Sự nghiệp
Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 mất năm 2013, thọ 92 tuổi. Ông là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của VN, sáng tác của Phạm Duy rất đồ sộ. Các bản nhạc của ông sáng tác, viết lời hay phổ thơ, dịch từ nhạc ngoại quốc… tổng cộng có tới 2,000 bản.
Vì sáng tác Phạm Duy quá nhiều và đa dạng nên nay người ta có khuynh hướng quên những bản Kháng chiến của ông mà theo nhận định của lớp người cũ đó là những bản tuyệt vời nhất không những của Phạm Duy mà của cả nền âm nhạc VN.
Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu … cũng đã làm nhạc Kháng Chiến chống Pháp nhưng với thể loại này, các bản nhạc của Phạm Duy vẫn là những bài được nhắc tới nhiều nhất.
Những bản nhạc Kháng chiến là một trong những bản đầu tay của Phạm Duy làm trong thời kỳ chống Thực Dân Pháp. Vì phạm vi giới hạn của bài viết chúng tôi chỉ đề cập ở đây những sáng tác khích động lòng yêu nước của nhạc sĩ.
Trong số những bản nhạc phục vụ cuộc Kháng chiến chống thực dân, các bản Nhớ Người Ra Đi, Nhớ Người Thương Binh, Cây Cầu Biên Giới, Bà Mẹ Gio Linh, Tiếng Hát Sông Lô… là những bản đầu tay. Bản phổ thông nhất và được nhắc tới nhiều nhất là Nhớ Người Ra Đi không thấy nói làm năm nào nhưng có lẽ trước các bản Nhớ Người Thương Binh, Cây Cầu Biên Giới.. hai bản này viết năm 1947. Vì những ca khúc chống thực dân của ông rất nhiều (1) và vì giới hạn của bài viết nên chúng tôi chỉ chọn ba bài tiêu biểu như trên, về phần lời của bản nhạc chúng tôi lấy lời nguyên thủy từ hồi Kháng Chiến.
Sau khi có Chính phủ Quốc Gia do Cựu Hoàng Bảo Đại về nước chấp chính năm 1949, 1950, người ta vẫn cho lưu hành những bản nhạc kháng chiến của Phạm Duy, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu… Chính phủ Quốc Gia không kỳ thị như Việt Minh, vẫn cho hát nhạc Kháng chiến tuy có đổi lời chút ít, có lẽ họ cho rằng Kháng chiến là của toàn dân chứ không phải chỉ riêng của Việt Minh.
Bài Nhớ Người Ra Đi (2) là lời người mẹ, lời người vợ và sau cùng lời của đàn trẻ nhỏ, đùa trong nắng ngây thơ hỏi mẹ rằng cha chúng con đâu? lời và nhạc của Phạm Duy đã gợi lên lòng yêu nước nồng nàn và khích động những kẻ đã sống trong tám mươi năm nô lệ vùng lên phá bỏ xích xiềng.
Cả ba lời người mẹ, người vợ, đản trẻ nhỏ đều kết thúc bằng ước vọng mong chờ ngày Chiến Thắng, nhưng Chiến Thắng ở đây chỉ là cởi bỏ xiềng xích nô lệ của Thực dân chứ không phải Chiến Thắng của một tập thể nào khác.
“Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh”
Vì lý do tuyên truyền người nhạc sĩ nói
“Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn
Một hôm lúc trâu bò về chuồng….”
Sự thực thì tai mắt của Thực dân ở khắp nơi và người vợ không dám tiễn chồng ra mãi tận đầu thôn thoải mái như thế.
Bản Nhớ Người Thương Binh được viết năm 1947 (3), người Mỹ rất thích bài này, trước 1975 tôi có nghe một ca sĩ Mỹ hát bằng tiếng Việt trên đài phát thanh Sài Gòn, giọng hát cao và hay hơn ca sĩ Việt Nam, chắc ông ta ở trong Quân đội. Gần đây phim The Vietnam war quay năm 2017 của Ken Burns & Lynn Novick cũng đã lấy bản Nhớ Người Thương Binh làm nhạc nền cho toàn phim.
Bài cũng có ba phần, phần trên nói về người vợ gánh lúa cho chồng ra đi diệt thù
“Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù”
Phần hai người chồng trở về nay đã cụt tay
“Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù”
Phần thứ ba nói về người thương binh bùi ngùi cho thân thận của mình.
Cuối cùng chúng tôi xin đề cập bản Bên Cầu Biên Giới (4), bài này rất nổi tiếng viết năm 1947, đồng thời với bài Nhớ Người Thương Binh.
Hồi xưa trước 1975, đây là bản nhạc mở đầu cho chương trình phát thanh Quân Đội, bài Bên Cầu Biên Giới do Anh Ngọc ca.
Khác với những bài trên, Bên Cầu Biên Giới tràn trề tình cảm lãng mạn, tác giả nói ông sáng tác bản này lúc ông nhớ tới người yêu khi ở bên cầu Lào Kay.
Trả lời trong một cuộc Phỏng vấn về Âm nhạc trong một băng video, Phạm Duy nói ông bị Hội văn nghệ Việt Minh phản đối bài Bên cầu Biên Giới vì nó chứa đựng tính chất tiểu tư sản lãng mạn, họ yêu cầu ông phải giết chết, thủ tiêu nó đi.
Bài này dài hơn các bài đã nói trước và chan chứa tình yêu thương
“Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi
Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới
Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ
Bên cầu biên giới
Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
Sông nước xa xôi,
Mây núi khắp nơi
Không tỏ một đôi lời …”
Phạm Duy đã mơ tưởng trước đây được sống phiêu lãng giang hồ, sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết trên bờ sông Danube.
Có người bạn tù nói với tôi hồi còn trong trại giam: Phạm Duy làm xong bản này rồi bỏ Hậu phương về Thành, cây cầu biên giới là cầu Lào Kay. Nhưng chắc không phải vì hồi đó là năm 1947, Phạm Duy sau đó đi thiên sơn vạn thủy, ông vào Nam, Tham gia Văn Nghệ Liên Khu IV ra Việt Bắc mãi cho tới năm 1951 ông mới bỏ về Hà Nội
Có lẽ Phạm Duy chán nản, nhớ lại giấc mơ qua
“Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
Mộng bền năm xưa
Chỉ là mơ qua” !!!
Dinh Tê
Cuối 1947 Phạm Duy từ Thái Nguyên qua Bắc Giang, lưu diễn tại Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1948. Sau đi Phúc Yên, Sơn Tây về Hà Đông. Sau ông vào Thanh Hóa để vào Nam tại đây nhạc sĩ tham gia Đoàn Văn nghệ Quân đội Liên khu IV, trực thuộc Trung đoàn 304 (có sự tham gia của Thái Hằng). Ông đính hôn với Thái Hằng, rồi làm đám cưới, Tướng Nguyễn Sơn chủ trì hôn lễ, sau đó hai vợ chồng ra Việt Bắc.
Đầu 1 tháng 5 năm 1951 đại gia đình Phạm Duy-Thái Hằng chia làm 3 nhóm từ Thanh Hóa “dinh tê” (tức rentrer) trở về Hà Nội. Ngày 9 tháng 6 năm 1951 di cư (bằng máy bay) vào Nam, sinh sống tại Sài Gòn.
Phạm Duy và gia đình, Ban Hợp Ca Thăng Long bỏ Hậu phương kháng chiến trở về với chính phủ Quốc gia mới thành lập. Phạm Duy, một thanh niên yêu nước như muôn nghìn người khác, chàng đã dùng nhạc và lời chứa chan tình yêu nước nồng nàn để khích động nhiệt huyết của họ và cuối cùng đã bỏ kháng chiến trở về với dân tộc. Không riêng gì người nhạc sĩ này, hàng nghìn vạn người bị lừa đã lên đường trở về.
Năm 1949, 50 ông Bảo Đại về nước lập chính phủ Quốc Gia trị vì đã gây được niềm tin tưởng nơi người dân y như nhà có nóc. Dân chúng hồi cư tấp nập về thành thị, riêng tại các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây. … trong tháng 7/1949 mỗi ngày có vài nghìn người, riêng ngày 30/10 tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây…số người trở về lên tới 35 ngàn người. Quân Pháp lan tràn kiểm soát vùng duyên hải đông dân như Bùi Chu, Phát Diệm ngày 16/10/1949. Công chức kéo về rất nhiều, giải pháp Bảo Đại đem lại thắng lợi trước cảnh hồi cư đông đúc tại nhiều tỉnh miền Bắc, người dân bỏ già Hồ về với cựu Hoàng (5).
Không phải chỉ Phạm Duy và gia đình bỏ Kháng chiến về thành mà hàng vạn, hàng triệu người cũng bỏ về, phần vì cuộc sống hậu phương thiếu thôn cơ cực, và nhất là vì cuộc kháng chiến chống thực dân không còn ý nghĩa. Mới đầu người dân nô nức tham gia kháng chiến chống thực dân vì họ đã sống tám mươi năm nô lệ, sau thấy quân Pháp đổi chính sách và nhất là cuộc Kháng chiến nay không còn ý nghĩa ban đầu của nó. Mới đầu là Phong Trào Yêu Nước sau dần dần trở thành Phong Trào Cộng Sản, Việt Minh đã lợi dụng Kháng chiến để bắt đồng bào, chiến sĩ gian khổ phục vụ cho phong trào Quốc tế một cách vô nghĩa.
Cuộc chiến đấu đã không còn ý nghĩa của những câu:
“Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn” hoặc “Chàng về nay đã cụt tay, máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù, từ ngày chinh chiến mùa thu….”
Tám ngàn chiến sĩ anh dũng đã chết cho Chiến Thắng Điện Biên không phải là Chiến thắng mà người vợ khi tiễn chồng ra tận đầu thôn mong mỏi:
“Lúc xa nhau mong chờ ngày Chiến Thắng”
Các văn nghệ sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ danh tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu … đều là những thanh niên theo Kháng Chiến vì lòng yêu nước nồng nàn, nhưng lòng yêu nước đã bị đánh lừa, nhiều người lỡ theo rồi thì theo luôn, họ trở thành những người CS. Họ đã bị đánh lừa nay lại đi theo con đường đánh lừa những người nhẹ dạ khác, và sau cùng họ cũng đi vào con đường tội lỗi, vì họ cũng phải nói láo, cũng phải đánh lừa người khác.
Năm 1954 những người miền Bắc chấp nhận ở lại với quê cha đất tổ của mình, một thời gian sau họ phải từ bỏ nhà cửa, ruộng nương ra đi vì sưu cao thuế nặng è cổ không ngóc đầu dậy được, Việt Minh tước đoạt tài sản người dân để “Cúng Tầu”. Họ ra đi cũng vì những cuộc đấu tố tàn bạo kinh hoàng bắt đầu thành hình và diễn ra tại một số làng mạc. Lòng yêu nước của họ đã bị lợi dụng và chà đạp, bấy giờ họ mới tỉnh mắt ra và biết thế nào là Việt Minh, thế nào là Cách Mạng. Cách mạng Mùa Thu đã bị lợi dụng và hoen ố khi đưa vào một mục đích hạ tiện, bẩn thỉu khác.
Năm 1954 những người di cư thường nói: Việt Minh lợi dụng lòng yêu nước của người dân, của đồng bào, chiến sĩ để đánh thắng quân Pháp, để thực hiện cái mà họ gọi là Cách Mạng.
Năm 1954 mới đầu chỉ là chống Thực dân dành độc lập, sau khi thắng Thực dân năm 1954 Cách mạng quay ra chống Mỹ Ngụy để thống nhất đất nước mà chính họ đã chia đôi. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã trả giá đắt, theo thống kê của người Pháp trong La Guerre d’Indochine (Yahoo.fr) Việt Minh chết 300 ngàn, 500 ngàn bị thương, 100 ngàn bị bắt làm tù binh, thường Dân chết 150 ngàn, tổng cộng 450 ngàn người đã bỏ mạng. Quân đội QGVN kể cả chết bị thương và bị bắt làm tù binh là 419 ngàn, Quân Pháp có 75 ngàn tử trận, 64 ngàn bị thương, 40 ngàn bị cầm tù.
Người ta tưởng cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn từ 1954 cho tới 1975 là chấm dứt nhưng chỉ nghỉ ngơi được ít năm thì tới cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ ba giữa các nước Cộng Sản tiếp theo. Cuộc chiến tranh Việt -Miên kéo dài 10 năm từ 1979 tới 1989 mới kết thúc, phía VN theo tài liệu trên Wikipedia tử thương khoảng 100 ngàn người, ngay sau đó là cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung kéo dài từ 1979 cho tới 1989. Khi Lê Duẩn vừa nằm xuống năm 1986, đảng CSVN đã thương thuyết với Tầu Cộng để chấm dứt chiến tranh. Cuộc chiến 10 năm tại đây đã khiến CSVN mất thêm hàng trăm nghìn người nữa.
Mới đầu chỉ là kháng chiến chống Pháp dành độc lập vì Thực dân trở lại năm 1946, cuộc chiến như đã nói trên giết hại hơn nửa triệu người Việt cả dân lẫn lính. Sau đến cuộc chiến Người Việt giết Người Việt từ 1954 tới 1975 khiến vài triệu người cả dân lẫn lính phải bỏ mình. Sau cùng là cuộc chiến Việt-Miên và Cuộc chiến biên giới Việt-Trung giữa các chế độ CS khiến mấy trăm ngàn người Việt phải mất mạng.
Từ ngày Chinh chiến mùa thu cho tới cuối thập niên Tám mươi người dân chỉ thấy máu đổ thịt rơi mấy chục năm đằng đẵng, tổn hại biết bao nhiêu máu xương của đồng bào chiến sĩ.
Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19/12/1946 là ngày khởi đầu cho Cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ, tại nơi đây Trung Đoàn Thủ đô đã chiến đấu anh dũng hai tháng rồi rút bỏ. Đến trưa ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm và Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn.
Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, núi xương sông máu sẽ phải đời đời đắc tội trước Non sông và Lịch Sử.
Trọng Đạt
————————
Xin mời quí vị thưởng thức bản hòa tấu Bên Cầu Biên Giới,
Ban nhạc Canada trình bầy.
Chú thích
(1)
Quê nghèo, Nương chiều , Nhạc tuổi xanh, Về miền Trung, Chiến sĩ vô danh, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tiếng hát trên sông Lô, Đường Lạng Sơn, Việt Bắc …
(2) Nhớ người ra đi
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người mẹ già
Chờ con lúc đêm khuya
Người con đã ra đi, vì nước
Con bước đi khi trống làng rồn xa
Mẹ đưa mắt trông về ngọn cờ
Cầu cho đứa con trai
Ở đâu đó con ơi, được vui !
Nhớ thương con oán thù loài thực dân
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh.
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương người vợ hiền
Chồng ra lính biên cương
Ngồi may áo cho con, còn nhớ
Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn
Một hôm lúc trâu bò về chuồng
Rồi anh nhớ anh mong
Chờ chiến sĩ xa xăm lập công.
Nhớ thương anh oán thù loài thực dân
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh.
Ai có nghe tiếng hát hành quân xa
Mà không nhớ thương đàn trẻ nhỏ
Đùa trong nắng ngây thơ
Cùng nhau hát líu lo, ngoài ngõ
Nhưng mỗi khi dưới mái nhà mênh mang
Ngừng chơi nắm tay mẹ, hỏi rằng
Rằng : Cha chúng con đâu?
Về mua bánh cho cho con, mẹ ơi
Nhớ thương cha oán thù loài thực dân
Lúc xa nhau mong chờ ngày chiến thắng
Bóng dáng người hùng anh về ấm lũy tre xanh…
(3)
Nhớ người thương binh
Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu.
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
Chiều về trên cánh đồng xanh.
Chiều quê hằng nhớ người trai
Và em nhìn tháng ngày trôi
Nhớ người đi, đi rồi
Người vì non nước xa xôi.
Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay.
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu.
Chiều quê còn nhớ người chăng
Vì ai vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.
Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương
Và ngày, và ngày tôi đã bị thương
Thân tàn nhưng trí càn vương ai ơi mây trời (ư ư ừ)
Chiều về thương nhớ đầy vơi.
Người xa gửi đến quà xa
Ngồi đây tưởng đến lệ rơi
Hỡi người xa, xa vời
Đẹp lòng tôi lắm ai ơi
(4)
Bên Cầu Biên Giới
Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu
Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời
Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa
Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa
Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ
“Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi
Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới
Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ
Bên cầu biên giới
Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
Sông nước xa xôi,
Mây núi khắp nơi
Không tỏ một đôi lời …
Ôi giấc mơ qua
Mộng đời phiêu lãng giang hồ
Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên bờ sông Da – nube
Những đêm sáng sao
Nhưng đường quá xa vời
Hương trời vẫn mê mài
Lòng tôi sao vẫn còn biên giới !
Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây
Ôi dòng tóc êm đềm!
Ôi bể mắt đắm chìm!
Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
Mộng bền năm xưa
Chỉ là mơ qua” !!!
(5)
Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, Quyển Thượng, trang 173
Comment của SaKim phân tích thật tuyệt vời. Tưởng già rồi lú lẫn quên trước quên sau (như tôi) ai dè là gừng càng già càng cay. Tôi cũng phục luôn.
Như SaKim đánh giá về tài dùng chữ của Trịnh Công Sơn. Nhạc viết thì dễ nhưng đặt lời thì phải nói TCS là bậc thầy về nhân cách hóa, dùng chữ như phù thủy búng tay vậy. Tài dùng chữ của họ Trịnh thuộc loại khó có đối thủ. Như bài Diễm Xưa chẳng hạn có câu kết …ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau. Sỏi đá vô tri mà cũng cần có nhau huống chi con người. Chúc vui vẻ.
nv
Công nhận những bài nhạc Tình ca, Thân phận ca của TCS đầy “Uyển Ngữ” mông lung, đôi khi hơi khó hiểu nhưng rất chạm lòng người nghe. Vì thế nhiều người yêu thích, trong đó có tôi.
Nhưng, lập trường chính trị của ông ta thì xem như…hỏng!
Thời gian sau, ông giữ im lặng và chỉ vẽ tranh, có lẽ đã ân hận nhưng cũng đã muộn rồi.
Thôi anh ơi bỏ chín chị ra ngoài đi, ta hãy đùa với nhau về âm nhạc cho vui thôi.
Đố mấy bạn online TCS định nói gì trong câu “có anh trong dáng em ngồi trước sân”?
(Nhân tiện HP nhắn, nhớ bạn NV và Bison lắm nhưng bị ANM chặn máy không vào đcv được dù dùng 3 VPN cũng thua.)
Bị ANM chặn sao còm này được hiện lên?
Đồ ANM ngu. Tau không bị chặn.
“Có tôi trong dáng em ngồi trước sân“. Tìm trên Google thấy câu này trong bài “Đóa Hoa Vô Thường”. Chưa bao giờ biết về bài hát này cũng như chưa bao giờ được nghe. Không hiểu TCS viết bài hát này lúc nào nhưng đoán mò là ý Trịnh ám chỉ “Em” là cộng sản và ca tụng cộng sản?
Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới
Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
Tìm lại trên sông những dấu hài
Tìm em xa gần, đất trời rộn ràng
Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng đâu em
Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
Tôi mời em về đêm gội mưa trăng
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm
Trong vườn mưa tạnh, tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội một đoá hoa quỳnh
Từ nay tôi đã có người
Có em đi đứng bên đời líu lo
Từ nay tôi đã có tình
Có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa
Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân
Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân
Mùa đông cho em nỗi buồn
Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông
Tàn đông con nước kéo lên
Chút tình mới chớm đã viên thành
Từ nay anh đã có nàng
Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
Mùa xuân trên những mái nhà
Có con chim hót tên là ái ân
Sen hồng một nụ, em ngồi một thuở
Một thuở yêu nhau có vui cùng sầu
Từ rạng đông cao đến đêm ngọt ngào
Sen hồng một độ, em hồng một thuở xuân xanh
Sen buồn một mình
Em buồn đền trọn mối tình
Có lẽ (lại đoán mò) là TCS muốn nói có công tham gia với cách mạng (chữ vc) nhưng bị bạc đãi nên mất niềm tin. Như bạn Trần Nghĩa nói: “Thời gian sau, ông giữ im lặng và chỉ vẽ tranh, có lẽ đã ân hận…” Có lẽ TCS hối hận bỏ công cả đời đi theo cộng sản nhưng không được trọng dụng đề bạt chức vụ gì nên mất niềm tin, cuối đời mới ngộ và hiểu cộng sản nhưng cũng chỉ có hành động tiêu cực viết nhạc vẽ tranh ca tụng nhưng oán hờn?
Tôi ngủ mới dậy lại phải đi ra ngoài.
Cho nhắn gửi lời thăm bạn HP.
nv
Đoá hoa vô thường chính là đoá sen hồng, sớm nở tối tàn. TCS ví hoa với người con gái mình hạt xương mai, mà ông mô tả vẻ đẹp như “cành hoa khôi” có “Nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới”
Nàng về với ông, cuộc tình đẹp chẳng bao lâu đã được ông “đắp bồi”, bụng nàng đã…biến dạng, khiến gene của ông lớn dần và hiển hiện trong nàng, tạo nên hình ảnh bà bầu “có ông trong dáng nàng ngồi trước sân”.
TCS không vợ con, chỉ có cuộc tình “chay” (?) gửi gấm nơi đoá hoa vô thường + vài đoá khác, và cái bầu ông đắp bồi cho cô vô thường nầy là sản phẩm của một khát khao tưởng tượng ra!
Không chín chị chín em gì đâu nha ông bạn già!
Chúc sức khoẻ, vui vẻ.
Ca khúc “Đóa Hoa Vô Thường” đuọc Trịnh Công Sơn sáng tác từ 1972. (Như vậy chắc không phải là TCS, qua bài ca, muốn tỏ một nỗi thất vọng nào đó mà chỉ sau 75 mới có thể có)
“Đóa Hoa Vô Thường” đã đuọc ca sĩ Khánh Ly trình bày, thu âm, một lần trước 1975, và sau này, ở hải ngoại, khoảng 1990. Khánh Ly được biết như người rất gần với TCS trong một giai đoạn sáng tác của TCS trước 1975.
“Từ nay tôi đã có người”, “người” & “tình” & “nàng” ở đây được suy đoán là một niềm tin tôn giáo, không chỉ đơn giản là một cô gái nào đó xinh đẹp & mong manh, không phải là TCS chỉ đi tìm & đã thấy một cô gái.
Trong bài ca, TCS đã đề cập đến, khi thì hoa Sen hồng, khi thì hoa Quỳnh, để nói về “Đóa Hoa Vô Thường” của mình.
Cấy sen sống suốt 3 tháng, hoa Sen nở ra sau 3 ngày thì tàn.
Hoa Quỳnh nở vào khoảng 9 giờ tối, sau 4 tiếng đồng hồ thì tàn “…khi ánh tà dương lắng sau màn sương, hoa lìa cành biếc, hồn theo gió vương…” (Kiếp Hoa – Dương Thiệu Tước)
(sưu tầm trên net)
“có anh” và “có tôi”. Không biết chữ nào đúng?
nv
Trịnh luôn xưng “tôi” trong mọi quan hệ công khai trên các bài viết. Ở chỗ riêng tư thì không ai biết được ngoài các đương sự.
Chính Hồng Nhung người trong cuộc cũng hát
Từ nay tôi đã có nàng
Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
“có anh” là viết nhầm.
“Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân
Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân” (Trịnh Công Sơn (TCS)
Không rõ TCS đắp bồi thế nào mà nhạc của ông vẫn được “có ông” vào trong các em của thế hệ trẻ sau này và vẫn được phổ biến rất thông dụng ở cái nước CSVN.
Nhưng mà vẫn có 9 chị em và cả thiền đạo (Phật) vì những bản nhạc của ông, là viết trước 1975 trong nền dân chủ cộng hòa, chế độ VNCH.
TCS vẫn hiển hiện trong các ca sĩ đang lên của cộng sản Việt Nam trong “Đóa hoa vô thường (ĐHVT)” và nhạc Trịnh khác, không chỉ có Hồng Nhung.
Đức Tuấn có hát ĐHVT hay lắm và còn có thêm phụ (họa) giảng dẫn của Thích Minh Niệm.
Và tôi mới tìm nghe cha con cô ca sĩ Tuyết Phượng biểu diễn guitar với áo dài và giọng hát rất êm tai những bản nhạc của TCS gồm cả ĐHVT. “gene của ông lớn dần và hiển hiện trong nàng (Tuyết Phượng), tạo nên hình ảnh bà bầu “có ông trong dáng nàng ngồi trước sân” (SaKim). Rất thú vị.
“Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân” (Trịnh Công Sơn)
Ngày tôi học sinh ngữ tiếng Anh second language, cô professor dậy ở đại học có lựa cho học bài viết đại khái rằng đầu óc bạn ngày càng thông suốt cùng tuổi tác khi bạn luôn xử dụng nó. Ngày ấy tôi mới trên 20 nhưng vẫn nhớ bài này như ngày đầu tiên. Vì thực ra tuổi tác chưa hẳn đã ảnh hưởng đến các neuron của bộ não nhưng luôn xử dụng các tế bào này sẽ luôn khiến con người trẻ mãi không bao giờ già lão. Cách đây ba hôm khi đi làm tự nhiên bà manager lại nói về điều dĩ nhiên này là có tuổi vẫn còn sáng suốt và dư khả bnăng làm việc. Tôi đi làm với nhiều bạn trẻ, nên hiểu những thách thức của những người hiếu chiến, dù là không có báo hiệu chiến tranh xảy ra.
Đọc viết và chia sẻ là những điều cần thiết.
Have fun reading/commenting. All the best to everyone.
@Ban Mai
Trích lời tg Trọng Đạt đớp chát với còm sĩ:
“Đã còn nhỏ, không biết một tí gì về kháng chiến cả mà viết lách mất tư cách như thế mà tự nhận là Giảng sư, Giáo sư à?”
*Đây chính là ngôn ngữ mất dạy đã kích hoạt mọi phản ứng đáp trả theo sau như một hậu quả!
Tôi còn nhỏ ư?
Tôi tự nhận là Giảng sư, Giáo sư bao giờ?
Hãy nêu dẫn chứng!
Đừng theo đuôi vu cáo kiểu của bọn dlv bò đỏ wumao trong 50 cent army của bọn Khựa!
*Ngoài ác cảm nào đó vốn có là động cơ khiến mình chọn đấm đỡ hộ cho một bên, Ban Mai có lẽ không ở tư thế tâm sinh lý tuổi tác để cảm nhận sự phẩn nộ của một người gần đất xa trời bị lớp trẻ hơn xúc phạm một cách VÔ CỚ!
Nếu y không còn là con nít, mà là đã 2 thứ tóc trên đầu và có học, thì tình cảnh còn tệ hơn nữa!
VÔ CỚ, là vì việc bình luận góp ý về một bài viết đăng trên đcv hoặc btd là một thực tế đã được thừa nhận, cho phép của cả tờ báo và đồng thuận tất yếu của tác giả bài đăng, mặc nhiên trở thành một quyền biểu đạt của người đọc.
Tôi không dùng lời lẽ thô lổ nào trong suốt nội dung bình luận ban đầu của mình, không phê phán về bất cứ gì khác liên hệ cá nhân tác giả ngoài chính nội dung bài viết.
Vậy lương tri và lẽ phải không cho phép tác giả bài đăng, nếu là một người có học, phản ứng với còm sĩ bằng ngôn ngữ mà bọn dlv trước đó thường dùng để đánh phá còm sĩ vì động cơ phe đảng chính trị,
kể cả việc tg nêu tuổi tác tôi ra để tạo “thế đứng trên cao” phang xuống đầu người “dưới thấp”, kiểu như ngón võ mà tg Trọng Đạt vừa liên tục xuất chiêu, lặp lại nhiều lần!
Không vì một xằng bậy này mà tôi phải tiết lộ gì thêm về bản thân, cho nên tôi chỉ cố mô tả một số tình huống để từ đó TĐ hiểu rằng mình đã đánh giá sai đối phương. Thế thôi.
Ban Mai liền chụp lấy những chuyện nầy để qui kết rằng tôi khoe khoang học hành. Cây kim khó giấu!
Khoe khoang gì ở mấy lớp phổ thông?
Ban Mai, vì động cơ ác cảm ban đầu, cũng đã nhảy vào câu chuyện theo kiểu thiên lệch hẳn một bên, dù đang giả vờ vô tư:
Sao cứ nhắc mãi “loài thực dân” nhập nhằng tranh cãi với “loài tàn hung”, mà cố tình tránh né một loạt những sai lầm ca từ trong bài Bên cầu biên giới, và “anh nhớ anh mong”…
Có sai một cách lố bịch không?
Sao BM né tránh?
Phải chăng đây là thủ đoạn vặt trong tư thế phân xử, trong tranh cãi?
*Ở cái thời mà người ta không tôn trọng sự chính trực, thật thà, trung thực, và quyền tác giả…cái thời mà di chúc Bác của họ còn bị cắt xén thay đổi…
thì ca từ một bài hát bị tự do đổi theo “cao hứng”, kể cả do dốt ngu, vẫn được BM nhân danh để đấm đỡ hộ.
Nghe chán chường lắm BM ạ.
Mất hết rồi những thiện cảm ban đầu khi thoáng nhìn “lớp lụa là son phấn tươi mát qua ngôn từ chải chuốt”!
Có người ngửi được, nhưng già này thì không!
*Bằng bộ nhớ đã rơi rụng quá nhiều những neuron não của kẻ sinh thập niên 1930, thật khó lục soát lại để chỉ ra những cái dốt ngu đó ngay một lúc này.
Thôi thì xin nêu 2 cái còn nhớ:
*TCS viết trong Cỏ xót xa đưa…
“Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào tiếng lạ”
Quang Dũng, Hồng Nhung và một lô ca sĩ đàn em bắt chước theo cùng hát “về chào bóng lạ” ,
vì họ không hiểu nổi TCS, vốn giỏi ngữ pháp, đã dùng “tiếng lạ” như một complement (chào thế nào, kiểu gì, ra sao), chứ không phải dùng một object cho verb chào( chào ai, chào cái gì) để mà giới ca sĩ trẻ nhét vào đó một object.
Tiền thân của mình “về chào tiếng lạ” nghĩa là nó chào mình bằng cái thứ tiếng không giống mình bây giờ.
Đối với những người thế hệ sau Trịnh, chào “tiếng lạ” là cái quái gì kỳ cục thế!
TCS thuộc thế hệ 1930.
Thế là họ bèn tự do “luyến láy…tùy giọng từng người và cảm xúc riêng…” (BM),
và…trắng trợn sửa lưng thầy!
KL, YL, TL, TN, Trịnh Vĩnh Trinh và một lô các ca sĩ già vẫn tôn trọng ca từ “về chào tiếng lạ”.
(Ý TCS là muốn diễn tả: tôi hiện đang là người Bắc, tiền thân của tôi là người Huế. Hôm nay đang buồn chán, “ngồi rủ tóc âm u, nghe tôi về chào tôi [bằng] tiếng Huệ).
Thế đấy.
*TCS viết trong Ru tình:
Ru trên đường em đến
Xôn xao MỪNG tiếng chim
Quang Dũng hát (và Luyến Láy, BM; có video)
Ru trên đường em đến
Xôn xao TỪNG tiếng chim
Hồng Nhung:
….Xôn xao NGÀN tiếng chim (có video)
Họ thích tự do thay đổi, tức là thiếu tôn trọng tác giả, vì họ dốt ngoại ngữ một cách căn bản, (dù vẫn liếng láu xí lô xí là với người nước ngoài bằng tiếng Anh).
TCS viết “xôn xao mừng tiếng chim” là dùng phép đảo ngữ (inversion of subject and verb) giữa subj. “tiếng chim” với verb “mừng”, “xôn xao” là adverb bổ nghĩa cho “mừng”.
Lẽ ra ý đầy đủ của câu nầy là “Tiếng chim (chào) mừng (em) (một cách) xôn xao”
*Thế hệ sinh ra thập niên 1930 sống vùng quốc gia thời Bảo Đại, dù là trí thức hay chỉ học sinh tiểu học/phổ thông/hướng đạo sinh…đều thuộc lòng các bài hát luôn được công khai phổ biến tại các cơ sở giáo dục và đoàn thể xã hội phi chính trị,
mà tác giả là Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Hùng Lân, Văn Giảng, Canh Thân, Lê Thương…
3 bài hát tôi nêu ra không thể lọt khỏi ký ức những đứa trẻ tiểu học, cô cậu thiếu niên hoặc anh chị trung học nào sinh ra thập niên 1930/đầu thập niên 1940.
Nhà nước thời này rất tôn trọng giáo dục tự do khai phóng cho tuổi trẻ. Họ cho phép ban giám hiệu yêu cầu học sinh tập và hát tất cả những bài hát lành mạnh, dù có nội dung ngầm ý chống lại áp bức bóc lột, kêu gọi ý thức đấu tranh…
như bài Người xưa đâu tá, Bạch Đằng Giang, Tiếng gọi Thanh niên của LHP, rất nhiều những Hùng ca thời theo kháng chiến của Phạm Duy…
Bài Nhảy lửa của Văn Giảng, Chú cuội của Lê Thương thì không một trẻ con nào không biết.
Cho nên chỉ nêu thách thức ký ức các bản nhạc xưa là dễ dàng lôi ra mọi dối trá về tuổi tác.
BM thì biết gì về những thứ đó?
“Sinh thập niên 1930”.
Le lưỡi lắc đầu, hôi… em chả ham 1930! Nhỉ?
@SK, tôi bấm phone trả lời bác. Rất cảm ơn bác. Tôi rất vui. Vui vì biết được cái Gap của 2thế hệ lớn hơn tôi nghĩ. Từ đây tôi cẩn thận hơn với tụi nhỏ vì nhiều người bạn bảo “tụi nhỏ bây giờ rất vô lễ. Mình la nó mà mặt nó cứ trơ trơ”. Tôi đang trơ trơ giống như tụi nhỏ đây nè! Không hiểu vì sao bị bác cho ăn đòn? Ý tôi rất trong sáng, không hề phe phái. Không ẩn ý mà chỉ có lòng thành. Tôi chỉ mong sự cảm thông để đoàn kết vì mục đích chung là làm sao quê hương sớm thoát ách CS. Còn âm nhạc thì có giới học thuật phê bình, ngoài khả năng của tôi. Kính chúc bác an vui. Chào bác.
To Ban Mai
Good man, you’re right
Không zây với thằng hủi
Xin được nhớ nhạc sĩ Phạm Duy, “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, của những con đường học trò đã đi qua, trước năm 1975, có bóng mát và lá xanh. Như còn nhìn thấy cô ca sĩ Thanh Lan mặc áo dài hồng, quần trắng mang giầy cao, gót bằng, màu trắng đi ngang qua trường Luật.
Con đường có vẫn còn thảnh thơi nằm, như trong những năm chiến tranh khốc liệt, bom đạn nghe từng ngày của 1970s. Xin gọi nhớ những con đường học trò ta đã đi qua, đã thay tên đổi họ trong lòng đất nước Việt Nam hiện nay!
“Hỡi người tình Văn Khoa, bóng người trên hè phố Lá đổ để đưa đường cho người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long, hỡi người trong cuộc sống Con đường này xin dâng cho người bình thường
Hỡi người tình xa xăm, có buồn ra mà ngắm Con đường thảnh thơi nằm nghe chuyện tình quanh năm…” (Phạm Duy)
Đường nào sẽ đưa ta về?
Cuộc đời có là những cuộc tình chia xa, có đi lạc vào những phía không đường về. Hay không?
Như t/g Trọng Đạt, tôi copy and paste lời nhạc. Xong thấy 1 chữ sai, sửa lại, post xong vẫn còn thấy 1 chữ sai khác (đã tính chơi bản tình lờ, nhưng mà đổi ý). Là “tuổi sống” (không phải là “cuộc sống” của người Gia Long.
“Tuổi sống” như những ngày xưa chúng tôi vẫn nghe và hát mà tôi nghĩ rất có ý nghĩa, để cho người bình thường.
Mà thời ấy cuộc sống đâu có bình thường với những giọt mưa vỡ trên tượng đá, với người đi từ trăm năm về ngang trường Luật, trường Văn Khoa. Ta hỏng Tú Tài, ta đợi ngày đi Đau lòng ta muốn khóc (từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, nhạc Phạm Duy).
“Hỡi người tình Gia Long, hỡi người trong tuổi sống Con đường này xin dâng cho người bình thường” (Phạm Duy)
Xin cảm ơn anh bạn SaKim và xin rất quý mến gửi lời thăm anh bạn HuePhan.
Tôi rất thích chim muông và thú hoang. Những đàn bohemian wax wings hay về đây mùa đông tụ họp nhau trên dưới những cành thông phủ tuyết trắng rất ngoạn mục.
Bison tôi không nặng cân nhưng những anh bạn bison mà tôi lấy tên thì rất nặng. Chúng đi từng đàn ở cái national park gọi là Elk Island mà tôi chỉ thấy bison, chưa gặp Elk ở đấy bao giờ. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp từ sáng đến tối với những đàn bison này.
Thành phố này là của lễ hội. Tháng 1, tháng hai vừa xong Deep Freezer Festival Mùa đông có nhiều nơi có Light Festival, ice sculpture, skiting etc.
Hôm qua là ngày chót của Silver Skating Silver Skate Folk Trail burning : February 12, 13, 19 & 20, burning at 7:45 pm, có ice sculture, skating, light trail etc. Tôi có ghé Hawrelak park đi một vòng light trail và xem đốt lửa ngày chót. Lần chót tôi coi thì lửa đốt khá lớn, có tới 4 nhóm chất cao, và đám rước với y phục bản xứ trống khua, hú hát rầm rộ. Năm nay chỉ đơn giản với một đám lửa đốt không cao lắm.
Vẫn còn mùa đông ở đây Trừ 19 độ C với gió là trừ 23 độ C.
Nhưng mà Việt Nam hay nhiều nơi khác trên thế giới đang là mùa xuân.
“Mùa xuân trên những mái nhà
Có con chim hót tên là ái ân” (Trịnh Công Sơn)
Chúc các bạn ngày vui cùng tiếng chim với những ca khúc ái ân.
Rất thân mến.
Tôi trả lời Sakim một lần này thôi, năm 1951, 52, 52.. trong vùng Quốc gia, Pháp, người dân vẫn nghêu ngao hát “Nhớ thương nhau oán thù loài thực dân”
Sau di cư 1954, 55 tại Sàigon mới có “Nhớ thương nhau oán thù loài tàn hung” vì phong trào chống Cộng mạnh nên người ta không cho hát lời có từ thời Kháng chiến và đổi chữ thực dân ra tàn hung
Tôi đã đưa link lên để nói gốc những bài nguyên thủy (có từ thời kháng chiến 1947) nhưng chưa thấy BBT cho in, chúng ta có thể đánh trên mạng lời bài Nhớ Người Ra Đi, hay lời bài Bên Cầu Biên Giới là nó hiện ra ngay bài nguyên thủy
Bài hát do Thái Thanh là đã đổi lời nguyên thủy sang lời mới, nghĩa là đã không còn nguyên thủy
Khổ quá không thể nói chuyện với anh được, vì thời Kháng chiến anh chưa đẻ làm sao nói chuyện được
Tôi chịu thua vì anh cứ cho thời Thái Thanh tại Sài Gòn mới là thời nguyên thủy nhạc kháng chiến
Sakim nói
“Nên tự vấn trước, “Mình có sai không, mà độc giả thắc mắc“.
Sai thì im đi cho yên, ngậm mà nghe, sửa sai lần khác; cao hơn nữa là bày tỏ cám ơn/lấy làm tiếc…
Thế mới là có học và chính trực trí thức.”
Khổ quá một người chưa đẻ thời Kháng chiến mà cứ cho nhạc Thái Thanh hát mới là gốc từ thời Kháng chiến thì tôi chịu thua, không thể cãi lý với Sakim được
Tôi đề nghị Sakim viết một bài về nhạc kháng chiến Phạm Duy, nếu độc giả nói tôi sai, thì tôi xin thôi viết cho DCV nhường chỗ cho Sakim
Trích:
“Tôi đã đưa link lên để nói gốc những bài nguyên thủy (có từ thời kháng chiến 1947) …
Khổ quá không thể nói chuyện với anh được, vì thời Kháng chiến anh chưa đẻ làm sao nói chuyện được…
Khổ quá một người chưa đẻ thời Kháng chiến mà cứ cho nhạc Thái Thanh hát mới là gốc từ thời Kháng chiến…”
* anh vẫn cố né tránh sự thật rằng mình chẳng biết gì về các bài hát ghi dấu những ngày đầu của thời kỳ kháng chiến mình chưa sinh ra/chưa đủ trí khôn để ý thức cuộc sống chung quanh – nhạc kháng chiến là một,
mà anh vẫn luôn bô bô hoang tưởng về mình, coi thường đối phương.
* anh muốn tôi đẻ năm nào?
Năm Thái Thanh di cư vào Nam 1956 nhé?
Tôi kể chút chuyện anh nghe: năm 1957 tôi học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Đệ nhị cấp Trí Đức Đà lạt do Linh mục Trần hữu Linh làm hiệu trưởng, môn Anh văn sn 2 do thầy Đỗ Mười dạy; Pháp văn sn 1 do cha Linh dạy, môn Việt văn do thầy Ngô Hiếu dạy (còn nhớ thầy dạy cả Trung học Trần Hưng Đạo, Th Việt Anh và Trung học Bùi Thị Xuân).
Năm 1958, tôi học Quốc Học Huế, do thầy Đinh Quy làm hiệu trưởng, LM Cao văn Luận dạy Psychologie, Docteur Nguyễn văn Trung dạy Logique và Morale, Dr. Lê Tuyên dạy Métaphysique, Licencié d’ Enseignement Nguyễn Quới dạy français, PhD Dương Thiệu Tống dạy Anglais, Professeur Lê Khắc Phò dạy Histoire et Géographie…
Lúc nầy các toà nhà theo kiến trúc Pháp của Quốc Học Huế sơn màu đỏ rượu chát. Một chuông đồng lớn được dùng ra hiệu lệnh cho hs thay vì một cái trống như thường thấy ở các trường học lớn…
* Lúc nầy TĐ đang học lớp mấy, ở đâu nhỉ?
* Tại đcv, bấm vào tên TĐ xuất hiện ảnh một anh chàng để râu mép trạc <70.
Không qua nổi tuổi tôi đâu;
đừng có mà nổ…“Khổ quá không thể nói chuyện với anh được, vì thời Kháng chiến anh chưa đẻ”
Ça suffit. Adieu et attention la prochaine fois!
Xin được phép góp ý với quý bác đôi lời.
Xin lấy trường hợp cá nhân tui để đi vào nội dung quý bác đang trao đổi chớ (hoàn toàn) không phải muốn khơi lại chuyện đã qua rồi.
Lúc bác HP mới ghé DCV tui “very welcome” dù có vài ngộ nhận nhỏ. Sau đó đã nói thẳng ý mình. Bác HP lúc đó mới chưn ướt chưn ráo, ghé nhà DCV mà chưa bước qua khỏi ngưỡng cửa, đã đập tui tơi bời, chụp cho tui cái nón cối, là sếp của DLV tonydo (!) Thái độ đó tự nó nói lên việc coi thường sự hiểu biết của những người chống VC, đã và đang sinh hoạt lâu năm ở DCV. Đó là nguyên nhân chung CHÚNG TA bị chia rẽ. Phe ta cứ đánh phe mình chỉ vì cái “tôi”.
Bây giờ là chuyện lyrics trong nhạc PD. Lời “nguyên thủy” vs lời “sao chép”. Rồi đem phân tích ngữ/nghĩa theo từ điển. Xin thưa (bỏ qua yếu tố chính trị, chỉ thuần về âm nhạc thôi) thì làm sao định nghĩa được lời của nhạc Trịnh Công Sơn? Nhưng “nó”, chính “nó” lại khơi mở ra vô vàn mông lung, nếu không muốn nói là rất huyễn hoặc mơ hồ, nhưng mức độ rung động là của toàn xã hội, nếu không muốn nói là của cả thế hệ, chứ không còn của cá nhân nữa!
Với ca sĩ, khi hát vì luyến láy (tùy giọng từng người và cảm xúc riêng) để diễn tả cho trọn được “cái hồn” của lời nhạc nên (đôi lúc) hát trại đi là chuyện không hiếm!
Cụ thể hơn chút xíu là PD phổ nhạc bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan “nàng có 3 người anh đi QUÂN đội” thay vì “đi BỘ đội” như nguyên bản. Đây là sự trái nghĩa 100%. Vì “quân đội” VNCH tử chiến với “bộ đội” VC (!) thế nhưng sau 1975 nhạc sĩ và thi sĩ xúc động khi gặp nhau.
Từ trao đổi về lời nhạc đi đến chuyện tuổi đời. Nếu gặp nhau trực tiếp thì ngôn ngữ người Việt rất phong phú để xác nhận vai vế. Nhưng trên Net thì vô phương. Ảnh bác TĐ có phải là ảnh thật và mới nhất hay không? Còn bác SK dẫn chứng lời 2 bài hát xưa để xác nhận tuổi đời cũng khó lắm. Vì 2 bản nhạc đó đâu phải người cùng thời ai cũng biết, hoặc biết đâu phải ai cũng còn nhớ? Kế tiếp bác kể một lô trường đã theo học, thì đã chắc gì cùng địa phương? v.v….
Vấn đề còn lại là căng thẳng (rất không đáng có) giữa những người (từng một thời) cùng chiến tuyến. Phải/trái, đúng/sai tất cả đều tương đối. Cái tương đối là bất biến. Xin chấp nhận nó để cảm thông. Vì cuộc chiến súng đạn đã ngã ngũ nhưng cuộc chiến ý thức vẫn còn nguyên. Và đang ở ngay trước mặt.
Trân trọng.
Tôi trả lời Sakim một lần này thôi, năm 1951, 52, 52.. trong vùng Quốc gia, Pháp, người dân vẫn nghêu ngao hát “Nhớ thương nhau oán thù loài thực dân”
Sau di cư 1954, 55 tại Sàigon mới có “Nhớ thương nhau oán thù loài tàn hung” vì phong trào chống Cộng mạnh nên họ không cho hát lời có từ thời Kháng chiến, họ đổi chữ thực dân ra tàn hung
Tôi đã đưa link lên để nói gốc những bài nguyên thủy (có từ thời kháng chiến 1947) nhưng chưa thấy BBT cho in, chúng ta có thể đánh trên mạng lời bài Nhớ Người Ra Đi, hay lời bài Bên Cầu Biên Giới là nó hiện ra ngay bài nguyên thủy
https://lyric.tkaraoke.com/10495/ben_cau_bien_gioi.html
Bài hát do Thái Thanh là đã đổi lời nguyên thủy sang lời mới
Khổ quá không thể nói chuyện với anh được, vì thời Kháng chiến anh chưa đẻ làm sao nói chuyện được
Tôi chịu thua vì anh cứ cho thời Thái Thanh tại Sài Gòn mới là thời nguyên thủy nhạc kháng chiến
Sakim nói
“Nên tự vấn trước, “Mình có sai không, mà độc giả thắc mắc“.
Sai thì im đi cho yên, ngậm mà nghe, sửa sai lần khác; cao hơn nữa là bày tỏ cám ơn/lấy làm tiếc…
Thế mới là có học và chính trực trí thức.”
Khổ quá một người chưa đẻ thời Kháng chiến mà cứ cho nhạc Thái Thanh hát mới là gốc từ thời Kháng chiến thì tôi chịu thua, không thể cãi lý với Sakim được
Tôi đề nghị Sakim viết một bài về nhạc kháng chiến Phạm Duy, nếu độc giả nói tôi sai, thì tôi xin thôi viết cho DCV nhường chỗ cho Sakim
VC chúng anh chuyên đi bưng bô cho Tầu, sau lại bưng bô cho Nga
VC chúng anh đói chết mẹ, may nhờ lừa được nhân dân giúp đỡ không thì chết đói cả đám
VC chúng anh chuyên đi nịnh bợ tụi CS Nga, Tầu, nó bảo chúng anh đấu tố cả cha mẹ, chúng anh cũng đem cha mẹ ra chôn sống, người dân nó chửi VC chúng anh là lũ lang sói vì nó không hiểu thế nào là Mác Lê, mác là dao mác, lê là lưỡi lê
Chúng anh là một bọn chết đói chết khát chỉ nhờ cướp của người giầu, cướp của miền Nam mà sống theo đúng lý thuyết mác lê
Khà khà khà ! chống cộng cho đã, chủi cộng cho hung hản rối cuói cùng nghệ sĩ, ca sĩ nhạc sĩ………………tất cả sĩ bao gồm “CHIẾN SĨ” Viet Gian Cộng Gòa củng quay về vói Viet Cộng chúng anh , kakakkakkakaka.
Bỏi thê’ dân Viet Nam thuờng xem cái thể chế của VIET GIAN CONG GÒA như nối cám HEO tam bần lục tặc , chẳng có một đuòng huóng nhất định mà chỉ là đám sớm đánh tối đầu toàn là một phường chí mén.
Dân Viet Nam thuòng ngân nga khi ai đó nhắc tói cái gọi là Viet Gian Cộng Quà :
Đệ I thì Mẽo tru di
Đệ II khóc lóc , MẼO truất ngai vàng.
Đu càng thì giỏi , ngông cuồng vô mưu
Đệ III tự xưng ma vương
Dụng cờ âm phủ, chieu hồn ma ranh.
khà khà khà!
Vì không có nhiều thì giờ, tôi chỉ trả lời trong giới hạn thôi
Sa Kim nói
“Tất cả các bản nhạc tg TĐ đưa ra minh hoạ cho bài viết đều có quá nhiều ca từ SAI, sai đến độ vô nghĩa so với nguyên tác, vốn từng được hát bởi những danh ca uy tín trước 1975 như Thái Thanh, Lệ Thu…mà không khó gì để dựa vào (các video), rà soát lại ca từ để chỉnh lại cho chính xác thay vì cứ nhắm mắt sao chép trên mạng những dị bản vớ vẩn xưa nay tha hồ đăng bừa bãi đó đây.”
Giọng Sakim giống hệt như giọng HuePhan đưa ra những luận cứ để sửa lưng t/g, nếu tôi không lầm thì từ lâu rồi Sakim đã thổi phồng HuePhan là Giảng sư đại học, một người có học sao lại thiếu tư cách đến thế, tại sao phải hằn học chửi bới t/g như thế?
Tôi đã nói ngay từ đầu tất cả những lời của các bài Nhớ Người Ra Đi, Nhớ Người Thương Binh, Bên Cầu Biên Giới tôi lấy lời nguyên thủy của nó (1947), tức là từ thời Kháng chiến, nhưng Sakim, Hue Phan hồi đó còn nhỏ chỉ biết Thái Thanh, Lệ Thu ..mà không biết một tí gì về kháng chiến cả.
Tôi search trên mạng trong nước, họ đưa ra những lời nguyên thủy. Chính phủ QG (trong bài có nói) có từ 1949, 1950 đã cho hát những bài kháng chiến ngay tại vùng QG thí dụ như Hà Đông, Hà Nội, có sửa lời chút đỉnh thí dụ nguyên thủy nói “Nhớ thương nau oán thù loài thực dân”, bên QG (thí dụ Hà Nội) sửa thành “Nhớ thương nhau oán thù loài tàn hung”, sở dĩ người ta cho hát nhạc Kháng chiến của Phạm Duy, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu .. vì không kỳ thị nhưng có sửa lời
Sakim Hue Phan nói:
“….rà soát lại ca từ để chỉnh lại cho chính xác thay vì cứ nhắm mắt sao chép trên mạng những dị bản vớ vẩn xưa nay tha hồ đăng bừa bãi đó đây.”
Đã còn nhỏ, không biết một tí gì về kháng chiến cả mà viết lách mất tư cách như thế mà tự nhận là Giảng sư, Giáo sư à?
Tôi có ghi những link về Bản Nhớ Người Ra Đ, Nhớ Người Thương Binh, Bên cầu Biên Giới nhưng trên nguyên tắc BBT còn phải kiểm duyệt
Có thể tìm trên mạng về lời nguyên thủy từ thời Kháng Chiến 1946, 47…
TĐ
@ TĐ
Trước tiên, tôi khuyên tác giả Trọng Đạt nên bình tĩnh, mực thước và khách quan.
Nên tự vấn trước, “Mình có sai không, mà độc giả thắc mắc“.
Sai thì im đi cho yên, ngậm mà nghe, sửa sai lần khác; cao hơn nữa là bày tỏ cám ơn/lấy làm tiếc…
Thế mới là có học và chính trực trí thức.
Mình đúng, thì hãy biện bạch đối đáp TRÊN TỪNG CÂU CHỮ, dẫn chứng cụ thể, không nói chung chung vu vơ, đánh trống lảng…
Không đối phó bằng hạ sách moi móc nói xấu người một cách lạc đề, cả vú lấp miệng em; mượn đòn giang hồ hạ cấp để đánh phủ đầu, trả đòn chữa thẹn, xí xoá dư luận.
Đây là tranh luận về văn học nghệ thuật, không nên hàng tôm hàng cá; không phải chửi lộn phe phái chính trị để đụng vào cá nhân mà gỡ gạc bằng kiểu xúc xiểm vu vơ nhỏ nhen.
Phải không “trí thức” TĐ?
Một tác giả trên sân khấu/diễn đàn mà nhảy vọt xuống hàng ghế khán giả/còm sĩ để chửi họ chỉ vì họ bình luận rất có học về cái dở của mình, thì hơi trẻ con, và không thể chấp nhận.
Làm trò cười cho bạn đồng liêu thôi.
Nào, mời ông TĐ đối chất với còm của tôi:
*Về “Bên cầu biên giới”:
– Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc (bên) TRÊN giòng sông sâu
*Cầu “bên” giòng sông là cầu vượt trên cạn ư?
. . . . . .
– Người đi chưa hết (hương) THƯƠNG sầu lữ thứ
Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
*”hương” sầu lữ thứ có mùi ra làm sao?
. . . . .
– Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
Đâu đây dáng huyền (đền) BỀN duyên mơ
*”đền” duyên mơ xây từ bao giờ, ở đâu?
. . . . .
– Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên (bờ) GIÒNG sông Da – nube
Những đêm sáng sao
*chết bên “bờ” sông?
“bờ” sông là không gian xác định một cách cụ thể, nhưng lại không hiểu chết kiểu gì.
“Giòng” sông là không gian mơ hồ vì quá tổng quát, có thể dưới nước trên thuyền trên bờ, thượng nguồn hạ lưu…đều thuộc giòng sông, hiểu sao cũng được.
– Nhưng đường quá xa vời
Hương trời vẫn mê mài
(Lòng) ĐỜI tôi sao vẫn còn biên giới !
Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây
“Đời” là chính xác, bởi trên tất cả là vì Thái Thanh đã hát thế từ rất lâu. TT xưa nay vẫn là “phát ngôn viên” của PD. Miễn bình luận về độ xác tín nầy!
Đố ai tìm thấy TT hát sai ca từ của PD, vì họ là một gia đình có văn hoá và tự trọng nghề nghiệp cao!
*Về “Nhớ người ra đi”: (đã nói đủ rõ, không cần thêm nhiều phí thì giờ)
Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn
Một hôm lúc trâu bò về chuồng
Rồi “anh nhớ anh mong“
Chờ chiến sĩ xa xăm lập công
Em là chủ ngữ, em tiễn anh thì tâm trạng là tâm trạng của người ở lại, là em. Sao anh lại nhớ lại mong?
Anh vừa ôm súng lên đường, chưa gặp giặc, chưa bắn phát nào, anh đã nhớ đã mong…em?
Người chép màn “kịch” ngắn trên giới thiệu cho độc giả ở đây hoàn toàn không thấy nổi logic của lời văn, không thấy tâm trạng của các nhân vật, cứ “sao chép” rồi “dán” là ok?!
Ca từ “anh nhớ anh mong” là phi lý. Toàn bộ đoạn nầy nói về tâm sự của chủ ngữ duy nhất ở đây là “em” – người tiễn đưa : em tiễn/em nhớ em mong/em chờ.
Mời TĐ trả lời xem tôi có nói oan gì về bài của ông. Chẳng lẽ tác giả không đủ can đảm chịu cho còm sĩ thắc mắc cái cẩu thả nầy hay sao?
*Bọn dlv bò đỏ vốn ghét SK và thầy HP (của cá nhân tôi), vì chúng tôi thường vào đây đả kích Trung Cộng. Chúng nhận chỉ thị dùng chiến thuật vu khống để tấn công bầy đàn vào chúng tôi bất cứ gặp ở đâu khi có thể.
Làm nghề dạy học thì có gì xấu mà bêu ra?
Trọng Đạt lại tự hạ mình bắt chước bầy đàn dlv tấn công chúng tôi bằng trò tiểu nhân này sao?
Tôi là học trò, có quyền “một lần duy nhất nhiều năm trước” nói về thầy của mình; không bao giờ nhắc lại.
Xong, chẳng gì phải ngại ngùng về vụ ngửa lặt phun nước bọt nầy.
Mong rằng tg TĐ viết lách có tư cách người lớn, và tôn trọng quyền “bình luận đàng hoàng chính xác” của còm sĩ. Và không nên tấn công còm sĩ bằng cách “nói xấu cá nhân lạc chủ đề”; chỉ nên tự trọng tập trung vào main controversy.
Để xảy ra hiện tượng tác giả bài chủ lại nhảy xuống vùng bình luận xỉ vả còm sỉ một cách bất công phi lý khi chính bản thân anh ta chưa làm tròn chức năng “viết nghiêm túc chính xác” những bài đưa lên báo đcv là không nên!
TĐ lại xỉ vả tuổi tác của còm sĩ, tự xem mình là trưởng thượng trước trẻ con!
Tại đây, đcv, có vô số còm sĩ U90 hoặc hơn nữa, là những vị trưởng thượng già tuổi đời tuổi nghề, sống phong phú với quá khứ vang dội một thời; có vị là bậc khoa bảng từng có địa vị xh cao cấp ngày xưa. Tôi rất nể trọng họ qua phong cách viết lách uyên bác của họ nhưng một cách khiêm tốn không tự khoe khoang tuổi tác. Thế thôi.
Đừng vội tự phụ tuổi tác mà hố to đấy!
*
Trọng Đạt có thuộc bài hát…
“Anh nghe chăng cung kèn rạng đông
Ðang uy linh lừng vang trên không
Ðang thiết tha hùng hồn
Khơi chí gan Lạc Hồng
Cháy lên nhuộm bao ánh hồng…”
Và bài
Ngàn năm lưu dấu có tiếng nước non vang gọi
Người xưa đâu tá có khóc trong đêm lạnh lẽo?
Người xưa đâu tá có khóc những khi trời chiều?
Tưởng nhớ tới bao khi ai kia trên sóng Bạch Đằng làm chủ.
Tưởng nhớ tới bao khi ai kia kéo quân mở mang miền Trung.
Người nay đâu tá có biết hổ cùng đèn lửa
Còn ai nghe đến những tiếng nước non đâu nữa
Người nay đâu tá có cho thổi bùng ngọn lửa
Người nay đâu tá còn nhớ tới bao lâu nữa
Còn ai mê ngủ, say mê trên đường lợi danh
Nào ai mê ngủ say mê truỵ lạc quên mình
Người xưa đâu tá hãy giúp thiếu niên dũng cảm
Người nay đâu tá hãy nhớ đến dân Lạc Hồng…
Người xưa đâu tá hãy giúp nổi gió mưa lửa sóng
Người xưa đâu tá hãy giúp cho dân Lạc Hồng!”
Và bài
Anh em ta mau cố chất cây khô vào đây đốt chung
Ðêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa rừng
Dang tay nhau đứng vòng quanh lửa hồng
Trông khói xanh gió đưa bốc cao
Cùng cầm tay hát đều chân bước
Lửa thêm sáng tươi xua tan bóng đêm
Anh em ta đùa vui ca hát
Hát cho đời vui vui thật vui…
*Ở tuổi lên 10 tôi đã thuộc tất cả kể trên, và đã sống, rung cảm với những ngôn từ đó khi lớn lên trong đoàn HĐS theo bước Baden-Powell tại một thành phố lớn, khi nhà nhà còn phải treo cờ tam tài mỗi dịp Quatorze Juillet về, và bắt đầu thấy xốn xan một nổi đau chưa rõ tên trong lòng thằng bé.
TĐ chớ vội xợc trong Google tìm kiếm rồi nói dốc. Thật tình anh tự biết ngay mình có từng thuộc lòng những câu đó hay không?
Đấy là dấu ấn thời đại một con người đã có mặt, chứng kiến.
Kẻ nào không biết gì về nó, là kẻ sinh sau đẻ muộn.
Đừng khoác lác!
Tôi không có nhiều thì giờ, chỉ trả lời trong giới hạn thôi
Sa Kim nói
“Tất cả các bản nhạc tg TĐ đưa ra minh hoạ cho bài viết đều có quá nhiều ca từ SAI, sai đến độ vô nghĩa so với nguyên tác, vốn từng được hát bởi những danh ca uy tín trước 1975 như Thái Thanh, Lệ Thu…mà không khó gì để dựa vào (các video), rà soát lại ca từ để chỉnh lại cho chính xác thay vì cứ nhắm mắt sao chép trên mạng những dị bản vớ vẩn xưa nay tha hồ đăng bừa bãi đó đây.”
Giọng Sakim giống hệt như giọng HuePhan đưa ra những luận cứ để sửa lưng t/g, nếu tôi không lầm thì từ lâu rồi Sakim đã thổi phồng HuePhan là Giảng sư đại học, một người có học sao lại thiếu tư cách đến thế
Tôi đã nói ngay từ đầu tất cả những lời của các bài Nhớ Người Ra Đi, Nhớ Người Thương Binh, Bên Cầu Biên Giới tôi lấy lời nguyên thủy của nó (1947), tức là từ thời Kháng chiến, nhưng Sakim, Hue Phan hồi đó còn nhỏ chỉ biết Thái Thanh, Lệ Thu ..mà không biết một tí gì về kháng chiến cả.
Tôi search trên mạng trong nước, họ đưa ra những lời nguyên thủy. Chính phủ QG (trong bài có nói) có từ 1949, 1950 đã cho hát những bài kháng chiến ngay tại vùng QG thí dụ như Hà Đông, Hà Nội, có sửa lời chút đỉnh thí dụ nguyên thủy nói “Nhớ thương nau oán thù loài thực dân”, bên QG (thí dụ Hà Nội) sửa thành “Nhớ thương nhau oán thù loài tàn hung”, sở dĩ người ta cho hát nhạc Kháng chiến của Phạm Duy, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu .. vì không kỳ thị nhưng có sửa lời
Sakim Hue Phan nói:
“….rà soát lại ca từ để chỉnh lại cho chính xác thay vì cứ nhắm mắt sao chép trên mạng những dị bản vớ vẩn xưa nay tha hồ đăng bừa bãi đó đây.”
Đã còn nhỏ, không biết một tí gì về kháng chiến cả mà dám viết lách mất tư cách, hồ đồ như thế mà tự nhận là Giảng sư, Giáo sư à?
Dưới đây là các bài Nhớ Người Ra Đi, Nhớ Người Thương Binh, Bên Cầu Biên Giới
https://lyric.tkaraoke.com/15491/nho_nguoi_ra_di.html
https://lyric.tkaraoke.com/15492/nho_nguoi_thuong_binh.html
https://lyric.tkaraoke.com/10495/ben_cau_bien_gioi.html
có thể tìm trên mạng lời nguyên thủy
TĐ
#
Tất cả các bản nhạc tg TĐ đưa ra minh hoạ cho bài viết đều có quá nhiều ca từ SAI, sai đến độ vô nghĩa so với nguyên tác, vốn từng được hát bởi những danh ca uy tín trước 1975 như Thái Thanh, Lệ Thu…mà không khó gì để dựa vào (các video), rà soát lại ca từ để chỉnh lại cho chính xác thay vì cứ nhắm mắt sao chép trên mạng những dị bản vớ vẩn xưa nay tha hồ đăng bừa bãi đó đây.
Đơn cử 2 bản nhạc có nhiều ca từ sai:
*”Bên cầu biên giới”
(Dưới đây những chữ sai được đóng ngoặc, và được sửa lại bằng chữ viết hoa kế bên)
– Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc (bên) TRÊN giòng sông sâu
. . . . . .
– Người đi chưa hết (hương) THƯƠNG sầu lữ thứ
Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
. . . . .
– Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
Đâu đây dáng huyền (đền) BỀN duyên mơ
. . . . .
– Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên (bờ) GIÒNG sông Da – nube
Những đêm sáng sao
– Nhưng đường quá xa vời
Hương trời vẫn mê mài
(Lòng) ĐỜI tôi sao vẫn còn biên giới !
Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây
*Nhớ người ra đi:
Ca từ trong nguyên tác của PD qua giọng ca chuẩn mực Thái Thanh và tất cả các ca sĩ kỳ cựu từ miền Nam trước 1975 đều đồng nhất câu
“Nhớ thương con (/anh/cha) oán thù loài tàn hung(/loài giặc kia)”
Bản tg Trọng Đạt chọn để minh hoạ bài viết lại đổi thành “loài thực dân”, là sai so với ca từ thống nhất đã có từ trước 1975;
duy nhất chỉ có ca sĩ Ái Vân (ngoài Bắc) là hát “loài thực dân”,
có lẽ do “TTTT” sửa lại ca từ gốc của PD để tránh khả năng câu hát bị hiểu đang ám chỉ chính mình bị “oán thù” chăng?)
Em tiễn anh ra mãi tận đầu thôn
Một hôm lúc trâu bò về chuồng
Rồi (anh) nhớ (anh) mong (EM)
Chờ chiến sĩ xa xăm lập công
Ca từ “anh nhớ anh mong” là phi lý. Toàn bộ đoạn nầy nói về tâm sự của chủ ngữ duy nhất ở đây là “em” – người tiễn đưa : em tiễn/em nhớ em mong/em chờ
#
Tựa đề bài viết của tg Trọng Đạt có ý định giới thiệu nhạc hùng của PD, nhưng lại trưng ra những bài không hùng chút nào,
trong khi nhạc hùng PD viết là rất nhiều: Xuất quân, Chiến sĩ vô danh, Dân quân du kích, Nợ xương máu, Khởi hành, Nhạc tuổi xanh, Đường Lạng sơn…
Có đến trên 20 bản hùng ca của PD để chọn lựa, tg lại giới thiệu những bài lãng mạn, than thở vì nỗi chia ly niềm thương nhớ…một cách lạc đề.
“sống trong lòng người đẹp Tô Châu hay là chết bên bờ sông Danube…” thì hùng chỗ nào cơ chứ?!
#
Bước vào thế giới âm nhạc của Phạm Duy như bước vào khu rừng già vi diệu của âm thanh và chữ nghĩa từ tâm hồn thâm uyên và trái tim tài hoa trăm năm nữa chưa chắc có thêm lại một .
Tay mơ nào đó tập tểnh muốn thử làm thế sẽ thất bại, như ta đang thấy!
Thuỵ Khê đã say đắm và xuất sắc làm được điều đó.
Như để xoá đi cảm giác ngán ngẫm với bài viết trên đây, ta hãy thử xem tác giả Thuỵ Khê ghi lại xúc cảm với tác phẩm của Phạm Duy như thế nào, chỉ riêng về mảng nhạc hùng ông sáng tác đầu đời vào thời kháng chiến…
*Trích Thuỵ Khê:
“Nhạc sĩ bước vào cuộc tình bằng những bản hùng ca, rực lửa: ‘Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu: quyết chiến!’ (Xuất quân, PD)
1945, tất cả lên đường. Kháng chiến là thần tượng đầu đời, là mối tình thứ nhất. Nhạc sôi sục tình nước. Lúc đó văn chương trở thành vô nghĩa, người ta đã ‘xếp bút nghiên theo việc đao cung’. Người ta muốn làm ‘tráng sĩ’. ‘Hồn say khi máu xương rơi tràn ngập biên khu’, Phạm Duy xuất quân. Một Phạm Duy, nhiều Phạm Duy theo nhịp bước ‘mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng’ (Chiến sĩ vô danh, PD).
Họ, thế hệ ấy, nếu không có âm nhạc, nếu không có Phạm Duy, Văn Cao … chắc gì đã có hào hùng? chắc gì đã có kháng chiến? chắc gì đã có … ‘một mùa thu năm qua Cách mạng tiến ra đất Việt?’ (Nhạc tuổi xanh, PD)
Ở chỗ văn chương tê liệt (viết để khích động lòng người dễ thành tuyên ngôn), âm nhạc tung toàn năng, toàn lực thúc đẩy thanh niên vào những cuộc khởi hành:
‘Một đoàn người trai hiên ngang Ðeo trên vai nợ máu xương’ … Dòng máu căm hờn của muôn dân ta Thiết tha kêu gào bao trai tráng lên đường (Khởi hành)
Nhưng nếu nhạc chỉ có hùng, thì dễ trở thành chào cờ: “Này thanh niên ơi, quốc gia đến ngày giải phóng”,
nếu chỉ có bi, tất là mặc niệm. Chào cờ và mặc niệm, người ta đứng im. Không ai xông tới. Chào cờ là hết. Mặc niệm là chết.
Nhưng khi nghe:
‘Biên khu u ù! Biên khu ù u! Tia vàng son xuyên qua lau mờ Về trên suối khói lên làn mơ Nắng trôi về xuôi biết bao thương nhớ Biên khu ù u! Biên khu ù u! Nghe đồi nương khuyên nhau mong chờ Người lên chốn đất thiêng rừng xa…’
thì đó là lời gọi quyến rũ của núi rừng, của đất nước: Ðó là Phạm Duy. Ðó là tiếng hú gọi đàn đẩy người người lớp lớp ra đi:
‘Biên khu u ù! Biên khu ù u! Ta nhìn qua Cai Kinh ngang tàng, chờ tiếng gió Bắc Sơn lùa sang…’ (Rừng Lạng sơn, PD)
Trong tiếng hú có Cai Kinh, Bắc Sơn … Phạm Duy dựng núi trong lòng người, cấy những linh thiêng của đất nước trong tim người. ‘Biên khu ù u! Biên khu ù u!’ là tiếng hú bí mật, hoang đường, thiêng liêng, cao cả… hớp hồn những thanh niên, đưa họ lên đỉnh Cai Kinh, ‘ngang tàng’ nhìn xuống những ‘tia vàng son xuyên qua lau mờ’ của đất nước. Ánh sáng khuyến dụ họ lên ‘chốn đất thiêng rừng xa’, tìm những quyến rũ thầm kín của phiêu lưu, của tuổi trẻ…
Phạm Duy, tuyệt đối không tuyên truyền mà mê hoặc, trong khoảnh khắc một bài ca, đã tụ hợp được: hồi quang lịch sử, khí thiêng núi rừng, hồn thiêng dân tộc, lãng mạn con người. Phạm Duy đem ‘nắng trôi về xuôi biết bao thương nhớ’.
Tại sao tác dụng một bản nhạc lại khác một bài văn? Ở chỗ văn chương tê liệt, âm nhạc lại vẫy vùng?
Chúng ta thử đọc lại một trong những bài văn thơ yêu nước, thống thiết nhất, ví dụ như của Phan Chu Trinh:
‘Thế nước đến nguy như sợi tóc Tài trai thà chết chẳng nghiêng đầu’
hay của Huỳnh Thúc Kháng:
‘Sông Nhật Tảo lửa bùng, thành Ba Ðình súng nổ’
hoặc mạnh mẽ như Nguyễn Trãi:
“Trận Bồ Ðằng sấm vang sét dậy. Miền Trà My trúc phá tro bay.” (Bình Ngô Đại Cáo)
Những áng hùng văn đánh vào lý trí, đánh mạnh, đánh mau, nhưng sớm dứt, ít có khả năng tồn tại lâu dài, khi ta không còn trực tiếp đối diện với văn bản. Nhưng một bản nhạc có thể ở lại khi tiếng nhạc, lời ca đã đi qua, nhưng dư âm của nó, trụ lại, rủ rê quyến rũ: “Biên khu ù u! Biên khu ù u! Vang thời quân Chi Lăng reo hò, rừng in bóng những oan hồn xưa, giữa đêm mờ ôi thoáng nghe tiếng hú” (Rừng Lạng sơn, PD)
Âm nhạc tự tạo cách sống còn, rồi Phạm Duy đem tiếng gọi từ xa: ù u … giấu vào trong tim người để nó ở đấy, chờ đấy. Khi “người nghe” nhớ lại, thì cứ việc rút “nhạc” từ tim mình ra, hát lại trong đầu, tiếng hát thầm trong não trạng kéo hắn lên “biên khu u ù”, cho hắn ‘nhìn qua Cai Kinh ngang tàng…’
Tóm lại, bản nhạc, khi đã đi vào lòng người, nó có khả năng được “hát lại” mãi mãi, dù nhạc sĩ và ca nhân đã xa. Những bài ca như Rừng Lạng Sơn của Phạm Duy, có thể biến một kẻ tầm thường thành “ngang tàng”, một kẻ chưa yêu nước phải yêu nước, một kẻ thờ ơ với lịch sử, làm nên lịch sử. Kháng chiến dinh dưỡng bằng âm nhạc. Nghệ sĩ là nhà ảo thuật, có thể làm được tất cả: Xui kẻ không hùng làm việc anh hùng như những ‘hồn xưa’ trên ‘đường Lạng Sơn âm u ù u!’ trong ‘tiếng gà bình minh’, với những ‘màu áo chàm phất phới trong mây mờ’.
Cấu trúc nhạc kháng chiến của Phạm Duy xoay tròn quanh ma lực trữ tình ấy: Ðem những địa danh lồng vào lòng người, vào tình yêu: ‘Hỡi anh vệ quốc cầm súng ngang tàng, thuyền tôi đậu bến Tuyên Quang, nửa đêm trông ánh trăng vàng nhớ anh… Hỡi anh du kích tập bắn bên rừng, thuyền tôi đậu bến Ðoan Hùng …’ (Tiếng hát trên sông Lô, PD)
Tiếng hát trên sông Lô lời thơ thoát thai từ ca dao, ý nhạc đượm tình quan họ, địa danh nằm trong thổ ngơi ‘thế lữ, tự lực văn đoàn’: Phạm Duy đến từ dân, đi vào dân bằng những yếu tố thuần túy văn hóa dân tộc, để tạo ra tiếng ‘tình, lời tình’, ông lấy tình làm ngôn ngữ thứ nhất, và điều đó khiến cho nhạc ông, không chết khi kháng chiến đã tàn…” (hết trích)
Viết như Thuỵ Khê…mới là đáng cho ta chịu mỏi mắt dõi theo từng con chữ, phải không nhỉ?
“Ở tuổi tám mươi, nhạc sĩ trở lại Kiều, ông tìm về Nguyễn Du như đã suốt một đời vinh thăng tiếng mẹ” (Thụy Khuê)
Xin cảm ơn SaKim mà tôi tìm nghe Đường Lạng Sơn – Phạm Duy – với ca sĩ Elvis Phương, từ yt Tân Nhạc Việt Nam. Rất hay mà tôi mới nghe lần đầu.
Tôi tự coi mình là người gốc Lạng Sơn theo cha mẹ vào nam nên những màu xanh ở bài hát nghe rất quyến rũ nhắc tới nhạc Đoàn Chuẩn với màu xanh xanh.
Hy vọng lời ca post từ bản nhạc chính xác.
Đồi nương xanh, xanh núi xanh lơ
Rừng cây xanh, xanh lá bên hoa
Mầu áo chàm phất phơ trong mây mờ.
Nhà sàn cao tuy mái thô sơ
Người dừng chân bên suối nên thơ
(Đường Lạng Sơn – Phạm Duy)
Có nhà văn nổi tiếng từ 1 website, lâu lắm rồi, đã gửi cho tôi sách của nhà báo, nhà biên khảo và nhà phê bình văn học Thụy Khuê, vì tôi muốn mua sách đọc. Ấy thế mà tôi để cuốn sách mới toanh không biết là đang ở đâu.
Double thanks to you that I found Thụy Khuê, “Thụy Khuê: Phạm Duy trên khắp nẻo tình”
thuykhue .free .fr/tk02/phamduy02.html
Nhạc Phạm Duy đã từng được phổ biến ở miền nam VNCH rất rộng rãi. Ở thời của cộng sản VN hiện nay, chúng ta không được thấy phổ biến nhạc Phạm Duy tìm về Nguyễn Du với minh họa Kiều.
“Ở tuổi tám mươi, nhạc sĩ trở lại Kiều, ông tìm về Nguyễn Du như đã suốt một đời vinh thăng tiếng mẹ, như muốn có một “hợp tác” giữa hai nghệ sĩ lớn, không cùng thời nhưng cùng một trái tim: yêu tiếng Việt và đưa tiếng Việt lên làm người tình thứ nhất, xây dựng tiếng Việt như xây dựng tâm hồn và thể xác chính mình. Với Kiều, Phạm Duy lại mở thêm một thế giới mới: thế giới mà âm thanh có quyền năng tạo dựng bối cảnh. Xưa nay đọc Kiều chúng ta thấy Nguyễn Du bầy ra nghịch cảnh bằng chữ, qua chữ; bây giờ nghe Kiều, chúng ta đi vào bối cảnh Phạm Duy trong đó âm nhạc, không chỉ giữ địa vị “minh họa” lời Nguyễn Du, như nhạc sĩ đã khiêm tốn xác định, mà nhạc đưa chúng ta đi xa hơn: tạo ra một tác phẩm khác nguyên bản, có chỗ nhạc minh họa cho lời như Kiều đi thanh minh, có chỗ nhạc xoáy sâu xuống âm vực của nguyên bản như Kiều gặp Ðạm Tiên, đôi khi nhạc sĩ sáng tạo những bầu trời khác như Kiều gẩy đàn: Phạm Duy đã “bổ sung” Nguyễn Du bằng những khúc nhạc tuyệt vời: Hán Sở tranh hùng, Tư Mã phượng cầu, Kê khang, Chiêu Quân… Phải có một đời, một giá trị, một dân tộc, một con người trong Phạm Duy, như Phạm Duy mới lấp bằng được “chỗ trống” mà Nguyễn Du để lại. Nhạc Phạm Duy định vị vai trò của Phạm Duy trong lòng dân tộc, trong lòng ngôn ngữ, lịch sử của dân tộc và của cá nhân chúng ta, không chỉ trong thế kỷ XX mà sẽ còn kéo dài sau thế kỷ, ba trăm năm sau…” (Paris 25/4/2002 Thụy Khuê).
Have a great day to All. All the Best, God Bless.
Cám ơn bạn đồng thanh đồng khí!
day la bai nhac hieu cua Luc Quan Viet Nam chu khong phai cua Khong Quan – Vi
co 1 loi 2 nua ” duong truong xa, con cho no tha con meo , ! “
“Quân đội QGVN kể cả chết bị thương và bị bắt làm tù binh là 419 ngàn ” . Trích.
Thế thì tại sao không viết là “Việt Minh, kể cả chết và bị thương và bị bắt làm tù binh là 900000, không kể thường dân chết 150000 ” nhỉ ? !, mà lại viết là” Việt Minh chết 300 ngàn, 500 ngàn bị thương, 100 ngàn bị bắt làm tù binh, thường Dân chết 150 ngàn, tổng cộng 450 ngàn người đã bỏ mạng”.
Anh nói như buồi ấy
Ngụy Cock Cuốc Da Viet Nam từ ngày thành lập ngày mồng 8 tháng 3 1949 bỏi thèng ton ton PÁP Vincent Auriol. Một chính phủ ma đuọc rặn ra bởi chính thèng đả đô hộ truóc đó thì gọi là gì hả néu khong gọi là…..CHÚ PHĨNH. Loại chinh phủ như the này thì tinh thần đâu mà đánh vói đấm. Loại chú phĩnh này chỉ ngồi đó nhận lệnh từ quan thầy từ PÁP tói MẼO, đánh đấm đéo gì mà chết vói chóc.
Viet Cộng chúng anh chưa vào thì hơn triệu thèng cởi áo tuột quấn , quăng súng liệng đạn , bám đuôi đu càng chứ đánh đấm bao giò mà chết vói chóc.
Cứ tật bốc phét là giỏi.
“Họ đã bị đánh lừa nay lại đi theo con đường đánh lừa những người nhẹ dạ khác, và sau cùng họ cũng đi vào con đường tội lỗi, vì họ cũng phải nói láo, cũng phải đánh lừa người khác”
Và họ trở thành những tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo . Các thế hệ sau noi theo thật .
Chỉ còn mỗi 1 cách duy nhất . GET OUR PEOPLE OUT. Bắt đầu bằng đưa con cháu nhà mình đi .
Nếu Tố Hữu là Phạm Duy “Tôi yêu Xít Ta Lin, từ khi mới ra đời”
Nhớ bài “Xuất Quân” của Phạm Duy, đã được dùng làm nhạc dẫn nhập cho chương trình phát hình của Không quân VNCH năm xưa, trên băng tần số 9 Sài gòn:
“Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng chân đi tung hoành
Quân Việt Nam đi hồn đất nước xây thành
Đi là đi quyết chiến, đi là đi quyết thắng, đi là mang linh hồn non sông
Đi là đi quyết chiến, đi là đi quyết thắng,bước lên đây hồn Việt Nam…”