Nhà thơ Lê Tử Du qua đời

5
Ảnh Tuấn Khanh

Nhà thơ Du Tử Lê đã qua đời vào ngày 7 tháng 10, lúc 8g06 phút tối ngày thứ Hai tại Garden Grove, Hoa Kỳ, hưởng thọ 77 tuổi.

Ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam, tên thật là Lê Cự Phách.

Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lục, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn

Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.

Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sang tỵ nạn bên Hoa Kỳ.

Ông sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ.

Tính đến thời điểm 2014, Du Tử Lê đã xuất bản 58 tác phẩm đủ thể loại. Và tính theo dòng người tỵ nạn tại Mỹ, trong đó có giới trí thức, cho đến khi mất thì ông vẫn là một trong những nhà thơ lớn của hải ngoại, đồng thời sáng tác sung sức nhất.

Chuyến về Việt Nam năm 2014 để ra mắt một tập thơ của mình, Du Tử Lê đã gây nên một làn sóng tranh luận và nhiều lời chỉ trích, cho rằng ông hợp tác với chế độ Cộng sản. Nhưng trong những lần trả lời phỏng vấn của VOA, RFA… Du Tử Lê nói rằng ông về vì người đọc Việt Nam.

Và bất luận như thế nào thì sự ra đi của ông cũng là một sự tiếc nhớ về những tên tuổi lớn của nền văn chương tự do miền Nam Việt Nam.

Tuấn Khanh (Facebook)

5 BÌNH LUẬN

  1. Là một kỷ sư thì lập luận rằng Tôi về xây cầu dựng nhà cho đồng bào tôi đi, ở .
    Là một bác sĩ thì nói rằng Tôi về chữa bệnh cho đồng bào tôi.
    Là một ca sĩ thì nói là Tôi về và hát cho đồng bào tôi nghe.
    Là một nhà văn hay nhà thơ thì nói là Tôi về vì đồng bào và đọc giả của tôi.
    Mỗi thành phần trong xã hội đều có lý do chính đáng và cao thượng khi trở lại Việt nam cái nơi mà ngày nào đó trong quá khứ mình phải bỏ chạy , chạy mà không hề dám quay mặt lại nhìn dù đó được gọi là Quê hương.
    Xin nói thật dù sẽ làm mất lòng nhiều bạn đọc trên điễn đàn này ,

  2. Tên nào rồi cũng vác thân về Vn dù quá khứ từng bị VC tuyên án Tử hình ,người việt nam chỉ có một ít biết Lê cự phách , thì biện hộ là về VN vì người đọc ,đúng mồm loa mép dãi của mấy anh Nguỵ già ./

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên