Tác giả Michel Winde và Ansgar Haase, 17.06.2023
Người dịch: Lưu Thủy Hương
*
Tham nhũng ở cấp độ cao nhất, nhà nước pháp quyền yếu kém và các vấn đề kinh tế nghiêm trọng: Vào đầu năm nay, dường như không thể tưởng tượng nổi chuyện Ukraine có thể sớm trở thành ứng cử viên xin gia nhập EU.
.
Gần bốn tháng sau cuộc chiến xâm lược của Nga, thế giới bây giờ đã khác đi hoàn toàn.
Với tất cả sự cố gắng, Ủy ban EU sẽ đưa ra khuyến nghị vào thứ Sáu tuần này, nó nhằm mục đích mang lại niềm vui và sự an ủi cho Ukraine.
°
Chính xác thì hôm nay Ủy ban EU đề xuất điều gì?
Sau nhiều tuần phân tích, văn phòng chủ tịch Ursula von der Leyen sẽ đưa ra tuyên bố về việc, liệu Ukraine có nhận được quy chế ứng cử viên EU hay không.
°
Khuyến nghị của Ủy ban sẽ là gì?
Theo thông tin của Cơ quan Báo chí Đức, đêm nay, cơ quan quyền lực do Ursula von der Leyen đứng đầu có nhiều khả năng sẽ chủ trương trao cho Ukraine quy chế ứng cử viên gia nhập EU.
Đồng thời, theo thông tin trong vòng thân cận của Ủy ban, cần phải làm sáng tỏ rằng: những bước đi tiếp theo trong quá trình gia nhập phải kèm theo các điều kiện cụ thể. Đó là sự cải thiện nhà nước pháp quyền và sự tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng.
°
Tư cách ứng cử viên EU có nghĩa là gì?
Không là ứng cử viên thì không thể gia nhập EU. Đây là điều kiện tiên quyết để bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập vào Hiệp hội hiện có 27 quốc gia.
.
Ngoài ra, quy chế ứng cử viên còn được hưởng cái gọi là viện trợ trước khi gia nhập: tiền từ ngân sách EU, nhằm hỗ trợ cho sự thay đổi trong xã hội, hệ thống luật pháp và nền kinh tế của các quốc gia đang tiến tới EU.
°
Có phải một lúc nào đó, ứng cử viên chắc chắn sẽ được là thành viên của EU?
Không, quy chế ứng cử viên không nói gì về việc gia nhập và không liên quan gì đến thời hạn. Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ: Nước này là ứng cử viên của EU từ năm 1999 – và hoàn toàn không thể tiến xa hơn. Vấn đề đặt ra là, mọi bước tiến gần đến việc phê duyệt phải được các quốc gia EU nhất trí thông qua.
°
Một quốc gia phải đáp ứng những điều kiện gì để gia nhập EU?
Việc này đặc biệt liên quan đến tiêu chuẩn Copenhagen, được thiết lập vào năm 1993 tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở thủ đô Đan Mạch. Chúng bao gồm:
– Sự ổn định về thể chế nhằm bảo đảm cho dân chủ và pháp quyền, cho việc bảo vệ quyền con người, cũng như sự tôn trọng và bảo vệ các nhóm thiểu số.
– Nền kinh tế thị trường hoạt động hữu hiệu, cũng như khả năng chịu áp lực cạnh tranh và chịu áp lực của các sức mạnh thị trường trong EU.
– Khả năng đảm nhận tất cả các nghĩa vụ của một thành viên – nghĩa là tất cả luật pháp và chính sách của EU (gọi là „Acquis communautaire“) – cũng như đồng ý với các mục tiêu của Liên minh Chính trị và Liên minh Kinh tế và Liên minh Tiền tệ.
Ngoài ra, các quốc gia ứng cử viên phải có khả năng và cam kết thực hiện bộ luật cực kỳ phức tạp và toàn diện của EU, và đảm bảo rằng nó được thực thi hiệu quả bởi các cơ quan hành chính và tư pháp quốc gia. Bản thân EU cũng phải có cơ hội để tiếp thu và hội nhập các quốc gia mới.
°
Liệu Ukraine có thể đáp ứng những yêu cầu này trong tương lai gần?
Điều này cực kỳ khó xảy ra. Vào tháng 9 năm ngoái, ban Kiểm toán Tài chính Châu Âu đã đưa ra một chứng nhận tàn khốc về Ukraine.
Một báo cáo đặc biệt cho biết vào thời điểm đó: “Mặc dù Ukraine nhận được mọi hình thức hỗ trợ từ EU, các nhà tài phiệt và các nhóm lợi ích vẫn tiếp tục phá hoại nền pháp quyền ở .
Ukraine và gây nguy hiểm cho sự phát triển của đất nước”.
Các dự án của EU và viện trợ của EU đã góp phần sửa đổi hiến pháp Ukraine và một số lượng lớn luật lệ. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được liên tục bị phá hoại, có rất nhiều chiêu trò lách luật và làm suy yếu cải cách.
Toàn bộ hệ thống điều tra, truy tố và tố cáo tội phạm trong các vụ án tham nhũng cấp cao như bị vô hiệu hóa.
°
Điều gì xảy ra sau khuyến nghị của Ủy ban EU?
Tuần tiếp theo sau có thể rất quan trọng. Vào thứ Năm và thứ Sáu, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ sẽ đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels và cố gắng tìm một lập trường chung.
°
Sẽ có một thỏa thuận?
Chắc là không. Thời gian gần đây, quan điểm của các quốc gia thành viên rất khác nhau. Các quốc gia như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia và Ireland trong nhiều tuần nay đã thúc đẩy việc nhanh chóng cho Ukraine trở thành ứng cử viên của EU.
Tuy nhiên, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Đan Mạch tỏ ra nghi ngại. Một lập luận của những người phản đối việc mở rộng là, EU hiện đã rất khó khăn với nguyên tắc thống nhất ý kiến trong các vấn đề như chính sách đối ngoại và an ninh. Cho nên họ thúc giục việc cải cách nội bộ trước khi mở cửa cho các thành viên mới.
Ngoài ra, có những nước như Áo, họ yêu cầu Bosnia-Herzegovina cũng phải được trao tư cách ứng cử viên nếu Ukraine có được. “Chúng ta cần đảm bảo rằng các tiêu chuẩn được áp dụng tương tự như đối với các quốc gia nộp đơn khác ở Tây Balkan.”
Thủ tướng Áo Karl Nehammer nói với Die Welt: “Trong tình cảnh này, tôi không thể tưởng tượng được chuyện trao quy chế ứng cử viên cho Ukraine và cùng lúc để các quốc gia như Bosnia-Herzegovina đứng ngoài cuộc”.
Cần phải đảm bảo rằng EU áp dụng “các tiêu chuẩn giống nhau” đối với Ukraine cũng như đối với các nước nộp đơn khác từ Tây Balkan. Ông nói: “Không được có tiêu chuẩn kép hoặc thậm chí có cả những ứng viên hạng nhất và ứng cử viên hạng hai. Chính phủ Bosnia-Herzegovina ở Tây Balkan đã nộp đơn xin gia nhập vào đầu năm 2016 và chỉ được coi là “ứng cử viên dự kiến” trong nhiều năm. Nehammer nhấn mạnh rằng, chuyện Ukraine là “một phần của gia đình châu Âu” thì không cần phải bàn cãi.
°
Quan điểm của chính phủ Liên bang Đức là gì?
Thủ tướng Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố ủng hộ việc Ukraine trở thành một quốc gia ứng cử viên trong chuyến thăm tới Kyiv hôm thứ Năm. “Đức sẽ đưa quyết định có lợi cho Ukraine”, ông Scholz nói.
°
Những quốc gia nào đang cố gắng xin vào EU?
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia Albania, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia cũng đã là ứng cử viên xin gia nhập. Ngoài ra còn có Bosnia-Herzegovina và Kosovo được gọi là những ứng cử viên dự kiến.
Sau Ukraine, vào tháng Ba Georgia và Moldova cũng đã nộp đơn. Ủy ban EU cũng dự định sẽ trình bày khuyến nghị của mình đối với hai quốc gia này trong ngày hôm nay. Moldova cũng được quan tâm như Ukraine. Ngược lại, Georgia phải tính đến thực tế rằng họ sẽ chỉ được cấp quy chế ứng cử viên sau khi đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, không có sự đồng thuận nào giữa các nước EU về điều này. Chẳng hạn, tổng thống Romania, ông Iohannis cũng muốn Moldova và Georgia nhận quy chế ứng cử viên. Ông nói trong chuyến thăm Kyiv hôm thứ Năm: “Đảm bảo quy chế ứng cử viên EU cho Ukraine, Moldova và Georgia tại Hội đồng châu Âu vào tuần tới là điều cần thiết để xây dựng một lá chắn vững chắc và lâu dài xung quanh các giá trị của chúng ta”.
°
Quy chế ứng cử viên có ý nghĩa gì đối với Ukraine?
Vào giai đoạn chiến tranh này, khả năng tiếp cận EU trở nên vô cùng quan trọng đối với Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky lặp đi lặp lại rằng, đây là một vấn đề lịch sử.
Đồng thời, Zelensky nhấn mạnh, Ukraine chống Nga cũng là bảo vệ EU và các giá trị của EU. Sự lạnh lùng của EU có thể là một trở ngại lớn đối với tinh thần của những người Ukraine đang chiến đấu – và một điều may mắn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bản tiếng Đức
(Nguồn Facebook)
Muon’ binh luan chinh’ tri , thoi su Chau au , nguoi do’ can phai² song’ , tim hieu², nghien cuu’ tài lieu ve Chau au lau nam nhu bac’ Triet ly’ Gia. Toi xin bai’ phuc Bac’. Ko ninh nhe’! Bac TLG noi’ chuyen rat’ chinh’ xac’, minh bach , ro² rang, dua tren nhung² tài lieu trung that.
Toi là nguoi so,ng’ tren 40 nam o² Chau au, Toi doc nhieu bài binh luan cua Bac’ TLG, Toi nhan thay’ Ong ta là nguoi co’ tam’ nhin chinh’ tri rat’ hieu² biet’, và trung that ve Chau au.
Chinh’ tri, luat phap’, kinh té, van hoa’ cua² Chau au rat’ phuc’ tap. Muon’ viet’, binh luat ve chinh’ tri Chau au, can phai² thong ro² , nghien cuu’ rat’ rat’ nhieu tài lieu vé Chau au ke² tu khi Chau au thành lap sau la deuxième guerre mondiale.
Dể ẹc thế mà củng hỏi. Tuong lai hả .Củng là lính XUNG KICH cho bu MẼO, nhưng thằng xung kich UCRAINE xem ra can truòng , lì đòn hơn thằng NGỤY SAI GON gấp ngàn lần, khôg cỏi áo tuột quấn chạy long nhong nhu đám lính NGỤY SAI GON năm xưa.
Cho dù lỳ đòn như thé , nhưng tuong lai của thằng UCRAINE sẻ khong khac thằng NGUY SAI GON 47 năm cách đây và NGUY KABUL cách đây 10 tháng vì sể đuọc bu MẼO cho thăng thiên khi không còn cần thiét để nó hiện hủu.
Thằng bu MẼO cuoi’ cùng sẻ thỏa hiẹp vói NGA vì quyền lọi để TRIÊT TIEU thằng hề LEZENSKY như đả TRIÊT TIEU Ngo Đình Diệm và Nguyen Van Thẹo của NGUY SAI GON truoc đây .
EU – European Union (Liên minh châu Âu) có 27 quốc gia. Cùng dùng đồng euro. Anh mới rời khỏi Liên Minh này (Brexit). Rút ra hoàn tất vào ngày 31/01/2020.
NATO – North Atlantic Treaty Organization (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) có 30 quốc gia, gồm cả Vương quốc Anh, Canada và Mỹ.
NATO có Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), EU không có Turkey.
NATO: Ai đụng tới một quốc gia của nó là nó bu vào uýnh hội đồng.
Như vậy vào được NATO ngon hơn.
Ukraine xin vào NATO từ năm 1992. Ý kiến của dân Ukraine thay đổi theo hướng muốn được vào:
– Năm 2002: thuận 32%, chống lại 33%
– Năm 2014: thuận 41%, chống lại 40% (thuận vào hơn chống lại là 1%)
– Năm 2021: thuận 59%, chống lại 28%
Tháng 3/2022: thuận 84,4%, chống lại 3,9%
Tháng 6/2022 ? Chưa có kết quả thăm dò.
……Bài viết này làm cho người ngoài cuộc không hiểu gì về châu âu thấy quá rắc rối cho Ukraine……Và làm hết hồn người đọc cho số phận của Ukraine và tui không biết theo quan điểm của ai, nhất là nhũng người ủng hộ ukriane. Theo tui bài viết này có lợi cho những ai ủng hộ NGa??………Thực tế Ukraine không phải như vậy, thật vậy, Ukraine đã bị Nga thao túng, và họ phải trải qua một cuộc biểu tình đẫm máu để có được như ngày hôm nay, và khi Nga biết Ukraine hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng Nga, Nga đã phải dùng đến hạ sách là xăm lược Ukraine mặc dù Putin biết rằng sẽ bị cả thế giới kinh bỉ, Nga muối mặt xăm lược. Ví dụ Việt cộng và tàu cộng rất nổ về đàn anh là …Nga. Giờ đây Việt cộng và tàu cộng vô cùng nhục nhã và đau đớn, là vì thần tượng của họ khi họ nổ với dân tàu và dân Việt nam đã tan thành mây khói…….Nga quá yếu về quân đội chiến đấu không đánh lại Ukraine, vũ khí Nga toàn đồ dõm, y chang của tụi tàu cộng…và đặt biệt lính Nga hãm hiếp phụ nữ rồi giết, Nga giết dân Ukraine bừa bãi và ăn trộm ăn cắp như tinh ở đất nước Ukraine….v;v…..làm đàn em Nga là tàu cộng và Việt cộng nhục nhả vô cùng. ______ Ở đây tui không kể tiếp về tội ác Nga vì ai ai cũng biết tui chỉ xin nói thủ tục gia nhập châu âu đối với Ukraine……..Việc Ukraine gia nhập vô châu âu nhanh hay chậm là do Ukriane cải cách. Thật vậy, trước đây Ukraine phải xóa đi tàn tích phá hoại kinh tế chính trị của Nga ở đất nước Ukraine, mà không phải một sớm một chiều làm được khi mà nó ăn sâu nhiều thập niên ở Ukriane, thì giờ đây sau chiến tranh chắc chắn 100% Ukraine sẽ cải cách mạnh tay vì lý do những thằng Ukriane theo Nga phản phé đã bị tiêu diệt hết lòi mặt chuột hết …quá rỏ ràng. Tiếp đến châu âu sẽ tái thiết lại nước Ukraine theo mô hình mạnh mẻ cũa châu âu……tức hoàn toàn châu âu, vì những thằng Nga nằm vùng hay Ukraine phản quốc đã bị tiêu diệt sạch sẽ….______ Việc Ukraine thay đổi mạnh mẻ chúng ta đã nhìn thấy rất rỏ ở Ukraine hiện tại, tổng thống Zelensky đã nói dân tộc Ukriane đã chết quá nhiều hy sinh quá nhiều xương máu để được vào châu âu……..và với quyết tâm này họ sẽ vô châu âu rất mạnh mẻ và mau lẹ….rỏ ràng. Cái mạng còn hy sinh nói chi đến quyền lợi…..rỏ ràng. Tưởng cũng nên nhắc lại vì nhiều người không hiểu, tại sao Thổ nhỉ kỳ nộp đơn vô châu âu quá lâu mà THổ nhỉ kỳ không được vô?????….Vì THổ nhỉ kỳ là quốc gia hồi giáo da trắng lớn nhất châu âu theo phong tục hồi giáo, và THổ nhỉ Kỳ cóc cần châu âu họ không chụi thay đổi……chúng ta phải biết là THổ nhỉ Kỳ y như hồng kong của châu âu tức là hàng dỏm hàng giả hàng xịn tràn làn, tha hồ buôn bán…..Vậy là Thổ nhỉ kỳ xin gia nhập châu âu là xin những cóc cần thay đổi, y như con khỉ trên rừng xuống sống với con người ,nhưng khỉ là khỉ và khỉ cóc cần thay đổi, châu âu cho vô thì vô không vô thì cóc cần, lổi ở THổ nhỉ kỳ không phải ở châu âu_____y chang như Việt cộng chơi với tây phương, những độc tài phản dân chủ nhân quyền và Việt cộng đế cần thay đổi……rỏ ràng. Vậy là lổi ở THổ nhỉ kỳ chứ không phải châu âu khó khăn, cho nên bài viết này làm độc giả không hiểu là châu âu quá khó khăn mà sự thật là quốc gia xin gia nhập châu âu họ cóc cần thay đổi……Tôi xin ví dụ thêm như Serbia tức là nam tư cũ, chơi với tây phương, xin gia nhập vô châu âu,nhưng Serbia vẫn chơi với Nga và tàu cộng, Serbia không lên án Nga xăm lược Ukraine mà ngược lại Serbia ủng hộ Nga!!!!!!! Trời đất thì làm sao Serbia vô châu âu. Xin vô châu âu là Serbia xin, những Serbia cóc cần châu âu đi ngược lại châu âu như con….cua, thì làm sao vô châu âu??…..Lổi là ở Serbia chứ không phải châu âu khó khăn. Trong khi Ukraine hiện tại không còn gì để mất nên họ vô châu âu là vậy vì họ đã hoàn toàn được sinh ra….lại từ châu âu. Rỏ ràng. Để kết thúc bài viết này tui xin hỏi một câu cho cứng họng bài viết trên facebook này đó là nếu Ukraine không bao giờ được vô châu âu thì Nga xăm lược Ukraine để làm gì?????? cứng họng, Nga đánh Ukraine vì họ biết trước sau gì Ukraine cũng sẽ mất khỏi tay Nga và trở thành thành viên châu âu, để không quá muộn buộc lòng Nga phải muối mặt mà xăm lược Ukraine…..quá rỏ ràng, Nga phải chụi nhục để xăm lược Ukraine vì NGa biết 100% Ukraine sẻ được vô châu âu….xin tác giả bài viết này đừng vì theo Nga mà bóp méo việc gia nhập châu âu của Ukraine. Nay kính.