Mỹ hơi yếu về Đài Loan: Gordon Chang

4
Tổng thống Đài Loan tới Mỹ 2019. Ảnh US Today

Cái tên Gordon Chang không xa lạ với giới học giả Hoa Kỳ chuyên về Trung Quốc. Cha Hoa, mẹ Scotland; ông tốt nghiệp trường Luật Cornell năm 1976; sau đó sống 20 năm ơ Hoa lục và Hồng Kông; tác giả cuốn sách tiên đoán Trung Quốc sụp đổ năm 2011.

Năm nay 71 tuổi, ông làm việc cho Viện nghiên cứu Gatestone và thường được mời đến nói chuyện tại Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, các cơ quan tình báo và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

Nếu phân loại các học giả Hoa Kỳ về Trung Quốc ra làm hai phe bồ câu và diều hâu thì Gordon Chang thuộc loại sau. Mới đây, ông trả lời phỏng vấn với FoxNews về thái độ của Hoa Kỳ với Trung Quốc, đặc biệt trong lúc có căng thẳng nghiêm trọng về Đài Loan. Mời bạn đọc ĐCV theo dõi

FOX: Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thừa nhận rằng những những phi vụ của Trung Quốc xung quanh Đài Loan có vẻ như chuyện diễn tập, nhưng chúng tôi biết ông có nói rằng Tướng Austin nói như vậy là không thể hiện khả năng lãnh đạo cần thiết. Ý ông là như thế nào?

CHANG: Tôi nghĩ rằng Tướng Austin cũng như Bộ trưởng Ngoại giao Blinken cũng như Tổng thống Biden cần phải kiên quyết trong các tuyên bố. Họ cần nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan. Thực ra, đây là chính sách mà Tổng thống Biden đã công bố tại buổi nói chuyện do CNN tổ chức vào tháng 10. Nhưng người phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Austin và Jen Psaki, người phát ngôn của tổng thống đã ngay lập tức nói ngược lại. Vì vậy, chúng ta thấy có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong chính phủ Hoa Kỳ hiện nay. Và Bắc Kinh nhận ra điều đó.

FOX: Gần đây, ông có tweet rằng Mỹ nên đấu tranh với chế độ Trung Quốc, và đấu tranh mạnh tay giống như với những kẻ tấn công, vậy thì phải theo cách nào, ông muốn thấy Hoa Kỳ phải làm gì?

CHANG: Trước hết, tôi nghĩ chắc chắn rằng chúng ta cần tổng thống tuyên bố rằng chúng ta sẽ bảo vệ Đài Loan, và khi Trung Quốc đưa máy bay của họ qua vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, chúng ta cần ồ ạt đưa máy bay của mình qua vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, vì đó vẫn là không phận quốc tế mà chúng ta cần gửi đi một thông điệp. Chúng ta vẫn có các hoạt động tự do hàng hải trên mặt biển. Hải quân Hoa Kỳ và Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ tham gia vào những việc đó, chúng ta nên dùng lực lượng đó thay vì chỉ là những tàu khu trục đơn lẻ. Nên có nhiều hạm đội đi qua eo biển Đài Loan. Trung Quốc sẽ lùi bước nếu họ tin rằng Hoa Kỳ sẽ sử dụng vũ lực. Dĩ nhiên làm như vậy là cực kỳ nguy hiểm, nhưng trong ba thập niên qua một số chính sách thực sự tồi tệ của Hoa Kỳ về Đài Loan đã đặt chúng ta vào tình thế không có lựa chọn an toàn nào khác hơn.

FOX: Mới đây, khi Trung Quốc có những tiến bộ về vũ khí siêu thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Austin nói rằng Mỹ không sợ cạnh tranh, Mỹ sẽ phản ứng với sự tự tin và quyết tâm, không hoảng sợ và bi quan. Nhưng như ông đã nói, có lẽ các hành động của Mỹ dường như không cho thấy điều đó. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc cảm thấy một loại điểm yếu nào đó của Mỹ vào lúc này, bởi vì tất cả những chính sách thất bại mà ông đã vạch ra?

CHANG: Vâng, ta chỉ cần xem xét câu nói đó của Bộ trưởng Quốc phòng. Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh HGV. Vụ thử đó đã xảy ra và cho thấy họ có ý định vi phạm Hiệp ước Ngoại tầng Không gian. Hiệp ước này không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào không gian và những HGV đó chỉ hữu dụng nếu chúng mang hạt nhân. Lẽ ra, chúng ta phải được nghe Bộ trưởng Quốc phòng nói, này này, các vị đang vi phạm hiệp ước đó, chúng tôi sẽ rút khỏi hiệp ước đó nếu đó đúng là những gì các vị định làm. Nhưng chúng ta không nghe thấy câu đó, chúng ta chỉ nghe thấy những lời nhạt nhẽo, những lời thực sự không có ý nghĩa gì cho lắm. Và Trung Quốc cũng không coi trọng những lời đó bởi vì họ biết rằng họ có ý định vi phạm Hiệp ước, trong lúc chúng ta e ngại sẽ chỉ trích họ về chuyện đó.

FOX: Câu hỏi ngắn cuối cùng. Ông nghĩ gì về việc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội ở Bắc Kinh? Như thế đã đủ chưa?

CHANG: Đó là một bước tốt đầu tiên có tính cách trực tiếp, nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta cần di chuyển các cuộc tranh tài thể thao ra chỗ khác và chúng ta cần cấm Trung Quốc tham dự tất cả các kỳ Thế vận hội, vì họ từ chối quyền tham gia của các vận động viên, gồm những người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakstan và người Tây Tạng.

4 BÌNH LUẬN

  1. Không biết sau biến cố năm 1975 VNCH bị Mỷ bỏ rơi và Afghanistan mới đây, các bạn lại còn trông cậy vào thằng Mỷ sẻ giúp Đài Loan đánh thằng trung cộng???
    Sẻ không có chuyện đó đâu các bạn ạ.
    Có biết bao nhiêu hảng xưỡng Mỷ nằm bên CCP hiện nay, Tesla đang xây thêm 1 hảng lắp ráp xe bên đó, thì làm sao ông già lú lẩn Biden dám tham chiến với tên Tập.
    Facebook, Twitter, Yahoo, Amazon còn bị tên Tập kiểm soát và nghiêm cấm, nếu không tuân theo chỉ thị của Tập.
    Putin và tên Tập biết thế yếu của thằng Mỷ hiện nay, vì vậy Ukraine sẻ thuộc về Putin và Đài loan sẻ thuộc về Tập, đó là lẻ hiển nhiên rồi.
    Ông Trump họa may còn dám đương đầu với tên Tập, nhưng củng còn phải xét lại, vì ông ta củng đả làm ăn với trung cộng một thời gian khá dài…
    Chỉ có Đài Loan giải thoát Đài Loan, củng như VN, chỉ có người dân trong nước mới giải thoát ách csvn mà thôi, đừng trong mong vào Mỷ hay bất cứ 1 cường quốc nào trên thế giới đến giúp, ngoại trừ người dân VN vẫn muốn bị đảng csvn đè đầu tiếp đến đời con đời cháu…và trả nợ dài dài…

    • @jean,

      không trông mong nước khác giúp, phải chính mình tự giúp mình, nhưng lấy vũ khí ở đâu? Bởi vậy nên thế giới lúc trước có hai cực, sau khi Liên Xô tan rã, trở thành đơn cực do Mỹ cầm đầu. Rồi sau khi Tàu Cộng trở mình lớn mạnh vì nhờ chính tư bản Mỹ giúp và sau cuộc khủng bố September 11, dẫn đến chống khủng bố toàn cầu thì thế giới bắt đầu phân cực và nước Mỹ chia rẽ. Các nước nhỏ bắt buộc, tùy theo vùng địa chính trị, mà phải chọn cho chính nước mình thế đứng bên nào hoặc phải trung lập để tồn tại. Không thể tự mình bảo vệ được mình nếu bị các nước lớn khác xâm lược.

      Không có bất cứ nước nào trông cậy vào Mỹ nếu họ không bị các nước lớn khác đối nghịch quyền lợi uy hiếp xâm lược. Khi mình không đủ sức để tự bảo vệ thì phải nhờ bạn bè hoặc đồng minh giúp sức là lẽ thường tình. NATO, Nhật, Nam Hàn, Úc v.v… cũng vì chống lại Tàu và Nga nên đứng về phe Mỹ và nhờ Mỹ đóng quân trợ giúp mặc dù biết phải chính mình tự lực nhưng không đủ sức. Mỹ chẳng bao giờ giúp nước khác nếu không tốt cho chính nước họ. Bạn “jean” nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp nếu NATO để mất Ukraine và Mỹ để mất Taiwan? Ảnh hưởng chính trị, kinh tế và sức mạnh cán cân khu vực sẽ ra sao chính nước Mỹ sẽ phải đối phó? Liệu lúc đó có dễ đối phó hay sẽ khó hơn và sẽ trả giá cao hơn?

