Sau bầu cử nước Đức đi về đâu?

1
Bầu cử ở Đức. Ảnh BBC

Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) diện tích 357.376 km², dân số 83 triệu, Đức theo hiến pháp có 3 cơ quan độc lập là: Lập Pháp; Hành Pháp và Tư Pháp. Theo thể chế Liên Bang Dân Chủ Nghị Viện từ năm 1949, luôn tôn trọng Dân Quyền và Nhân Quyền. Đa đảng, công dân tự do lập Hội, tham gia sinh hoạt chính trị. Cơ quan điều hành bầu cử liên bang cho biết có 42 đảng, đoàn thể và 4828 ứng cử viên tranh cử vào Quốc hội (1)

Tuy nhiên ở Munich trên phiếu bầu chỉ có 21 đảng và 12 ứng cử viên. Thể chế Tự Do Dân Chủ ở Đức luôn khởi sắc và sống động nhằm mục đích không ngừng phát triển Kinh tế, Xã hội và nâng cao Dân trí. Quyền lập hôi, lập chính đảng cũng như những đảng đối lập đóng góp xây dựng luôn được tôn trọng. Các Hội đoàn và tổ chức Xã Hội Dân Sự tự do hoạt động mà không sợ bị trấn áp, tù đầy hay cáo buộc tội lật đổ chính quyền…

Chính phủ Đức khác hẳn với các nước theo chủ nghiã CS, chỉ có độc đảng, độc tài. Bầu chủ tịch Quốc Hội trước khi bầu Dân biểu, theo tiêu chuẩn đảng cử dân bầu. Dân biểu trở thành Nghị gật, họp Quốc Hội thì ngồi ngủ, đến lúc giật mình bấm nút bỏ phiếu. Quốc hội như thế không thể đại diện tranh đấu cho quyền lợi của người dân, ngồi lì cho đến gần hết nhiệm kỳ lên tiếng phản biện để lấy danh hão!

Quốc hội liên bang Đức nhiệm kỳ 4 năm thì bầu lại, chức Thủ tướng nếu được tín nhiệm có thể làm tới 4 nhiệm kỳ là 16 năm hay nhiều hơn. Tổng thống nhiệm kỳ 5 năm chỉ được 2 nhiệm kỳ là 10 năm. (2) xem các Thủ tướng và Tổng Thống thuộc đảng CDU đã cầm quyền.

Quốc Hội Âu châu 5 năm, Quốc Hội tiểu bang và thị xã 5 năm. (Đức có 16 tiểu bang). Chính quyền liên bang nhiệm kỳ vừa qua được cầm quyền liên minh của 3 chính đảng là: (CDU/CSU) và (SPD). Đã mở cửa cho hơn 1 triệu người tỵ nạn từ các nước Hồi Giáo vào Đức. Theo bà Merkel là Đức cần người lao động… Cơ quan truyền thông, báo chí thường đưa những hình ảnh xấu của người tỵ nạn mới nhập cư như hiếp dâm, ăn cắp, có liên hệ khủng bố, lười biếng… Làn sóng chống người ngoại quốc càng ngày tăng thêm, đảng AFD lợi dụng „đục nước béo cò“ chủ trương chống người nhập cư được phần lớn dân bên Đông Đức cũ còn ảnh hưởng thời cộng sản, ủng hộ được 12,6%. Ngược lại các đảng CDU/CSU mất đến 8,5%; SPD mất 5,2%

Ngày 24.09.2017 khoảng 61,5 triệu cử tri theo thống kê (31,7 triệu nam, 29,8 triệu nữ) đi bầu Quốc hội liên bang khóa 19 với nhiệm kỳ 4 năm. Tiền chi phí bầu cử tốn 90 triệu €. Kết quả cuộc bầu cử là điều không bất ngờ khi Liên minh Dân chủ/Xã hội Kitô giáo (CDU/CSU) của nữ Thủ tướng Angela Merkel vẫn giữ vị thế là chính đảng lớn nhất trong Quốc hội liên bang Đức khóa 19.

Tuy nhiên, ba điều được coi là bất ngờ và chưa từng có trong các cuộc tổng tuyển cử ở Đức từ năm 1949 đến này là: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) lần đầu tiên đạt tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay chỉ còn (20,4%).

Ngược lại lần đầu tiên đảng có tê: Sự chọn lựa cho Đức (AFD) thành lập cách đây hơn 4 năm theo đường lối cực hữu chống Hồi giáo, đòi giới hạn tỵ nạn, cắt giảm các chương trình cứu trợ hội nhập và trục xuất người tỵ nạn. Đảng này được nhiều cử tri vùng Đông Đức hỗ trợ. (Brandenburg (20,2%), Mecklenburg-Vorpommern (18,6%), Thüringen (22,7%) và Sachsen-Anhalt (19,6 %), đảng nầy đứng thứ 3 trong cơ quan Lập pháp.

Quốc hội Đức lần đầu tiên có tới 7 đảng: (CDU-CSU); SPD; FDP; GRÜNEN; LINKE; AfD. (hình Hội trường họp của Quốc Hội Đức ở Berlin, chỉ có hình con đại bàn làm biểu tượng, không hình tượng hoa lá, không phải nơi để ngồi ngủ gật)

Khuynh hướng các chính đảng

Đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo CDU Đức (Christlich Demokratische Union Deutschlands/ Christian Democratic Union of Germany) thành lập năm 1945 là đảng chính trị lớn thứ 2 tại Đức có 472 400 đảng viên. Và Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern CSU (Christlich-Soziale Union in Bayern/ Christian Social Union in Bavaria) thành lập 1945 chủ tịch đảng Horst Seehofer 72 tuổi đương kim thống đốc tiểu bang Bayern, là một đảng Kitô giáo bảo thủ có 150.585 đảng viên với 19,3 % là phụ nữ (khoảng 29.000 đảng viên).

Chủ trương Liên minh (CDU-CSU) tăng cường an ninh, Quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia Âu châu, đầu tư công nghiệp phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp, trợ cấp gia đình, bảo vệ môi sinh. Có kết qủa 33% số phiếu, được chia 246 ghế trong Quốc Hội, Thủ tướng Angela Merkel (63 tuổi) tiếp tục đứng đầu dẫn dắt thành lập chính phủ liên minh trong nhiệm kỳ 4 năm (2017-2021). Để đạt đa số tuyệt đối 355 ghế ở Quốc Hội. Bà Merkel phải liên minh với 2 đảng là:

– Đảng Xanh (Bündnis 90- Die Grünen-) đảng Grünen thành lập năm 1980; Lãnh đạo đảng là bà Katrin Göring-Eckardt 51 tuổi và Cem Özdemir 51 tuổi (gốc người Thổ). Có 61.596 đảng viên, tổng phiếu 8,9% được 67 ghế, khuynh hướng của đảng Xanh hỗ trợ, bảo vệ môi sinh, khí hậu, bảo vệ tự do và việc làm, bình đẳng Nam-Nữ, hôn nhân

Đảng Dân chủ Tự do FDP (Freie Demokratische Partei/ Free Democratic Party) Đảng này được thành lập năm 1948, chủ tịch đảng ông Christian Lindner 38 tuổi Đảng theo đường lối thân thiện với kinh doanh, số phiếu đạt 10,7% được 80 ghế. Đảng FDP đã bị thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội 2013 số phiếu dưới 5% bị loại, vì theo đường lối phục vụ các nhóm lợi ich kinh tế. Chủ tịch đảng FDP Philipp Rösler từng giữ chức Bộ trưởng Kinh tế kiêm phó Thủ tướng (gốc người Việt) phải từ chức. Nay đảng FDP trở lại tranh cử với thành phần lãnh đạo mới với chủ trương tăng cường hợp tác với Mỹ và Liên hiệp Âu châu (EU), tôn trọng dân quyền và nhân quyền, xúc tiến ban hành luật quy định nhập cư.

Hai đảng SPD và Grünen có nhiều khác biệt về đường lối chính trị, năng lượng, chính sách tỵ nạn và tin học nên có nhiều khó khăn trong Nội các mới. Tuy nhiên vì quyền lợi của các đảng, cũng như phục vụ đất nước trên hết, họ sẽ tìm một giải pháp chung tốt đẹp hơn. Liên minh trên gọi là “Jamaica” vì màu ba đảng trùng với màu đen-vàng-xanh của quốc kỳ Jamaica.

