Nỗi niềm tâm tư nhân 20/11…

8
Cô giáo Hà Pơ

Tối 17/11 vào lúc hơn 20h, trên VTV1 có Chương trình “Thay lời tri ân 2019”. Vốn là một cựu giáo chức, tôi cũng quan tâm xem Nhà đài có món gì hay…

Nhà đài nói: “Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Thay lời tri ân năm 2019 với chủ đề “Thầm lặng” để tôn vinh, tri ân các nhà giáo đã và đang thầm lặng vượt khó, cống hiến và thầm lặng hy sinh đóng góp cho sự nghiệp trồng người”…

Thú thực tôi xem được hết câu chuyện của cô giáo Khoàng Hà Pơ, thì không thể xem thêm được nữa. Câu chuyện cô giáo Hà Pơ cứ ám ảnh tôi cho mãi tới hôm nay, mà buộc lòng tôi phải viết ra để nhẹ lòng.

Theo phóng sự của VTV1 thì Hà Pơ, người Hà Nhì, là cô giáo Mầm non, ở điểm trường Huổi Lính A, Lai Châu, nơi có vài chục hộ dân; cô ở đó dạy dỗ hơn chục cháu từ 3 đến 5 tuổi…. Được hơn một năm thì cô nghỉ sinh con, khi con được 6 tháng, cô gửi con ở quê cho bố mẹ và chồng nuôi. Quê ở xa hơn 300km. Nay con 2 tuổi rồi, cô mới về thăm con được 2 lần. Lớp học cũng là nơi cô ở, là cái lán trống huơ trống huếch, bơ vơ, hẻo lánh bên đồi. Cô phải vào rừng kiếm măng, rau rừng về nấu cho lũ trẻ và cho cô ăn. Cô nói mỗi khi lủi thủi ăn một mình, nhớ chồng con là nước mắt chan cơm… Ở đây điện thoại mất sóng cũng không nói chuyện được với chồng con. Thế là Cô ở đây đã ba năm rồi. Bà con dân bản làm đơn mong cô ở lại tiếp…MC hỏi, cô có thể ở tiếp bao lâu nữa? Cô bảo, 4 -5 năm nữa… MC lại hỏi, động lực nào khiến cô tiếp tục cống hiến… Cô bảo, tất cả vì học sinh…

Câu chuyện của Cô Hà Pơ gây ra nhiều cảm xúc và suy nghĩ cho những ai có lòng đồng cảm vơi Cô.

1. Liệu ta có nhẫn tâm không?

Nghe chuyên của Hà Pơ, ta liên tưởng đến bài thơ VÚ EM của Tố Hữu:

Nàng gửi con về nương xóm cũ
Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi
Rồi từ hôm ấy, ôm con chủ
Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi…

Liệu chúng ta có chạnh lòng khi thấy một người mẹ trẻ, bỏ chồng và con thơ ơ quê xa 300km và hy sinh cả bản thân mình để bám trụ ở điểm trường hẻo lánh, heo hút nơi rừng sâu, đã 3 năm rồi, lại thêm 4-5 năm nữa?

Đặt mình vào hoàn cảnh đó, ta có chấp nhận không?

Anh Vũ Đức Đam, anh Phùng Xuân Nhạ và quý vị có mặt trong Hội trường nghe xong câu chuyện của cô Hà Pơ thấy thế nào? Liệu có quý vị nào khuyên con cháu “Học tập làm theo” tấm gương hy sinh đó không?

Ông Vũ Đức Đam, ông Phùng Xuân Nhạ nghe xong có xúc động gì không?

Chiến tranh đã lùi xa. Đất nước hòa bình, làm sao giúp người dân có gia đình hạnh phúc. Có cần khuyến khích dân ta phải hy sinh như vậy mãi không? Cũng nên biết rằng, nhiều người dân thật thà, ngây thơ, quá tốt, thấy xã hội tuyên dương, yêu cầu, họ cũng sẵn sàng hy sinh… Nhưng có nên lợi dụng mãi những người tốt, “xui” họ tiếp tục hy sinh như vậy không?

2. Cô giáo “Tất cả vì học sinh”, sao tất cả xã hội không vì cô giáo?

– Cái Chi bộ, Chính quyền thôn, bản đó, các đoàn thể của xã đó chết hết rồi sao, mà không xúm vào làm một lán cho lớp học, cho cô giáo tươm tất, kín đáo một chút?

– Cha mẹ trẻ chỉ biết vứt con cho cô giáo thôi sao? Mỗi ngày phải cắt cử nhau một người đem đồ ăn, đem củi lên nấu ăn cho bọn trẻ và cô giáo chứ?

– Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục tuyên dương xong, phát cái Giấy khen là phủi tay à? Sao không kêu gọi các đại gia, các quan chức thừa tiền xây giúp cái lớp học và giúp cô giáo đỡ vất vả?

– Các nhà Quản lý giáo dục phải nghĩ ra chính sách gì “Vì những người giáo viên” chịu nhiều hy sinh như vậy chứ? Sau 3 năm cô hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được chuyển về gần nhà chứ? Hay địa phương cấp đất làm nhà, nương rẫy, tạo công việc, mời chồng cô lên đó?…

3. Có phải ta đã quen ngợi ca máu xương, mô hôi, nước mắt của người khác?

Dân tộc ta trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh, nên phải tuyên dương ngợi ca những người sẵn sàng “hy sinh thân mình”, không tiếc mồ hôi công sức, kể cả máu xương để đạt được mục tiêu “chiến thắng”! Nào em bé lấy thân mình làm “Đuốc sống”; nào Kim Đồng súng bắn đùng đoàng, anh cứ đi; nào anh La Văn Cầu tự chặt đứt cánh tay bị thương, tiếp tục chiến đấu; nào anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; anh Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng; anh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo; chị Tuyển nặng 45kg mà vác 2 hòm đạn nặng 100kg… Nhiều lắm, không thể nào kể hết những chuyện như vậy trong sách giáo khoa. Rồi những bài hát, những bài thơ ca ngợi sự hy sinh mỏi mòn của những người mẹ, người vợ mất con, mất chồng…

Chúng ta đã quen ngợi ca máu và mồ hôi, nước mắt của người khác một cách vô tư, đầy hào hứng, lạc quan cách mạng, mà không nghĩ: Tại sao lại phải hy sinh đến như vậy? Liệu có cách nào bớt khổ hơn không?

4. Vậy giờ ca ngợi cái gi?

Tôi ước mong, sang năm Chương trình này sẽ làm phóng sự: Phòng Giáo dục đã vận động “xã hội hóa” làm được lớp học khang trang, có phong riêng cho cô giáo… Vietel đã dựng một cột ăng- ten ở đây để cô giáo gọi điện thoại thỏa mái, trẻ em xem tivi thích thú… Và cô đã vận động chồng con cùng lên đây, với sự giúp đỡ của địa phương, đã dựng nhà, làm rẫy… Sau giờ lên lớp cô hạnh phúc bên chồng con…

Hoặc là, sau hơn 3 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, theo đúng chế độ, chính sách, cô đã được chuyển về trường gần nhà, sau giờ lên lớp, quây quần bên gia đình, bõ mấy năm trời hy sinh vì trẻ em vùng cao…

Đó mới là cái cần ngợi ca, cần tuyên dương, chứ không phải càng chịu cực, càng chịu khổ, càng chịu hy sinh, thiệt thòi thì càng “giá trị” như cách tuyên truyền lâu nay!

Cần gạt bỏ lối mòn trong não bộ, xoay ngược Tư duy và Cảm xúc của chúng ta mới hy vọng nhìn ra những khía cạnh mới của cuộc sống đã khác xa ngày xưa lắm rồi!

18/11/2019

Mạc Văn Trang (facebook)

8 BÌNH LUẬN

  1. …Trong mấy tháng ở với con cháu ở Mỹ, tụi tôi cứ cố gắng dạy cho mấy đứa nhỏ mấy bài ca dao. Không cần giải nghĩa, cứ học thuộc đi là được. Thuộc rồi là một lúc nào đó nó hiểu ra…..Tụi tôi liền dạy cho cả mấy mẹ con nó bài ca dao hay nhất, bài” Trèo lên cây bưởi hái hoa…”
     … Khi phải hát ru, tự nhiên từ một chốn sâu thẳm nào, lời ru chợt đến tôi không hề định trước. Mà tôi cũng không ngờ rằng tôi nhớ được những câu hát ấy…Cháu tôi chắc cũng không thể nào hiểu được lời ông ru cháu, nhưng nó chìm vào giấc ngủ rất nhanh. Tiếng ru từ ngàn đời , không cần giải nghĩa vì nó là âm điệu đầu tiên của trái tim thương mến ( trich Bè Bạn Gần Xa của Phan lạc Phúc, trang 22, 23 )
    Cs dạy trẻ con những gì :   ” Sữa tặng em thơ lụa tặng già”  ( có hay không  ???), hay ” Ối Ông Stalin ơi, Thương cha thương 1, thương Ông thương 10″. ..  ( Thơ Tô Hữu ).
    Trẻ con , được dạy những điều tốt đẹp, thì sẽ trở nên tốt đẹp. Nhồi nhét những điều dối trá, thì lớn lên chúng nó thành những người lương thiện sao được.

