Nỗi buồn Đông Âu

0

LNDTháng 06-1989, chế độ độc tài cộng sản ở Ba Lan đã bị thay thế bằng thể chế dân chủ. Đây là kết quả của đấu tranh bền bỉ, dũng cảm của nhân dân Ba Lan do Công Đoàn Đoàn Kết đề xướng. Như vậy, mắt xích đầu tiên của hệ thống XHCN đông Âu do Liên Xô khống chế đã bị đứt gẫy, nó truyền thêm sức mạnh và cảm hứng cho nhân dân các quốc gia  còn lại trong hệ thống.

Ngày 9-11-1989 bức tường Berlin sụp đổ, nước CHDC Đức tiêu vong. Cách mạng nhung đưa nước Tiệp trở thành quốc gia dân chủ…. Hệ thống các nước XHCN đông Âu hoàn toàn tan rã, các quốc gia đã nhanh chóng xây dựng thể chế tự do dân chủ, phát triển kinh tế và ra nhập EU.

Ba mươi măm trôi qua, thành quả về kinh tế, văn hóa, chính trị, luật pháp, quyền con người … của các nước thuộc khối XHCN đông Âu trước đây là một trong những điều kỳ diệu của thể chế dân chủ  trong thế kỷ 21 . Từ các quốc gia cộng sản, với  nền kinh tế như chiếc thuyền buồm không có gió, người dân không có gì để mua và để ăn. Ngày nay đời sống của người dân đang gần bắt kịp mức sống trung bình của các nước phát triển nhất trong EU.

Nhưng thật trớ trêu, sau 30 năm bức tường “ô nhục” Berlin sụp đổ, nhiều bức tường mới cao hơn, dài hơn đã mọc lên. Làn sóng của chủ nghĩa dân túy và dân tộc xuất hiện tại các quốc gia đông Âu. Vậy những người dân đông Âu nghĩ gì về thể chế tự do dân chủ hiện nay của đất nước mình. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cuộc thăm dò dư luận về tự do, dân chủ trong các nước thành viên của EU thuộc đông Âu.

Câu hỏi : Trong quốc gia của ông /bà chế độ dân chủ bị đe dọa?

Kết quả trả lời (tính theo%)

Tại Ba Lan 51% những người được hỏi trả lời dân chủ đang bị đe dọa (30 % trả lời ngược lại). Nhưng tại Slovakia đến 61% cho rằng dân chủ đang bị đe dọa, tại Hungari tỷ lệ này cũng chỉ kém chút ít 58%, tại Rumani 58% và Bungari 56%. Ngay tại Đức số người cho rằng dân chủ đang bị đe dọa cũng đến 52%. Các tác giả của công trình nghiên cứu ghi nhận, lực lượng cực hữu tại Đức (AfD) đang phát triển.

“Các nhà quan sát báo động, trong cộng đồng các công dân trung và đông Âu, mức độ không tin tưởng vào chính phủ của nước mình tăng, các chính phủ này thực hiện những thay đổi. Những thay đổi này tác động xấu đến các điều kiện đảm bảo cho hệ thống dân chủ hoạt động tốt. Chúng tôi nghĩ rằng, một số những đòi hỏi về tự do mà những người dân đã tranh đấu để giành được năm 1989 nay đã bị hạn chế”. Đây là báo cáo của các tác giả tham gia nghiên cứu đề tài :”Tình trạng thay đổi. Tình hình trong các nước trung và đông Âu 30 năm sau bức tường Berlin sụp đổ”. Đề tài này do Qũy “Open Society Fundations” của tỷ phú, nhà từ thiện George Soros chủ trì và viện YouGov, một viện xã hội học rất có uy tín của Anh thực hiện. Viện đã tiến hành thăm dò ý kiến 12,5 nghìn công dân của Đức, Czech, Slovaki, Hungari, Rumani, Bungari và Ba Lan (riêng Ba Lan viện đã hỏi 2 nghìn người). Kết quả báo cáo thật không khả quan.

