Có lẽ, phải hỏi rõ ràng hơn, hiện nay, trong nước đã thật sự có một tầng lớp đáng gọi là trí thức chưa? Và, phải hiểu thế nào là trí thức?
Điều này, nhìn chung có vẻ đơn giản, nếu người ta hiểu trí thức là những người có học với một trình độ hiểu biết nào đó được xã hội nhìn nhận như giới bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, chuyên viên các loại hoặc văn nghệ sĩ v.v…
Nhưng nếu hiểu trí thức như những người có ý thức về vai trò của mình trong xã hội đối với sự hưng vong của một dân tộc thì dường như trong suốt một thời gian dài, Việt Nam đã thiếu vắng hẳn những con người đạt đến chuẩn mực về khả năng dẫn dắt quần chúng, hay phản biện xã hội, biểu tượng cho lương tâm dân tộc.
Trong suốt quá trình cai trị của Đảng Cộng sản VN, từ 1945, không phải chúng ta không từng chứng kiến sự đàn áp của chế độ đối với những tiếng nói ngay thẳng, nhưng sự bất tuân dân sự hay sự phản biện chính trị có hệ thống thì dường như chưa hề xảy ra.
Đảng Cộng sản đã thành công tuyệt đối trong tuyên truyền và đàn áp bạo lực.
Những năm tháng gọi là bao cấp, quốc gia đứng trước ngưỡng sụp đổ vì ngân sách cạn kiệt, dân chúng đói khát lầm than cùng cực… chúng ta cũng không thấy một tiếng nói trí thức nào đủ mạnh để phản kháng hay báo động cho một thảm họa của dân tộc, cho dù trong miền Nam không thiếu những tổ chức chống đối chế độ.
Chỉ đến khi Trung Quốc tuyên bố thành lập huyện đảo Tam Sa bao trùm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam năm 2007, trí thức mới bừng tỉnh… với cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra cả ở Hà Nội và Sài Gòn, cùng một “Tuyên cáo của người Việt yêu nước” do nhóm nghệ sĩ Sài Gòn khởi xướng.
Tuy nhiên, phải đến năm 2013, với bản Kiến nghị 72 (do 72 nhân sĩ trí thức cả nước đứng tên ban đầu) đòi thay đổi hiến pháp, trí thức mới thực sự vào cuộc và tạm gọi là đóng đúng vai trò của mình: phản biện xã hội.
Trí thức có thể làm gì?
Cho đến nay, không biết bao nhiêu kiến nghị đã được gởi tới chính quyền, từ chuyện quốc gia đại sự đến những yêu cầu cho một cá nhân nào đó, tôi không thể nhớ hết, nhưng họ đã nhận được gì? Hay đã mang lại điều gì?
Điều ai cũng biết, không những chính quyền im lặng mà thậm chí còn thực hiện những biện pháp đối phó với những người tham gia ký tên ủng hộ các kiến nghị đó, đôi khi thô bạo.
Tại sao chính quyền im lặng?
Câu trả lời chỉ có thể là chính quyền không thể đáp ứng những đòi hỏi do các bản kiến nghị đưa ra.
Tuy nhiên, tôi tin rằng chính quyền cũng không thể không biết đến cái áp lực của những kiến nghị cũng như các hành động khác của giới bất đồng chính kiến lên các chính sách của mình.
Đảng Cộng sản có sợ không?
Tôi tin rằng có, vì thế họ không ngừng kêu gọi chống lại cái gọi là “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, đồng thời gia tăng bắt bớ, đàn áp với toàn bộ những “nhen nhóm” phản kháng, từ Bắc vào Nam.
Trong lúc cái nguy cơ mất nước hay lệ thuộc Trung Quốc càng ngày càng rõ… Và xã hội càng ngày càng suy đồi, ngoài việc “xóa bàn làm lại”, thì liệu những kiến nghị suông có thể giải quyết được gì?
Nhiều người cổ võ lại cái ý tưởng do cụ Phan Châu Trinh khởi xướng hàng trăm năm trước: “Khai dân trí” như một giải pháp khả thi nhất.
Tất nhiên, khai dân trí bao giờ cũng tốt và không bao giờ cũ. Nhưng với tình thế cấp bách hiện nay, chắc chắn, chỉ khai dân trí là không đủ.
Tôi có một số bạn được gọi là lão thành cách mạng và những người lo lắng cho tương lai quốc gia, thỉnh thoảng gặp nhau, lại hỏi: “Phải làm gì bây giờ?”
Làm gì bây giờ? Một câu hỏi khó.
Trong ít năm gần đây, một loạt các tổ chức xã hội dân sự đã hình thành bất chấp sự đàn áp của chính quyền, như Hội Nhà báo Độc lập, Ban vận động Văn đoàn Độc lập, Con Đường Việt Nam, Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Lao Động Việt, Phụ Nữ Nhân Quyền… bên cạnh những cá nhân nổi bật trong cuộc đấu tranh cho công bằng và dân chủ.
Trong lúc chưa có luật về Hội cũng như quyền tự do phát biểu chính kiến, sự có mặt này cho phép tin vào sự thức tỉnh cũng như ý chí đấu tranh của người dân và tầng lớp trí thức cho một Việt Nam tươi sáng hơn.
Bên cạnh đó, cũng thấy một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử, sự xuất hiện của các nhà báo công dân.
Thông qua internet và các trang mạng xã hội, một phong trào quần chúng, mà hầu hết cũng là người có học và “có lý luận”, đã mạnh mẽ cất tiếng nói bất bình của mình đối với đảng Cộng sản cầm quyền và các chính sách của họ.
Đối phó với một hiện tượng đáng mừng như thế, đảng và nhà cầm quyền đã thành lập một lực lượng đáp trả được gọi là dư luận viên, cũng hùng hậu không kém.
Tuy nhiên, nhìn chung, phong trào tranh đấu cho tự do và dân chủ đến nay vẫn còn rời rạc, thiếu đồng bộ.
Người trí thức chưa tập hợp được quần chúng sau lưng mình, thậm chí ngược lại, họ theo đuôi quần chúng trong những việc như tham gia biểu tình chống Trung Quốc, hoặc các dân oan bị cướp đất…
Dù vậy, tôi tin rằng, một cách lạc quan, đảng và nhà cầm quyền không thể không suy nghĩ để có những bước đi thích hợp cho một xu hướng tất yếu, tự do hơn, dân chủ hơn, lành mạnh hơn trước khi quá muộn.
Nguồn: BBC
Trò chơi trí thức, VC và VN.
Nếu có thể coi những người có bằng cấp cao là trí thức thì VN đang lần mò lẫn lộn trong mặt trận trò chơi trí thức. Trò chơi của chính VC bày ra.
Tôi hỏi quý vị: Nhân sự BCT của đảng CSVN gồm có phải là những nhà “trí thức” hay không? Nên nhớ họ từ thấp nhất cũng có bằng Cử Nhân trở lên cao hơn như TS, PTS, GS, PGS cả đấy. Nếu quý vị trả lời không, đều là bọn dốt. E cũng không đúng. Họ không dốt, họ chỉ không muốn giống quý vị thôi. Nếu quý vị trả lời đúng, đó là những nhà “trí thức” XHCN. Quý vị sẽ kẹt. Nói chung trả lời cách nào cũng… kẹt. Vì sao ?
Vì VC vừa có quyền vừa có tiền. Nó có quyền bắt nhốt quý vị và nó cũng có quyền ban phát ân huệ cho quý vị sống. Đó là vấn đề. Người ta không thể thoát ra khỏi nước khi đang lội trong… nước. Thế thôi.
Đúng cũng…kẹt, mà trật cũng…kẹt là sao?
Trí thức như Nguyễn Hữu Đang thì về vườn câu cá hái rau sống…dật dờ gần bụi tre làng chờ ngày chết, còn Nguyễn Hữu Loan lên núi…đập đá lấy tiền mua gạo nuôi thân tới tàn đời không ngon sao?
Trí…nữa ngủ nữa thức như Ts Bùi Hiền…kãi kách tiếg…dziệt kộng làm cháy…mạng thì có gì…szai?
Ts,PTs,Gs,PGS…trí thức xhcnvn chạy đầy đường phố như…chó mèo hoang, có nước nào dám so sánh?
Nói, “VC chơi trò trí thức” là ông thầy Thiến Heo có mưu định… thiến luôn…cái củ tỏi của con heo nọc nằm phơi sương ở Ba Đình mấy chục năm nay à?
Nói Trí thức khơi khơi là hổng có chuẩn mô! Đúng thì phải nói là Trí thức XHCN. Vì, nịch xử Diệt Lam đã sang trang từ những 43 năm trước nên trí thức bi chừ dù jà hay chẻ cũng đều nà chí thức XHCN! Còn đám trí thức ko XHCN, tức là loại ko thờ ơ với xã hội, thì đã từng xuống đường quậy nát miền Nam (giông giống một ông thường viết ninh tinh vừa chụp mũ, vừa wánh tùm lum các cơ quan truyền thông hải ngoại và khuyên bảo các phong trào chống cộng trong nước như linh mục thì phải.. giáo dân thì phải… để VC có cớ làm “Thiên An môn” dẹp hết một lần cho gọn đấy ạ!) Thưa rõ là ở đây chỉ nói riêng việc “ý thức trách nhiệm với xã hội” còn bọn trí thức miền Nam đã làm là sai hoàn toàn! Và sự sai lầm thì phải trả giá suốt đời, tiêu biểu như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Dương Quỳnh Hoa… còn liệt kê hết ra thì ko đủ chỗ đâu ạ!
Thế thì câu hỏi nên là: Chí thức XHCN phải nàm j? Hỏi như vậy thì trả lời hổng khó! CSVN ko cho phép bàn chính chị, ko được mần chính chị vì… mọi việc đã có đản no! Chí thức XHCN đã được thuần hóa như vậy rùi… thì hỏi có phải là thừa ko ạ?
Nhìn tổng thể trên thế giới thì sự sụp đổ của CS là tất yếu và đều xuất phát từ mâu thuẫn nội tại! Như nội bộ đảng CSVN đang hỗn loạn kia kìa! Hihi.