  2. Họ cố tình quên rằng chính hiến pháp của hai chế độ đệ I và đệ II Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam, tuy non trẻ và yếu ớt, vẫn là đồ thật (chớ) không phải đồ sơn. Nó đã bảo vệ cho họ được sống như những con người, với những quyền tự do tối thiểu, để có được “những hình ảnh khí phách” và “những tháng ngày sục sôi” – thay vì bị đạp vào mặt chỉ vì đi tuần hành biểu lộ lòng yêu nước. Họ đã được chế độ hiện hành choàng vào người những vòng hoa (giả) nhưng cứ thế mà đeo mãi cho đến cuối đời.
    ( Trich Tuong Nang Tien trong The He Tran Vang sao )

  3. …Do vậy, nên bây giờ thấy ông bạn già Thượng tọa đi lấy trộm sắn cho tôi ăn vì tôi thèm quá, đói quá, tôi vẫn cứ ghê ghê trong bụng. Thượng úy ” không no” mà bắt được, không biết y ta sẽ hành hạ mình cách nào đây ?….
    …Biết ngay mà, cứ vào khoảng 10 giờ nà cái nều này có khói. Thượng úy ” không no ” đắc chí….
    …Chợt y ta thấy 2 cái mộ bia mà ông già Thượng tọa vừa mới đục xong còn để đó.  ” Vũ văn Sâm. ..mất ngày..”   ” Ngô quý Thuyết …mất ngày ..” Y đọc mộ bia xong nhìn chúng tôi, một anh tù già tóc bạc phơ, một anh tù trung niên xác xơ ốm đói. Hình như có một suy nghĩ gì đó thoáng qua trong nét mặt, y có vẻ đắn đo, xong y lững thững đi ra mà nói : Sau không thế nữa nhá. Ninh tinh.
    (Trích BÈ BẠN GẦN XA của PHAN LẠC PHÚC, trang 75, 76)

    LỜI BÀN: Một thượng úy trung kiên , hách dịch, được ở gần những con người hiền hòa , nhân ái thì bản tính thiện của y hồi sinh.

  4. Không nhớ cao nhân phương nào đã nói : Đứa trẻ lớn lên chịu ảnh hưởng 1 phần từ gia đình, 1 phần từ xã hội, 1 phần từ bạn bè. Do vậy sự giáo dục mà đưa trẻ nhận được từ xã hội rất quan trọng: thầy cô giáo và bè bạn.
    Xã hội chung quanh dựa trên lý lịch, không quan tâm đến tài năng hay nhân cách, hồng đi trước chuyên; bạn bè chung quanh đều như thế, đứa trẻ đó lớn lên như sẽ thế nào để sống còn trong xã hội, không cần là thầy bói cũng có thể biết.
    Con bò thì ăn cỏ, con cọp thì ăn thịt. Có khi nào bò ăn thịt , mà cọp ăn cỏ đâu.
    Thơ Tố hữu ca ngợi một chế độ như thế, được đem giảng dạy trong trường học, thì kết quả sẽ là như thế.
    Sao đàn anh TG lại thắc mắc làm gì cho hao tổn sức khỏe.
    Để sửa đổi chế độ cs, cách hay nhất là hủy diệt nó.

  5. Nghe…thương quá…

    Giờ này mà còn chưa thấm cái giáo dục của VC. Đòi hỏi các cán…lãnh đạo đi…thương cô giáo miền núi này, là một cái đòi hỏi vô cùng….ngây thơ.

    Giáo dục VC bắt ngưồn từ một em học lớp…7, xuất thân phụ bồi bếp trên tàu Tây, thành ra cần gì phải…lương tri?

    Em giáo nào mà không biết…láo, thì te tua ráng chịu.

    100 năm nữa, em nào sống dưới sự lãnh đạo của VC mà không biết…láo theo chúng, thì cả đời chỉ có nước sống xa gia đình và cải thiện rau rừng hàng ngày để có cái ăn.

  6. Trích:”- Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục tuyên dương xong, phát cái Giấy khen là phủi tay à? Sao không kêu gọi các đại gia, các quan chức thừa tiền xây giúp cái lớp học và giúp cô giáo đỡ vất vả?“

    Đây là chủ trương, là truyền thống “đứng đắn” của Đảng ta mà.
    Nó còn nhan nhản trước mắt biết bao nhiêu triệu liệt sĩ và…bại sĩ ta “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” và Giấy bạn khen thì ôi thôi…đầy tường. Và thậm chí hầu hết đều vẫn còn lộng kiếng hình bác để thờ, để nhớ ơn “người”. Nhưng nhà thì “trống huơ trống huếch” như thầy Trang kể.

    Tuy nhiên, cũng có một số cán bộ mất phẩm chất cách mạng vì bị bọn đế quốc dụ dỗ nên thà…di tản làm culy cắt thịt gà để nhận giấy… Đô khen thay cho Giấy khen.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên