Tăng 6% lương tối thiểu vùng, giảm 7% lương thợ lành nghề : người lao động VN khốn đốn trăm bề
Kể từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng sẽ được tăng bình quân 6%. Cụ thể là là 4.680.000 đồng (vùng I), 4.160.000 đồng (vùng II), 3.640.000 đồng (vùng III), 3.250.000 đồng (vùng IV). Nghĩa là tăng thêm từ 180.000 đồng tới 240.000 đồng mỗi tháng tùy theo vùng.
Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về việc này được Thủ tướng Phạm Minh Chính long trọng công bố ngày 12/6/2022 trong cuộc đối thoại với 4500 công nhân được tổ chức hoành tráng ở Bắc Giang. Dịp này, theo báo chí trong nước, công nhân đã gửi tới ông quãng 10.000 câu hỏi và nguyện vọng, trong đó phần lớn liên quan tới vấn đề tiền lương, quan tâm hàng đầu của người lao động.
Thất vọng về nghị định số 38/2022/NĐ-CP: tăng 6% lương tối thiểu, nhưng giảm 7% lương cho công nhân lành nghề.
Trước đây, trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 về lương tối thiểu, ngoài việc ấn định mức lương tối thiểu cho công việc giản đơn, còn có thêm điều khoản là lương cho công nhân có tay nghề đã được đào tạo phải được 7% hơn lương tối thiểu (điều 5, khoản 1b).
Điều khoản này không có trong Nghị định mới nhất, thay vào đó là khoản 3, điều 5 ấn định mơ hồ: “Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác“. Điều này gây ra bức xúc trong dư luận vì cho là công nhân đã được đào tạo sẽ không được thêm 7% như trước đây.
Ngày 17/6/2022 Công đoàn VN và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải ban hành Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN xác định rõ hơn là “…chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện…“. Đó là đối với công nhân đã có hợp đồng, đang làm việc tại xí nghiệp.
Còn đối với công nhân đã qua đào tạo nghề nhưng chưa có hợp đồng, hay hợp đồng ký sau ngày 1/7/2022 thì sao? Nghị định chính phủ hay Công văn mới nhất của Công đoàn và bộ LĐ-TB-XH bỏ qua trường hợp này. Có nghĩa là chủ doanh nghiệp không bó buộc phải trả thêm 7% trên lương tối thiểu cho nhóm công nhân này.
Quan điểm của nhà nước, theo lời ông Ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB-XH tại phía Nam là “ việc không còn quy định về “khoản 7%” là để tạo cơ chế thương lượng giữa DN và NLĐ, tôn trọng sự thỏa thuận theo hướng có lợi cho NLĐ.“
“Theo hướng có lợi cho NLĐ“ ???. Tại sao bỏ “khoản 7%“ lại có lợi cho NLĐ??? Lối ngụy biện, “nói cho lấy có“ của quan chức nhà nước không thể chấp nhận được. Trong thực tế, bỏ “khoản 7%“ hiển nhiên là điều bất lợi cho người lao động khi thương lượng về tiền lương với chủ doanh nghiệp vì họ không còn có hành lang pháp lý.
Lương tối thiểu vùng tăng 6%, song người lao động không có thêm tiền
Không phải người lao động nào cũng được thêm từ 180.000 đồng tới 240.000 đồng mỗi tháng. Những lao động hiện đang được hưởng lương cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định mới tại Nghị định 38 có thể sẽ không được thêm lương. Đó là trường hợp khá phổ thông: hiện hơn 90% các nhà máy trả lương cơ bản đã cao hơn 7-10% so với lương tối thiểu hiện hành, theo báo VNExpress.Trong khi đó, lương tối thiểu áp dụng từ ngày 1/7/2022 chỉ cao hơn 6%. Ngoài ra công chức, viên chức hoặc lao động làm việc trong nhà nước hưởng lương theo hình thức lương cơ sở không có sự thay đổi về chế độ cũng không được tăng lương.
Trong chi tiêu cho đời sống hàng ngày, số tiền lương tăng thêm – nếu họ được tăng lương – chẳng mấy chốc bị thổi bay vì cơn “bão giá“ đang hoành hành ở VN. Vật giá leo thang từng ngày theo đà giá xăng bị đẩy lên cao. Bình quân 6 tháng đầu năm nay, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo tất cả mặt hàng đều lên giá. Người lao động không những chẳng được gì từ 6% tăng lương (nếu có) mà còn khổ hơn nữa.
6% lương không đủ để lo chuyện học hành cho con cháu người lao động
Nếu việc tăng giá cả sinh hoạt có nguyên nhân khách quan là khủng hoảng năng lượng toàn cầu từ chiến tranh ở Ukraine mà nhà nước VN không tác động được, thì việc tăng học phí niên học 2022-2023 là do nhà nước quyết sách. Dưới đây là khung học phí do chính phủ quy định (đơn vị 1000 đồng/tháng) hiện nay có hiệu lực:
Quan chức nhà nước nói gì về học phí?: “…Nâng mức học phí…miền núi để người dân thấy được trách nhiệm với công tác giáo dục con em mình, tránh tâm lý ỷ lại, và cũng không thấy phân tầng xã hội quá lớn“. Đó là lời tuyên bố của ông Vũ Hào Quang – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tổng hợp… (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) theo báo Lao động Thủ đô. Cần phải chậm rãi nghiền ngẫm câu nói của ông Vũ Hào Quang để thấy hết sự ngạo nghễ, trịch thượng và ngụy biện của ông quan phụ mẫu này.
Dưới áp lực của dư luận xã hội trong thời kỳ giá sinh hoạt đắt đỏ, sau cuộc họp của chính phủ với địa phương ngày 4/7/2022, nhà nước đề xuất rút lại quyết định tăng học phí. Dự kiến học sinh Trung học Cơ sở sẽ được miễn học phí trên toàn quốc. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nói gì tới những phụ phí của trường học như hỗ trợ xây dựng, đồng phục, phí quét dọn, phụ đạo…, mà phụ huynh học sinh phải “tự nguyện“ đóng góp, nhiều khi còn cao hơn cả học phí. Việc giá sách giáo khoa sẽ tăng gấp 3 không được đề cập.
Gánh nặng chi phí cho việc học hành của con cháu người lao động cần phải được tiết giảm nhiều hơn nữa. Đề xuất không tăng hay miễn giảm học phí phải được thực hiện ngay.
Nhà nước do dân, vì dân?
Qua buổi đối thoại với người lao động ở Bắc Giang vừa qua, thủ tướng Phạm Minh Chính không thể không biết tới những trăn trở, khó khăn của người lao động trong tất cả mọi mặt của đời sống: từ tiền lương, bảo hiểm xã hội, sức khỏe, nhà ở, nghề nghiệp, nợ nần xã hội đen cho tới chăm sóc trẻ, trường học … Giải quyết tất cả vấn đề ngay lập tức và toàn diện là khó khăn, song chỉ xoa dịu bằng khẩu hiệu chung chung hay hứa hẹn viển vông không phải là giải pháp.
Quan trọng nhất hiện nay là phải chận đứng được việc vật giá lên cao, để người dân sống được. Học phí trường học, nếu không miễn phí thì phải uyển chuyển, thu ít hay nhiều tùy theo thu nhập của bố mẹ, chứ không thể cao và cứng nhắc.
Một đất nước không đãi ngộ giai cấp công nhân, không tạo thuận lợi cho việc tiếp cận giáo dục của con cháu của người lao động nghèo thì không thể mang danh “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa“ như tên gọi.
T.K.TRAN
Các em Ngụy Cock và Dân chửi Cuội cứ viẹc keu gọi công nhân Viet Nam đứng lên GIAT SAP CONG SÃN xuông đi cho nhanh. Viet lách nói lòng vòng làm gì chẳng thuyet phục đuọc ai. Anh Phét đang ở MẼO đây , lạm phát tăng cao quá , dân MẼO củng đang muón……….LẬT ĐỔ BU MẼO xuóng để trả thù đó nghen. kekekekkkeke.
He he he …
Thằng Mỹ nó đâu có ngu mà “giật xập cộng sản”.
– Việt cộng mà xập thì tụi tư bổn lấy đâu ra công nhân giá rẻ mạt, và làm việc giống trâu bò như ở VN….hả Phét?
– Việt cộng mà xập thì có đất nước nào chịu để cho các nhà máy của bọn tư bổn xả….ô nhiễm ra môi trường …thoải mái như ở VN…hả Phét?
Tội nghiệp Phét đã hèn cay cú lại bị chậm trí!
Hheheeheh, thế là thằng bu MẼO hết mộng GIAT SẬP CONG XÃNG để trả thù cho NGUY SAI GON rồi sao? Damm it, thé mà uỏng công cho cái đám tàn dư NGUY COCK ngày đêm nằm MÙNG ấp CHÊRRY chờ cái đèn XANH chết tiệt tù bu MẼO.
Đúng là thằng bu Mẻo so practical . Nó bưng bô cho Viet Cộng chúng anh mà quên đi đám Tàn Dư con cháu NGỤY SAI GON chúng nó đở đâu năm xua .
Đúng là vật đổi sao dời , lòng nhân thé thái , đổi trắng thay đen, củng chi vỉ miếng bánh mì mà bu MẼO choi trò……………vờ vói thằng cóc cắn Tàn Du NGUY COCK.
Thôi , anh PHét đề nghị vói đám Tàn Dư là làm đảo chánh thằng thong đoc’ TIEU BANG CALI PHỌT, và chiem tieu bang CALI làm lánh thổ và bầu ra ton ton lâp ra nuoc gọi là………..TÀN DƯ NGUY COCK chẳng hạn. Khi mà có dân, có đất thì luc đó maybe thằng bu MẼO quay lại bưng bô Tàn DU COCK và luc đó Tan Du NGUY COCK lên huong và có cơ hôi………………..GIAT SAP CONG XẢNG trá thù cho cha ông ngày truóc…………., kekkekeekekekekke. is it a good idea, nguy hụi ,kêkkekekekekek