4 này, cô T. vẫn quyết theo ông. Khi cán bộ Tư pháp xã Đại Hợp khuyên nhủ, cô bày tỏ: “Trước đây anh ấy nghiện hút, nhưng nay đã tu chí rồi nên chẳng còn gì để phân vân nữa!”.
Chính vì quan niệm “đổi đời” nên còn một nghịch lý nữa trong các cuộc hôn nhân ngoại ở Hải Phòng là gia đình các cô dâu nội phải chịu mất một khoản chi phí không nhỏ. Chị Phạm Thị Thúy, chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Hợp cho biết: để lấy được chồng ngoại, gia đình các cô gái phải tốn chi phí từ 20-30 triệu đồng nếu lấy chồng Đài Loan, 40 triệu đồng nếu lấy chồng Hàn Quốc và khoảng gần 100 triệu nếu lấy chồng Hongkong. Do vậy, những cuộc hôn nhân này chẳng khác việc “mua” chồng.
Để có được số tiền này, đa số các chị em (chủ yếu là những người mẹ trong gia đình) đã phải đi vay. Họ tới Ngân hàng NN & PTNT để vay vốn với nội dung tăng gia sản xuất, triển khai VAC nhưng sử dụng sai mục đích vì số tiền này lại được dùng để… cưới chồng ngoại cho con gái.
Trở về từ “thiên đường” Cũng theo chị Phạm Thị Thúy, qua tìm hiểu, lý do để các cô gái và gia đình họ chọn rể ngoại chủ yếu là vì “mục đích” kinh tế, với mong ước thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Nhiều cô gái mới lớn “ôm mộng” sẽ có một cuộc sống ở xứ lạ và những ông chồng ngoại như trong phim ảnh. Các cô gái cho rằng, họ nên lấy chồng ngoại vì các nam thanh niên tại địa phương dễ rơi vào nghiện ngập.
Tham dự một buổi sinh hoạt của Ban chỉ đạo phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em của xã Đại Hợp, nhiều chị em hoặc gia đình có con lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đã nói lên những trải nghiệm thực tế của mình.
Cô Nguyễn Thị H. người ở thôn Đông Tác, kể lại: “Trước khi lấy chồng, tôi được giới thiệu chồng tương lai là một kỹ sư xây dựng. Nhưng khi sang đó mới biết chồng tôi thất nghiệp. Thông qua môi giới, anh ta “cưới” tôi về để hầu ông bố bị liệt. Cực quá, tôi đã trốn ra ngoài, nhờ cảnh sát can thiệp để trở về”.
Cô Lê Thị D. ở thôn Việt Tiến kể: “Khi ở VN, tôi đã mù quáng, tin tưởng để trao thân cho một người chồng Hàn Quốc. Khi chung sống, người chồng này thường xuyên đánh đập tôi. Có lúc uất ức, tôi đã tìm đến cái chết. Nhưng được những người phụ nữ VN sống ở Hàn Quốc giúp đỡ, tôi đã bỏ trốn khỏi, kiếm sống để có đủ một số tiền quay về nước”.
Bà Phan Thị Nhàn, người ở xã Đoạn Xá, đã kể về hoàn cảnh bị lừa của con mình và gia đình. Bà cho biết, vì không có cơ hội để tìm hiểu chồng tương lai, con bà đã lấy phải một người chồng nghiện ngập. Sang Đài Loan, con bà đã phải làm việc vất vả để tự nuôi bản thân và người chồng nghiện. Nhờ can thiệp từ bên ngoài, con bà đã ly hôn và trở về nước. Nay bà quyết tâm cho con mình theo học nghề để sống ở quê nhà.
Cach day 12 nam nha si cua toi noi “Hang nam ong ta gui 30 ngan dollars ve Dai Loan de thue nguoi cham soc me gia”. Nhung nguoi Viet lam cong viec cham soc nguoi gia chi nhan 10 ngan dollars. Duc la bi ap buc qua nhieu
Rõ ràng bài này của thầy Mạc Văn Trang, bài cũng đã được đăng bên Báo Tiếng Dân, vậy mà ở đầu bài bên ĐCV lại để tác giả Bùi Thanh Hoa, sai sót này nên điều chỉnh lại.
Cuối bài ghi t/g Mạc Văn Trang. Cách ghi của ĐCV dễ làm người đọc lúng túng không biết ai là t/g của bài viết.
Có 1 số người, vì ” Tự Ái Dân Tộc RỠM “, thường ca tụng Dân VN như sau :
” Dân VN có Dân Trí cực cao, thừa hưởng tinh thần Anh hùng, Bất khuất của Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung…. nên dù có Mật ước Thành Đô, cũng không mất nước về tay Chệt ”
Tôi xin chứng minh : Sau gần 48 năm cai trị của tà quyền cs, Dân VN ( Trong nước ra Hải Ngoại ) là Ngu Xuẩn, Hèn Nhát ( Trong đó có tôi và Gia đình tôi ) :
_ Đói rả họng, nhà cửa rách nát, nhưng trước cửa treo câu đối :
Nhà cao, cưả rộng, nhờ ơn Đảng
Áo ấm, cơm no, nhớ Bác Hồ .
_ Muốn làm CM lật đổ tà quyền, thì Thanh niên đóng vai trò Nòng Cốt. Thanh niên VN bây giờ coi như… vứt đi, suốt ngày chỉ ăn nhậu, săm se quần áo, xe cộ. Chuyện Chệt xả thải, bắn giết Ngư dân VN…. không dám hé môi, lại Chửi bới Cô Hanni Phạm, vì Ông Ngoại của Cô treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
_ Trước 1975, thời VNCH, Huế, Đà Nẵng, là 2 Trung tâm Phản kháng, Biểu tình chống CP. Nhưng từ ngày mất nước đến nay, Huế, Đà Nẵng không có 1 cuộc Biểu Tình nào ( dù rất nhỏ ).
Để biện minh cho sự Hèn Nhát của Dân VN, 1 số người viết :
” Sở dĩ Dân VN không dám vùng lên, vì Chính sách NGU DÂN của csVN ” . Đây là câu biện minh Khôi Hài, vì từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có bọn Độc tài nào, mà không dùng Chính sách Ngu Dân ( Hơn 2.000 năm trước đây, Tần Thủy Hoàng còn đốt sách, chôn học trò )
” Dân VN không dám vùng lên, vì trong tay KHÔNG TẤT SẮT “. Biện minh kiểu này, lại càng NGU hơn, vì CM là sự đồng lòng nổi dậy đông đảo của Nhân Dân, mà trong tay KHÔNG có Tất Sắt ( CM Pháp năm 1789, CM lật đổ độc tài ở Tunisie, Ai Cập, Ucraine…. ).
Trong nước, thì Khốn Nạn như thế. Hải Ngoại có khá hơn không ?. Xin thưa : Còn Khốn Nạn hơn.
– Ngoài chuyện hằng năm gởi tiền về NUÔI VC, đám Hồ Kiều còn ra sức bưng bô cho tà quyền, kể cả bọn đốn mạt Cựu SQ QLVNCH ( chuyện này quá nhiều, phải viết 1 quyển sách ).
Còn những Diễn Đàn Chống cọng ( Điển hình là 2 DĐ Tự Do và Tiếng Dân ) thì sao ? Rất BỆ RẠC.
DĐ Tự Do, thì với Trang Thơ, Nhạc, Điện Ảnh… có mục ” Xuát đối và Đối Nói lái ) rất nhảm nhí, tục tĩu, dơ dáy… đã biến DĐ này, thành báo LÁ CẢI.
Tiếng Dân và Tự Do cho đăng khoảng 20 bài chủ nói về chuyện thằng thầy bói Hồ Hữu Hòa được phong Linh Mục. Chuyện này là việc riêng của Công Giáo. Nếu là Báo Công Giáo thì OK, đàng này, Anh vỗ ngực xưng là DĐ Chống Cọng, lại có quá nhiều bài chủ viết về chuyện RUỒI BU này, trong khi, thằng 3X, lớp 3 trường làng, hết làm Thống Đốc Ngân Hàng, lại làm TT 10 năm và thằng Cờ Lờ Mờ Vờ, Ma dê in VN, chăn trâu ở Quế Sơn, hết làm TT, lại làm CTN.
Hai chuyện này có liên quan mật thiết tới cuộc sống của Dân VN, thì 2 DĐ Tự Do và Tiếng Dân, KHÔNG có 1 bài chủ nào.
Một Dân Tộc mà Tệ Hại từ trong nước ra Hải Ngoại, sau này có bị Chệt đồng hóa, hay bị DIỆT VONG, chẳng có gì Nuối Tiếc, Ân Hận, vì 1 Dân Tộc như thế, mà tồn tại, là 1 GƯƠNG XẤU CHO LOÀI NGƯỜI.
LCL.
Xin lỗi, gõ sai : Viết đúng là TẤC SẮT, chứ không phải TẤT SẮT.
LCL.
Đất nước 99 triệu dân quá chậm lụt so với Đại Hàn 52 triệu dân !
2013- Chị Đào Thị Thái quê ở Hải Phòng. Lấy chồng Hàn Quốc từ năm 2009, nay đã gần 14 năm.
Chị Thái chia xẻ rằng gia đình chồng chủ yếu canh tác và trồng trọt nông nghiệp. Đặc sản của quê chồng chị ở tỉnh Gyeongsang Bắc là táo và ớt. Ngoài ra , vợ chồng chị Thái còn trồng lúa, đậu tương, ớt, vừng, tam giác mạch, củ cải, củ dền, mận, ngô, khoai, bí… mỗi loại một ít.
Điều khiến chị Thái ấn tượng khi mới sang Hàn Quốc là làm nông không quá vất vả như ở quê nhà khi mọi người đa phần sử dụng máy móc để thay thế sức người ở nhiều công đoạn. Ví dụ trồng đậu tương, cấy lúa ở Hàn Quốc sẽ trồng bằng máy. Cày bừa, cắt cỏ, bón phân, xịt thuốc, hái táo trên cao… đều bằng máy hết , những quả táo ở trên cao được hái bằng máy.
Theo chị Thái, các quy định về canh tác như xịt thuốc của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc rất nghiêm ngặt. Nếu làm trái quy định thì sẽ bị tước quyền canh tác, đình chỉ canh tác. Táo trước khi thu hoạch 2 tuần không được xịt thuốc, vì thế táo an toàn để có thể ăn được luôn tại vườn.
…..
Gạo Việt phải ‘thay tên đổi họ’ khi xuất ra nước ngoài
24/2/2023
Nhắc đến gạo, người tiêu dùng nghĩ ngay đến Thái Lan. Trong khi gạo Việt, xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới, nhưng ra nước ngoài phải mang thương hiệu khác, khó thấy trên kệ hàng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tọa đàm “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”.
Theo Bộ NN&PTNT, nông sản Việt hiện có mặt trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới về sản lượng, nhưng giá bán chưa tương xứng. Chẳng hạn, xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam thứ 2 thế giới, nhưng về giá chỉ đứng thứ 10. Còn xuất khẩu tiêu và điều số 1 thế giới, nhưng giá chỉ xếp thứ 8 và thứ 6.
Bộ NN&PTNT cho rằng, nguyên nhân do việc xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam còn yếu, các sản phẩm chưa tiếp cận sâu vào thị trường mà chủ yếu chỉ dùng là nguyên liệu cho thương hiệu nước ngoài.
“Xuất khẩu điều của Việt Nam đứng số 1 thế giới nhưng ra nước ngoài, các đối tác phải lấy thương hiệu của siêu thị Walmart. Còn gạo Việt sang thị trường châu Âu cũng phải thay tên đổi họ và giá bán thấp so với các sản phẩm tương tự. Dễ thấy nhất, gạo Hom Mali – loại gạo ngon nhất Thái Lan có giá 230.000 đồng/5kg, trong khi gạo ST25 của Việt Nam có giá chỉ 140.000 đồng”, đại diện Bộ NN&PTNT nói.
Tại tọa đàm, các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá, việc chưa xây dựng được thương hiệu đang khiến nông sản Việt lép vế so với nông sản nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu hiện mới chỉ xuất hiện chủ yếu ở các cửa hàng dành riêng cho người Việt, còn chưa thể tiếp cận trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngoài.
Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex Group – dẫn chứng, gạo ST ra đời đã trên 10 năm nhưng người tiêu dùng trong nước không biết. Chỉ trong 3 năm gần đây, khi gạo ST 25 được đánh giá ngon nhất thế giới, người tiêu dùng mới bắt đầu tìm mua.
Theo ông Nam, chúng ta có rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt, nhưng chưa biết cách làm thương hiệu nên hình ảnh còn mờ nhạt. Do đó, Việt Nam cần khẩn trương lựa chọn những sản phẩm chủ lực để đầu tư xây dựng thương hiệu, giúp nông sản Việt thêm “sức mạnh mềm” khi ra thị trường thế giới.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong mỗi chuyến công tác ở nước ngoài, ông đều tìm trên siêu thị những sản phẩm nông sản Việt Nam. Thế nhưng, ông tìm mãi mới thấy gạo Việt trên kệ hàng, còn lại chủ yếu của gạo Thái Lan, Ấn Độ.
Làng tỉ phú, nghĩa địa tỉ phú
Đều dùng vật liệu nhựa tổng hợp composite materials của China. Rường cột ngói vách xanh xanh đỏ đều bằng nhựa hóa học madze in China. Trong đó rất nhiều chất gây ung thư phổi và đường hô hấp. Công nghệ này thế giới đã dùng từ lâu dưới một code kiểm soát hỗn hợp rất chặt chẽ. China thì bất kể, vật liệu xây dựng tuồn sang VN đều có chủ ý đầu độc môi trường và làm suy yếu khả năng hệ thần kinh con người lâu dài.
Càng xây dựng làng tỉ phú dân Mít đặc Vi Ci càng chết ! Ha ha ha !
Thì nhờ bác hồ đốt cả dãy Trường Sơn , và cho 2, 3 triệu dân Miền ngoài sinh Bắc Tử Nam và giải phóng vài ba triệu dân Miền Nam t nên nông thôn cũ nghèo, đói , lạc hậu, ngu dốt mới thành nông thôn mới
Bác là thằng cacx nào? Tao chỉ biết Dog hồ thôi
Dmcs
Phét đâu ra đỡ đòn cho đảng và nhà nước đi,để thiên hạ nói thế thì còn mặt mũi nào nữa???
Thưa,
Người dân ở Nghệ An, vào Sài gòn kiếm ăn đông lắm. Hỏi tại sao gia đình em vào Sài Gòn mà không đi nơi khác, một gia đình phố lao động gốc Nghệ An trả lời rằng là “Sài gòn họ có tiền từ Mỹ gởi về, tiêu sài rộng rãi, nhờ vậy mình đi làm, vừa lao động vừa buôn bán nhỏ, tiêu sài hà tiện vẫn dư tiền gởi về ngoài ấy. Qua mấy năm cũng đủ tiền đổ nền, lo thuốc thang cho u thầy, lo cho mấy em ăn học.”
Tiền từ Mỹ gởi về Sài Gòn là tiền từ Ngụy, thế mà nhà cao cửa rộng đời sống khá hơn thì lại cám ơn kể thù của Ngụy là “giặc cộng”, thế thì hóa ra, giặc cộng đã dạy dỗ công dân xã nghĩa ăn cháo đá bát từ trong đời sống hàng ngày.
Chúng nó có “giải phóng” con mẹ gì, vào cướp kho lúa Miền Nam và cướp sạch tài sản dân Miền Nam. Rõ ràng là cướp, trước tiên là cướp chánh quyền sau là cướp nước, cướp tên thành phố và cướp dài dài đến đất đai, đám tập kết gồm những thành phần bất hảo nên mới chạy ra đó đầu quân theo cướp.
Chuyện giặc cộng dạy dân việt ăn cháo đá bát của “nguỵ phản động” là chuyện nhỏ.
Vào Facebook coi những hình ảnh Hai Bà Trưng sang Tàu tạ lỗi Mã Viện mới thấy…kinh hoàng!
Trích từ Facebook:
“Hai bà Trưng tế Mã Viện ở Đông Hưng ! by Nguyen Huy
– Nổi Nhục Quốc Thể !
– – Hai Bà Trưng tế Mã Viện ở Đông Hưng !
– – – Đảng Nhà nước VGCS hàng năm phải cử phái bộ văn công đóng vai Trưng Trắc, Trưng Nhị sang Tàu viếng tế tại đền thờ Phục Ba Tướng Quân Mã Viện để tỏ lòng trung thành với Trung Cộng.
o-0-o
Mã Viện năm xưa dựng cột đồng
Nhục thay, Nhà nước phái văn công
Đóng vai Trưng Nữ sang trình diện
Viếng điện Phục Ba tế bệ rồng!
Tham nhũng vong nô theo rợ Hán,
Độc tài mãi quốc nhục cha ông!
Khấu đầu vái lạy quân xâm lược,
Nghiệp chướng buộc vào, có khổ không?
May 15, 2010
Hồ Công Tâm.
o-0-o
Đây là chứng tích sự đốn mạt đê hèn của cộng sản Vietnam. Từ bao đời nay, không một người Vietnam nào lại đứng ra đi tế Mã Viện cả. Mã Viện là tên cướp cầm binh xâm lấn bờ cõi Vietnam. Tại sao lại đi thờ tế ??? Cho dù có giao lưu cũng không ai đi tế thờ tên ngoại xâm cả. Cộng sản Vietnam đã hết thuốc chữa.
o-0-o
Hoạt Động Kỷ Niệm 1970 Năm Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng
o-0-o
Tài Liệu Sưu tầm Diễn đàn thế giới người Việt
Hoạt Động Kỷ Niệm 1970 Năm Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng
HAI BÀ TRƯNG TẾ MÃ VIỆN Ở ĐÔNG HƯNG!
Sưu tầm từ Chân Mây “
Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa, là bởi thiên tài Đảng ta
chân lý đó không bao giờ thay đổi!
“Đô Thị Mới” – “Nông Thôn Mới”
Đất đai từ nay thuộc đảng ta
Một trang sử mới – nhà giàu mới
Tư bản đỏ cùng lũ đại gia
Mừng “Đô Thị Mới” – “Nông Thôn Mới”!
Vũ nhôm – Út trọc – Trần Bắc Hà
Phúc nổ – Hải heo – Thể cá tra
Người dân càng ngày càng nghèo đói
Nước mắt dân oan khắp nước ta!
Nông Dân Nam Bộ