      Nhiều người cứ lấy lý do là Mỹ bỏ rơi VNCH, đúng, rồi đó làm bài học nhưng không nhìn xa và phân tích tại sao? Cũng như mới đây Mỹ bỏ Afghanistan mà cũng không phân tích tại sao? “không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích là lâu dài vĩnh viễn”. Và tất cả đều có gian đoạn và thời gian. Muốn hiểu tại sao Mỹ rút ra thì phải đặt vấn đề là tại sao Mỹ nhảy vào để hiểu tại sao Mỹ nhảy ra. Nếu nhà hàng xóm kế bên nhà của bạn bị cháy, bạn sẽ giúp họ chữa cháy hay cứ để nó cháy lan sang nhà bạn? Đương nhiên một căn nhà khác với một đất nước, sẽ không có bảo hiểm để bồi thường, coi như mất. Đây là trường hợp của nước Nhật, Úc, tất cả các nước Đông Nam Á, và Mỹ; cũng như trường hợp của EU nếu để mất Ukraine. Nói cho đơn giản và dễ hiểu là Tàu và Nga chỉ ăn hiếp được các nước nhỏ yếu hơn chứ không ăn hiếp được Mỹ nên Mỹ vì lợi ích của chính mình mới ra tay trợ giúp.

      Mỹ vì quyền lợi và lợi ích riêng nên nhảy vào đất Tàu. Nhưng khi lợi ích bị đe dọa thì họ sẽ nhảy ra. Và đầu tư của Mỹ cũng như các nước khác đang từ từ rời bỏ đất Tàu. Họ sẽ rút bỏ đầu tư vào đất Tàu như rút bỏ VNCH, bỏ Afghanistan khi lợi ích không còn.
      nv

  2. Mỹ đã tạo ra một con Quỷ Frankenstein để rồi bây giờ tự rước họa vào mình. Những người không phải là Á Châu (non-Asian) không thể hiểu hết những cái thâm độc của người Tàu. Do đó, qua nhiều thập niên sai lầm đã dẫn đến tình trạng hôm nay. Đã vậy, những người chỉ vì bị truyền thông Mỹ nhồi sọ trở nên thù ghét ông Trump, đưa một thằng HỀ GIÀ LÚ LẪN, nổi tiếng ngu dốt sai lầm về chính sách đối ngoại của Mỹ, vào WH, chung quanh là đám tướng lãnh hèn kém, một ông Bộ trưởng Ngoại Giao yếu đuối, sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nga và Tàu nhìn rõ sự yếu đuối hèn nhát về chính sách ngoại giao của Mỹ do đảng LỪA chủ trương, cho nên bọn chúng (Nga và Tàu) chỉ dám ra đòn mạnh tay khi TT Mỹ là người của đảng LỪA.

  3. Chính sách đã thay đổi nhưng nếu không thay đổi cách tiếp cận và mạnh mẽ hơn thì Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến giành ngôi vị với Tàu Cộng. Một chục năm qua, chính xác kể từ lúc họ Tập cầm quyền, chính sách của Tàu từ ẩn mình chờ thời của Đặng, rồi Tập nhấp nhô dò xét, thấy Mỹ yếu bóng vía, không cứng rắn, nên Tập không còn sợ mà thẳng thừng ăn hiếp các nước khác vì biết Mỹ không muốn gây sự để tránh chiến tranh. Khi mang tư tưởng tránh chiến tranh, hoặc vì lợi ích của tư bản để được làm ăn nhưng phải trao kỹ thuật là Mỹ coi như đã lép vế, về thương mại, rồi từ đó lan sang kém về ngoại giao, quân sự, chính trị, và thậm chí cả về kinh tế. Nhượng bộ nhưng chả mang lại lợi ích gì cho nước Mỹ ngoài thua thiệt. Chả nhẽ đợi tới lúc đường cùng rối chiến tranh? Vậy sao không dứt khoát, mạnh mẽ ngăn chặn ngay từ bây giờ để tránh chuyện phải tới?
    nv

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên