Ngày Gạc Ma 14.03.1988

1
Các nhóm hoạt động dân sự hàng năm đều tổ chức tưởng niệm sự kiện Gạc Ma

Tháng một, năm bảy mươi tư (1974) giặc đánh chiếm cả quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên ta
Tháng ba, năm tám mươi tám (1988) giặc tung hạm đội mạnh phong tỏa quần đảo Trường Sa
Tàu khu trục tên lửa, tàu pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li
Tàu đổ bộ chở quân rập rình quanh đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven, Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gạc Ma.

Mưu đồ giặc đã phơi bày chẳng cần giấu diếm
Giặc cần có thế đứng cả hai chân Hoàng Sa – Trường Sa để làm chủ biển Đông.
Thời khắc Trường Sa ngày mười bốn tháng ba, năm tám mươi tám
Như thời khắc Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái ngày mười bảy tháng hai, năm bảy mươi chín (1979)

Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
Không thể nhân nhượng với kẻ xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng
Nhưng những bãi đá Trường Sa giặc rình rập đánh chiếm
Chỉ có bảy mươi hai người lính công binh
Trong tay không có súng

Rạng sáng ngày mười bốn tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám
Từ tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng tràn lên bãi đá Gạc Ma
Giặc xả súng vào những người lính Việt Nam trong tay chỉ có xà beng, cuốc, xẻng
Giặc cướp lá cờ chủ quyền Việt Nam rồi rút lẹ về tàu đổ bộ.

Sau khi trở thành những tấm bia sống hứng lưỡi lê và đạn AK của giặc Tàu Cộng
Những người lính Việt Nam sống sót trên Gạc Ma lại trở thành những tấm bia sống
Của pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li từ hạm tàu giặc bắn tới
Những người lính Việt giữ mảnh đất của tổ tiên người Việt mà như những tử tù trên pháp trường đất giặc

Thủy triều lên
Đá Gạc Ma chìm dưới lênh đênh nước biển
Không còn bóng một người lính Việt Nam trên ngọn sóng hoang vu
Từ trên tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng liền trở lại làm chủ Gạc Ma từ trưa ngày đau thương 14.3.1988

Người lính ra trận giữ đất hương hỏa của ông bà tổ tiên nhưng không được cầm súng
Vì lệnh miệng của cấp trên truyền xuống
Không nổ súng để không mắc mưu khiêu khích của giặc
Ông cấp trên trí trá giải thích lệnh không được cầm súng.

Tháng ba, năm tám mươi tám
Những người lính giữ Trường Sa không được cầm súng
Sáu dải đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị giặc Tàu Cộng đánh chiếm
Đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven.
Không được cầm súng
Sáu mươi tư người lính Việt Nam trở thành sáu mươi tư tấm bia sống cho giặc Tàu Cộng giết hại.

Lệnh không nổ súng là lệnh đầu hàng
Lệnh dâng đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven cho giặc Tàu Cộng
Lệnh phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, phản bội lịch sử
Lệnh ô nhục của kẻ bán nước ô nhục

Lời nói gió bay
Tưởng lệnh miệng vô bằng sẽ trốn không bị nhân dân hỏi tội, không bị lịch sử phán xét
Nhưng Trường Sa tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám
Gạc Ma ngày mười bốn tháng ba năm tám mươi tám đau thương
Là bằng chứng không thể chối cãi của lệnh trói tay người lính
Bắt người lính phải đầu hàng giặc.
Giao mạng sống người lính cho giặc
Giao biển đảo của tổ tiên cho kẻ thù của sâu thẳm lịch sử Việt Nam.

Phạm Đình Trọng

(Tác gỉa gửi đăng)

1 BÌNH LUẬN

  1. Mấy chục người chết oan khuất, chỉ cần một buổi lễ, xong rồi chụp hình để còn đăng báo, xong rồi ra về trong thơ thới hân hoan. Tròn bổn phận rồi.
    Thế là thế nào ??? Chán các người tranh đấu dân chủ quá.
    Những người lính đó bị ai giết, vì sao họ bị giết. Những câu hỏi này ai cũng biết câu trả lời.
    Các anh ấy không cần những buổi thể tưởng niệm chụp hình đâu. Họ cần những người còn lại tiếp tục hoàn thành công việc mà họ làm dở đang: đập tàu+.
    Mà muốn đập tàu thì phải lôi cổ vc xuống. Chính cái lũ vc cản trở chuyện đập tàu.
    Việt Nam Cộng Hoà mấy mươi năm nầy vẫn âm thầm làm cái công việc này.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên