Nguyễn Đức Bằng: Tuần lễ mà Donald Trump đã để mất biển Đông Nam Á

4
Ảnh: Keith Tsuji

Tác giả:Bill Hayton, Foreign Policy

Phỏng dịch: Nguyễn Đức Bằng

Sự đầu hàng cuả Việt Nam trong tuần qua cho thấy các láng giềng của Trung Quốc lo sợ Hoa Kỳ không còn chống lưng họ nữa.

 

Lịch sử Việt Nam (VN) tràn đầy những pho chuyện anh hùng kháng chiến chống Trung Hoa. Nhưng trong tháng bảy năm nay, Hà Nội đã khép nép rùng mình và chịu nhiều tủi nhục phải cúi phục trước bạo quyền TQ trong công việc tranh chấp lãnh hải vùng biển Đông ̣(Trung Quốc gọi là Biển Nam Hải).

Từ trước đến nay, Hà Nội vẫn trông cậy vào quyền lực cuả Hoa Thịnh Đốn để cầm cự lại quốc nạn đến từ Bắc Kinh. Trong khi đó chính quyền cuả Tổng Thống Donald Trump dường như không thấu hiểu vấn đề hay không quan tâm đến quyền lợi cuả các quốc gia thân hửu, hay đồng minh tương lai trong vùng – trong công cuộc chống trả lại những haǹh động xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc (TQ). Các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải đi đến kết luận rằng Hoa Ky (HK)̉ sẽ không gịúp họ tự vệ lại TQ. Và điều đáng buồn là trong lúc HK vẫn còn bận tâm với chuyện Nga đánh phá bầu cử, và vấn đề y tế Obamacare thì một trong những vùng quan trọng nhất trên thế giới đã lọt vào tay TQ.

Biển Đông hay Biển Nam Hải là một vùng biển nhiều tranh chấp nhất trân thế giới. Từ nhiều năm qua, TQ và cá quốc gia lân cận đã đe dọa, khiêu khích, đàn áp và ngay cả kiện tụng trên Toà Án Quốc Tế đề tranh dành quyền kiểm soát. Tháng Sáu vừa qua, Việt Nam làm một động thái mạnh, là sau hơn hai năm rưỡi trì hoãn, VN đã cho phép Công Ty Talisman VN (một hàng con của Tập Đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha) quyền khai thác và khoan để lắy dầu khi năng lượng ngay trên mép cuả khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) cuả VN trên Biển Đông.

Theo quan điểm chính thống cuả Quy Ước về Luật Biển Cả Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), Việt Nam đã hành xử theo đúng quyền hạn cuả mình. Tuy nhiên, theo quan điểm vô lý cuả TQ thì không phài vậy; mặc dù TQ chưa bao giờ khẳng định rằng vùng khai thác này thuộc về TQ.

Ngày 25 -7, phát ngôn viên Lu Kang của Bộ Ngoại Giao TQ chỉ có khuyến cáo “các phía tương quan phải ngừng ngay những khai thác đơn phương có thể đụng chạm đến quyền lợi của các phía tranh chấp khác” – mà không xác định rõ ràng những đòi hỏi một cách rõ ràng. 

Trước những biện luận thiếu minh bạch của nhà nước TQ, các Luật sư và cơ quan nghiên cứu công quyền TQ đã đưa ra hai quan điểm: TQ có thể đưa ra những đòi hỏi “chủ quyền lịch sử” rằng vùng biển này luôn luôn là một phần của TQ (lập luận mà tất cà các phe tranh chấp đều gạt bỏ, cũng như bị gạt bỏ bởi những sử gia trung lập). Hơn nưã, TQ có thể đòi hỏi toàn bộ chủ quyền với quần đảo Trường Sa – một tập hợp của nhiều hải đào tý hon, các cụm san hô, và các cụm đá ngầm ở ngay ngoài khơi Việt Nam, Mã Lai, Brunei, và Phi Luật Tân – và ̣được cho là đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia này chiếu theo Quy Ước Luật về Biển cà cuả LHQ.

Một năm trước Toà Án Quốc Tế tại Hague đã phê phán những đòi hỏi chủ quyền của TQ là không bất hợp pháp, không phù hợp với Quy Ước Luật về Biển cà cuả LHQ. TQ đã không công nhận Toà Án Quốc Tế là một thực thể hợp pháp cũng như không công nhận ph́an quyết của Toà Án này.

Vào trung tuần tháng sáu, Talisman VN đã quyết định khoan một “giếng thử nghiệm” ở độ nước sâu nằm trong Block 136-03 – theo nhửng người hiểu biết trong cuộc thì đây có thể là một khu vực khai dầu khí có trị giá đến cà tỷ dollars, chỉ nằm cách khu vực đang khai thác khác cuả Repsol với khoảng cách dưới 50 hải lý. Chính Phủ VN đã biết có những hiễm nguy gây trờ ngại từ phía TQ nên đã điều động một tàu Cảnh Sát Biển tuàn duyên, cũng nhiều tàu thuyền thương mại khác đẩ bảo vệ cho tàu Talisman phụ trách công việc khoan giếng dầu.

Ban đầu, sự can thiệp cuả TQ có vẻ tính chất ngoại giao. Tướng Fan Changlong, Phó Chủ Tịch Quân Ủy TQ, viếng thăm Hà Nội ngày 18-6 và yêu cầu VN phải ngưng ngay công việc khoan giếng dầu. Khi VN từ chối không chấp nhận, Tướng Fan đã bỏ ra về, và sau đó đơn phương hủy bỏ Phiên Họp hai bên về an ninh vùng biên giới lần thứ 4 đã được xếp đặt từ trước.

Báo cáo từ Hà Nội được kiểm chứng từ nhiểu nguồn tin khác tới Carl Thayer, phân tích gia chính tṛi tại Úc, cho biết là vài ngày sau đó vị Đại Sứ VN tại Bắc Kinh đã được mời lên Bộ Ngoại Giao và được trao cho thông hàm, một cách thẳng thừng rằng nếu VN không ngừng khoan dầu và VN phải hứa là sẽ không khai thác khoan dầu khí trong vùng này trong tương lai – nếu không chịu thì TQ sẽ dủng biện pháp quân sự với tất cả căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Đây là một mối đe doạ trầm trong cho VN, mặc dù nó đã xảy ra trong qúa khứ – Khi tôi tham khảo vể Biển Đông, một vị giám đốc điều hành cuả Công Ty British Petroleum cũng đã đe doạ BP và VN như vậy vào năm 2007. Đại Sứ TQ Fu Ying tại Luân Đôn vào lúc đó đã nói với ông Tony Hayward, Tỗng Giám Đốc Công Ty BP là TQ sẽ không bảo đãm an toàn cho nhên viên của BP nếu họ không bỏ và chậm dứt ngay những hoạt động ở Biển Nam Hải. Công Ty BP đã đồng ý và thi hành ngay việc chấm dứt và rút lui tất cả những hoạt động khai thác dẳu khí cuả mình ngay ngoài khơi VN. Trong một buổi tiệc tại Bắc KInh, tôi có hỏi Fu về việc này và bà ta trả lời rằng “Tôi làm những gì tôi đả làm bởi vì tôi rất kính phục Công Ty BP, và không muốn họ bị phiền lụy.”

Việt Nam có chừng 28 tiền đồn trên quần đảo Trường Sa. Một ít được thành lập trên các đảo thiên nhiên, nhưng số nhiều chỉ là những căn nhà xây bằng gạch block được đặt trên các mỏm đá. Theo ông Thayer, thì trong số này 15 tiền đồn chỉ lả những chốt platform đóng trên các mỏm đá và được xem như là những nơi ghi dấu trên bàn đồ hơn là một tiền đồn đóng quân thực sự. VN khó có thể đánh giữ những địa điểm này trước những tấn công bằng vũ khí tầm xa của TQ. TQ đã cho thấy tiềm năng tấn công cuả chúng vào năm 1974 trên các đảo Hoàng Sa, và đảo Johnson South Reef ở Trường Sa vào năm 1988. Cả hai cuộc chiến được kết thúc bằng nhiều binh sĩ bị thương vong về phiá VN, và lãnh hải cướp được về phiá TQ. Có nhiều nguồn tin không kiểm chứng cho rằng, đụng độ đã xảy ra với gần nơi một trong những tiền đồn này trong tháng sáu vưà qua; nếu đây là sự thật – thì việc này là một đe doạ trầm trọng đến từ Bắc Kinh đối với Hà Nội.

Trong khi đó, trên con tàu khoang dẳu Deepsea Metro I, tôi đang thấy những gì Công Ty Repsol đang tìm kiếm – một quặng mỏ khí đốt quá tốt đẹp và có cả dầu thô. Công ty vẫn tiấp tục khoan tìm vì cho rằng còn nhiều nưã. Họ dự tính sẽ khoan đến điểm sâu đá dự trù trước vào cuối tháng 7, 2017.

Tại Hà Nội Bộ Chính Trị họp để đi đến quyết định. Giá dầu xuống thấp, cùng với sự tụt hậu cuả các vũng dầu đang sản xuất làm thâm hụt ngân sách trầm trọng. VN cần năng lượng để phát triển và duy trì quyền lực cho Đảng Cộng Sản – trong lúc vẫn còn bị lệ thuộc mậu dịch vào TQ mốt cách nặng nề.

Không biết chắc chắn phương cách quyết định ở VN là sao, tuy nhiên Công ty Repsol đã được thông báo là quyết định cuả Bộ Chính Trị bị chia rẻ môt cách trầm trođng. Trong tổng số19 thành viên, 17 ngưởi đã cho rằng TQ tố bậy để dọa. Chỉ có 2 nhân vật bất đồng ý kiến, nhưng là hai nhân vật quan trọng nhất – đó là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch.

Sau hai cuộc họp chua chát đầy bi kịch vảo trung tuần tháng bảy, quyết định đã thành hình: Viêt Nam sẽ ve vãn và nịnh bợ TQ và chấm dứt ngay việc khai thác dẩu khí trên Biển Đông.

Vấn đề chính trong cuộc tranh luận để đưa đến quyết định đầu hàng là không thể tin tưởng vào Chính Quyền Donald Trump sẽ giúp VN khi cuộc chiến bùng nổ ra với TQ. Theo tường trình, buổi họp rất buồn tẻ. Nếu Hillary Clinton làm TT trong toà Bạch ốc, Repsol được thông báo là bà ta sẽ thông hiểu tầm quan trọng cuả biển Đông, và mọi sự xảy ra đã khác hẳn ngày nay.

Không có gì ngạc nhiên về bà Clinton. Toàn thể các nước Đông Nam Á, vẫn còn ghi nhận dấu ấn với sự can thiệp cuả bà thay mặt cho toàn thể các nước Đông Nam Á có tranh chấp với TQ trong Hội Nghị ASEAN vào tháng 7, 2010. Sự chú trọng cuả Chính quyền TT Obama về tôn trọng luật pháp đã được các chính phủ trong vùng hoan nghênh nhiệt liệt chỉ vì họ không muốn bị chà đạp hay bảo hộ bởi Hoa Kỷ hay TQ.

Với phong cách đó, các quan sát gia Hoa Kỷ cho rằng không chính quyền nào khác có thể trực thẳng hơn. Tuy nhiên, bà Bonnie Glaser, Giám Đốc Chương Trình nghien cứu Quyền Lực Trung Quốc – đã đắt câu hỏi ngược lại: “Hoa Kỷ sẽ làm gì khác hơn nếu Obama còn làm TT? HK sẽ không bảo vế VN đánh lại TQ, vì VN không là đồng minh cuả HK.”

Trên thực tế thì không cần đến HK trực tiếp can thiệp bằng quân sự: một hay hai tuyên bố về tôn trọng luật pháp cũng như nhấn mạnh về Quy Ước Luật Về Biển Cả cuả LHQ, một tập trận nhỏ nhen cuả HK trong Block 136-03 và một vài lời kín đáo giưã Hoa Kỳ và TQ cũng đủ giúp VN – một việc vẫn thường ̣được gọi là “Ngoai giao tiền tuyến”. Chính quyền Obama đã từng dùng phương pháp nảy một cách hữu hiệu với Bắc Kinh vào tháng 4-2016 về vấn đề Bãi Cạn Scarborough Shoal. Hoa Thịnh Đốn cuả Donald Trump chắc đã quên hết những nghệ thuật ngoại giao trong bóng tối để ngăn ngưà chiến tranh?

Những hàm ý trong chiến thắng cuả TQ rất là rõ ràng. Bất kể luật pháp quốc tế, từ đây TQ sẽ áp đặt luật lệ trên Biển Đông. TQ sẽ áp dụng “lịch sử” cuả chúng lên toản vùng, chúng sẽ dùng phương cách cuả TQ để quyết định những nơi đang tranh chấp, và hơn nưá TQ sẽ phán quyễt cho ai quyền được khai thác tài nguyên trên biển Đông. Nếu VN, một quốc gia với một lực lượng Hải Quân tương đối mạnh mà còn bị chèn ép chà đạp, thì các quốc gia trong vùng sẽ phải chịu cùng chung số phận – trong đó có Phi Luật Tân là nước yếu nhất.

Tháng này, Manila đã loan báo ý định sẽ khoan dầu khí tại một vũng dầu khí khổng lồ nằm dưới Reed Bank ở biển Nam Hải. Khi Phi Luật Tân thưa kiện TQ lên Toà Án Quốc Tế cũng chỉ vì có ý định sẻ khai thác tài nguyên ở đây. Phi Luật Tân đã toàn thắng trong vụ xữ kiện, tuy nhiên từ ngày nhậm chức hơn một năm qua, TT Rodrigo Duterte không coi trọng phán quyết này. Ông ta có vẽ như là đã bị hăm doạ bởi TQ; và đã chủ trương cầu cạnh TQ hơn là tranh chấp với láng giềng khỗng lổ này.

Hôm tháng năm, TT Duterte đã nói với công chúng ở Manila là TT TQ Xi Jing Pin đã hăm dọa ông là chiến tranh sẽ xảy ra nếu Phi khai tài nguyên dằu khí ở biển Nam Hải mà TAQT ở Hague đã phán quyết rằng những vùng lãnh hài này thuộc về Phi. Tuằn qua, Ngoại Trưởng TQ Wang Yi đến Phi Luật Tân với mục đích đề bàn luận những chia sẽ / khai thác chung trong việc khai thác những nguồn dầu khí này. 

Con đường các lãnh đạo Phi Luật Tân và Việt Nam đi, các lãnh đạo khác trong vùng sẽ noi theo. Các quốc gia Đông Nam Á đã nhận chân được một kết luận chung về TT Trump trong sáu tháng qua: Hoa Kỳ sẽ không dắn thân vào cuộc chơi ở Biển Nam Hải.

Dàn dựng những cuộc tuần tra Bảo Vệ Hàng Hải làm gì, khi cuối cùng thì Hoa Thịnh Đốn cũng không giúp được các quốc gia trong vùng dưới sư kềm kẹp cuả TQ? 

Tại sao Hoa Thinh Đốn qúa nhu nhược? Ngoại Trưởng Rex Tillerson hiểu rõ sự quan trọng cuả vấn đề. Công Ty Exxon Mobile cuả ông cũng ̣đã từng tìm kiếm những vúng dầu khí khỗng lồ ở vùng biển tranh chấp. Bãi “Blue Whale/Cá Voi Xanh” nằm ở Block 118, ở phía bắc và rất gần với VN hơn cả giếng dầu mà Repsol đã khạm phá vưà qua. Bãi Cá Voi Xanh cũng đang bị TQ tranh chấp. Như nhiều chuyện khác trong chính quyền Trump – vô tình hay cố ý không quan tâm đến những chi tiết quan trọng trên chính trường quốc tế, hay đây là phản ảnh tiêu cực cuả sự cắt giãm tài năng, các chức vị cao cấp cuả Bô Ngoại Giao chưa được bỗ nhiệm. Thật là chua xót cho một đại siêu cường trên thế giới.

Một câu hỏi đáng lo ngại được đặt ra là phải chăng Rex Tillerson đã hành động theo thói quen cạnh tranh là để cho Công Ty Repsol thất bại, ngõ hầu sau này , Công Ty ExxonMobile sẽ có nhiều quyền lợi hơn với thị trường dẩu khí VN. Như vậy thì trong tương lai, chính phủ nào có thể tin tưởng Rex Tillerson nưã trong cương vị Ngoại Trưởng Bộ Ngoại Giao HK.?

Công ty Repsol đang lấp lại giếng dầu thăm dò tràn đầy khí đốt và dầu thô này bằng xi măng, và sửa soạn ra đi với tống kinh phí đầu tư hơn 300 triệu dollars. Tin tức trong vùng cho biết là Tàu thăm dò dầu khí của TQ, HYSY760, được bão vệ bởi một nhóm tầu chiến đang trên đường đến khu vực này để thăm dò cho TQ. Quy Ước Luật Biển cuả LHQ đang bị vất đi; trật tự trên căn bản luật pháp đang bị dày xéo. Tuy nhiên ̣̣đây không phải là chuyện đương nhiên, hay là chuyện đã rồi. Nếu Hà Nôi được Hoa Thịnh Đốn chống lưng, TQ có thể bị ngăn chận không dám làm tới – và uy tín cuả HK đã lên tăng. Thay vì những điều huyền diệu có thể xảy ra – TRUMP đã để cho toàn vùng đang giạt về hướng TQ.

Source: The Week Donald Trump Lost the South China Sea

Nguyễn Đức Bằng, Nguyễn Thái Học Foundation, 8/7/2017

4 BÌNH LUẬN

  1. Chú quyền của mình, đất nước của mình, mà đi đổ thừa cho Trump , thật khó hiểu và thấy nó không hợp tình hợp lý, muốn chửi Trump thì có muôn vạn lý do , thí dụ như Trump chẳng biết làm gì cho Việt nam và Biển Đông , Trump thiếu nợ Việt nam v.v…..

  2. Mỹ đã một lần đến giúp Việt-Nam. Không ơn mà còn bị oán “ĐẾ-QUỐC MỸ XÂM-LĂNG” Nhân-Dân Việt-Nam đã ủng-hộ Việt-cọng “ĐÁNH CHO MỸ CUỐC. NGỤY TAN HÀNG”. Nay bị ĐỒNG-CHÍ ĐỒNG ĐẢNG XÂM LĂNG lại TRÁCH MỸ ! Chính Việt-cọng “RƯỚC VOI VỀ DÀY MÃ TỔ” nên Việt-Nam mới ra thế nầy ! Nhân-dân Việt-Nam biết rõ tội đồ bán-nước cầu vinh là Việt-cọng. Không trách lại đi trách Mỹ ! Mỹ là gì của Việt-Nam ? Chỉ là đế-quốc xâm-lăng ! Tư-cách trách-nhiệm gì đây với Việt-Nam ? Mỹ không dại gì lãnh oán thêm một lần nữa. Trừ phi Nhân-dân Việt-Nam đã hành-động tư-vệ hết nỗi. Cầu viện mà Mỹ làm lơ mới đáng trách. Việt-cọng huyênh-hoang anh-hùng đánh thắng Đế-quốc Mỹ ! Mỹ còn đang run ! Làm sao dám trở lại giúp Nhân-Dân Việt-Nam được ? Việt-Nam còn hay mất. Do chính Nhân-Dân Việt-Nam. Không phải do Mỹ làm lơ. Mỹ muốn chính Nhân-Dân Việt-Nam lên tiếng. Chớ không phải Việt-cọng cầu xin.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên