1. Thủ đô của bất cứ nước nào cũng là nơi hội tụ tinh hoa cả nước, cũng là nơi đón nhận được nhiều nhất tinh hoa thế giới. Những tài trí từ mọi miền đất nước được tuyển dụng về kinh kì lo việc dân việc nước. Những tài hoa dân gian từ khắp đất nước cũng tự tìm về kinh kì đua tài, khoe sắc.
.
Những thị dân ba mươi sáu phố phường kinh kì Hà Nội, dù áo gấm làm quan ra vào cổng Cửa Bắc, Cửa Đông thành cổ Cột Cờ, dù áo lụa ngồi bán sạp hàng ở Hàng Buồm, Mã Mây, dù thợ giỏi làm nghề tinh ở Hàng Bạc, Hàng Bông, dù áo the sĩ tử ở Văn Miếu Quốc Tử Giám hay áo nâu thợ thuyền lam lũ ở bến Phà Đen, ở bãi Phúc Xá, từ thế hệ này sang thế hệ khác qua các triều đại Lý – Trần – Lê, bằng lao động, tài năng và tâm hồn tinh tế hào hoa lịch lãm đã làm nên hình hài, vóc dáng kinh kì, đã thổi vào Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội cái hồn của những lớp người đã tạo ra nền văn hiến Việt Nam.
.
Nhưng từ 1954, Hà Nội cùng các đô thị cả miền Bắc bị công nông hoá. Những áo lính mũ nan, áo ka ki đại cán bốn túi xuất thân bần cố nông của giai cấp công nông, thành phần lãnh đạo cách mạng vô sản từ rừng xanh núi đỏ, từ đất nghèo cày lên sỏi đá về làm chủ Hà Nội, thay máu Hà Nội, thay hồn Hà Nội.
.
Từ đó những thị dân làm nên hồn Hà Nội, mang hồn Hà Nội hầu hết đều không có thành phần giai cấp công nông lãnh đạo cách mạng vô sản, đều không thể ở, không được ở kinh kì Hà Nội. Phải lên rừng xanh núi đỏ, phải đến nơi đất cày lên sỏi đá khai hoang, làm kinh tế mới. Phá rừng làm ruộng. Bạt núi làm nương. Phải ra vùng mỏ Đông Bắc cuốc than. Phải đi thanh niên xung phong “Nơi nào đảng cần, thanh niên có. Việc gì khó, có thanh niên”
Từ đó thị dân Hà Nội mang hồn Hà Nội tản mác khắp nước, tản mác khắp thế giới. Hai đợt hồn Hà Nội trôi dạt lớn nhất là sau năm 1954 và sau năm 1975.
.
Sau năm 1954, thị dân Hà Nội phải ào ạt lên rừng. “Rừng ơi! ta đã về đây, mang sức của đôi tay, lao động khó khăn không quản ngại”. Bài hát Bài Ca Người Thợ Rừng của ông nhạc sĩ Phạm Tuyên ra đời từ đó. Ông nhạc sĩ thị dân Phạm Tuyên, con quan thượng thư Phạm Quỳnh, trí thức lớn, đỉnh cao tinh hoa Việt Nam bị chính quyền công nông giết ngay ngày đầu cách mạng vô sản cướp được chính quyền nhưng ông nhạc sĩ vẫn hơn hớn cần mẫn, hăng hái, thành tâm tụng ca nhanh nhảu nhất, tưng bừng nhất từng cái đụng tay, đụng chân của đảng công nông.
.
Sau năm 1954, trai gái thị dân Hà Nội phải vô sản hoá trong vôi vữa, gạch đá, lấm lem, bụi bặm ở công trường mỏ đá Trái Hút, Yên Bái, ở công trường khôi phục đường sắt Hà Nội – Lào Cai, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên, ở công trường xây dựng nhà máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá, Thượng Đình, Hà Nội. Tiểu thuyết Vào Đời của nhà văn Hà Minh Tuân ra đởi từ đó.
.
Nhà văn Hà Minh Tuân dù là chính uỷ trung đoàn Thủ Đô nhưng là thị dân Hà Nội. Tiểu thuyết của nhà văn thị dân viết về lớp thị dân vào đời vô sản hoá bị xét nét từng chữ. Trai gái thị dân Hà Nội vào đời trong bụi bặm công trường vô sản hoá để hoà nhập với cuộc sống công nông, để được có mặt trong cuộc đời. Tiểu thuyết Vào Đời lại vô tăm tích hoá, ngục tù hoá chính cuộc đời nhà văn thị dân. Tiểu thuyết Vào Đời bị Tố Hữu, quản giáo của văn nghệ sĩ nặng lời phê phán. Nhà văn Hà Minh Tuân bị treo bút và bị giam cầm không án suốt cuộc đời ngay tại căn nhà ở chật chội như phòng giam nhà tù.
.
Sau năm 1975, thị dân Hà Nội lặng lẽ nhưng náo nức chen chúc trong những toa tàu chợ ì ạch trên đường sắt xuyên Việt dạt vào phía Nam, mong được hít thở chút ít không khí dân chủ tự do còn sót lại của xã hội tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hoà và hối hả tìm đường ra biển trên những con thuyền mỏng manh di tản lao ra bão táp biển Đông, phiêu bạt khắp thế giới tìm cuộc sống tự do dân chủ.
.
Thị dân Hà Nội lên núi phá rừng khai hoang để lại cho âm nhạc ca khúc Bài Ca Người Thợ Rừng. Thị dân Hà Nội vào công trường vô sản hoá cuộc đời, vô sản hoá cả nhân cách để lại cho văn chương tiểu thuyết Vào Đời. Thị dân Hà Nội và thị dân cả nước chồng chất trên những con thuyền mỏng manh lao ra bão táp biển Đông tìm giá trị làm người, tìm tự do để lại cho ngôn ngữ thế giới một từ ngữ mới: Boat People, Thuyền Nhân.
.
2. Nhiều đời gắn bó với kinh kì Hà Nội nay bỏ Hà Nội ra đi, thị dân Hà Nội mang theo hồn cùa từng viên gạch lát vỉa hè Hồ Gươm. Mang theo hồn vòm sấu quanh năm um tùm xanh tốt trên con đường chạy ngang qua cổng Cửa Bắc thành cổ Hà Nội. Mang theo hồn màn sương mù huyền thoại bảng lảng mỗi sớm mùa thu trên Hồ Tây, mỗi trưa mùa đông trên phố cổ dốc Hàng Than, mỗi chiều mùa xuân trên vòm xà cừ phố Tây Hoàng Diệu. Mang theo hồn những cái tên Hàng Cỏ, Hàng Đẫy, Nghi Tàm, Quảng Bá chỉ thầm nhắc đến trong tâm tưởng cũng rưng rưng xao xuyến. Mang theo hồn mái ngói rêu phong phố cổ mang theo hồn cả những toà nhà kiến trúc Pháp hai tầng, ba tầng tĩnh lặng dưới vòm cây, tạo nên nét đẹp cổ điển mà duyên dáng hiện đại của Hà Nội.
.
Nhiều đời gắn bó với nương rẫy và cày cuốc, lớp người bần cố nông từ rừng xanh núi đỏ, từ đất cày lên sỏi đá về làm chủ Hà Nội nhưng vẫn mang hồn núi rừng, mang hồn mảnh đất sỏi đá. Hà Nội chỉ là nơi cho họ sự đổi đời. Rừng núi là vùng kinh tế mới của thị dân Hà Nội thì Hà Nội lại là vùng kinh tế mới của những bần cố nông bỗng được làm chủ Hà Nội.
.
Không có hồn của núi rừng, những thị dân Hà Nội làm kinh tế mới ở núi rừng chỉ biết tàn phá núi rừng để khai thác triệt để lợi ích tức thì từ đất, từ rừng. Những thị dân Hà Nội ứng xử với núi rừng ở vùng kinh tế mới như thế nào thì những bần cố nông làm chủ Hà Nội cũng ứng xử với Hà Nội như vậy.
.
Ứng xử với đất kinh kì Hà Nội như ứng xử với đất rừng, đất ruộng sỏi đá, những cốt cán công nông làm chủ Hà Nội liền xây ngôi mộ đồ sộ của người khai sinh ra nhà nước công nông lù lù ngay giữa phố phường kinh kì “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”.
.
Đánh đuổi giặc Nam Hán ra khỏi bờ cõi, chấm dứt ách nô lệ Bắc thuộc ngàn năm, hào kiệt Ngô Quyền xứ Đoài trung du được tôn lên ngôi vua. Ngự ngai vàng đế vương ở kinh kì Hoa Lư, Ninh Bình nhưng khi về Trời, nhà vua Ngô Quyền, người có công lớn nhất trong lịch sử dựng nước Đại Việt lại về với bóng duối làng Đường Lâm, lại về với đất đồi trung du, lại về với lòng dân Xứ Đoài.
.
Các vua triều Trần ba lần thắng cái ác Nguyên Mông. Cái ác Nguyên Mông bao trùm cả hai lục địa, nô dịch cả hai lục địa Á – Âu nhưng không nô dịch được dân tộc Việt Nam bé nhỏ. Có công với nước, với dân, với lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới lớn như vậy nhưng khi các vua nhà Trần về Trời, có vua về với cỏ cây quê nhà, làng Tức Mạc, phủ Thiên Trường xứ Nam Hạ, có vua về với mây trời núi cao Yên Tử. Không vua nào chiếm một mẩu đất kinh kì làm mộ táng vua, làm đất riêng của dòng tộc vua.
.
Có chí lớn và công to, hăm hở, bền bỉ và quả cảm mở cõi về phương Nam, dựng lên hình hài, vóc dáng đất nước Việt Nam dằng dặc một dải từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến bãi cát biển Hà Tiên, Phú Quốc nhưng các vua triều Nguyễn mở cõi khi về Trời đều về với mảnh đất hoang sơ xa ngái thượng nguồn sông Hương, về với những mỏm núi bình dị khuất nẻo lô xô chân dãy Trường Sơn, xa kinh kì Huế, không tốn một thước đất vàng, đất bạc kinh kì.
Còn những cốt cán nông dân làm chủ kinh kì Hà Nội đã giành cả vùng đất vàng, đất kim cương mênh mông Tây hoàng thành Thăng Long làm nghĩa trang xây ngôi mộ lãnh tụ công nông.
.
3. Ứng xử với đất lịch sử, đất thần linh kinh kì Hà Nội như ứng xử với đất đồng, đất bãi, đất lúa, đất ngô ở làng quê, những cốt cán công nông làm chủ Hà Nội xây xong ngôi mộ đá cho lãnh tụ công nông giữa phố phường kinh kì Hà Nội, lại hăm hở xây tiếp toà nhà bảo tàng của lãnh tụ công nông liền kề ngôi mộ đá.
.
Để có đất xây bảo tàng trưng bày đôi dép cao su của lãnh tụ công nông, những cốt cán công nông làm chủ Hà Nội nhưng không có hồn kinh kì Hà Nội liền quyết định đập bỏ chùa Một Cột. Với họ, ngôi chùa nhỏ xíu, nhỏ hơn cả cái đình làng thì đưa về làng quê và làng quê nào cũng sẵn đất xây lại ngôi chùa nhỏ xíu đó.
.
Mang triết lí nhà Phật, con người hoà thuận với thiên nhiên, ngôi chùa như một phần của thiên nhiên, như một đài sen soi bóng xuống mặt nước và mái ngói đỏ thấp thoáng trong cây xanh như ngọn lửa cuộc sống bập bùng bền bỉ trong thời gian vô cùng vô tận. Mang triết lí sâu thẳm và bao dung nhà Phật, mang hồn nước Đại Việt, vị trí chùa Một Cột phải trên đất kinh kì. Hình hài chùa Một Cột nhỏ nhắn, đơn sơ, khiêm nhường như tính cách, như cuộc sống những vua nhà Lý sùng đạo Phật nhưng tầm vóc chùa Một Cột không hề nhỏ và ngôi chùa của một vương triều, một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam không thể đưa về nơi xó xỉnh làng quê khuất nẻo.
.
Vua nhà Lý dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về định đô ở Thăng Long năm 1010 thì chỉ ít năm sau, đời sống ở kinh đô mới Thăng Long đã đi vào ổn định, nề nếp, đích thân vua nhà Lý sùng đạo Phật đi dạo khắp kinh kì chọn đất dựng chùa. Lúc đó đất Thăng Long còn loi thoi, rời rạc giữa lênh láng hồ lớn, hồ nhỏ, giữa dào dạt sông ngòi chi lưu sông Hồng. Với chủ định chùa phải ở hướng Tây hoàng thành Thăng Long, hướng nhà vua thường ngước lên Thần Tản Viên trên đỉnh Ba Vĩ, vua đã chọn đất thôn Thanh Bảo, phủ Quảng Đức, xây ngôi chùa Diên Hựu mà dân gian vẫn gọi nôm na là chùa Môt Cột giữa rừng cây xanh.
.
Thợ ngoã, thợ mộc giỏi từ xứ Đông, xứ Bắc, xứ Đoài, xứ Nam Hạ được tuyển về kinh xây chùa. Nhờ vậy ngôi chùa xây xong năm 1049 vừa nền nã, tinh tế mang nét tài hoa dân gian, vừa uyển chuyển, hài hoà với thiên nhiên, vừa tĩnh lặng, thâm trầm sâu thẳm trong cõi từ bi nhà Phật. Chùa xây lại ở nơi khác làm sao có được hồn lịch sử thời hình thành kinh đô Thăng Long, làm sao có được hồn của những thợ giỏi, những tinh hoa nước Việt.
Quyết định đập phá chùa Một Cột để xây bảo tàng trưng bày đôi dép cao su của lãnh tụ công nông làm bàng hoàng không chỉ những thị dân mang hồn Hà Nội mà còn gây sôi sục bất yên trong lòng người dân cả nước. Làn sóng mạnh mẽ lên tiếng đòi giữ lại ngôi chùa do vua Lý dựng lên ở mảnh đất vua Lý chọn.
.
Tiếng nói điềm tĩnh, bền bỉ và lí lẽ thuyết phục nhất giữ lại chùa Một Cột ở mảnh đất vua Lý chọn là tiếng nói của một người lính thị dân Hà Nội khi đó mang hàm thượng tá, thượng tá Phạm Quế Dương nhà ở cạnh thành cổ Cột Cờ. Người lính thị dân Hà Nội Phạm Quế Dương đôn đáo mang kiến nghị không đập phá chùa Một Cột có chữ kí của hàng ngàn mảnh hồn Hà Nội trên khắp đất nước và hàng trăm trí thức đang sống ở Hà Nội đến uỷ Nhân dân thành phố Hà Nội, đến hội Khoa học Lịch sử, đến văn phòng Quốc hội, văn phòng Chính phủ, đến các toà báo và đến nhiều vị có vai vế trong đảng và nhà nước. Nhờ vậy chùa Một Cột mới được giữ lại ở vị trí của chùa từ ngàn năm trước đến muôn đời sau.
.
4. Hồn kinh kì Hà Nội hiển hiện rõ nhất ở những đặc trưng kinh kì Hà Nội, chỉ kinh kì Hà Nội mới có. Hơi may se lạnh cuối thu thì cả nước đều có, cả miền Bắc đều nhận ra rất rõ hơi may. Nhưng chỉ hơi may se lạnh cuối thu Hà Nội mới gợi cảm, bâng khuâng đến xao xác trong lòng người Hà Nội. Chỉ Hà Nội mới có cả toà thành, cả dãy tường thành thấm màu thời gian, mới có cả dãy phố san sát những mái ngói rêu phong mang tinh hoa kiến trúc truyền thống Việt Nam và mới có những phố dài thấp thoáng những toà nhà xinh xắn, những villa duyên dáng dưới vòm cây xanh mang tinh hoa kiến trúc Pháp tinh tế và lịch lãm, mang cả bóng dáng thời lịch sử buổi đầu xã hội Việt Nam ngập ngừng, bối rối và cả đau đớn bước vào văn minh đô thị, văn minh công nghiệp. Chỉ người mang hồn Hà Nội mới nhận ra hồn kinh kì ở những hàng cây trên phố Hà Nội, tán cây lao xao cơn gió hiện tại mà hàng cây nối dài chìm vào màn sương bảng lảng như chìm sâu hút vào quá vãng lịch sử xa xưa.
.
Những cốt cán công nông làm chủ Hà Nội dù có bằng cấp kiến trúc sư, có học vị, học hàm tiến sĩ, giáo sư nhưng không có hồn Hà Nội đã thản nhiên kí lệnh cho công ty công viên cây xanh Hà Nội hạ gục 6700 cây xanh mang hồn Hà Nội, mang cả một phần lịch sử Hà Nội đang bám rễ sâu trong đất cổ Hà Nội, đang tạo bóng mát cho cuộc sống Hà Nội và tạo ra cả khoảng tĩnh lặng, khoảng sâu lắng trong hồn người Hà Nội.
.
Chặt hàng cây mang một phần lịch sử Hà Nội, những cốt cán công nông làm chủ Hà Nội còn âm thầm và hối hả đập phá những ngôi nhà cổ mang thẩm mĩ kiến trúc cổ điển Việt Nam xây lên bằng vật liệu truyền thống, bằng bàn tay khéo và thẩm mĩ dân gian Việt Nam. Đập phá những toà nhà mang đậm nét đẹp kiến trúc Pháp, ghi dấu ấn lịch sử thời xã hội Việt Nam theo chân các nước công nghiệp châu Âu, chập chững bước vào văn minh đô thị.
Không đập bỏ được chùa Một Cột ở mảnh đất phía Tây hoàng thành Thăng Long lấy đất xây bảo tàng trưng bày đôi dép cao su của lãnh tụ công công vì để tuyên truyền cho ý nghĩa và giá trị văn hoá, tinh thần lớn lao của bảo tàng, chủ đầu tư đã công khai với dư luận nguồn đất xây bảo tàng. Rút kinh nghiệm, nay những người làm giầu từ đất, mang đất công ra kinh doanh, ăn chênh lệch tiền tỉ từ việc biến đất công trình cổ thành đất thương mại cứ lặng lẽ quây kín công trình cổ lại, gấp gáp đập phá từ bên trong. Đến khi phá toang ra ngoài, dư luận xã hội biết, rầm rộ lên tiếng thì sự đã rồi.
.
Quần thể kiến trúc chạy dài bốn mặt phố Nguyễn Thái Học, Lê Trực, Trần Phú, Hùng Vương cận kề cạnh Tây Nam hoàng thành Thăng Long được định tên là toà nhà 61 Trần Phú mang nét đẹp kiến trúc cổ điển Pháp được người Pháp xây đầu thế kỉ 20. Có tuổi đời cả trăm năm nhưng mái ngói vẫn đều tăm tắp, không một gợn xô lệch. Tường dầy bụi thời gian nhưng vẫn phẳng phiu, không một vết tróc, lở. Những góc cạnh, đường thẳng, đường lượn, hoạ tiết trên tường vẫn sắc nét, vẫn nguyên vẹn sự tinh tế, tài hoa, lịch lãm do những nghệ sĩ kiến trúc Pháp và bàn tay khéo người thợ Việt tạo ra. Dãy nhà dài nhưng không hề thấy bóng dáng của ngôi nhà chung chạ, công cộng, bình dân, vẫn mang phong cách biệt thự quí tộc Pháp.
.
Quần thể kiến trúc Pháp 61 Trần Phú nằm trong mạch những biệt thự, những villa tạo ra những dãy phố vừa cổ kính, vừa hiện đại Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng . . . hình thành bộ mặt mới của thủ đô Hà Nội bên cạnh những phố cổ kẻ chợ, tạo nên vóc dáng thủ đô Hà Nội đầu thế kỉ 20.
.
Quần thể kiến trúc 61 Trần Phú như một nốt nhạc trong bản giao hưởng kiến trúc thủ đô Hà Nội mà những kiến trúc sư tài hoa người Pháp là những nhà soạn nhạc viết ra bản giao hưởng đó. Bỏ đi một nốt nhạc là làm mất đi một giai điệu đẹp, mất đi một nhịp điệu, tiết tấu say đắm của bản giao hưởng.
.
Quần thể kiến trúc 61 Trần Phú Hà Nội bị đóng kín cửa, đập phá từ bên trong, từ nền tảng. Đến khi mái ngói trên cao bị dỡ trống trơ, phơi bộ xương rui mè tênh hênh giữa trời, dư luận xã hội mới giật mình, sửng sốt kêu lên.
.
Trước nỗi đau mất mát của những mảnh hồn Hà Nội, Bí thư thành uỷ Hà Nội phải lệnh dừng đập phá thì bộ Xây dựng, nơi quản lí những công trình xây dựng nhưng chỉ biết giá trị đất công trình, không cần biết giá trị công trình, nơi kí lệnh cho phép mang đất công trình ra kinh doanh, biến đất công trình cổ thành đất thương mại liền lên tiếng nói lấy được bảo vệ việc phá bỏ chiều sâu lịch sử và nét đẹp kiến trúc hài hoà Pháp Việt của không gian kinh kì Hà Nội, bảo vệ thứ kiến trúc trọc phú hoá, dung tục hoá, chợ búa hoá những công trình mọc lên ở Hà Nội thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ việc đã rồi: Toà nhà 61 Trần Phú không có giá trị văn hoá và lịch sử!
.
Với những người đang làm chủ Hà Nội, coi Hà Nội chỉ là vùng kinh tế mới, nhìn Hà Nội bằng con mắt cuả nhóm lợi ích, chỉ biết lợi ích chính trị để tiến thân và lợi ích kinh tế để làm giầu, đến chùa Một Cột còn đáng bị phá thì chả nơi nào ở Hà Nội có giá trị văn hoá và lịch sử cả. Và những mảnh hồn kinh kì Hà Nội cứ lần lượt bị tàn phá! Như thị dân Hà Nội lên rừng làm kinh tế mới tàn phá hồn rừng, hồn núi vậy.
Phạm Đình Trọng
Chế độ các nhà tù nơi giam giữ những tù nhân chính trị ở Miền Bắc trước 1975, theo lời thuật lại của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện :
“Mùa đông thì rận chấy mùa hè thì rệp. Sàn nứa ở trên rừng khi đốt lửa lên để giết rệp thì không biết bao nhiêu là con rệp. Ba bốn người ngồi giết không kịp nên nó sinh sôi như thế. Mùa đông thì rận chấy. Có cái áo tù khi giũ ra thì hàng ngàn con rận! Kinh khủng như vậy.
“Ăn thì ăn đói không có gì cả. Đói điên cuồng, đói quá hóa điên. Ai trải qua rồi thì mới thấy nó khủng khiếp. Có những thanh niên không chịu được đói đập đầu vào tường để tự tử. Có người dùng mảnh chai cắt veine để cho máu chảy ra mà chết. Tôi chứng kiến nhiều trường hợp như thế, đói một cách kinh khủng.”
Và theo lời thuật lại của người tù biệt kích Trần Quốc Định- tác giả cuốn Thép Đen :
“Chúng tôi đói đến nỗi phải sàng phân mà ăn. Là vì ăn hạt bo bo của Ấn Độ, mà bo bo thì cứng lắm thanh niên như tôi mà nhai còn nhủng nhẳng thì huống chi mấy ông già, nhai kỹ bao nhiêu thì vẫn còn phân nửa. Một nửa còn lại nguyên si nó vào xong nó lại đi ra. Mà phân thì lại không có mắm muối, cá thịt gì nên không hôi thối. Do đó các người đói quá sau khi những người tù đi ngoài thì họ vào họ xúc phân đó. Những toán đi ra ngoài đồng đem xuống suối rửa sạch rồi hầm lại và ăn lại cái bo bo đó!”.
Chỉ có dân đen là lầm lũi đi vào lò lửa chiến tranh thôi nhá, đừng có mà hòng con ông cháu cha, con cháu các cụ nhá. Các hạt giống Đỏ không thể bị què chân cụt tay, đui mù sứt mẻ để mà sau này còn có thể nối nghiệp bố leo ngồi chót vót ngất ngưởng thiên hạ chớ, con vua thì lại làm vua mà lị :
Cựu đại tá Bắc Việt Bùi Tín : “….. Cộng sản đưa ra Luật nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền về vinh quang trai thời loạn là sinh Bắc tử Nam, cưỡng bức các cháu bỏ học cầm súng, bắt ký các bản tình nguyện nhập ngũ, buộc bố mẹ phải ký tên «vinh dự hiến con cho Tổ quốc», trong khi con cháu các quan lớn hầu hết đều được xuất ngoại học tập ở Liên Xô, Trung Quốc , Ba lan, Đông Đức, Tiệp… Một sự bất công khổng lồ.
“….Chính tướng Đinh Đức Thiện, em ruột của Lê Đức Thọ gặp chúng tôi ở Câu lạc bộ quân nhân, nói bỗ bă rằng :’’ Hăng máu vịt, nhưng con cái các ông lớn có ai vào chiến truờng đâu. Sinh Bắc tử Nam toàn là con cháu nông dân thấp cổ bé họng ’’.
“Ngày Oan Trái ” -Blog Trần Hồng Tâm ( Bắc Việt nam) : Ở quê tôi, những gia đình mà không có liệt sỹ chỉ rơi vào một trong hai hoàn cảnh: Hoặc neo đơn góa bụa, hoặc gia đình cán bộ cộng sản. Bạn thử nhìn vào gia đình tướng Võ nguyên Giáp. Con ông đi bộ đội, nhưng đóng ở sân bay Gia Lâm hay làm trong viện nghiên cứu. Làm sao ông hiểu được nỗi đau của người mất con. Bản thân của chính ông thì chưa đặt chân vào đến chiến trường, chỉ quanh quẩn trong hầm chỉ huy ở Hà Nội, nhưng ông lại tắm gội trong ánh hào quang của chiến thắng.
Chính vì thế mà trí thức Cộng Sản nhà mềnh lấy Võ Nguyên Giáp làm thần bạch mi cho mình . Trận Điện Biên Phủ thời đó là do các cố vấn Trung Hoa trực tiếp chỉ đạo, và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sát cánh với Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc chiến đấu giải phóng cho quê hương đất nước . Trận ĐBP VNG chỉ lo hậu cần thui, chứ hổng có trực tiếp chỉ huy trận nào cả .
Con ông cháu cha Việt Nam Cộng Hòa toàn trốn lính ?! :
“Người đi giúp núi sông …
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương ”
(Hàng Hàng Lớp Lớp – Nguyễn Văn Đông )
Con của ông Trần Quốc Bửu -chủ tich Tổng Liên Đoàn Lao Công VNCH, kiêm phó chủ tịch Tổng Công Đoàn Công Giáo Quốc Tế – tử trận năm 1974;
Hoàng Cơ Thụy Hạnh (con của ông Hoàng Cơ Thụy, Đại Sứ tại Lào) hy sinh trong chiến dịch Lam Sơn 719 ;
Hải Quân thiếu tá Lê Anh Tuấn – Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 43 Ngăn Chận – em út của trung tướng Lê Nguyên Khang tự sát ngày 30 tháng Tư năm 75 ;
Phan Huy Bách- con của thủ tướng Phan Huy Quát ;
Hà Thúc Việt – con của Hà Thúc Ký , lãnh tụ đảng Đại Việt, tổng trưởng bộ Nội Vụ ;
Trần Minh Chánh – con của đề đốc Trần Văn Chơn ,tư lệnh Hải Quân ;
Lê Văn Danh- con thượng nghị sĩ Lê Văn Thinh;
Hồ văn Anh Tuấn – con hoặc cháu của nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh…;
v…v…
Số phận của những người lính trong lực lượng Pháp sau khi lọt vào tay Cộng sản sau trận Điện Biên Phủ :
Nhà báo Bùi Tìn: Cựu tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Ðông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào nãm 1995 . Khi trò chuyện , ông cũng nhắc lại vấn ðề tù binh Pháp mất tích – thuộc nhiều nước gốc Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal… Ông cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam ðược ghi nhận là 5.782, số ðược trao trả 3.290, như vậy là còn thiếu ðến 2.492 người.
Sex, sex, sex….cho Cha Già Dân Tộc ( tục danh ” Cha già dâm loạn “) và các cán bộ CS cấp cao. Sướng nhá ! Quá đã ! trong khi nhân dân trong cơn mê sảng kìn kìn xông ra tiền tuyến lao vào lửa đạn :
-Sử gia Trần Gia Phụng thuật lại Hồ chí Minh mê hút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky Strike. Và đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục với các phụ nữ như Tăng Tuyết Minh( Tàu), Nguyễn thị Minh Khai , Đỗ thị Lạc, Nông thị Xuân , v…v…
-Trong cuốn “No Peace, No Honor”, sử gia Larry Berman thuật lại lời tiết lộ của trung tướng Mỹ Vernon Walters rằng đa số thành viên trong phái đoàn CSBV tới dự Hòa Đàm Ba Lê không những cư ngụ trong khu nhà giàu vùng 16 thủ đô Ba Lê mà còn có cả một giàn gái điếm từ Bắc Việt qua giúp giải trí…
Trong cuốn Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh thuật lại rằng thời kháng chiến ở vùng Việt Bắc, Đinh Đức Thiện (em của Lê Đức Thọ) từng lập một trại gồm toàn gái để “cán bộ đến cấp bậc nào đó đến giải quyết sinh lý .
v…v…
No Star Where. Nhà báo Cộng Sản niu chọng zăng, coong zai nhà thơ cũng Cộng Sản lun niu chọng nư quan niệm lãnh đạo về tình dục càng bá cháy càng tốt, vì ngầu chỉ trong chăn gối mới quyết đoán trong lãnh đạo . i guess Lương Ngọc An qualified như 1 lãnh đạo có cá tính . Nhà báo niu chọng zăng còn rất tán thành chuyện giựt gái, thải cho đàn em, … aka xử dụng phụ nữ như trong 1 đảng cướp .
Và dân ta vẫn kính trọng ông í, Thụy My RFI vẫn đăng tất cả những thứ ông í xịt ra .
Mọi chuyện, methink, đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện rùi . Kêu Dạ Thảo Phương im đi .
Thế này là nghĩa làm sao?! trong khi Cộng sản tuyên truyền mọi người đều bình đẳng, không phân biệt giai cấp , mà sao lại thế này :
– Trong cuốn Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh thuật lại thời đó ở ngoài Bắc có cái nông trại tên là Tam Thiên Mẫu giữa Cẩm Giàng và Thuận Thành nuôi đủ bò, dê, heo, gà, ngỗng, vịt, cá, lươn, ếch, v.v. cung cấp cho Bộ Chính trị. Còn ở Thái Bình thì có đồng trồng lúa riêng cho các vị trong Bộ Chính trị. Trong khi đó thì dân chúng không đủ gạo ăn và thiếu thực phẩm.
– TKGi: Ở ngoài Bắc qui định tiêu chuẩn và chế độ khẩu phần lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết :
Ở nhà ăn tập thể chế độ ăn có 3 cấp: Đại táo, tức bếp lớn nấu ăn cho toàn thể nhân viên binh sĩ cấp dưới; Tiểu táo, bếp nhỏ, dành cho các cấp chỉ huy, sĩ quan; Đặc táo, dành cho cấp cán bộ cao cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, mỗi chế độ nhà bếp có tiêu chuẩn lương thực thực phẩm khác nhau về số lượng cũng như về chất lượng.
Chữa bệnh cũng có chế độ khác nhau, sĩ quan từ Chuẩn úy lên Thượng úy nằm ở Bệnh viện Quân Đội Nhân Dân 308, có 12 ngày thuốc miễn phí. Từ Đại úy đến Thượng tá nằm bệnh viện Việt Xô, tiêu chuẩn 30 ngày thuốc miễn phí. Đại tá trở lên được chữa trị ở ngoại quốc. Ngoài chiến trường, Trung đoàn trưởng có một Y sĩ và một cần vụ phục dịch, một tư lệnh Sư đoàn có một Bác sĩ và một cần vụ.
Đồ dùng cũng phân biệt, binh sĩ, cán bộ cấp dưới mang dép râu (Bắc Việt gọi là dép lốp), cán bộ trung cấp mang sandale. Công an mang sandale nhựa trong – cán bộ trung ương được cấp phát giày và xà-cốt loại da tốt do nước Mông Cổ viện trợ.
Chừng nào cái “kiến trúc” dị hợm nhất thế giới ở Ba đình là cái nhà vệ sinh công cộng khổng lồ thời La mã – Hy lạp bị phá bỏ thì dân Hà Nội mới có thể thành người…văn minh được.
Nhân danh tổng thốn VNCH ta lệnh cho ông Phạm Đình Trọng viết báo quyên góp tiền gửi về VN xây Hà Nội to đẹp hơn đàng hoàn hơn đừng ngồi đó mà nói xàm ngứa Đ.Í.C.H ta lắm, coi chừng ta học cách hành xử tù binh như chiến hữu Ngễn Ngốc loạn kẻ mà ta tôn thờ là thần chết nhân loại.
Ký tơn
Ngễn Dăng Thệu.
Cộng sản: “Lối sống dâm ô trụy lạc, không chỉ là hậu quả tất nhiên của sự có mặt của hàng ngàn, hàng vạn lính viễn chinh đú đởn và lắm tiền, nó còn nằm trong chủ trương thâm độc của Mỹ – Thiệu muốn sa đọa hóa thanh niên Việt Nam hòng làm cho giới trẻ quên đi hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược…”.
Thế còn ở Miền Bắc thì sao nhỉ ?
Hồi ký Tôi Bỏ Đảng của tác giả Hoàng Hữu Quýnh kể lại: Tại Hà-nội , trong đợt thanh niên làm nhiệm vụ kiểm tra nếp sống thời chiến, trong vòng một đêm bắt được hơn 400 cô gái làm đĩ, phần lớn là người các tỉnh lân cận Hà-nội.” Sang trang sau ông viết: “Thành, bạn tôi đã kể cho tôi nghe tại thành phố Nam định, những bé gái chỉ 13, 14 tuổi đã lang thang ở vườn hoa bến tầu. Mỗi lần thấy người đi qua các em gọi lại. “Chú ơi, chú chơi cháu đi. Chú muốn Tam Đảo hay Điện Biên tùy ý chú “ .
Trong khi ở trong miền Nam, ngoài xe hơi, còn có rất nhiều xe gắn máy chạy đầy đường từ các thành phố, tỉnh thành xuống tới đồng quê , Honda, Suzuki, Yamaha ,v..v…
thì ở ngoài Bắc :
Con ngựa sắt ở miền Bắc : Khi ấy, nếu gia đình nào sở hữu cho mình một chiếc xe đạp, mà lại là xe đạp Thống Nhất thì đó chắc chắn là gia đình khá giả. Một chiếc xe đạp Thống Nhất có giá lên tới nửa cây vàng lúc bấy giờ, một số tiền quá lớn đối với mức thu nhập của nhiều gia đình Việt Nam những năm tháng đó.
Xe đạp Thống Nhất trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Nhà máy được thành lập năm 1960 thì năm 1965, nhà nước ra quyết định phân phối xe đạp giá cung cấp, trong đời một cán bộ, công nhân viên được mua một chiếc. Ai được phân phối sẽ kèm theo một sổ mua phụ tùng. Quyết định là vậy nhưng một năm, xí nghiệp hàng trăm người cũng chỉ được phân phối chưa đến mười chiếc.
Có người được phân phối chiếc xe Thống Nhất, quý đến mức không dám đi, về treo xe lên trong nhà, hai bánh không để chạm đất, thỉnh thoảng ngồi ngắm và quay bàn đạp nghe tiếng xích líp kêu.
Miền Bắc: Hậu phương lớn của các binh đoàn lính đánh thuê cho các đế quốc Liên Xô- Trung quốc đang xâm lược miền Nam :
Cuộc sống ở miền Bắc rất bi đát . Ví dụ chỉ cần đọc Nỗi Oan của nhà văn Đào Hiếu, Con Bò Thải và Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì của nhà văn Phùng Gia Lộc, Thiên Đường Mù của nhà văn Dương Thu Hương, hay Ông Tướng Về Hưu, và Con Gái Thủy Thần của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì sẽ rõ :
Ngọc, vai chính trong Nỗi Oan mới 12 tuổi đã phải leo xuống giếng sâu thăm thẳm, đường lên trơn trượt để múc nước, gánh nước. Rồi khi lớn lên thấy trong làng “sao mà lắm người tự tử thế? Nhiều người tự thắt cổ. Có người nhảy xuống giếng mà chết. Người sống thì mùa đông chui vào đống lá khô cho đỡ rét…
Gia đình cậu Chính của Hằng vai chính trong Thiên Đường Mù , bữa ăn chỉ có một đĩa rau muống luộc và một đĩa nhộng rang hành chia ra làm 3 ô, mỗi ô chỉ có 15, 16 con bé tí bằng đầu đũa. Thằng anh chọc đũa vào phần của thằng em bị mẹ dở đầu đũa gõ vào đầu thắng anh. Thằng anh khóc ré lên…
Con bò của hợp tác xã trong Con Bò Thải của Phùng Gia Lộc thì gầy nhom, chả bù cho khi nó chưa vào hợp tác xã thì béo tốt. Cái cảnh cha chung không ai khóc ở các hợp tác xã quá tàn tệ. Nếu thu hoạch có khá đôi chút thì cũng chỉ béo mấy kẻ trong ban quản trị. Xã viên vẫn đói meo.
Đặc biết dân quê nghèo đến độ trẻ con đã chín mười tuổi cũng không có quần. Không chỉ có thơ của Nguyễn Chí Thiện tả trẻ con trong tù lon ton không phải mặc quần.
Mà cả chuyện Cô Gái Thủy Thần của Nguyễn Huy Thiệp cũng tả cảnh một bé gái 12 tuổi cởi truồng cầm đầu một tóan 6,7 đứa trẻ ban đêm cũng trần truồng đi ăn trộm mía của hợp tác xã. Còn con trai mới 14 tuổi đã phải đi cầy. Mà lại còn là thợ cầy chủ lực của hợp tác xã. Tối đến về nhà lại còn phải đi đào đá ong!
Trong Ông Tướng Về Hưu một nhân vật nói mỗi ngày trong nước có cả ngàn người chết khắc khỏai, chỉ ước được chết nhanh như lính. “Lính các anh sướng, đòm một phát. Sướng!“ Chỉ mấy hàng đã đủ đau lòng.
Thời Chiến Tranh, trong khi ở miền Nam:
Non nước bao la / Từng bầy chim hót vang hoà/Lúa xanh đầy đồng
Bao người dân chung niềm vui /Về miền Nam sáng huy hoàng
Lúa thơm đầy đồng /Ta cùng nhau gây cuộc sống /Sau luỹ tre xanh
Đời người dân sống no lành /Tiếng vang câu hò /Đây miền Nam miền tự do (“Hương Lúa Miền Nam “- Phó Quốc Lân “.
thì ở miền Bắc:
-Nhà văn Dương Thu Hương: Chúng tôi sống như những người nông dân và tất cả mọi người đều chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Thức ăn thức uống vô cùng khan hiếm, thậm chí rau cũng không có. Gạo ở bên kia sông, chỉ vì mấy cân gạo có thể mất mạng, vì bom Mỹ ném liên tục.
– Nhà văn Tô Hoài : Các cửa hàng, phiếu thịt chỉ bán mỡ – mà hoạ hoằn mới có. Người đổ ra đường, suốt ngày nháo nhác sắp hàng, xếp hàng mua từ mớ rau đay. Bom đánh trên đầu, dưới đất thì kéo dài hàng như thế này, biết sẽ ra sao. Tôi ra nhận làm công tác trưởng khối phố, tôi đi xem xét các nhà thiếu đói để xin cứu tế cuối năm. Vào một nhà, chị ấy làm nghề y tá, chồng li dị. Ba mẹ con cả tháng ăn cháo quấy lẫn rau muống. Nửa phần gạo phiếu đã bán để thêm tiền chi tiêu và mua rau, mắm muối.
v…v…
Good. Saigon đã thành Thành phố Hồ Chí Minh, mai mốt Hà Nội sẽ thành thành phố Mao Trạch Đông
Xin các bạn tiếp tay
Quỷ thời gian cạn dần
Còn điều gì ta cần
Nói cùng những người trẻ
Xin các bạn xa gần
Đã mười năm trăn trở
Nhờ các bạn giúp đỡ
Tiếp sức giúp đề tài
Nhắn nhủ cùng giới trẻ
Xin các bạn tiếp tay
Thật trân quý lắm thay
Nếu thấy tôi thiếu sót
Vì Tổ Quốc tương lai!
Đa tạ
Nông Dân Nam Bộ
Theo lời của tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng như những trí thức Cộng Sản như ông í, cuộc đấu tranh cho cái con cá sặc gì hổng biết sẽ rất lâu, có thể kéo dài hàng thế kỷ . Quan trọng nhứt là hổng nên nóng vội, vì dễ gây ra chủ quan, duy ý chí . Và điều cần nhứt là phải đấu tranh 1 cách ôn hòa & có học, hổng thui sẽ bị toàn bộ dân Việt xã hội chủ nghĩa, bao gồm các “trí thức” vừa đề cập tới, thẳng thừng loại bỏ . Oh, và cuộc “đấu tranh” cho cái con cá sặc gì đó hổng biết hoàn toàn hổng mang mục đích chống đối và đòi lật đổ Đảng Cộng Sản, là Đảng của Bác Hồ của họ . Cuộc “đấu tranh” gần đây mang thêm 1 ý nghĩa mới, đó là để Đảng cùng trường tồn cùng đất nước & dân tộc . Đất nước & dân tộc có ra sao thì cũng phải để Đảng trường tồn cái đã .
2 hào của tớ, chừng nào dân ta đ lên tụi cứ mở mồm là khai dân trí, its a Đamn good start. Còn bây giờ thì cứ từ từ rùi khoai cũng nhừ tử
Quê hương ta có gì ngạo nghễ?
Trong suốt chiều dài của lịch sử
Luôn luôn bị đại Hán xâm lăng
Quê hương ta có gì ngạo nghễ
Dù bị nô lệ một ngàn năm?
Tộc Lạc Việt không bị đồng hóa!
Ba lần ta chiến thắng quân Nguyên
Một lần nữa đánh đuổi quân Thanh
Đoàn quân đã chinh phục đại Hán
Lịch sử cận đại vẫn vinh danh!
Hậu duệ Đức Thánh Trần – Nguyễn Huệ
Hèn hạ nhục nhã vẫn cúi đầu
Trước bè lũ rợ Hồ cẩu trệ
Lòn trôn theo bưng bô Nga Tàu!
Huynh đệ tương tàn để nô lệ
Vì đâu nên nỗi hỡi đồng bào!
Nông Dân Nam Bộ