Đảng đối lập

Dân chủ Xã hội SPD (Sozialdemokratische Partei Deutschlands/Social Democratic Party of Germany. Là một đảng chính trị lớn số 1 và lâu đời nhất nước Đức thành lập năm 1863 tại Leipzig, hơn 474 481 đảng viên. Chủ tịch đảng ông Martin Schulz (61 tuổi) là nguyên chủ tịch Quốc Hội Âu châu. Đảng SPD chú trọng chính sách công bình xã hội, chống cắt giảm tài trợ trong lãnh vực dân sinh, tăng đầu tư giáo dục, giảm thuế, tài trợ hội nhập xã hội, tăng cường hợp tác Quốc tế thuận lợi cho hòa bình trên Thế giới. Vì sợ mất sự ủng hộ trong lần bầu cử 4 năm tới nên SPD quyết định tuyên bố chấp nhận làm đối lập tại Quốc hội.

Đảng Tả (Linke) thành lập năm 2007 tàn dư của đảng cộng sản PDS, được 58.910 đảng viên. Lãnh đạo đảng là bà Dr. Sahra Wagenknecht 47 tuổi và Dr. Dietmar Bartsch 58 tuổi. Số phiếu đạt được 9,2% đảng chủ trương chống gia tăng vũ trang và tham gia tranh chấp quân sự ở nước ngoài, phủ nhận liên minh quân sự NATO, ngăn chận các vụ tư hữu hóa trong lãnh vực điên, nước, y tế, tăng tiền hưu trí và lương tối thiểu 12 €/giờ.

Lãnh đạo đảng AfD là bà Dr. Alice Weidel 48 tuổi và Dr. Alexander Gauland 76 tuổi. Đảng AfD đòi thực hiện trưng cầu dân ý, giới hạn quyền lục của các chính đảng, ngăn chận nạn vận động hành lang, giới hạn người xin tỵ nạn, cắt giảm các chương trình cứu trợ hội nhập xã hội, trục xuất người tỵ nạn. Đảng này được coi là hiện thân của chủ nghĩa phát xít mới, được nhiều phiếu là một tính hiệu bất an, các đảng khác đều từ chối hợp tác với AfD. Hàng ngàn người ở Berlin, Frankfurt biểu tình chống lại đảng AfD. Họ không muốn lịch sử xấu thêm một lần nửa. Kết quả bầu phiếu xong nội bộ đảng xảy ra tranh cải, bà Frauke Petry từ bỏ đảng (AfD-Chefin Frauke Petry hat angekündigt, die Partei zu verlassen).

Thể thức bỏ phiếu

Cử tri có một phiếu chia làm 2 phần: bên trái bầu một ứng viên trực tiếp của đơn vị bầu cử. Ứng cử viên trực tiếp là người được một đảng đề cử hoặc một cá nhân tự ứng cử.

Bên phải chữ màu xanh bầu một đảng có danh sách ứng viên tiểu bang (Landesliste). Số Dân biểu tiểu bang trong quốc hội sẽ tùy thuộc dân số tiểu bang. Bên phải đóng vai trò quan trọng cho sự phân chia ghế Dân biểu trong quốc hội và các đảng phải đạt ít nhất 5% mới được tham dự vào việc phân chia số Dân biểu. Luật bầu cử liên bang quy định nhiệm kỳ này Quốc hội Đức (Bundestagssitze) có 709 Dân biểu.

Với nhiệm kỳ thứ 4, bà Merkel giống như cố thủ tướng Helmut Kohl làm thủ tướng 16 năm, ông là người dìu dắt bà Merkel trong giai đoạn đầu ở chính trường, và Konrad Adenauer, người tái thiết nước Đức sau Thế chiến thứ II.

Bà Merkel sẽ thành lập chính phủ liên minh, quá trình thường kéo dài hàng tháng nếu đảng FDP và Grünen đồng ý liên minh, theo trải nghiệm có thể đảng FDP sẽ nắm giữ chức Bộ trưởng Ngoại Giao. Cử tri Đức ý thức bổn phận và quyền lợi công dân đi bỏ phiếu, tránh xảy ra như nước Anh khi bỏ phiếu trưng cầu dân ý ngày 23. Juni 2016 giới trẻ lười không đi bầu, những người thế hệ già bỏ phiếu muốn rời khỏi liên Hiệp Ân Châu „Brexit/ bye bye EU“. Kết qủa làm giới trẻ tuyệt vọng vì việc đã rồi, không thể cứu vớt! Bầu cử Đức năm nay tuy không đạt được như mong muốn, các nước ở Âu Châu cũng yên tâm không bị xáo trộn vì bà Merkel tiếp tục cầm quyền. Tương lai nước Đức tiến triển như thế nào trong 4 năm tới chúng ta chờ xem. Riêng nhà nước Việt Nam sẽ vui mừng vì Bộ trưởng ngoại giao Sigmar Gabriel hết nhiệm kỳ có thể tránh bớt căng thẳng vụ con sâu Trịnh Xuân Thanh, nhưng chắc chắn Bộ trưởng mới lên vì danh dự của an ninh và luật pháp Đức sẽ không để sự vụ chiềm xuồng… Phát ngôn viên Bộ ngoại giao phát biểu “Chúng tôi mong đợi phía Việt Nam sẽ thực hiện các yêu cầu của phía Đức. Phía Việt Nam biết làm thế nào để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin.”

Việt Nam cần sự khôn ngoan đối ngoại với bộ Ngoại giao Đức, tránh cho dân tộc chúng ta bớt bị thiệt hại về Kinh tế, Giáo dục…

Nguyễn Quý Đại

————————————————-

1/ Luật bầu cử liên bang, mọi công dân từ 18 tuổi đều được quyền bầu cử và ứng cử. Ngoài các chính đảng và đoàn thể đề cử ứng viên, các công dân cũng có quyền ứng cử với tư cách cá nhân. Cá nhân tự ứng cử không phải thông qua một phiên họp cử tri của tổ Dân phố hay hội nghị hiệp thương của đảng, đoàn, mặt trận nào cả. Ứng cử viên có thể ghi danh tranh cử ở mọi nơi sau khi đã thu thập ít nhất 200 chữ ký cử tri của đơn vị bầu cử nơi đia phương cá nhân ra tranh cử.

2/ Thủ Tướng thuộc đảng CDU

Konrad Adenauer (1949-1963)

Ludwig Erhard (1963-1966)

Kurt Georg Kiesinger (1966-1969)

Helmut Kohl (1982-1998)

Angela Merkel (2005- )

Tổng Thống thuộc đảng CDU

Heinrich Lübke (13. 9.1959 – 30. 6.1969)

Karl Carstens (01.7.1979 – tới 30. 6.1984)

Richard von Weizsäcker (01.7.1984 – 30.6.1994)

Roman Herzog (01.7. 1994 – 30. 6.1999

Horst Köhler 01. 7. 2004 – 31. 5. 2010

Christian Wulff (30. 6 2010 – 17. 2. 2012

1 BÌNH LUẬN

  1. Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) trong thời còn Tây Đức cũ, sau nhiều thập kỷ cố gắng giảm hòa [Entspannung] với Đông Đức cũ qua Ostpolitik trong khi đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) vẫn một mực “chống Cộng” triệt để, nhưng đến khi Đông Đức sụp đổ, nước Đức thống nhất (1990), lại do CDU lãnh đạo, cũng là một sự trái khoáy, mỉa mai của lịch sử.
    Sau cuộc Tổng tuyển cử vừa qua (24/09/2017), Thủ tướng A. Merkel chắc còn phải nặng nhọc thương lượng với 3 đảng nhỏ để thành chính phủ liên hiệp, không có thì giờ cho mấy chuyện “ruồi bu” như vụ TXT mà đảng ta hy vọng kiểu “để lâu cứt trâu hóa bùn”.
    Đảng CSVN chẳng cần biết gì đến công pháp quốc tế, “bắt cóc” TXT chỉ là để giải quyết tranh chấp quyền lực nội bộ, không cần đếm xỉa gì đến quyền lợi của đất nước (như đã từ hơn – ít nhất là – 40 năm nay).
    Đừng bao giờ quên câu ngạn ngữ Đức: Gottes Muehlen mahlen langsam, aber sicher. (Cối xay của Thượng đế nghiền chậm nhưng chắc chắn.)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên