Chúng tôi chọn những ngày cuối năm để leo lên ngọn đồi lịch sử Charlie, bởi vào lúc này thời tiết không quá khắc nghiệt để lần mò được đến nơi. Mang theo trong chuyến đi, những thứ quan trọng nhất là rượu, hoa và nhang: quà cho những người mà thế hệ chúng tôi chưa từng biết mặt.
Máu xương người Việt…
Khác với việc thắp nhang ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay nằm trong địa phận tỉnh Bình Dương, đường đi nghĩa trang không khó nhưng lại phải chịu sự dòm ngó và hạch hỏi của nhóm gác cổng do công an địa phương cắt đặt, còn đường đi đến đồi Charlie chỉ có núi rừng, vài tấm bảng chỉ đường phủ đầy bụi đỏ. Thi thoảng trên đường có bắt gặp vài người dân tộc Jarai hay Sedang.
Charlie là một chóp đồi cao nằm giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum. Đường đi đến đó cheo leo và trắc trở. Chúng tôi đoán là trước năm 1975, hầu hết cuộc chuyển quân đều dựa trên không vận mới có thể nhanh và an toàn. Người Việt trong vùng gọi là Sạc-Li, dựa theo âm tiếng Anh, mà trong chiến tranh Việt Nam, cứ điểm cao 900m so với mặt nước biển được quân đội đặt tên, tạo thành tuyến phòng thủ và quan sát khu vực ngã ba Đông Dương. Nơi đây còn là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh ở Tân Cảng của miền Nam.
Việc đặt tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân Bắc Việt, vì mọi cuộc chuyển quân ở ngã ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngã này, đều có thể bị phát hiện. Cho nên, trong cuộc tổng tiến công năm 1972 của quân đội Bắc Việt, cùng với một phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ. Cái gai cần phải nhổ cho đường tiến quân thuận tiện từ Tây Nguyên xuống đồng bằng miền Nam.
Mùa hè 1972, người ta gọi đó là mùa hè đỏ lửa. Đỏ lửa là bởi sự nóng bức của thiên nhiên, cộng thêm súng đạn bay khắp nơi trong một cuộc tương tàn nhân danh giải phóng của chủ nghĩa cộng sản. Không có số liệu chính xác nào nói về thương vong của cả hai bên ở đồi Charlie, nhưng dựa trên phần sử liệu được công bố thì phía Việt Nam Cộng Hòa có tiểu đoàn 11 Song kiếm Trấn ải (tạm tính khoảng hơn 600 người) đối đầu với quân của sư đoàn 320 Bắc Việt (tạm tính khoảng gần hơn 7,000 người), chưa kể phía lực lượng Mặt trận Giải Phóng Miền Nam không được công bố, thì con số ít nhất thiệt mạng sau khi máy bay B-52 bỏ bom rải thảm tái chiếm, những thanh niên Việt Nam của cả hai bên thiệt mạng, ít ra cũng phải là 4,000 đến 5,000 người trong trận đó.
Điều đó, có nghĩa rằng chuyến đi mất gần ba tiếng di chuyển lên đến đỉnh đồi của chúng tôi, nơi đâu cũng có máu xương người Việt. Từng viên đá, từng khúc quanh, từng ngọn cây… chắc đều giữ lại phần bí mật nhất chưa bao giờ được kể lại về số phận không chỉ của từng con người, mà của một dân tộc phải chịu điêu linh vì cuộc chiến tranh màu lý tưởng cộng sản.
Ngọn đồi Charlie xanh mướt và lặng lẽ giữa thông xanh, trời mây và gió se sắt lạnh. Đầu ngõ vào cầu treo dẫn đến chân đồi, chính quyền địa phương đến hôm nay cũng chưa dám ghi rõ ràng về cuộc chiến này, mà chỉ đơn giản là “Di tích lịch sử của điểm cao 1015 Charlie và 1049 Delta” – khác với giọng điệu thường đắc thắng và kiêu ngạo sau 1975, khi mà những di tích thường có thêm các tấm bia ngợi ca sự anh dũng của quân đội Bắc Việt. Nhưng ở Charlie, mất mát quá lớn có thể là điều nhà cầm quyền ngại ngùng không muốn nhắc tới. Hàng năm không chỉ có những chuyến xe từ Bắc vào Charlie để viếng người thân sinh Bắc tử Nam, mà chính người miền Nam đứng trên ngọn đồi ấy cũng ngậm ngùi: Ai, điều gì… đã xô đẩy khiến cho máu xương Việt Nam chia lìa và chôn vùi thảm khốc đến vậy?
“Đi thăm ông Trung tá Bảo à?”
Chúng tôi đi xe máy, sáu người chở nhau và tận dụng mọi sức lực tay chân để có thể đến đỉnh đồi, trước khi trời sụp tối. Có đoạn phải vừa nổ máy xe, vừa đẩy, có đoạn vứt bớt đồ lại vì quá mệt, mang vác không nổi. Đoạn đường vừa tạm hết lầy sau mùa mưa, lại khô, trơn và nhiều ổ gà và đá vụn. Mọi người trong đoàn có lúc mệt đến mức hoa mắt, tay chân bủn rủn, thở không được vì không khí ngày càng loãng. Anh B., người khỏe nhất trong nhóm, có lúc đứng lại chắp tay và cầu nguyện “Đã đến được đây, mấy anh phải giúp tụi em đến nơi thắp hương mời rượu cho mấy anh”.
Đã 45 năm rồi. Những ngôi mộ, nếu có, thì giờ cũng đã um tùm cỏ lau. Thịt xương cũng đã là rêu bụi. Chiến địa đã trở thành rừng xanh bao phủ trên núi, ôm kín mọi nỗi lòng. Đó là chưa nói nhiều thế hệ đã đi qua, không biết, hoặc bị tuyên truyền bóp méo tin tức về những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở đây. Vậy mà mấy lần, gặp một người Jarai hay Sedang, thấy chúng tôi hồng hộc thở trên đường, họ cười thân thiện và hỏi “đi thăm ông Trung tá Bảo à?”.
Lạ lùng. Sao họ lại biết Trung tá Bảo nhỉ? Thậm chí bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tên Người ở lại Charlie cũng không nhắc gì về tên của người chỉ huy tiểu đoàn Song kiếm Trấn ải này. Dù sau khi tử trận ở Charlie, Trung tá Nguyễn Đình Bảo (1936-1972) được truy phong đại tá, nhưng dân trong vùng vẫn nhớ về một vị Trung tá, giữa hàng ngàn người đã gửi lại hình hài ở nơi này.
Người ở lại Charlie
Trận chiến Charlie diễn ra trong một tuần, dữ dội. Quân đội Bắc Việt được điều động tiến vào Nam, số trang bị và nhân lực được kể là gấp sáu lần quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ. Một người lính miền Nam phải chống cự với 6-7 người lính miền Bắc. Pháo kích và tiến công biển người diễn ra cấp tập trong ba ngày đầu. Đạn pháo kích đã khiến Trung tá Nguyễn Đình Bảo tử trận vào ngày thứ hai (12-4-1972), các chỉ huy nối nhau thay quyền kiểm soát cũng tử trận liên tục.
Không chỉ tấn công mà mục tiêu của sư đoàn 320 còn là tiêu diệt cho được tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải (theo nhà văn Phan Nhật Nam thì sau trận đồi Charlie, tiểu đoàn này mất 400 quân nhân) nên quân Bắc Việt bao vây và chặn đường mọi ngã. Thậm chí súng phòng không Bắc Việt còn được chuẩn bị để ngăn không cho trực thăng tiếp viện. Sau khi không còn đạn dược và lương thực, những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa còn lại đã rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ phần Sư đoàn 320 đang tràn lên ở đây. Charlie phút chốc thành bình địa, kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác còn nằm lại của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Mọi nỗ lực tấn công hao tổn về con người và súng đạn của phía quân chính quy Bắc Việt hoàn toàn thất bại. Có lẽ vì vậy mà trong wikipedia Việt ngữ nói về Sư đoàn 320, chiến sử Charlie đã không được ghi lại cũng như cũng cố ý không nhắc tới, trong các mục viết ca ngợi danh tiếng của Sư đoàn này.
Nói về trận đánh đó, vùng đất đó, nhà văn Phan Nhật Nam có viết trong bài Người ở lại Charlie: “Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh”. (trích)
Cuối năm 1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa có tổ chức dựng bia tưởng niệm trên đỉnh đồi để tưởng các quân nhân đã hy sinh trong cuộc chiến, và ghi nhớ nơi tử trận của Đại tá Nguyễn Đình Bảo. Nhưng rồi sau 1975, chính quyền địa phương theo lệnh từ Hà Nội đã cho đập phá tất cả. San bằng mọi thứ. Nhưng đáng ngạc nhiên, là chính nhà cầm quyền Bắc Việt cũng không hề dựng bất kỳ bia tưởng niệm nào cho hàng ngàn người lính của họ đã thiệt mạng ở nơi này.
Mãi cho đến giữa thập niên 1990, những đoàn thân nhân từ miền Bắc vào để viếng, nơi con em của họ đã để lại tuổi xuân trên ngọn đồi Charlie mới góp tiền cùng nhau dựng một bàn thờ, hương khói. Còn về những người miền Nam, không biết ai đó đã ùn một đống đất, tựa như một gò nhỏ, hay có thể là một nấm mộ tượng trưng cho những ai lên thắp hương cho Đại tá Nguyễn Đình Bảo và những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Và dù rất khiêm tốn, không có bia hay chữ ghi chú nào, nhưng mọi người đều biết nếu thắp nhang cho những người miền Nam, thì đến đó.
Từ đỉnh đồi Charlie nhìn bao quát xuống phía dưới. Tháng Tư năm 1972, hàng ngàn quân Bắc Việt giấu mình để từ đó tấn công lên đỉnh đồi
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Khi cả nhóm loay hoay trên ngọn đồi, lúc chiều xuống đậm rồi, vẫn không biết là nơi nào để hướng đến, thì chính một người trẻ tuổi địa phương bất ngờ có mặt xuất hiện trên đó chỉ giúp, “nơi của ông Bảo”, hay nơi để viếng những người cùng ông ngã xuống, cũng vậy.
Hương bay theo gió, những cánh hoa vàng phất phơ trên cỏ. Tôi chợt nhớ đến phần cuối trong Đồi gió hú của Emily Bronte, rằng “dưới những cành hoa phất ấy, những người nằm dưới nấm mộ ấy có thật sư yên nghỉ không?”. Không có ai trả lời tôi suy nghĩ đó, chỉ có tiếng gió rít qua từng hồi như tiếng thở than.
Con đường xuống núi nguy hiểm và khó khăn hơn cả lúc đi lên, vì chung quanh là bóng tối, đường lầy với cát khô và đầy khúc quanh đốc xuống thẳng đứng. Nhưng bên cạnh chuyện việc lo lắng đi ra, ai cũng mang theo một cảm giác kỳ lạ. Trận chiến Charlie lại sống động như mới hôm qua, những người Việt Nam nổ súng vào nhau như vẫn còn nghe tiếng đạn bay. Rừng núi âm u như vẫn chực chờ những cái chết vô định. Chúng tôi cảm nhận được hết mọi thứ và ngồi lại, kể với nhau khi ra đến bên ngoài.
Ký ức thường rồi dần sẽ phai mờ, sự khốc liệt của chiến tranh, máu và nước mắt rồi cũng khô cạn. Nhưng anh hùng tử, khí hùng bất tử, cái chết vì chính nghĩa bảo vệ miền đất tự do của những thanh niên miền Nam Việt Nam quyết bảo vệ vùng đất của mình vẫn được nhớ đến, vẫn phảng phất trong hương gió núi vùng Dakto, trong lời hát, bất ngờ hiện ra vào chiều sẩm tối ở đồi Charlie, khiến chúng tôi gai người – sự linh thiêng của núi sông là đây, của cha anh là đây, của nghịch cảnh tương tàn vì tham vọng cơ đồ là đây.
V., một người trong nhóm thắp hương trên đỉnh đồi vào lúc chiều tà, từng người trong nhóm đi viếng đều có lời cầu nguyện riêng của mình trong phút giây thiêng liêng đó.
Đi trong đoàn có hai sư thầy trẻ, vừa là bạn tín ngưỡng, vừa là người đồng chí hướng. Nhang được đốt lên, hoa được đặt xuống mặt đất bằng. Chai rượu trắng được rót xuống cùng những lời cầu nguyện khác nhau. Anh V., đứng thẳng dáng gầy, tay chắp nhang ngang mày im lặng. Sự tôn nghiêm của anh làm hơi rượu như nồng hơn, sẻ chia như những vần thơ của Tô Thùy Yên:
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chén rượu hồng đây xin rót xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Giờ thì không có ai là kẻ thù, cần diệt trừ và không có nơi chốn nào, cần phải bị giải phóng. Chỉ có những con người nằm lại với nhau, xương thịt nằm lại trên cùng một mảnh đất, cùng ngửa mặt lên bầu trời đêm của ngọn đồi Charlie để thấy thương đau là tên gọi chung của tất cả. Tất cả thịt xương Việt Nam đã đến, đã hư không, chỉ còn linh hồn ở lại.
Chắc chắn rồi chúng tôi sẽ trở lại, rót rượu cho mọi người, không phân biệt là ai. Vì như có một lời hứa âm vang trong tim với những con người đã đến,
Tháng 12-2020
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Cảm ơn Nhạc Sĩ Tuấn Khanh….Cảm xúc thật Dâng Trào , Xót thương cho Dân Tộc Việt …Nhưng sao không thấy Dư Luận trong nước đặt cho Câu Hỏi …Do Đâu và Vì Đâu ??? mà dân tộc việt lại có những Giai Đoạn Lịch Sử Trái NGang và …khốn nạn như vậy….Kẻ Thù Chính của những cuộc Tương tàn ở đây là ai ? Câu Hỏi đã ngót nửa thế kỷ nay Ở THỜI HIỆN ĐẠI vẫn chưa có lời Giải Đáp……
“Hàng năm không chỉ có những chuyến xe từ Bắc vào Charlie để viếng người thân sinh Bắc tử Nam, mà chính người miền Nam đứng trên ngọn đồi ấy cũng ngậm ngùi: Ai, điều gì… đã xô đẩy khiến cho máu xương Việt Nam chia lìa và chôn vùi thảm khốc đến vậy?” NS. Tuấn Khanh
Ai? Đã xô đẩy gây ra cảnh sông máu, núi xương nầy, Ai?
Tất cả thân nhân của những người ở hai phía nằm lại trên, dưới ngọn đồi, và ngay hiện nay, dân cả nước đều đã biết thằng đó là Ai, nhưng vì họ sợ bị Việt Cộng giết, hay bị bỏ tù nên không dám nói ra hay chỉ nói âm thầm.
Nhưng có một người đã đám nói ra:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó (là Hồ Chí Minh)
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
(Nguyễn Chí Thiện)
Lời giải đáp đã có từ trân chiến tàn khoc của một bên chủ nhà (VNCH) và một bên đảng cướp tàn bạo “CS Bắc Kỳ’
Lời giải đáp nó năm gọn ơ chổ Nam VN chính nghỉa và Bắc VN vô lại .
Nó là Nguyễn Đinh Bão và toàn quân anh dũng chiến đâu vói kẻ thù và hy sinh đẻ giử lại một ngọn đồi ,một rừng cây ,một tấc đất của miên Nam tự do … Chiến đấu đẻ bảo vệ và tự bảo vệ dân chung trong đó có chính bản thân và gia đình . Chiến đâu đẻ bảo vệ quê hương .Chiến đâu đẻ bảo vệ lý tưởng tụ do dân chủ ,độc lập hạnh phúc thật sự cho VNCH. Chiên đấu dẻ giử lấy 1/2 mảnh đất chử S có tên gọi VN.
Một Nguễn Đình Bão trong hàng ngàn Nguyễn Diình Bão chét cho quê hương dan tộc ,cho miền Nam sống mãi ,cho cờ vàng tung bay trong lòng người miền Nam …hôm nay ,ngày mai và mãi mải trong ljch sử một thời oanh liệt .
Nó Không dính dáng gì tới Trump,môt TT Mỹ đang bị kiện ,một TT gây chia rẻ nước Mỹ của Ông ta ,một nước Mỹ gây kỳ thị người dân sống trên đất Mỹ .một nước Mỹ thựợng tôn da trắng ,băng đảng và chét chóc…YÊU NƯỚC? Ông ta “yêu” nước Mỹ thì đó là nhận xét của 70 triệu ,mà cùng chưa ai nói tới “như một người YÊU NƯỚC (không còn ai ngoài ông ta sao ?)Một tên VN không biết là phe Nguyễn đình Bão hay phe của bọn thổ phỉ Bắc Kộng (hồ bắc cụ),cuồng Trump đến thế ?
Nhưng Charlie đã mất dấu rồi .Tac giả nói về rừng cây đồi cỏ ,bụi đỏ …có còn chăng là linh hồn đang vất vưởng ở đó…
Còn Trump …Ồ sao lại có thằng ,mê Trump ,cuồng Trump ,si Trump đến độ cai gì cung phải nhắc đến Trump (không nhắc sợ không ai nhớ dến mình …có khi nào hát câu “Đêm qua em mó găp Trump” không”?
Vậy mà có thằng còn phụ họa theo …
(nhớ vê 30/4/75)
1. Người Đi Hồn Ở Lại
2. Trung Tá Nguyễn Đình Bảo chết nhưng Bất Tử
3. TT Trump thua, nhưng MAGA sẽ vẫn tiếp tục sống trong lòng của hàng triệu người dân Mỹ.
Tay này cuồng quá độ . Đem Trump so với Nguyễn Đình Bảo khác chỉ nói chuyện ruồi bu C ặt ngựa .
Một tên trốn lính Trump và một anh hùng VNCH tử trận NĐB ( Nếu mai ai nhắc ngày Tây tiến . Tôi chỉ rưng rưng cúi mặt buồn ) rất cách biệt và khác xa nhau .
Trump không xứng đáng được vinh dự này !
@Mù sờ trúng Cờ…..ặc Voi rồi, cho nên đầu nó hóa đầu Buồi.
Trump nếu có đi lính, thì chưa chắc đã nên cơm cháo gì, nhưng Trump làm TT thì quá giỏi. Do đó, Trump đi mà không đi, vì MAGA sẽ vẫn tiếp tục sống trong lòng của hàng triệu người dân Mỹ. Trump đi chơi ở Florida mà có hàng ngàn người dân Mỹ đổ ra đường đón chào ông Trump. Chả bù cho thằng HỀ GIÀ lú lẫn Bai ĐẦN ĐỘN, trước hay sau bầu cử, chỉ toàn là CHÓ mới ra đứng đường chào nó. Không ai giỏi toàn diện, nhưng tên Bai ĐẦN ĐỘN là NGU TOÀN DIỆN.
Trong trạng thái so sánh đó là sự so sánh Tinh thần lòng Yêu Nước mà người dân luôn nhớ ơn.
Chứ không phải đi so sánh cá một nhân giữa sự tham gia quân đội hay không, bởi sự yêu nước thì có nhiều cách.
Còn Mù nghĩ sao câu so sánh này: “Đem Trump so với Nguyễn Đình Bảo khác chỉ nói chuyện ruồi bu C ặt ngựa “
Nói một rõ ràng hơn ý của Mù thì, Trump và cố đại tá Nguyễn Đình Bảo ai là “ruồi bu”, còn ai là “C ặt ngựa”?
Liệu sự so sánh của Mù như vậy nó có Mù…quá độ đến độ quá xúc phạm không???
Chế độ miền Nam đã chấm dứt ngày 30-04-1975, nhưng lạ thay hàng triệu người Việt ở mọi lứa tuổi ở khắp miền đất nước và ở hải ngoại vẫn tưởng nhớ đến nó và mong muốn nó quay lại và đồng thời không ngớt lời chửi rủa bằng mọi cách chế độ cộng sản này, kể cả những cách dữ dội nhất như treo cờ vàng, đốt cờ đỏ, nhét băng vệ sinh lên mặt hình Hồ rồi vừa chửi vừa đốt nó như cô giáo Cẩm Thúy ở Nha Trang đã làm và không sợ trả giá.Đặng Chí Hùng( rất nổi tiếng với loạt bài ” những sự thật cần phải biết “giờ đang ở Canada) , Dũng Phi Hổ ( hiện ở tù),… những thanh niên trẻ điển hình sinh ở miền Bắc luôn trân quý cờ vàng và coi trung tá Bảo ở Charlie là nhân vật anh hùng .Họ tự tìm hiểu và đi về lá cờ vàng và lá cờ bung ra ôm choàng họ, còn cộng sản sau hàng chục năm tuyên truyền bằng đủ mọi cách, nhưng vẫn có rất nhiều người ( ở đây là chưa kể đến phía VNCH !)thấy cờ là giận sôi máu lên và muốn đốt nó!
Tôi hoàn toàn đồng ý với bác LCL. Và xin nêu lên thêm vài thí dụ:
1. Uncle sam bảo hai bác Thiệu và Kỳ chống chủ nghĩa cộng sản Xô viết tối đa mà sao cũng cùng thời điểm đó Uncle sam lại đi bán lúa mì+hợp tác khoa học không gian+trao đổi văn hóa nghệ thuật piano concerto với Xô viết? Quý vị bộ ngoại giao VNCH sao không đi gặp ông đại sứ Bunker ở Sài Gòn mà chất vấn rằng là tại sao ông bảo chúng tôi đi đập chủ nghĩa cộng sản mà sao ông lại đi bán lúa mì cho bọn chúng? Chỉ nêu một vài thí dụ ở phần trên.
Xin cảm ơn nhạc sĩ Tuấn Khanh. Bài viết hơn cả tuyệt vời và tràn đầy nhân bản. Chúc TK
nhiều sức khỏe.
Không ngờ nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng có tài viết văn gợi cảnh, gợi tình thật tha thiết, tường thuật rất chuyên nghiệp.
Đọc xong, tôi thấy lòng bỗng bồi hồi với nhiều nỗi bâng khuâng khó tả. Tôi vẫn ngờ ngợ thấy hình như, đằng sau những mất mát đau thương của cả hai miền trong suốt cuộc chiến mà cao điểm đầy máu lửa nhất là mùa hè đỏ lửa 1972, là bàn tay lông lá dính đầy máu của người Mỹ, bạn “đồng minh” đầu tiên và cuối cùng của VNCH.
Thời điểm bắt đầu của mùa hè đỏ lửa tháng 3 năm 1972, đã xảy ra chỉ hai tháng sau khi Mao- Nixon họp thượng đỉnh ở Bắc Kinh, không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nixon đã không dấu diếm ý định bỏ rơi miền Nam, trong khi Mao thì vẫn muốn kéo dài chiến tranh. Âm mưu của TC vẫn là dùng người Việt giết người Việt để VN cuối cùng phải kiệt quệ đến nỗi phải lệ thuộc hẳn vào TQ cho đến khi mất hẳn chủ quyền hoặc ít ra cũng dễ bị thôn tính hơn. Tôi cho rằng, mùa hè đầy máu lửa 1972 đã xảy ra, tất cả chỉ qui vào hai nguyên nhân chính:
1. Sự ngộ nhận của phía VNCH về lòng “trung thành” của “đồng minh” Mỹ: quân lực VNCH, ngoài tinh thần chiến đấu để bảo vệ miền Nam tự do, vẫn đinh ninh rằng “cứ chống cộng đến đâu thì Mỹ sẽ viện trợ đến đó”! Cho đến nay, tôi vẫn thấy bứt rứt, không hiểu tại sao ngay cả ở lúc cao điểm của chiến tranh VN, phía VNCH không có lấy một ai nêu vấn đề là, dù Mỹ có lòng viện trợ VNCH ồ ạt đến đâu thì chính họ cũng có quyền cúp ngang viện trợ đến đó. Bởi vì, GIỮA MỸ VÀ VNCH KHÔNG HỀ CÓ MỘT LIÊN MINH QUÂN SỰ (kiểu Mỹ- Nhật hoặc Mỹ- Philippines)! Người Mỹ thật ra đã có chủ ý bỏ rơi miền Nam từ sau Tết Mậu Thân lận (quân số Mỹ tại VN năm 1969 và 1972 đối chiếu: từ 549,000 xuống còn 69,000). Đây mới là sự ngộ nhận chết người của phía VNCH: để che lấp ý đồ bỏ rơi miền Nam, Nixon đề ra chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”, để VNCH cứ tưởng là Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ và “vững tâm chiến đấu”. Đây là một trò ma-nớp đểu cáng, vô tiền khoáng hậu giữa đồng minh với nhau. Nếu tôi nhớ không lầm thì CHỈ CÓ MỸ MỚI ÁP DỤNG VỚI ĐỒNG MINH VNCH, trước giờ chưa từng thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
2. Phía Bắc Việt và VC: thừa biết quân Mỹ ở VN không còn bao nhiêu, vừa đánh hơi thấy Mỹ muốn rút quân toàn bộ, một thời cơ hiếm có; lại ngửi thấy mùi mấy chú chệt muốn kéo dài chiến tranh VN, Băc Việt đã phải dốc quân đánh mạnh với hy vọng là sẽ giành chiến thắng nhanh chóng.
Rốt cuộc, tinh thần chiến đấu cao độ của VNCH đã bị thui chột vì thiếu tiếp vận. Chống cự mãnh liệt nhưng cuối cùng VNCH vẫn thua. CSBV không thể thắng nhanh miền Nam vì tinh thần chiến đấu cao độ của quân dân miền Nam, nhưng cuối cùng chúng vẫn thắng vì VNCH bị “mất máu”, chứ không phải vì chúng can đảm hay tài giỏi gì hơn người lính VNCH.
Viết một cách ngắn gọn rằng thì mà là, ngày nào Việt Nam Cộng Hòa chưa dựng lại, cờ vàng chưa cắm ở Hà Nội, Huế & Sài Gòn thì ngày đó, còn đấu tranh để tiêu diệt hận thù.
Cha xạo vừa phải thôi cha nội . Đấu võ mồm cho vui thì được . Nói sao cho thiên hạ tin , kiểu mấy cha chống gậy chớ chống cộng cái mẹ gì .
Mấy cha nội chỉ làm ô uế CỜ VÀNG mà thôi !
Nói tóm lại câu kết của Mù…là loại ngụy ngữ, loại điếm ngữ của bọn điếm đàng.