Chiếc Jumbo 747 Air France sửa soạn đáp xuống phi trường Charles De Gaulle, phi đoàn trưởng cất tiếng chào mừng du khách sắp đến nước Pháp. Trinh cài dây an toàn, chỉnh đốn lại ghế ngồi rồi nắm tay Lân thản nhiên chờ đợi…
Chuyến du lịch thường niên của họ dự tính sẽ nghỉ nửa tháng hè ở vùng Dordogne thuộc miền Tây Nam nước Pháp. Phong cảnh nơi đây nổi tiếng với những lâu đài cổ, đồi núi cây xanh, nắng hạ ấm áp, tiện lợi cho việc tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.
Lân và Trinh gặp nhau vài năm trước ở Cali trong hoàn cảnh “Tự Tình” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Bên nhau, họ xây dựng lại cuộc đời vào lúc con cái đã trưởng thành. Lân là cựu học sinh ESSEC Business School ở Paris và Trinh, bác sĩ chuyên khoa nhi đồng ở Little Saigon, Orange County. Xã hội Mỹ thu nhập cao nhưng công việc quanh năm suốt tháng bận rộn, vì thế để thay đổi không khí, buông xả những nhọc nhằn, họ tìm đến miền quê thanh tịnh Âu châu… Ngày thì nằm dài đọc sách, chiều đi bộ quanh đường làng khi những con chim rừng líu lo bay về tổ.
Lân tình cờ thuê được một phòng tại Auberge Castel Merle trong làng Sergeac. Sau bữa sáng điểm tâm, họ thăm các vùng phụ cận, chiều về quán trọ ăn tối, đặc biệt nơi này nổi tiếng “foie gras” và rượu vang vùng Domme tuyệt vời… Dân tình ở làng nhỏ thân mật ngoài sự tưởng tượng. Vợ chồng chủ quán Christopher và Anita Millinship quyến luyến hai người khách phương xa, thường ưu ái chuyện trò với họ vào buổi chiều rảnh rỗi. Một hôm, Christopher nói với Lân và Trinh:
– Gần xã Sergeac này, có Chateau de Losse của Hoàng tộc Annam khi xưa, ngày nay được liệt kê vào hàng di sản quốc gia, các bạn đã đến thăm chưa? Hoàng gia cũng chôn cất ở làng Thonac bên cạnh, lái xe chỉ 2, 3 cây số…
Lân và Trinh, hai du khách đến từ xứ Mỹ ngàn dặm, ngẩn ngơ với cái tin vừa thoáng nghe nhưng phấn khởi tưởng như sắp gặp lại đồng hương thân quen ở nơi xa lạ… Một hoàn cảnh “độc nhất vô nhị”! Họ về phòng, hết còn muốn đọc sách nghỉ ngơi, cố tìm hiểu lịch sử để sáng mai thăm Thonac và nhất là mộ vị vua anh hùng nước Việt. Hoàng Đế Hàm Nghi vì tấm lòng ái quốc mà bao năm bị đọa đầy rồi phải gởi cốt xương tàn ở chốn xa xôi này sao? Khó tin mà chuyện có thật nơi quê người…
Lịch sử khái quát dẫn họ về lại quá khứ… Ngày 2 tháng 8 năm 1884, vua Hàm Nghi mới 13 tuổi lên ngôi ở điện Thái Hòa mà không thẩm ý Khâm Sứ Rheinart như công ước đã ký kết. Hành động này bày tỏ chủ quyền độc lập của nước Nam bất chấp sự bất bình của quan chức bảo hộ.
Nửa tháng sau, Đại tá Guerrier hung hăng như tên gọi, cầm đầu 185 sĩ quan binh lính đến Hoàng thành dự lễ phong vương. Guerrier buộc triều đình Huế phải để phái đoàn đi lối giữa vào Ngọ Môn thường dành riêng cho vua. Quan triều Nguyễn cự tuyệt… Quân Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận mọi thành phần quan khách đi cửa phụ hai bên trừ 3 người là Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart và Đô đốc Wallarrmé vào cổng chính.
Tính khí khái của vị Hoàng đế trẻ vừa lên ngôi vô tình khơi lại niềm kiêu hãnh dân tộc tự chủ, gióng lên tiếng chuông thức tỉnh thần dân. Bất kể lính Pháp đóng quân tại cố đô, vua Hàm Nghi và triều đình Huế vẫn tỏ thái độ đối đầu không hèn…
Năm sau 1885, Thống tướng De Courcy biệt phái sang Đông Dương để phụ lực đặt nền bảo hộ. Khi sửa soạn yết kiến vua Hàm Nghi, De Courcy ra yêu sách cũ là phái đoàn tháp tùng 500 người phải đi vào cung vua bằng cửa giữa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế lại đề nghị như lần trước cho đúng lễ nghi nhưng De Courcy từ chối thẳng thừng.
Bị khinh thường nên vua quan nước ta âm thầm tập trung hỏa lực tấn công trại binh Pháp ở đồn Mang Cá. Lính Pháp phản công tảng sáng hôm sau, quân triều Nguyễn thua, bỏ kinh thành Huế chạy đến Tân Sở. Nơi đây, vào đầu tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Dân chúng hưởng ứng phong trào rất đông… Tiếc thay vì lực lượng tản mát nên thế cô! Tháng 9 năm 1888, nhà vua bị bắt do nội phản, lúc mới 17 tuổi và bị đầy sang xứ Algerie ở Bắc Phi.
Suốt cuộc đời lưu vong, cựu hoàng tỏ rõ chân tướng anh hùng, vẫn áo dài khăn xếp giữ vững cốt cách dân tộc và thời gian đầu ở Alger, ngài từ chối học tiếng Pháp vì dè bỉu ngôn ngữ của kẻ xâm lăng. Đến năm 1904, vua Hàm Nghi bước vào tuổi trung niên, an phận kết hôn với cô Marcelle Laloe, con gái của Chánh Án Tòa Thượng Thẩm Alger. Đám cưới long trọng trở thành một hiện tượng văn hóa của thủ đô Alger mà chú rể xứ Annam vẫn trịnh trọng khăn đống áo dài bên cạnh chiếc áo cưới lộng lẫy của cô dâu Tây phương. Cảm động thay tấm lòng khí khái trung kiên!
Căn nhà nhỏ bên cạnh lâu đài, nơi công chúa Như Mây đã sống tuổi già với vị quản gia
Thonac là quê vợ nên vua Hàm Nghi và bà Laloe đã mua Chateau de Losse lúc sinh thời. Thời gian sau, Công Chúa Như Mây sống cuộc đời độc thân trong lâu đài. Những năm cuối vì thiếu tiền bảo quản nên Công Chúa phải bán đi rồi dọn sang căn hộ nhỏ ở chung với quản gia. Dân làng Thonac đánh giá hạnh phúc của gia đình cựu hoàng rất cao. Vua Hàm Nghi và bà Laloe có 3 người con: Công Chúa Như Mây, Hoàng Tử Minh Đức và Công Chúa Như Lý.
Công chúa Như Mây trước khi mất năm 1999 đã làm di chúc để quản gia sống trọn đời trong căn hộ rồi sau đó con cháu mới được bán. Bà là phụ nữ đầu tiên đậu Thủ Khoa Kỹ Sư Canh Nông Pháp được cư dân ở đây mến mộ và lưu truyền những kỷ niệm tốt đẹp.
Hoàng Tử Minh Đức xuất thân từ trường quân đội Saint-Cyr, năm 1946 từ chối nhiệm vụ lệnh sang Đông Dương với lời tuyên bố: “Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi”. Ông không có con kế thừa và mất năm 1990.
Công Chúa Như Lý tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa, lập gia đình với Công Tước Francois de la Besse. Bà từ trần năm 2005, để lại 3 người con. Đầu thế kỷ 21, vì nhiều lý do thích đáng, bà đã khước từ đề nghị của chính phủ Việt Nam Cộng Sản cải táng vua Hàm Nghi về Huế…
Mặt trời tháng Bảy vừa tỏa ánh nắng đầu ngày trên sông Vézère, Lân và Trinh đã lên đường thăm Thonac nơi tọa lạc Chateau de Losse rồi viếng mộ Hoàng tộc ở nghĩa trang. Vừa bước vào, hai người đã thấy nhiều khu vực cũ thiếu bảo trì. Những ngôi mộ bỏ hoang, không được chăm sóc theo định kỳ thì xã trưởng dán thông báo sẽ bốc tro cốt đi nơi khác.
Giữa không gian thê lương cố hữu ở nơi chôn cất, nỗi buồn không tên chiếm hữu tâm hồn người tảo mộ lúc nào không hay và còn buồn hơn khi đứng trước tấm bia của vị Hoàng Đế lạc lõng nơi quê người. Màu thời gian trên mộ tạo hình ảnh hoang tàn tại khu đất hoàng gia. Rêu phong mọc trên lớp đá vân cẩm thạch thành màu đen che kín.
Bia mộ vua Hàm Nghi.
Lân và Trinh nhìn nhau, không nói nhưng hình như cùng tự hỏi lòng:
– Quê hương còn hay mất? Tòa Đại sứ Việt Nam cộng sản tại Paris làm gì ở xứ sở này mà gần 40 năm nắm chính quyền đã lãng quên vị vua Nguyễn anh hùng hiếm hoi của dân tộc, một thời đã vì đất nước quên mình!
Buổi sáng tại nghĩa trang, có một bà tuổi trung niên đang ngồi khóc bên cạnh nấm mộ vừa lấp đất. Hai người đến hỏi thăm thì được biết chồng bà mới qua đời! Bà Culine là cư dân làng Thonac, biết nhiều về hoàng gia theo lời đồn từng thế hệ. Từ khi Hoàng Tử và hai Công Chúa khuất mất thì khu đất của vua Hàm Nghi hầu như không người chăm sóc.
Xã trưởng vì nể tình và thấu hiểu hoàn cảnh vị vua Annam bất hạnh nên vẫn giữ nguyên, không dán giấy nhưng Lân và Trinh đã động lòng, không thể để mộ bia của một quân vương anh hùng nước Việt trong tình trạng tối tăm u uất như thế!
Trinh hỏi thăm bà Culine về người quản lý chuyên lo chỉnh trang phần mộ. Họ tiếp xúc và sẵn lòng chi trả tất cả phí tổn để làm mới lại khu an nghỉ của hoàng gia trước khi kết thúc chuyến nghỉ hè dự tính an nhàn mà biến thành công tác xã hội mang theo những kỷ niệm khó quên…
Ngôi mộ cô quạnh khi Lân & Trinh thăm viếng.
Ngẫm nghĩ lại câu chuyện vừa kể, vua Hàm Nghi vì muốn bảo tồn danh dự của dân tộc Việt trước thực dân Pháp mà bị đày ải một đời gian truân. Quân vương nước Nam đã dám nói không với Đại Tá Guerrier và khi Tướng De Courcy nói không với Triều đình thì ngài nổ súng, rời ngai vàng và tuyên hịch “Cần Vương”. Vua Hàm Nghi không ngần ngại làm những gì phải làm dựa theo đạo lý giống như lời ngài dạy dỗ các con: “Si vous ne pouvez pas être de bon Vietnamien, soyez de bien Francais” (Nếu các con không thể là người Việt Nam tốt thì hãy là người Pháp tốt.)
Tháng Bảy ở Washington D.C năm 2013, Chủ tịch cộng sản Việt Nam cũng dẫn đầu phái đoàn đến gặp Tổng Thống Obama không kèn không trống. Tên ông là Sang mà hóa ra “Hèn”, ngồi họp mà chỉ để ý đến điệu bộ bề ngoài, thấp thỏm cứ quơ tay cài nút áo rồi lại thôi! Chẳng biết đầu óc ông còn gì khi đã ký hiệp định “nhất trí” tự ý chui đầu vào thòng lọng của Tập Cận Bình.
Coi chuyện vị đại diện nước Việt Nam hôm nay không khỏi ngậm ngùi khi nhớ những hành động ái quốc của vua Hàm Nghi. Nhà vua đã đứng thẳng người trước súng đạn của quân Pháp năm xưa ngược lại hôm nay, chủ tịch cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang đã cúi đầu, cong lưng khi đứng bên cạnh vua Tàu Tập Cận Bình. Trong khi ấy, những con dân đang vận động cho độc lập, dân chủ, nhân quyền thì bị bỏ tù, tinh thần dân tộc của các bạn trẻ chống kẻ tử thù phương Bắc lại lãnh những bản án nặng nề. Cứ vậy, từng bước, nước Việt Nam đang chìm dần vào cảnh đêm dài Bắc thuộc lần thứ 5…
Mộ vua sau khi được trùng tu và một bông hoa lẻ loi.
Lân là bạn học cùng trường với tôi ở Pháp cách đây đã trên 40 năm. Kể lại câu chuyện hy hữu này, tôi cảm thấy hãnh diện theo từng chi tiết. Việc làm riêng lẻ nhưng lợi ích mà Lân và Trinh đã làm ở Thonac (gọi lệch lạc ra tiếng Việt là Thôn làng nghe thật trìu mến) còn mang một ý nghĩa linh thiêng mà đất nước chúng ta ngay lúc này rất cần đến… Đó là ngọn lửa yêu nước và tinh thần độc lập của phong trào “Cần Vương”.
Đầu tháng Bảy năm nay 2013, vô tình nhưng hữu ý, Lân và Trinh đã làm được một “Nghĩa Cử Cần Vương” bởi vì ngôi mộ của vua Hàm Nghi vừa được chỉnh trang đổi mới. Ước mong tinh thần Cần Vương giữ nước rồi cũng sẽ bừng dậy trở lại, như tháng Bảy năm 1885 cách đây đúng 128 năm.
Cảm ơn Mai T. Lân & Bác sĩ Bùi N. Trinh MD đã chia sẻ việc làm nhiều ý nghĩa này với tôi và người Việt ở khắp năm châu.
Cao Đắc Vinh
(Theo Tongphuochiep.com)
NGUYEN di NGUYEN se tro? ve, vang Toi hy vong 1 ngày nào do’ cac’ vi Vua Vietnam bi Phap’ luu day qua xu’ nguoi nhu Alger, Phap’, Réunion se hoi huong trong vinh du voi’ nhung buoi? le? long trong tiep’ doan’ linh cuu? cac vi Vua da hy sinh vi quoc’ gia dan toc Viet.
Tren nam’ mo vi Ham Nghi co’ ghi ro? là saint Majesté Ham Nghi, Empereur d’ Annam, sinh tai Hué nam 1871 tu tran tai Alger nam 1944 thé mà bi xoa’ mat’. Toi nghi? hai Ong Bà Mai / Trinh này làm chuyen khong dung’. Da vay con dong’ cai’ hinh “thanh’ gia’ ” tren ngoi mo vua Ham Nghi. Toi nghi day là deu xuc’ pham den’ hoàng Gia NGUYEN.
neu’ 2 Ong / Bà Mai / Trinh co’ long’ tot’ den’ vi vua Ham Nghi thi khi trung’ tu ngoi mo cua Ngài thi nen giu? nguyen trang thai’. bay gio tren ngoi mo vua hàm Nghi khong con vet’ tich’, vay ai biet’ do’ là ngoi mo cua? vua Ham Nghi ????
Mộ củ có hàng chử : S.M HAM NGHI. EMPEREUR D’ ANNAM. HUE 1871. ALGER 1944.
Mộ mới được phủ bằng đá quí , màu hồng , đồng dạng với mô củ. Mặt trên vẩn có hình Thánh Giá .
Vì hình không chụp từ trên xuống nên không thấy rỏ hàng chử khắc tên Vua như mộ củ. Đám cưới Vua được tổ chức trong Nhà Thờ , vợ Vua người Công Giáo. Giám Mục chủ lễ. Không rỏ sau nầy Vua có theo Đạo Cộng Giáo hay không.
Tôi nghĩ,hai vị Lân -Trinh đã có lòng đến kính viếng, bỏ tiền ra để tu sửa mộ phần cho mới, đẹp hơn thì xin đừng vội phê phán họ là ” xúc phạm ” !
Không biết Vua Jafm Nghi có theo Đạo Chúa không mà khi trùng tu lại cho cây thập tự nằm đè lên ngôi mộ ,Các vua Nhà Nguyễn chỉ có Vua Bảo Đại làm lể rửa tội lúc gần về chầu Diêm Vương bà vợ người pháp đem cha đến rửa tội cho ông , trong Hoàng tộc chỉ có ông Hoàng tử Cảnh vì theo ông giám mục Lộc sang pháp nên cải Đạo theo Chúa , còn ông Vua Hàm Nghi Chống Pháp bị đầy xa Quê hương lúc Chết thì bị cây thập tự nằm đè lên ngôi mộ. Chết cũng không yên . Hoàng tộc Nhà Nguyễn chẳng ai quan tâm ./
ĐỜI NGƯỜI VÀ NGƯỜI ĐỜI
Có chi cũng chỉ đời người
Dù vua hay chúa thảy toàn giống nhau
Chết xong còn lại nấm mồ
Dẫu cho lăng tẩm khác gì người đâu
Vấn đề lúc sống dương gian
Nêu cao nhân cách mới càng nhân văn
Mới toàn phẩm chất ở đời
Khác nhau đó lẽ con người vậy thôi
Như Hàm Nghi quả chẳng tồi
Vị Vua khẳng khái giống giòng Việt Nam
Anh hùng tuổi nhỏ can trường
Dám vì dân tộc giang sơn quên mình
Xắn tay đánh Pháp tận tình
Bôn ba Tân Sở hịch truyền Cần Vương
Bởi do vận nước bất thường
Phải đành bị bắt đày miền Alger
Đến nay còn việc não nề
Xác thân gửi gắm quê người xa xăm
Nhưng anh linh mãi ngàn năm
Tinh thần bất diệt quả hơn trên đời
Kính thay ý nghĩa con người
Dân vua cả thảy một thời hùng anh
Nêu gương bất khuất của mình
Vị Vua như thế trên đời dễ đâu
MAI NGÀN
(18/5/17)
Theo tôi,cộng đồng người Việt Quốc gia ở Pháp nên thực hiện “tảo Mộ “hang năm đối với các ngôi Mộ mang tính Lịch Sử Dân Tộc : Vua Hàm Nghi- Hoàng Hậu Nam Phương -Cựu Hoàng Bảo Đại. Đây củng là trách nhiệm của Hoàng Tộc VN !! Đừng bao giờ nghĩ đến bọn CS : vì chúng là Tam Vô !. Vua Chúa ,ai chúng củng gọi bằng “Thằng” hết.! Chúng nó mới gọi bằng Vua sau nầy,khi chúng “đi -xin-ăn” !!Tôi xin thành that ngưởng mộ tấm lòng của 2 người bạn:Lân -Trinh.