Khi đọc một số tài liệu của CIA liên quan đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, có thể nói tôi đã mất một sự tin tưởng và sự thần phục người Mỹ vốn được rất nhiều người Việt Nam thời kỳ thập niên 1950-1960 tin tưởng.
Khi đó, tôi cũng như nhiều người trẻ khác tin tưởng rằng người Mỹ đến để giúp Việt Nam chống Cộng, viện trợ rộng rãi và hào hiệp với một tinh thần dân chủ, hợp tác.
Nhưng thực ra đó chỉ là một cuộc hôn nhân gượng ép với nhiều bất đồng, nghi kỵ lẫn nhau để đi đến chỗ đổ vỡ mà người ta quen gọi là “thay ngựa giữa dòng”. Người Mỹ và chính sách của chính quyền Mỹ là hai thực tế khác biệt. Người Mỹ đến Viện Nam để áp đặt hơn là hợp tác. Người Mỹ có thể hành xử dân chủ trong nước họ, nhưng họ làm trái ngược khi sang Việt Nam. Chính sách của họ thay đổi từng thời kỳ mà không lý đến quyền lợi và nhất là chủ quyền của Việt Nam.
Mâu thuẫn sâu xa giữa ông Diệm và người Mỹ là chủ quyền của Việt Nam.
Bằng mọi giá, ông Diệm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Vì thế, trong một cuộc gặp gỡ sau cùng với Cabot Lodge, ông Diệm đã cay đắng nói huỵch tẹt ra:
“Je ne suis pas une marionnette,” Diem said. “Je pas serveur. I am not a puppet. I will not serve. Diem would reserve these words for one of his last meeting with Lodge. In this first meeting, he indicated his disapproval with facial expression.”
(Tôi không phải là bù nhìn. Không phải là đầy tớ.)
Patrick J. Sloyan, The Politics of Deception: JFK’s Secret Decisions on Vietnam, Civil Rights, and Cuba, 2015, trang 189
Ông Diệm luôn luôn chỉ là Diệm như Seth Jacob viết:
“Diem never pretend to be anything other than what he was and he never changed.”
Seth Jacob, America’s Miracle man in Viet Nam, 2004, trang 4
Vì thế, Diệm không dễ dàng quỵ lụy để tìm một “ân huệ”, ông không vun trồng và gầy dựng một lực lượng hậu thuẫn chính trị ở Mỹ, như nhiều chế độ ở Á Châu cũng cần sự ủng hộ của Mỹ như người Trung Hoa Quốc gia như trùm mật vụ William Colby viết,
“In contrast to some other regimes dependent on American support in Asia, most notably the Chinese Nationalists, Diem made little effort to cultivate and activate a supporting political force in the United States.”
William Colby with James Mc Cargar. Lost Victory: A Firsthand Account of America’s Sixteen-Year Involvement in Vietnam, 1989, trang 111
Cho nên, sự mâu thuẫn giữa người Mỹ và ông Diệm có phải là sự khác biệt về hai nền tảng văn hóa Á Đông và Âu Mỹ. Lãnh đạo Trung Hoa Quốc gia ứng xử với Mỹ khác cách của ông Diệm như Colby nhận xét.
Ông Diệm là một nhà nho cuối cùng trong guồng máy chính trị Việt Nam có lòng tự trọng. Không mềm dẻo, không có sự nhân nhượng trước mối lợi. Nói cho cùng, ông không sống hèn. Ông chết vì chính cái giá trị đạo đức của mình. Cây trúc phải chăng là biểu tưởng của người quân tử mà nhiều người đã quên? Ông Diệm là như thế trước một áp lực của Mỹ với chủ trương thực dụng?
Tìm hiểu vai trò của CIA dựa trên tài liệu sẽ cho thấy một phần sự thật.
Một số tác giả Mỹ sau này, vì có độ lùi thời gian cần thiết, viết một cách tương đối khách quan hơn, như Edward Miller với cuốn Misalliance. Ngô Dinh Diem, the United States and the fate of South Viet Nam. 2013. Tác giả chỉ nhắc đến tên tổng thống Ngô Đình Diệm và nước Mỹ nói chung, bất kể đời Tổng thống nào của Mỹ. Đồng thời chứng minh được rằng ông Diệm có đường lối, chính sách và nhất là cái quyết tâm của một người lãnh đạo, sống chết với đất nước mình, muốn làm một cuộc cách mạng xã hội mà không được người Mỹ chia xẻ, để đi đến chỗ tan rã. Từ sự tan rã đó tạo ra số phận cay nghiệt cho sự đổ vỡ miền Nam.
Không có bất cứ một tổng thống hay người Mỹ nào có đủ cái quyết tâm với mảnh đất quê hương mình như những gắn bó của ông Diệm với đất nước của ông.
Ông Diệm hơn bất cứ một nhà lãnh đạo chiến lược nào của Mỹ. Ông có một niềm tin xác tín, một hiểu biết sâu xa về cộng sản, một đạo đức chính trị và một lòng yêu đất nước mình mà người Mỹ không có được. Miller đã dành hẳn một chương I viết về ông Diệm, từ trang 19-53: Man of Faith. Người của niềm tin. Chính những yếu tố nhân văn ấy, những yếu tố chủ quan, những yếu tố tinh thần ấy nếu không có sự có mặt của người Mỹ, ông sẽ là người đưa đất nước đến một tương lai xán lạn mà người Mỹ không thể nào cung cấp cho Việt Nam được.
Người Mỹ có thể là một đại gia giàu có, có nhiều chính sách, nhiều giải pháp, nhiều súng đạn. Nhưng không mấy người Mỹ nào hiểu Việt Nam.
Rõ ràng họ đã thất bại trước bọn cộng sản.
Ông Diệm chỉ có một con đường và không có chọn lựa nào khác. Đó là con đường thứ ba, con đường Dân tộc: chống cả thực dân Pháp và cộng sản và độc lập với người Mỹ.
Hiểu rõ được cái chân lý đơn giản ấy thì mọi chuyện được sáng tỏ và ra khỏi cơn mê hoặc tin tưởng hay chống đối Mỹ là kẻ phản bội.
“Trong bài diễn văn đầu tiên của mình sau khi trở về Sài Gòn, Ngô Đình Diệm tái khẳng định rằng mục tiêu của ông là đề xướng thay đổi cách mạng ở Việt Nam
Trước một thời cơ khẩn cấp, tôi sẽ hành động quyết-liệt. Tôi sẽ cương-quyết vạch ra một đường lối cứu-quốc. Một cuộc cách-mệnh toàn diện sẽ được thực hiện trong hết mọi ngành tổ-chức và sinh-hoạt quốc-gia.”
Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458. Hoài Phi & Vy Huyền biên dịch
Nhưng quyết tâm và giấc mơ của ông Diệm khi về nước nào được người Mỹ đếm xỉa đến?
Cạnh đó còn có một số sách khác như The Lost Mandate Of Heaven của Geoffrey Shaw với; The Lost Revolution: The U.S. In Vietnam, 1946-1966 của Robert Shaplen; The Politics of Deception: JFK’s Secret Decisions on Vietnam, Civil Rights, and Cuba của Patrick J. Sloyan.
Người Mỹ tức giận trước tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giữa hai bên là một thực tế chính trị nổi bật thời Đệ I cộng Hòa. Sự cứng đầu của một lãnh tụ nước nhược tiểu và sự áp đảo của một siêu cường qua các cố vấn, qua CIA là một cuộc đối đầu không khoan nhượng.
Và như đòn mà CIA quen dùng là bôi nhọ ông Diệm. Dù đối đầu với Mỹ, cộng sản vẫn tuyên truyền ông chỉ là bù nhìn của Mỹ hay gọi chính quyền Đệ nhất Cộng hòa là chế độ Mỹ-Diệm.
Ông Diệm vừa là nạn nhân của đồng minh Mỹ đồng thời của Cộng sản Hà Nội. Miller đặt câu hỏi
“If he was a puppet, why did the United States want him removed? And by subsequent releases of documentary evidence showing that Diem disregarded U.S advice much more often than he followed it.”
Edward Miller, Misalliance. Ngô Dinh Diem, the United States and the fate of South Viet Nam, trang14
Cũng đúng như nhận xét của Stanley Karnow. Roger Hilsman tự cho cái quyền yêu cầu loại bỏ cố vấn Ngô Đình Nhu như một giải pháp “ân huệ “với chính quyền Ngô Đinh Diệm. Không ai hỏi ai cho Hilsman cái quyền đó? Ông Diệm không phải bù nhìn của Mỹ. Thật vô lý đến ngạc nhiên! Và trong trường họp điều đó không được Diệm chấp nhận thì chính bản thân ông Diệm cũng bị loại bỏ. Karnow viết:
“Hilsman proposed that Diem be “given the chance” to jettison his brother. If Diem “remains obdurate and refuses,” Hilsman continued, “we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved.””
Stanley Karnow, Vietnam. A History (revised and updated). Penguin Books, 1984, trang 303.
DEPTEL243 hay Điện tín 243 do nhân viên bộ Ngoại giao gởi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Henry Cabot Lodge, Jr ngày August 24, 1963. Nội dung điện tín 243 do những nhân viên của Bộ Ngoại giao có mặt ở Washington, W. Averell Harriman, Roger Hilsman và Michael Forrestal, soạn thảo vào một chiều thứ Bẩy khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Giám đốc CIA John McCone đang đi nghỉ hè. Tổng thống cũng đang nghỉ mát ở Hyannis Port. Kennedy nói với Forrestal đưa bản thảo cho một viên chức cao cấp (hơn) phê chuẩn. Harriman và Hilsman chạy đi gặp thứ trưởng Ngoại giao George Ball; ông này không chấp thuận cho đến khi cả ba điện thoại, từ tư gia của Ball, cho Ngoại trưởng Dean Rusk, Ông Rusk nói, “Well, go ahead. If the president understood the implications, [I] would give a green light.” (OK, cứ làm. Nếu tổng thống đã hiểu hệ quả, (tôi) cũng đồng ý bật đèn xanh.”
Như vậy, Karnow đã trích dẫn Điện tín 243 ra khỏi ngữ cảnh và trích dẫn sai khiến người đọc có thể hiểu lầm (như tác giả NVL tưởng rằng “Hilsman tự cho cái quyền yêu cầu loại bỏ cố vấn Ngô Đình Nhu như một giải pháp “ân huệ “với chính quyền Ngô Đình Diệm.”
Cuối trang 2 của Điện tín 243 ghi rõ,
“(1) Chúng ta phải làm áp lực với Chính phủ Việt Nam về những điểm này:
(a) Chính phủ Mỹ không thể chấp nhận hành động đàn áp Phật Giáo của Nhu và những cộng tác viên của ông ta dưới bình phong thiết quân luật.
(b) Phải có hành động nhanh chóng giải quyết tình hình, kể cả bãi bỏ luật 10[/59], thả các sư sãi bị bắt, v.v..
(2) … chính phủ Mỹ không thể tiếp tục viện trợ Chính phủ Việt Nam về quân sự và kinh tế trừ khi những bước kể trên được thực hiện ngay lập tức và chúng ta nhận thấy điều này cần có sự loại bỏ Ngô Đình Nhu ra khỏi hiện trường. Chúng ta muốn để cho Diệm có cơ hội hợp lý để loại Nhu, nhưng nếu ông ấy vẫn bướng bỉnh, thì chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận hệ quả rõ ràng là chúng ta không thể tiếp tục ủng hộ Diệm.”
Điện tín 243 của Bộ ngoại giao Mỹ gởi tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon ngày 24/8/1963
Lưu ý, trong đoạn văn này Bộ Ngoại giao Mỹ không dùng chữ “obdurate and refuses” như Karnow viết, chỉ có chữ “obdurate” (ngoan cố, bướng bỉnh) và Điện tín 243 cũng không có đoạn “we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved” mà nguyên văn là “…we are prepared to accept the obvious implication that we can no longer support Diem.”
Dưới đây là Điện tín 243 của Bộ ngoại giao Mỹ gởi tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon ngày 24/8/1963
Nhìn lại ngày nay thì đấy là sự một xâm phạm chủ quyền quốc gia một cách thậm vô lý và độc đoán. Chính quyền Mỹ đã khuyến khích việc lật đổ một đồng minh chỉ vì sự bất đồng ý kiến được coi như thiếu sự hợp tác của ông Diệm. Và dựa trên đó, người Mỹ coi như có cái quyền được chi phối một chính phủ độc lập chỉ vì chính phủ ấy không đáp ứng được những đòi hỏi của chính phủ Mỹ. Một điều có thể không bao giờ có thể xảy ra trên nước Mỹ thì đã xảy một cách rất tự nhiên ở Việt Nam.
Cho nên có thể khẳng định, ông Diệm bị lật đổ chỉ vì đã không làm theo những quyết định của người Mỹ. Tất cả những lý do khác chỉ là cái cớ, cái phụ thuộc hay do tuyên truyền mà sau này đọc tài liệu CIA sẽ thấy rõ. Những khẩu hiệu như độc tài, gia đình trị, kỳ thị Phật giáo v.v. và v.v. chỉ là lá bài, sản phẩm được tuyên truyền mà phần sự thật nhỏ nhoi không đáng kể.
Người Mỹ không chấp nhận một tiến trình tiệm tiến cải thiện, chấp nhận một thực tế Việt Nam vừa mới độc lập. Đối với ông Diệm, báo chí, dư luận như thế đã là một phần tự do. Nhưng tiêu chuẩn người Mỹ về tự do cao hơn, theo một “American-style democracy”, mà thực tế là Việt Nam đang ở trong thời chiến! Chính phủ Việt Nam không thể tiến hành thực hiện dân chủ cùng lúc tiến hành cuộc chiến tranh một mất một còn với cộng sản. Và vì thế, chính phủ ông Diệm bị coi là độc tài.
Nhưng có bao nhiêu mức độ độc tài, mẫu độc tài? Độc tài ở những nước hậu thuộc địa; Độc tài ở những nước chậm tiến; độc tài theo kiểu Hitler. độc tài theo kiểu Cộng sản. Khi người Mỹ nhúng tay vào việc lật đổ Sukarno, năm 1965 và dựng lên chính quyền của Suharto thì đó là độc tài hay dân chủ? Khi Mỹ trực tiếp nhúng tay vào việc lật đổ ông Ngô Đình Diệm thì đó là độc tài hay dân chủ kiểu Mỹ?
Hình như hiếm có tài liệu nào nói đến tính chính danh, tính hợp pháp của việc lật đổ Ngô Đình Diệm? Khi người Mỹ như Nixon nói No more Vietnams thì điều đó ám chỉ lỗi lầm về phía ông Diệm hay về phía người Mỹ? Nixon còn tỏ ra đi xa hơn khi cho rằng Chiến tranh ở Việt Nam là vô đạo đức, The war in Vietnam is immoral.
Khi một người Mỹ có con em trong danh sách bức tường tưởng niệm hơn 50.000 người Mỹ chết, than: “Here the price we paid!” Thì đó có phải là cái giá phải trả của sai lầm? Bởi vì nếu là chính nghĩa thì làm gì có giá.
Dư luận nói chung cho thấy Việt Nam chỉ là con bài bù nhìn sau cái chết của ông Diệm, mặc các áo khác màu cho một tranh chấp mà chúng ta chỉ là kẻ thừa hành hay nạn nhân. Sự đến và đi, sự tiếp tục hay ngưng lại, sự củng cố gia tăng cường độ chiến tranh hay sự cắt giảm quân số hay trang thiết bị – nói thẳng như việc Việt Nam hóa chiến tranh – chỉ là sự đáp ứng tùy tiện cho một lá bài mà ngoài thẩm quyền trách nhiệm của chính người Việt.
Cách nói đúng nhất của người Mỹ như Nixon viết trong nhan đề cuốn sách: No more Vietnams. Chữ Vietnam nay có thêm chữ S. Chúng ta chết vì chữ S này. Cái nhìn của Nixon về cuộc chiến rất thực tế, rất Mỹ. ông viết:
“Our critical error was to ignore one of the iron laws of war: Never go in without knowing how you are going to get out.”
Richard Nixon, No more Vietnams. 1985. trang 46
Tất cả đều đúng. Người Mỹ đến rồi đi, vào rồi ra tùy tiện. Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ chính thức mời họ đến. Mà đi hay đến là tùy họ. Nhưng người ở lại là kẻ nhận lãnh hậu quả!
Đã có khoảng 1300 cuốn sách của người ngoại quốc viết về Việt Nam. Nhưng người trong cuộc thì như kẻ ngoài cuộc, chẳng có nhiều dịp và cơ hội để viết về chính mình.
Câu chuyện mở đầu
Người ta đọc thấy trên bức tường bằng đá cẩm thạch tại Tổng Hành Dinh của CIA ở Langley, Virginia câu sau đây:
“AND YE SHALL KNOWN THE TRUTH AND
THE TRUTH SHALL MAKE YOU FREE.” – JOHN VIII-XXXII
Victor Marchetti và John D. Marks, The CIA and the cult of Intelligence. 1974)
Câu trong thánh kinh nêu trên trở thành nguyên tắc lý tưởng cho bất cứ ai làm trong ngành tình báo của Mỹ như cơ quan tình báo CIA. Vì thế, khi được thu nhận, các nhân viên tình báo của Mỹ buộc phải ký một thỏa thuận buộc không được tiết lộ tất cả các nguồn tin thu thập được của ngành tình báo. Tất cả trở thành tài sản trí tuệ của CIA mà không ai được quyền xử dụng trong phạm vi cá nhân của mình.
Cũng chính vì tính cách bảo mật ấy đã biến cơ quan tình báo CIA đã đi xa cái mục đích ban đầu trong việc đi tìm sự thật của nó.
Nó trở thành một cơ quan với thuyết Clandestine. Với nguyên tắc này, cơ quan tình báo CIA đã can thiệp vào nhiều biến cố chính trị lớn nhỏ trên thế giới trong việc thu thập tin tức, đến xâm nhập, phản tuyên truyền, ngụy tạo tin tức, ngụy tạo bí mật, ngụy tạo hồ sơ, mua chuộc bằng tiền bạc, cài người, cung cấp các phương tiện vật chất ngay cả vũ khí, các phương tiện truyền tin, ấn loát, tổ chức khuynh đảo công khai hoặc bán công khai ngay cả đến lật đổ một chính phủ cũng như thủ tiêu, ám sát một nhân vật lãnh đạo đối thủ nếu cần.
Nhất là kể từ sau thế chiến thứ hai trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản. Sự sợ hãi chủ thuyết cộng sản đã mở đường cho một số nhà lãnh đạo cấp cao của nước Mỹ có một xác tín rằng thế chiến II là “The wrong war against the wrong enemies” (xem William Blum, The CIA, a forgotten history. 1986, trang 15).
Vì thế, theo họ, đáng lẽ những nỗ lực chiến tranh chống Phát Xít Đức thì nên dồn về phía Đông và loại trừ chủ nghĩa Bolshevism một lần cho tất cả.
Sự xoay trục này cho thấy ngay khi chiến tranh thế chiến II vừa chấm dứt, các văn bản đầu hàng được ký kết giữa đồng minh và phe trục chưa ráo mực thì người Mỹ ở Trung Hoa đã xử dụng lính Nhật còn đóng tại Trung Quốc cùng với Mỹ để chống cộng sản Trung Hoa.
Điều ấy cũng ít ai nhận ra. Và điều ấy cũng đã xảy ra tương tự tại Phi Luật Tân.
Mặc dầu trong thế chiến II, cộng sản Trung Hoa cùng sát cánh với đồng minh chống Nhật. Nhưng điều ấy không còn quan trọng nữa.
Người Mỹ đã chọn tướng Chiang Kai-Shek như người của họ qua cơ quan The office of Strategic Service (OSS, tiền thân của cơ quan tình báo CIA).
Theo nhận định của tác giả Leon Blum, khi chiến tranh kết thúc tại Trung Hoa, thay vì giải giới binh sĩ Nhật đã đầu hàng và cho họ xuống tàu về nước. Lính Nhật được giữ lại và có nhiệm vụ giữ an ninh lãnh thổ Trung Hoa ngay trên các khu vực mà trước đây họ đã chiếm đóng. Nếu không có lính Nhật thì toàn thể nước Trung Hoa đã bị Mao Trạch Đông nuốt trửng ngay từ năm 1945. Nhờ đó, người Mỹ có thời gian để chuyển vận quân đội của Tưởng Giới Thạch về phía Nam. Tổng thống Truman nói: “Using the Japanese to hold off the Communists” (Dùng quân đôi Nhật để cầm chân cộng sản). (Leon Blum, Ibid, trang 15).
Sau đó, Mỹ đã bỏ ra khoảng 2 tỉ đô la tiền mặt và một tỉ đô la tiền trang bị vật liệu và huấn luyện cho 39 sư đoàn của họ Tưởng. (Leon Blum, Ibid., trang 17)
Và để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, CIA Mỹ đã can thiệp cách này cách khác vào 49 nước. Nước Tàu từ 1945-1960, Phi Luật Tân 1940-1950. Hy Lạp từ 1947-1950. Ý 1947-1948. Đại Hàn 1945-1953. Đông Âu 1948-1956. Nước Đức 1950… Sau đó là Iran, Guatemala, Costa Rica, Syria, Trung Đông, Indonesia. Brazil, Peru, Dominican Republic, Cuba 1959-1980, Ghana, Uruguay, Chile, Bolivia, Angola, Zaire, Jamaica, Morocco, El Salvador, v.v..
Việt Nam chỉ là một trong những nạn nhân của chính phủ Mỹ.
Sơ lược về các sự can thiệp của CIA vào nội tình của 50 các nước khác để thấy rằng trường hợp Việt Nam cũng nằm trong chuỗi mắt xích ấy. Và khi hiểu như thế rồi thì tất cả những gì đã xẩy ra ở Việt Nam là điều không lạ. Sớm nhất là nước Trung Hoa, sau đó đến Việt Nam và muộn nhất là trường hợp Nicaragua (1981) và Iraq cách đây hơn 10 năm.
Sự can thiệp dưới mọi dạng thức như tuyên truyền, âm mưu lật đổ chính quyền, bầu cử gian lận, ám sát các nhà lãnh đạo, ngụy tạo tin tức.. Và tất cả được dàn dựng che mắt thứ nhất và trên hết là người dân Mỹ, sau đó đến các nước liên hệ và cuối cùng cả thế giới về tính hợp pháp, tính chính nghĩa nhân danh lý tưởng tự do, dân chủ của những hoạt động khuynh đảo đó.
Tất cả những điều ấy đều xảy ra y hệt ở Việt Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Nhìn lại chính xác điều ấy để trách mình thay vì trách nhau.
CIA ở Việt Nam
Và đến lượt Việt Nam từ 1950-1973.
Sự có mặt của Người Mỹ và CIA vào năm 1950 ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc mang tính cách “quốc tế” rồi. Mục đích chính là be bờ, ngăn chăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng. Mao Trạch Đông đã thống nhất nước Tàu vào năm 1949 sau khi đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi Thượng Hải ngày 27-5-1949. Một tháng sau mất Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch chạy đến Trùng Khánh, rồi Hải Nam và cuối cùng ra Đài Loan, sau 30 năm nội chiến, đánh Nhật, rồi thua Cộng sản.
Và Mao Trạch Đông sau khi đã làm chủ toàn thể nước Trung Hoa đã đưa ra lời cảnh cáo Mỹ và Anh bằng những lời lẽ đe dọa như sau:
“Chúng tôi chủ trương rằng tất cả các chính quyền ngoại quốc giúp đỡ bọn phản động Trung Quốc và chống đối lại cuộc chiến đấu của dân tộc chúng tôi cho nền dân chủ đều phạm phải lỗi lầm không tha thứ được.”
Han Suyin, Le Déluge du matin. La presse. Stock. 1972, trang 477)
Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối càng trở nên sâu đậm, rõ nét hơn khi có cuộc chiến tranh Cao Ly vào tháng 6 năm 1950. Đông Dương trở thành vùng trọng điểm bảo vệ vùng Đông Nam Á. Và người Mỹ nay sẵn sàng trả giá cho những chi phí quân sự cho người Pháp và một chính quyền do Bảo Đại cầm đầu.
Tài liệu CIA có ghi rõ:
“The final Communist victory in China in 1949 and Pyongyang’s invasion of South Korea in 1950 reinforced the American view of Communism as an implacably expansionist monolith. Indochina came to be seen as critical to the defense of the Asian littoral. (…) In february 1950, The French National Assembly ratified the agreement etablishing Emperor Bao Dai as the head of a nominally independent Viet Nam. This pro forma gesture sufficed, in the cirscumstances, to assuage Washington’s anticolonial bias, and the door opened to a program of direct support to the French Expeditionary Corps.”
Thomas L. Ahern Jr. (2000), CIA and the House of Ngo, Center for the Study of Intelligence, USA. Approved for release date 19-feb-2009, trang 3
Sự trợ giúp quân sự của Mỹ cho Pháp mỗi ngày mỗi gia tăng vào khoảng một tỉ đô la một năm. Đến 1954 thì số tiền lên đến 1 tỉ 400 triệu đô la/năm và chiếm 78% ngân sách chiến tranh của Pháp. (William Blum, Ibid, trang134).
Cần ghi nhận ở đây là trong những hoạt động của CIA có mặt trắng, mặt đen.
Khi cần thì mặt trắng là những điều tốt như viện trợ, làm các công tác xã hội, phát triển cộng dồng như đào giếng, tạo dựng các khu dân sinh, hỗ trợ văn hóa như tài trợ các cơ sở văn hóa như Asia Foundation, v.v.. Măt đen là tuyên truyền nói xấu, dựng chuyện, khuynh đảo. Thật không dễ để nhận ra hai mặt trắng đen ấy.
Xin mở một dấu ngoặc là trước khi bắt đầu có cuộc chiến tranh Đông Dương thì vào năm 1945, Ho Chi Minh có viết khoảng 8 lá thư cho TT Mỹ Truman và Bộ Ngoại Giao Mỹ để xin trợ giúp quân sự để đánh đuổi Nhật. TT Mỹ đã không trả lời, không đáp ứng những mong đợi của Hồ Chí Minh và cũng đã không tiết lộ đã nhận được những lá thư đó. Nhưng cơ quan OSS có nhận huấn luyện cho bộ đội của Võ Nguyên Giáp và cung cấp một số võ khí. Và chỉ có vậy. Hồ sơ này sau đó chỉ được tiết lộ trong hồ sơ của Bộ Quốc Phòng Mỹ tên là “The Pentagone Papers”.
Theo Lữ Giang, toán người Mỹ có tên là Dear Team thuộc tổ chức OSS của Hoa Kỳ đến Tuyên Quang huấn luyện về tình báo và quân sự cho Việt Minh tổ chức chống Nhật. Họ có chụp ba tấm hình; một tấm hình cho thấy có 6 người Mỹ và 5 người Việt, trong đó có Võ Nguyên Giáp và Hồ Chinh Minh. Một tấm khác cho thấy, người Mỹ đang dạy du kích quân tập ném lựu đạn. Tấm chót cho thấy dân quân đang gánh tải đạn cho Việt Cộng. ( Lữ Giang, Những bí ẩn lịch sử đằng sau cuộc chiến Việt Nam, Quyển I, 1999, trang 236)
Có một điều cần ghi lại ở đây là sau thế chiến thứ hai, khi người Pháp quay trở lại Việt Nam thì tướng Leclerc cũng đã tuyên bố vào tháng 9-1945 như sau:
“I din’t come back to Indochina to give Indochina back to the Indochinese”. Subsequently, the French emphasized that they were fighting for the “free world”against communism, a claim made in no small part to persuade the United States to increase its aid to them.”
William Blum, Ibid, trang 134
Trong khi đó về phía Việt Minh, họ đã dấu cái đuôi cộng sản và vì vậy đã lừa dược nhiều người Việt Nam yêu nước trong hàng ngũ của họ để chống Pháp thực dân thay vì chống cộng sản.
Có một số chi tiết mà trước đây không ai ngờ tới là vào năm 1952, người Pháp muốn mở một cuộc thương lượng với Việt Minh tại Miến Điện. Người Mỹ đã làm áp lực mạnh mẽ trên phái đoàn thương thuyết của Pháp và làm trì hoãn cuộc thương thuyết và phái đoàn đã được gọi khẩn cấp về Ba Lê. Áp lực của người Mỹ là nếu Pháp mở cuộc đàm phán với Việt Minh thì Mỹ sẽ cúp viện trợ. (William Blum, Ibid, trang 135.)
Rõ rệt hơn nữa, nếu cần người Mỹ sẽ loại người Pháp và chiến đấu một mình với Việt Minh. Vì người Mỹ qua Đề đốc Arthur Radford đã gửi môt khuyến cáo đến Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Charles Wilson nhan đề “Studies With respect to Possible U.S. Actions Regarding Indochina”. Nội dung bản báo cáo tin tưởng rằng có thể có lợi thế quân sự trong việc dùng ngay cả máy bay quân sự thả bom nguyên tử để tiêu diệt Việt Minh. Tuy nhiên đề nghị ấy đã không được Bidault của Pháp chấp nhận vì bom nguyên tử có thể gây tổn thất cho cả binh đội Pháp lẫn Việt Minh.
Sách của W. Blum viết:
“A Council paper recommended that “It be U.S policy to accept nothing short of a military victory in Indo-China”and that the “U.S. actively oppose any negotiated settlement in Indo-China at Geneva”. The Council Stated further that, if necessary, the US should consider continuing the war without French participation.”
William Blum, Ibid., trang 136
Nhưng kết thúc là Hiệp Định Geneve đã được ký kết không có sự ký kết của Bảo Đại cũng như người Mỹ. Việc không ký kết này giúp người Mỹ không bị ràng buộc vào những điều khoản phải được đôi bên tôn trọng. Vì tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố:
“I will not be a party to any treaty that makes anybody a slave, now that is all there to it. But the US did issue a “unilateral declaration”in which it agreed to “refrain from the threat of the use of force to disturb “the accord.”
William Blum, Ibid., trang 13
Hải quân Mỹ trực tiếp điều động cuộc di cư trong Chiến dịch Đường đến Tự do (Operation Passage to Freedom, bắt đầu từ 11 tháng 8, 1954) đưa hơn 300,000 dân, quân cán chính và cả người Pháp vào Nam bằng đường biển. Tổng số người di cư từ Bắc vào Nam (1954-55) là hơn 800,000 người. (Ronald B. Frankum Jr., Operation Passage to Freedom, Texas Tech University Press, 2007)
Giao tiếp đầu tiên giữa CIA và ông Ngô Đình Nhu
Theo tài liệu CIA thì “Từ 1951, cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ CIA đã cử điệp viên Edward Korn (sau đổi họ là Korn Paterson) sang Việt Nam liên lạc với Nhu.”
Ngoài Korn còn có Virginia Spence, một nhân viên văn phòng không có huấn luyện về tình báo, nhờ thông thạo tiếng Pháp; Spence giữ được mối liên lạc thân tình với bà Nhu. Sau này qua ông Nhu, Spence còn có cơ hội gặp TGM Ngô Đình Thục, ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam. Spence nhớ lại về ông Nhu, vào giai đoạn đó, “he needed us far more than we needed him.”
Thomas L. Ahern Jr. (2000), CIA and the House of Ngo, Center for the Study of Intelligence, USA, Trang 21-22
Ahern Jr. ghi thêm ý kiến của Spencer về Nhu như sau
“The Station had no illusion about either Nhu’s personal qualificaions or his influence on the local political sense. Spence described Nhu and his Workers’ Party cadres as “seven busy little politicians”. She saw him as “a born schemer”whose potential looked greater for covert action than for intelligence collection:
“Anything a friend tells him he swallows whole. He does have a certain political stature and a great flair for making nothing look like something.” [Xóa trắng 2 dòng].
But Nhu was intelligent, energetic, and passionately nationalistic. At the time, he displayed what Harwood saw as liberal impulses that offered the prospect of a compatible joint approach to questions of political organization. In any case, there was nobody else.
Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 23
Mặc dầu có sự đánh giá khá thấp của nhân viên CIA về Ngô Đình Nhu. Họ cho rằng ông Nhu cũng chẳng có một tổ chức chính trị hay có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Nhân sự có khả năng thích ứng được với tình thế thật hiếm hoi, như trường hợp Trần Văn Đỗ, chú của bà Nhu. Một người trông hiền lành, nhưng thiếu nghị lực, thiếu can đảm, thiếu hành động. Cùng lắm chỉ là một thứ công chức. Vậy mà khi thành lập chính phủ, ông Diệm cũng phải bổ nhiệm Trần Văn Đỗ làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Năm 1954, ông Trần Văn Đỗ được bổ nhiệm làm Trưởng phái đoàn đại diện Quốc gia Việt Nam ở Genève, thay cho ông Nguyễn Quốc Định. Ông nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam, và nhân danh phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
“… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”
Bác sĩ Trần Văn Đỗ được Thủ tướng Diệm bổ nhiệm làm bộ trưởng Ngoại giao đã bị loại từ 1955 vì chính quyền cho rằng ông ủng hộ Bình Xuyên. Ông Trần Văn Đỗ là một trong 18 người thuộc nhóm Caravelle ký tên vào thỉnh nguyện thư, còn gọi là Tuyên cáo Caravelle gửi tổng thống Diệm đòi chính phủ cải tổ vào tháng 4 năm 1960.]
Bên cạnh Trần Văn Đỗ còn có một nhân vật thuộc đảng Đại Việt cũng sáng giá là ông Nguyễn Tôn Hoàn ở ngoài Bắc lúc đầu. Người Mỹ có tiếp xúc, nhưng cũng không dùng. Đây là một chính khách “sa lông”, ngay từ năm 1946 đã lưu vong sang Tàu. Thời Ngô Đình Diệm, khi chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị) bị triệt hạ. Ông lại đành lưu vong sang Pháp mở nhà hàng ăn. Thời Nguyễn Khánh lại được chiêu mời về tham gia chính phủ, rồi cũng không xong. Nói chung, các nhà chính trị miền Nam đều như thế cả.
“These men who have schemed and fought and gone without to get political power don’t have any idea what to do with it now that it’s within their grasp. All the shouts “ Throw out the French,” “Throw out Bao Dai,” “Up Democracy,” “Down communism” don’t do a thing for the day-to-day running of a government. They are like the bride who couldn’t see beyond the end of the church’s aisle. Now someone is going to… ask them to collect taxes and do something for the working man and I think they are scared. They need support, all right, but they do not realize how much.”
Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 21
Đó là nhận xét của Virginia Spence, về những chính khách quốc gia chống Việt Minh ngay trước khi ông Diệm được bổ làm Thủ tướng, trong cuộc phỏng vấn với Thomas L. Ahern Jr. ngày 31 tháng 7, 1964.
CIA thấy rằng cuối cùng cũng chẳng có ai khá hơn các ông Diệm, ông Nhu.
Sau đó Harwood có thảo luận với người Pháp để lập một tân chính phủ không cộng sản tại Việt Nam. Harwood gặp Ngô Đình Nhu vào tháng năm và đưa ra một đề án
“plans which might involve Diem”. He said the Agency understood the brothers to be in contact and asked if Diem would accept a position other than that of prime minister. Nhu’s answser was categorical “no”.
Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 23
Sau này gạo đã thành cơm. Ông Diệm đã được các nhân viên CIA như John Anderton và McCarthy móc nối lại với ông Diệm và Bảo Đại tại Paris. Việc bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng là điều trở nên thực tế hơn. Và trong đó có một điều quan trọng nay cần nhắc lại ở đây là cần bảo đảm tính liên tục cho chính quyền Ngô Đình Diệm không bị Bảo Đại giải tán chính phủ.
Điều đó được ghi lại như sau:
“The term also included a requirement for CIA access to Bao Đai in order to prevent him from dismissing a Diem government “on a whim” and for the continued secrecy of the liaison wih CIA.”.
Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 25
Vì thế sau này, ông Diệm đã không chịu rời Việt Nam sang Pháp như lời Bảo Đại yêu cầu cũng là điều hiểu được, vì nằm trong thỏa thuận giữa Nhu và CIA với Bảo Đại.
Phần Nhu cho biết không nhận bất cứ chức vụ nào trong chính phủ của Diệm.
“Nhu insisted that he would accept no position in his brother’s Cabinet, and Spence believed he had “worked so long covertly he couldn’t bear to do otherwise.”
Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 25
Và kể từ nay, sự hình thành chính phủ Diệm luôn luôn có sự có mặt của CIA trong mọi tình huống, từ những chi tiết cũng như việc nhỏ nhặt . Và Harwood trở thành người thân thiết trong gia đình của Nhu, là cha đỡ đầu của Lệ Thủy, con gái đầu lòng của vợ chồng Nhu.
Edward Lansdale vào cuộc ngày 7-7-1954
Sự vào cuộc của Edward Lansdale thời Đệ Nhất Cộng Hòa ghi đậm nét một dấu thử nghiệm cuộc chiến tranh phản gián chống lại cộng sản trên mọi mặt.
Edward Lansdale mang vào Việt Nam tất cả những thành quả và kinh nghiệm chiến đấu thành công với thử nghiệm COIN (Kỹ thuật phản gián) và việc loại trừ phiến quân Hukbalahap ra khỏi giới nông dân nghèo Phi Luật Tân. Tuy nhiên vấn đề còn lại là mỗi xứ sở bất hạnh lại có những vấn đề bất hạnh theo cách riêng. Có những bất hạnh chung như số phận ngắn ngủi của TT. Ramon Magsaysay (rớt máy bay tháng 3-1957) và ông Diêm bị thảm sát với sự đồng lõa ngầm của cánh diều hâu Mỹ tháng 11-1963. Liệu cả hai còn sống thì số phận đất nước họ ra sao?
Nếu Edward Lansdale đã thành công ở Phi Luật Tân thì ở Việt Nam, ông đã gặp nhiều khó khăn về phía nội bộ chính quyền Việt Nam cũng như chính quyền Mỹ và cả về phía Việt Minh cộng sản.
Trước hết, cộng sản Việt Nam không phải phiến quân HUK. CSVN được huấn luyện, nhồi sọ kỹ càng hơn bất cứ loại chiến binh nào. VNCH phải đối đầu với một kẻ thù có quyết tâm và tàn bạo hơn bất cứ đạo quân nào. Chiều kích chiến tranh Việt Nam mở rộng ra sự can thiệp của thế giới với sự có mặt của Tàu và Liên Xô như hệ thống hậu cần. Cho dù cuộc chiếc tranh phản gián trên mọi mặt như tâm lý chiến như phát quà, chữa bệnh, tuyên truyền, xâm nhập, khuynh đảo đến bình định nông thôn, với hứa hẹn người cầy có ruộng liệu có phải là giải pháp duy nhất để chiến thắng Cộng sản với một giá rẻ về người và tiền bạc mà không cần đến bom Napalm và sau này bom trải thảm của B,52?
Sau này với sự thất bại của tướng William Westmoreland trong việc tập trung tấn công dựa vào võ lực đã thất bại với cuộc chiến tranh du kích trong trận chiến Mậu Thân. Và tướng Creighton Abrams nhấn mạnh vào chuyện bình định nông thôn đã gặp trở ngại về một cuộc chiến tranh quy ước vào năm 1972?
Bấy nhiêu thử nghiệm thêm vào việc đếm xác chết (body Count), Bombing-run, Free-fire Zones đã thu được kết quả gì? Lewis Sorley trong cuốn Westmoreland. The general who lost Vietnam viết:
“Westmoreland often maintain that “our purpose was to defeat the enemy and pacify the country, and the country couldn’t be pacified until the enemy was defeated.”In his term, defeated meant killed, which in turn etablished body count as the measure of merit in this war.”
Lewwis Sorley. Westmoreland Boston NewYork, 2011 trang 121
Người ta thấy là người Mỹ cũng như quân đội VNCH không đủ năng lực để cùng lúc chống đối hai mặt trận chiến tranh quy ước và chiến tranh du kích.
Vì thế, Max Boot, một sử gia quân sự trong cuốn sách của ông. The Road not taken. Edward Lansdale and the tragedy in Viet Nam đã nhằm giới thiệu và ủng hộ quan điểm chiến tranh phản gián của Edward Lansdale như một giải pháp cho Việt Nam và sau này trong trường hợp Iraq.
Sau ông Diệm, chính sách đưa quân ồ ạt vào Việt Nam hẳn là đi ngược đường lối chiến tranh của Edward Lansdale.
Sau đây là phần tóm tắt lại những công việc mà vị tướng tình báo đã làm trong hai năm rưỡi giúp ông Diệm.
Có cơ hội để nhìn lại cho thấy vai trò của CIA, qua Edward Lansdale là một cần thiết của nền Đệ Nhất Cộng Hòa còn non yểu. Giả dụ mà không có Edward Lansdale thì liệu chế độ Ngô Đình Diệm tồn tại được bao lâu.
Trước khi ông Diệm từ Paris về Việt Nam đầu tháng sáu thì Edward Lansdaleđã có mặt trước một tháng để chuẩn bị bãi đáp cho ông Diệm về cầm quyền.
Công việc của Edward Lansdale lúc bấy giờ là tạo cho ông Diệm một vị thế vững vàng. Ngày mồng 7 tháng 7-1954, không hẹn trước, Edward Lansdale cùng với George Hellger cũng là thông dịch viên đến gặp Diệm. Mặc dầu nói thông thạo tiếng Anh, nhưng ông Diệm trong hai năm rưỡi trời liên lạc với Edward Lansdale, ông chỉ nói tiếng Pháp. Lansdale đề nghị với đại sứ Mỹ Heath và đưa ra một chương trình 3 năm để giúp Diệm. Heath đồng ý và để cho CIA hành dộng bên cạnh Diệm.
Ngày 12, đại sứ Heath và Landsdale cùng đến gặp Diệm và yêu cầu Diệm nhận Lansdale như một cố vấn riêng của Diệm. Và cũng trong buổi gặp gỡ này, Lansdale đã đưa ra chương trình “emergency adoption” như kêu gọi sự hợp tác của các giáo phái tham gia vào lực lượng quân đội của chính phủ và một số chương trình cải cách khác. Nhưng xem ra Diệm ít quan tâm đến việc phải mặc cả với các giáo phái mặc dù có chiều hướng muốn hợp tác với chính quyền mới. Harwood báo cáo là các giáo phái, đảng Đại Việt, vài nhóm Thiên chúa giáo ngay cả Bình Xuyên đều muốn về hợp tác với chính quyền và hy vọng được đáp trả cân xứng
“would like to offer their loyalty to the government for something in return, but Diem has shown little desire to bargain. This attitude was not, as Harwood dryly noted, “a political asset which will attract mass support.”
Thomas L. Ahern Jr., Ibid, trang 31
Đại tá Edward Lansdale đề nghị với Thủ tướng Diệm làm phiếu đỏ cho mình và màu xanh lá cây cho Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 7 tháng 7 năm 1955. Vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và màu xanh lá cây tượng trưng cho sự xấu xa, hai người hy vọng rằng nhiều người mê tín sẽ bỏ phiếu cho Diệm.
Kết quả Bảo Đại được 1.09% số phiếu; Ngô Đình Diệm được, 98.91%, tổrg số phiếu là 108.42%!
Đại tá Lansdale, nói với ông Diệm rằng tỷ lệ thắng của ông là quá đáng để công chúng có thể tin. Ông đề nghị Diệm công bố một con số gần khỏang 70%. Ông Diệm không đồng ý. (The Election of Vietnamese President Ngo Dinh Diem, October 1955)
Sau đó cả hai ông Diệm và Lansdale đã tích cực trong việc đưa một triệu người miền Bắc vào Nam. Lansdale lo việc vận động di cư. Ông Diệm lo định cư và ổn định đời sống cho những người di cư này.
Kinh nghiêm chiến tranh tâm lý thành công ở Phi Luật Tân đã được nhóm người của CIA áp dụng ròng rã trong 6 tháng tại miền Bắc trước cuộc di cư với khẩu hiệu, truyền đơn như: “Christ has gone to the South”hoặc “Virgin May has departed from the North” hay “They voted with their feet”. Đồng thời, tẩy chay các hãng Pháp muốn tiếp tục ở lại làm ăn với Việt Cộng. Theo Victor Marchetti và John Mark, các khấu hiệu tuyên truyền đã đem lại kết quả như sau:
“The day following the distribution of these leaflets, refugee registration tripled. Two days later, Vietminh took the radio to denounce the leaflets; the leaflets were so authentic in appearance that even most the rank and file Vietminh were sure that the radio denunciations were a French tricks.”
Victor Marchetti, John D. Marks, The CIA and the Cult of Intelligence, trang 171
Phải nói đây là những giai đoạn hợp tác tốt đẹp và ăn ý nhất giữa đôi bên.
Nhờ cả Mỹ và chính phủ Bảo Đại đã không ký vào Hiệp Định Genève nên họ có đủ lý do để trì hoãn việc tổng tuyển cử như quy định sau hai năm. Bởi vì, theo Eisenhower, nếu có cuộc tổng tuyển cử thì đến 80% dân chúng lúc bấy giờ sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh thay vì Bảo Đại. (Sau này là ông Ngô Đình Diệm.)
Tuy nhiên, Edwward. Miller có ý kiến trái ngược đáng xét lại. Vì ông cho rằng vai trò của ông Nhu trong việc chuẩn bị cho ông Diệm về nước cũng như điều hành có tính toán và tổ chức chu đáo không hẳn như những nhận định của CIA và Lansdale. Edward Miller nhận xét:
“All of these caricatures of Diem are based on false assumptions, and many of conclusions drawn from them are wrong. Contrary to what the puppet thesis suggests, Diem obtain power in 1954 through his own efforts anh those of his brothers, not because of a U.S. Pressure campaign. His subsequent success in consolidating his power in South Vietnam was also mainly the result of his own maneuver.”
Edward Miller, Ibid, trang 15
xem tiếp phần 2