Đến hẹn lại lên, miền Trung lại mưa lũ, cả nước lại thắt lòng lo lắng, báo chí lại đầy các hình ảnh thương tâm, mọi người lại được kêu gọi quyên góp rồi lại lắng đi để đợi đến sang năm. Vài năm đầu mình rất quan tâm, còn nhiều hơn mọi người một chút vì quê chồng ở đó. Nhưng mãi rồi cũng mệt khi năm nào mưa lũ cũng thế và thiệt hại cũng như vậy, dù dự báo thời tiết và các công trình đều hiện đại hơn rất nhiều. Câu hỏi tất yếu được đặt ra là “Vì sao cả nhà nước và dân lại để tình hình cứ lặp đi lặp lại như vậy? Cứu trợ cũng như bảo hiểm, chỉ dành cho những trường hợp “không thể lường trước được, không thể khắc phục được, cản trở đời sống của người dân” chứ cứu trợ cho những tai họa đã được biết trước thế thì khác nào tiếp tay cho sự vô trách nhiệm?”
Năm nay mưa lũ cũng tương tự nhưng mất mát còn lớn hơn nhiều khi đến giờ đã có 5 công nhân thiệt mạng, 15 người mất tích vì sạt lở và đau lòng hơn là 13 thành viên đoàn khảo sát cứu hộ đã hy sinh.
Đến 18/10 đã có 1.178 người và 257 phương tiện các loại và 3 chó nghiệp vụ cùng tham gia vào công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3. Đã có biết bao hy vọng vào phép màu nhưng cuối cùng thực tế phũ phàng là không còn ai sống sót. Nhưng khi đọc danh sách những người gặp nạn, mình thấy quá khó hiểu. Đoàn công tác toàn những cán bộ trung cao cấp, đủ mọi chức sắc, có cả một Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền báo điện tử Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên chỉ có 1 người của Cục Cứu hộ – Cứu nạn và KHÔNG CÓ NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG DẪN ĐƯỜNG!
Đi cứu trợ tức là đến vùng nguy hiểm mà toàn người không có khả năng tự bảo vệ chứ đừng nói đến giúp người khác thì quá hại mình mà không giúp gì được cho ai cả. Ai là người đưa ra quyết định đưa những người này vào tình thế rủi ro như vậy???
Như bạn Trinh Huu Long nói:
“Việc tưởng nhớ và tri ân những người hy sinh vì đất nước là việc làm cần thiết và đáng quý. Nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Điều cần thiết hơn cả là chất vấn lý do vì sao họ hy sinh, cái chết của họ có đáng hay không, có ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của họ không???”
Nếu không đặt ra những câu hỏi đó thì nước mắt khóc than không có nghĩa lý gì, mà chỉ giúp rửa trôi đi tinh thần ngờ vực chính đáng của một công dân, và rất có thể, rửa trôi luôn công lý cho những người đã khuất. Vô hình trung, nó sẽ dẫn đến nhiều cái chết nữa của nhiều chiến sĩ nữa trong tương lai quy trình sau sẽ được tiếp tục không biết đến khi nào!
QUY TRÌNH 6 BƯỚC ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT KIỂU VN
Bước 1: Phá rừng
Bước 2: Lũ về
Bước 3: Huy động toàn dân chống lũ
Bước 4: Kêu gọi toàn dân đóng góp
Bước 5: Khen thưởng cán bộ
Bước 6: Quay lại bước 1
THƯƠNG NHAU NHƯ THẾ BẰNG MƯỜI HẠI NHAU!”
Danh sách 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đi cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế):
1. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
2. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ, Cứu nạn, Bộ Quốc phòng.
3. Trung tá Bùi Phi Công, Phó chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 4.
4. Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng Tác chiến Quân khu 4.
5. Thượng tá Hoàng Mai Vui, Phó trưởng Phòng xe máy – Cục Kỹ thuật Quân khu 4.
6. Trung tá Lê Tất Thắng, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
7. Trung tá Trần Minh Hải, Phó tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
8. Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng Ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
9. Đại úy Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
10. Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Trung, Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
11. Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp Trương Anh Quốc, nhân viên Điệp báo chiến dịch, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
12. Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
13. Phan Văn Hướng, Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.
FB Trịnh Hữu Long, Nguyễn Hoàng Ánh
Càng ”Hiện Đại”…như kiểu việt nam …thì càng Hại Điện , Hại Tiền …và Hại người .Thiết nghĩ đây chính là Hậu Quả của việc ”Con người Cải Tạo Thiên Nhiên”’….Trước đây tôi đã từng đi và sống rất nhiều năm ở những vùng núi cao cùng các đồng bào các Dân tộc thiểu số, Những đồng bào có ”Thâm Niên Nhiều Đời”’ Du Canh Du Cư bây giờ nghĩ lại Tôi mới Cảm Phục họ ….bởi tuy là thổ dân sống nhiều đời ở các Sườn Đồi , Chân Núi có Non Cao Hiểm Trở nhưng Có Lẽ Chưa có bao giờ mà họ Gặp phải những Cảnh Tượng như vừa qua ở Rào Trăng 3 miền trung. mà có lẽ cái Cảnh Sạt Lở Đất này chỉ sảy ra với Người Kinh ??? vì người kinh mới có các ”Kỹ Sư” về Trắc Địa ? Chứ mấy cái Đồng Bào Mường Mán Dao kéo kia họ làm gì ”Có Học”…mà làm kỹ sư ……? và Họ quyết định Ở đâu , cũng phải BẰNG CON MẮT ….Nhà Nghề của Họ….chứ không như người Kinh Dùng ”Sức Mạnh”….San Đồi Phá Núi và ….Ngăn Sông ,Lấp Biển ….nếu cần. không phải Tự Nhiên mà các Dòng Sông Con Suối Nó lại Có Dòng Chảy ngoằn nghèo,quanh co ? không phải Tự Nhiên có chỗ Vách Núi lại Dựng Đứng cả Ngàn Năm không hề Sạt Lở….? Nên Chăng những Cảnh Đau Thương của ngày hôm nay là BÀI HỌC muôn đời về sau để Chấm Dứt vĩnh viễn không lặp lại cảnh Con Mất Cha ,Vợ Mất Chồng ,gia đình Tang tóc.
Chưa bao giờ mà tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” lại dâng cao như thế này. Ôi các đồng chí cứ hăm hở “nối bước cha anh” khiến mọi người càng thêm…hạnh phúc thì rất xứng đáng được đảng và nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ trong công cuộc đánh lũ hàng năm. Chúng tôi tha thiết đề nghị lãnh đạo trung ương đảng đến tận nhà của các chiến sĩ đã hy sinh để đích tay trao tặng hình của bác. Riêng quốc hội của ta thì cần thiết phải ủy lạo vài thùng mì tôm và nước suối Thị Nghè cho các cháu để chứng sớm biến đau thương thành hành động…như mấy bố.
Phải có hy sinh, mất mát rồi mới có giàu sang, hạnh phúc. Chúng tôi xin nguyện góp sức vào…thành quả để các đồng chí được
ngậm cười nơi chín suối.
Hoàn toàn NHẤT TRÍ CAO vời vợi với đồng chí THANH CHA , chỉ yêu cầu thêm ngoài hình còn phải có CỜ TỔ QUỐC to cỡ tấm bảng trẻ em hay học viết tại lớp cho THÊM PHẦN VINH QUANG