Trung bình 60% những người được hỏi ý kiến trong các nước kể trên lưu ý rằng, nguyên tắc của nhà nước pháp quyền bị đe dọa. Điều thú vị, tỷ lệ này trong giới trẻ chỉ là 50%, trái với niềm tin phổ biến, rằng những người trẻ tuổi quan tâm đến chính trị và dân chủ.

Tỷ lệ những người lo ngại về sự đe dọa đối với nhà nước pháp quyền cao nhất là ở Bungari và Slovaki, chiếm ba phần tư số người được hỏi. Đây là hiệu ứng của tham nhũng trong giới chính trị Bungari và trách nhiệm của chính quyền Slovakia đối với vụ diết hại nhà báo chống tham nhũng Jan Kuciak.

Tại Ba Lan, chính quyền của Đảng Luật Pháp và Công Lý (PiS) tấn công trực diện vào luật pháp của nhà nước, phá hoại các tổ chức, các viện độc lập của hệ thống tòa án, 64% người được hỏi cho rằng nhà nước pháp quyền đang bị đe dọa. Sự lo ngại tương tự cũng xẩy ra tại Rumani, nơi chính phủ cánh tả cầm quyền, đang muốn thử nghiệm tự do hóa luật chống tham nhũng, nhằm ngăn chặn sự trừng phạt đối với các quan chức chính phủ thuộc phe đảng của mình.

Hai phần ba người Hungari lo ngại hậu quả tiêu cực đối với những người can đảm, công khai đứng ra phê phán chính phủ trước quần chúng. Cũng tương tự tại Bungari 61%. Tại Ba Lan những người phê phán chính quyền gặp khó khăn, 55% những người được hỏi đã trả lời như vậy, 40% cho rằng, những người có xu hướng tình dục khác biệt hay nguồn gốc dân tộc từ nơi khác gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đây không phải là kết quả quá tồi tệ, vì cùng vấn đề này kết quả ở Bungari là 3/4, Rumani 2/3 và Hungari 1/2.

Trả lời câu hỏi :”Sau 10 năm nữa, tại Ba Lan sẽ có tự do nhiều hơn?”. Kết quả trả lời như sau: nhiều hơn 19%, ít hơn 39%, không thay đổi so với hiện tại 31%. So với các nước trong vùng, Ba Lan không phải là trường hợp đáng bi quan nhất. Tại Đức, 50% người được hỏi cho rằng, trong tương lai tự do sẽ bị hạn chế. Kết quả này có thể do thành tích đạt được của đảng cực hữu AfD. Chỉ có 29% người Đức lưu ý rằng, trong tương lai, trong nước Đức sẽ không có truyền thông phê phán chính quyền. Tại Ba Lan sự lưu ý tương tự như của người Đức là 36%, tại Hungari nơi  mà báo chí độc lập đã bị chính quyền thôn tính . Tý lệ là 43% .

Chắc chắn, vì lý do nêu trên, đến 60% người được hỏi tại Hungari không tin tưởng vào truyền thông nhà nước. Tại Ba Lan cũng tương tự như vậy. Tại Bungari và Rumani mức không tin tưởng đạt đến 70%. Hơn một nửa người Ba Lan và Hungari cho rằng, chính quyền đã hạn chế tự do ngôn luận của người dân.

Từ kết quả thăm dò cho thấy, trong Ba Lan và Hungari người dân ủng hộ những tổ chức xã hội mở tăng lên. Hơn một nửa người Ba Lan cho rằng  các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong xã hội, 70% lưu ý rằng, các trường đại học và các tổ chức ngoài chính phủ (NGO) có quyền phê phán chính phủ. Hơn một nửa chống lại việc nhà nước hạn chế sự độc lập của các tổ chức này.

Bartosz T. Wielinski

Đinh Minh Đạo dịch từ nhật báo Wyborcza Ba Lan

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên