Nguyễn Ái Quốc có phải là Hồ Chí Minh?

2
Hồ Chí Minh. (Ản Soha)
Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh có phải là một người hay không là một chủ đề không thật sự quan trọng cũng như không cấp bách để tìm hiểu, nhất là vào thời điểm này. Sự thật lịch sử sớm muộn cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Cuốn Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo của ông Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan) cũng từng gây nhiều tranh cãi khi tác giả cho rằng ông Hồ Chí Minh xuất thân là người dân tộc Hồ, tại Đài Loan.
Tuy nhiên, hiện nay trên các mạng xã hội, vấn đề trên lại được đưa ra tranh luận. Trên Internet có bản PDF của tờ báo L’Humanité (Pháp), số ra ngày 9/8/1932, đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã mất trong nhà tù Hồng Kông vì bệnh lao phổi ( qua bản tin mang tên Nguyen Ai Quoc, le vaillant fondateur du P. C. indochinois est mort emprisonné – Nguyễn Ái Quốc, nhà sáng lập kiên cường Đông Dương Cộng sản Đảng đã chết trong tù), đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng đây chính là chìa khoá để mở cửa căn phòng ẩn chứa nhiều bí mật đối với một nhân vật được thần thánh hoá bởi đảng CSVN. Qua đó, giả thuyết cho rằng Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai nhân vật khác nhau lại trở nên thuyết phục hơn bao giờ hết đối với nhiều người.

Báo L’Humanité, số ra ngày 9/8/1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù tại Hồng Kông (nguồn : Gallica BNF)
Tính xác thực của tờ báo đưa tin này là chắc chắn. Số báo ấy đã được số hoá dưới dạng PDF và lưu trữ trong kho dữ liệu của Thư viện số thuộc Thư viện quốc gia Pháp ( Gallica – BnF Bibliothèque nationale de France). Nhưng thông tin có xác thực hay không lại là một chuyện khác. Tờ báo L’Humanité là tờ báo cánh tả, của đảng cộng sản Pháp. Vào thời điểm năm 1932, những thông tin liên quan đến những nhân vật cộng sản dù có được đưa tin nhưng vẫn có thể chưa được kiểm chứng một cách khoa học vì điều kiện truyền thông hay địa lý cách trở. Nguyễn Ái Quốc “bị chết” vì bệnh lao trong tù cũng có thể rơi vào trường hợp trên. Cũng không ngoại trừ việc truyền thông cộng sản thời ấy loan tin theo chiều hướng bất lợi cho nhà cầm quyền Pháp vốn đang đòi đưa ông về xét xử. Theo lối hành văn và cách đổ lỗi cho cái chết của Nguyễn Ái Quốc là do chủ nghĩa đế quốc gây ra thì người đọc cũng có thể hiểu cảm tình của tờ báo dành cho người sáng lập ra đảng cộng sản Đông Dương.
Le communisme vietnamien (1919-1991), cuốn sách mới nhất về chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam (1919-1991) do Céline Marangé viết, được xuất bản vào năm 2012 cũng không có nhắc đến vụ Nguyễn Ái Quốc mất tại Hồng Kông. Dẫu cho tác giả đã tìm hiểu các nguồn tài liệu tối mật được viết bởi 5 thứ tiếng cũng như thực hiện các cuộc điều tra tại nhiều quốc gia liên quan đến sự hình thành của đảng cộng sản Việt Nam nhưng bà ta không hề đề cập đến vấn đề này. Việc Nguyễn Ái Quốc đã mất và có thể được thay thế bởi một nhân vật khác, dưới sự dàn dựng và điều khiển của Quốc tế cộng sản hay của Bắc Kinh, là một câu hỏi quan trọng mà một nhà nghiên cứu nổi tiếng về khoa học chính trị như bà Marangé không thể nào không tìm hiểu và đề cập đến!

Le communisme vietnamien (1919-1991)
Theo bà, Lê Quang Đạt, một đảng viên quan trọng của Đông Dương Cộng sản Đảng (PCI), bị an ninh Pháp bắt tại Thượng Hải vào ngày 5/6/1931. Qua sự khai báo của Đạt với Sở Liêm phóng (Sûreté ), Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh quốc bắt vào tháng 6/1931 tại Hồng Kông. Ông được trả tự do vào tháng 1/1933 sau khi Komintern, tức Đệ tam Cộng sản, thuê các luật sư bào chữa cho ông. Nhờ vậy, Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Hồng Kông vào tháng 1/1933 và tránh khỏi việc bị dẫn độ theo yêu cầu của chính quyền Pháp về Thượng Hải để xét xử.

Le communisme vietnamien (1019-1991) : tiểu sử Hồ Chí Minh

Le communisme vietnamien (1019-1991) : tiểu sử Hồ Chí Minh

Le communisme vietnamien (1019-1991) : tiểu sử Hồ Chí Minh
Về căn bệnh lao phổi, Nguyễn Ái Quốc đã được chữa trị tại Crimée trong vòng vài tháng. Sau đó, vào tháng 10/1934, ông đã theo học tại trường Quốc tế Lê Nin.
Trước đó, vào tháng 9/1933, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với các nhà ngoại giao Liên Xô qua sự trung gian của một người bạn lâu năm, ông P. Vaillant-Couturier, chủ bút của tờ báo… L’Humanité. Nguyễn Ái Quốc và P. Vaillant-Couturier đã từng ngổi bên cạnh nhau tại Hội nghị ở Tours vào tháng 12 năm 1920.
Tháng 8/1933, P. Vaillant-Couturier dẫn đầu đoàn đại biểu đảng Cộng sản Pháp sang Đông Dương và đã tổ chức nhiều buổi mít ting. Vaillant đã gặp gỡ các nhân vật quan trọng của PCI, Nguyễn Văn Tạo (đảng viên đảng Cộng sản Pháp) và nhà báo Nguyễn An Ninh. Ông chủ bút của tờ L’Humanité cũng thúc giục các đảng viên PCI ra các tờ báo hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Vào tháng 4/1935, sau Hội nghị PCI tại Ma Cao, Hà Huy Tập đã báo cho Đệ tam Cộng sản về những nghi vấn của các đại biểu PCI liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, thậm chí buộc tội ông trong vụ hàng trăm chiến sĩ của phong trào Thanh Niên bị bắt vào những năm 1929-1930. Đệ tam Cộng sản lập một ban để xem xét trường hợp của Nguyễn Ái Quốc nhưng dường như không có một kết luận chính thức nào và vụ này đã rơi vào quên lãng.
Giai đoạn ông Nguyễn Ái Quốc bị bắt và giả thuyết về cái chết của ông tại Hồng Kông cũng được trình bày cụ thể trong cuốn Hô Chi Minh. The Missing Years do bà Sophie Quinn-Judge viết ( chương 6).
Trong cuốn Le communisme vietnamien (1919-1991), bà Marangé đã cho người đọc thấy được một cái nhìn toàn diện về quá trình hình thành của đảng CSVN, về những cuộc khủng hoảng gián đoạn giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Moscou cũng như về những cuộc tranh giành quyền lực hay sức ảnh hưởng cũng như những mâu thuẫn trong nội bộ đảng mà Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc không còn giữ được vai trò lãnh đạo tối cao nữa. Kể từ 1960, những Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Trường Chính mới chính là những nhân vật quyền lực nhất của đảng CSVN.
Cũng cần nhắc lại cuốn sách trên là luận án tiến sĩ của bà Marangé được bảo vệ vào năm 2010 tại Viện nghiên cứu Chính trị tại Paris (Institut d’études politiques – IEP). Tuy là một luận văn tiến sĩ nhưng ở đó không hề thiếu sự nghiêm túc về những dữ liệu hay nguồn tin tức sử dụng. Cách làm việc khoa học là một đòi hỏi vô cùng quan trọng đối với một nhà nghiên cứu tại một trường đại học danh tiếng như Sciences Po Paris.
Vì thế, thông tin cho rằng ông Nguyễn Ái Quốc, nhà sáng lập đảng cộng sản Đông Dương đã mất trong nhà tù tại Hồng Kông dựa theo một đoạn tin ngắn trên tờ báo của đảng cộng sản Pháp vào ngày 9/3/1932 là chưa đáng tin cậy và khoa học. Mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và các cơ quan truyền thông cộng sản, nhằm tung tin thất thiệt đối với các nhà chức trách Pháp có thể là sự giải thích thỏa đáng nhất về sự hiện diện của mẩu tin ấy trên tờ L’Humanité.
Nếu cứ nhất quyết muốn tìm hiểu thì chắc chắn phải truy tìm trong các tài liệu mật của Mật vụ và cảnh sát Anh quốc tại Hồng Kông trong giai đoạn 1930-1933. Vì chỉ có cảnh sát Anh mới có thể dàn dựng mọi kịch bản liên quan đến cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này. Mà liệu họ làm như thế thì với mục đích gì để phục vụ cho quyền lợi của họ tại Đông Dương cũng như với Quốc tế cộng sản?
Việc Nguyễn Ái Quốc có phải là Hồ Chí Minh hay không hoặc là một tay thiếu tá người Tàu, mang tên Hồ Quang thực ra không đáng bận tâm, nhất là khi đất nước sau 43 năm “giải phóng” vẫn còn bị chia cắt và chịu phải sự lãnh đạo của một đảng độc tài toàn trị. Quyền con người, tự do ngôn luận và tín ngưỡng vẫn bị chà đạp và xâm phạm một cách công khai. Chủ quyền quốc gia bị đe dọa với những dự luật Đặc khu hết sức nguy hiểm. Luật An ninh mạng sẽ tước đoạt từng hơi thở tự do của người dân. Khủng bố, đàn áp và tra tấn dã man những người tranh đấu ôn hoà cho một xã hội tự do, công bằng và dân chủ vẫn đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam.
Tất cả những vấn nạn trên mới đáng được quan tâm và cần sự tranh đấu của mọi tầng lớp trong xã hội.
Vì suy cho cùng, Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh (thậm chí là một ai “đóng thế” đi chăng nữa), công tội sẽ được phơi bày rõ ràng một khi đất nước trở nên thật sự dân chủ và lịch sử không phải được viết riêng bởi những kẻ thắng trận.
Lâm Bình Duy Nhiên, 27/8/2018
—————————–
Tài liệu tham khảo:
Marangé (Céline), Le communisme vietnamien (1919-1991), Paris, Presses De Sciences Po, 2012.
Quinn-Judge (Sophie), Hô Chi Minh. The Missing Years, 1919-1941, Londres, Hurst, 2002.

2 BÌNH LUẬN

  1. Nguyễn ái Quốc không phai là Hồ chí Minh
    Đay là bút ký cua ba người là Phan Chu Trinh Phan văn Tường ,Nguyễn thế Truyền,nhưng chủ yếu vẫn là Phan văn Tường ,luật sư và có công ăn vệc làm vững chải ơ Pháp.là người viết nhiều nhất.Họ thường tụ tập tai nhà của Phan chu Trinh đọc và xin ý kiên .Sau đó họ ký tên Nguyễn ái quốc (tên chung của 3 người)và nhờ Hồ chí Minh đem đến tòa soạn báo “Nhân Đạo Pháp đăng tải.
    Sau này về nước và chu tịch VNDCCH ,Hồ chí Minh trơ tráo nhận mình là Nguyễn ái Quốc vói những bài viết ký tên NAQ là của chinh HCM.
    Chúng ta đều biét HCM ít học (lớp 4 nhưng ra Huế ,cha làm quan nên xin vào QH lớp 6 .Mấy tháng thì bị đuôi học vì thân phụ đánh chét người bỏ trốn, do đó trình độ đâu mà viết? Sau này còn nhờ chủ nhiêm báo cs pháp dạy viết và sửa bài cho như HCM thú nhận trong sách “vừa đi đường vừa
    kê chuyên ” mà chính Hồ tự viết đánh bóng mình .
    Tóm một lời là Nguyễn Ái Quốc không phai là Hồ chi Minh.Đay chỉ là mạo nhận hay nói đúng hơn HCM ăn cắp công tình tim óc của nhóm NAQ thôi !

  2. Nguyễn Ái Quốc không phải là Hồ Chí Minh do dựa theo sự khác biệt về chiều cao (Quốc lùn, Minh cao lênh khênh ngang các sĩ quan Pháp),cách ăn mặc (Quốc đi đâu họp cũng mặc đồ Tây thắt cà vạt,còn Minh đi qua Pháp họp cũng chỉ mặc đồ đại cán kiểu Tàu và lúc nào cũng chỉ kiểu này),cách cầm viết (Minh cầm viết kiểu người Tàu),nét viết (Quốc viết chữ Việt khá đẹp,còn Minh viết rất xấu và trật tùm lum như kiểu người nước ngoài mới học tiếng Việt),hình dáng đầu (phần đầu phía sau của Quốc thì thẳng còn của Minh thì tròn!),…Tuy nhiên điều quan trọng tai hại tàn khốc nhất cho đất nước Việt chính là Hồ đã mang chủ nghĩa cộng sản mô hình Tàu vào Việt Nam gây bao tan thương mất mát,tụt hậu ,chia rẽ cho đất nước mà cho đến nay không có cách nào khác phục và ngày càng trầm trọng cho đến nỗi viễn cảnh bị Tàu đô hộ là có thật!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên