Còn vài ngày nữa tới bầu cử Tổng thống Huê kỳ, ai thắng ai, chưa thấy rõ. Dự đoán, người cho Trump thắng là chắc, kẻ quả quyết cửa chánh Nhà Trắng đang mở chờ đón Harris vào.
Nhưng Polymarket báo Trump sẽ thắng vì có tới 65% cử tri muốn bầu Trump, chỉ có 35% bầu cho ứng cử viên Dân chủ .
Xin nói thêm Polymarket không phải là một cơ quan thăm dò dư luận có thẩm quyền mà chỉ là một Site đánh cá trên mạng.
Ngay lúc này, tại Pháp, có một người đưa ra 28 triệu us$ đặt cá cho Trump thắng cử và thách người khác bắt cá độ (Félix Pennel, 27/10/24) . Đã có hơn 2, 5 tỷ us$ đánh cá về bầu cử ở Huê kỳ trên Site này .
Theo báo chí về cá độ cho biết có tất cả 4 chương mục cùng bỏ ra 28 triệu us$ bằng tiền cryptomonnaie để đặt cá cho Trump thắng .
Vụ cá với số tiền quá lớn như vầy liệu có làm đảo lộn tính trung thực của kết quả bầu cử hay không?
Một cuộc điều tra vừa mở ra. Kết quả làm cho mọi người yên tâm vì 4 chương mục đều thuộc về một người làm chủ . Vấn đề khuấy nhiểu chánh trị không có, mà chỉ là vấn đề cờ bạc với bạc triệu mà thôi. Và người thách cá là một người Pháp giàu kinh nghiệm trong giới làm ăn may rủi .
Tới nay, chưa ai biết danh tánh của hắn, chỉ biết hắn dám cá số tiền lớn như vậy vì hắn tin vào sự nhận xét và phán đoán riêng của hắn mà thôi . Cứ theo Polymarket, thì người Pháp này cũng chỉ nhắm đánh cá kiếm tiền, hoàn toàn không để ý làm như vậy là thổi phòng thế giúp Trump dễ đắc cử .
Rủi Trump không thắng, không biết người đánh cá 28 triệu us$ có bị mất hết tiền hay không ?
Tại sao người Huê kỳ đi bầu vào ngày thứ Ba?
Không biết khi đi bầu, cư tri huê kỳ đều biết tại sao mình đi bầu vào ngày thứ Ba, mà không vào cuối tuần hay không ?
Trong lúc ở Pháp, ngày bầu cử luôn luôn tổ chức đúng vào ngày chủ nhựt, thì ở Huê kỳ, từ năm 1845, ngày bầu cử vẫn tổ chức vào ngày thứ Ba, sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11.
Có lẽ điều này là thường định trong lịch sử bầu cử Tổng thống huê kỳ .
Nhưng tại sao có sự chọn lựa như vậy?
Chúng ta hãy trở về năm 1792 có một đạo luật qui định về Ngày Bầu cử kêu gọi các Tiểu bang hảy tổ chức bầu cử vào 34 ngày trước thứ Tư đầu tiên của tháng 12. Vấn đề là các Tiểu bang không bầu cùng thời điểm với nhau nên những kết quả bầu cử đấu tiên sẽ ảnh hưởng tới cử tri đi bầu sau đó . Nên tránh điều này .
Để điều chỉnh lại, năm 1845, một đạo luật qui định một ngày duy nhứt để cả nước bầu cử ,
« Uniform Tuesday act », tức ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 .
Đạo luật này được áp dụng luôn cho bầu cử Quốc hội.
Chọn ngày bầu cử vào ngày thứ Ba trong tuần cũng nhằm tránh ngày Chủ nhụt là ngày của Chúa, dành cho dân chúng đi lễ . Và cũng để nghỉ ngơi .
Vả lại, vào thế kỷ XIX, không phải dễ kêu gọi dân chúng đi bầu vào ngày thứ Hai ví nhiếu người ở xa, đi bầu vào ngày thứ Ba, họ phải đi khỏi nhà từ hôm chủ nhựt . Còn ngày thứ Tư là ngày phiên chợ .
Chọn tháng 11 còn để tranh thời gian làm mùa . Mùa xuân gieo hạt, mùa hè gặt hái .
Kết quả bầu cử Huê kỳ : Âu châu sẽ tự lo thân?
Theo dõi 2 ứng cử viên Tổng thống vận động thì việc Huê kỳ, với chánh phủ mới, sẽ tiếp tục ủng hộ Âu châu, chống lại những hăm dọa hay khiêu khích của Nga, Tàu, Iran hay không, phải nói là không thấy có gì rỏ ràng và chắc chắn đáng tin cậy hết cả.
Vậy Âu châu sẽ một mình tự lo thân là hơn?
Trump đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo những nước Âu châu chưa đóng góp đủ cho quỉ phòng thủ thì Huê kỳ sẽ không có bổn phận phải giúp.
Thật ra, Trump hay Harris, ai thắng cử thì Âu châu vẫn lo ngại. Từ sau thế chiến, nhiều nước Âu châu không mấy lo lắng về vấn đề quốc phòng vì tin tưởng có cây dù Huê kỳ che chở, xuyên qua Otan (NATO). Cứ thế mà tà tà lo ăn no, ngủ kỹ.
Nhưng khi xuất hiện Trump và Trump liên tục hăm dọa sẽ bỏ Âu châu một mình tự lo liệu, thi Âu châu bắt đầu thấy việc chia tay với Huê kỳ không còn là viển ảnh nữa.
Đồng thời, nếu Harris thắng cử, Quôc hội sẽ không thiếu đa số Đại biểu Cộng hòa muốn chỉ biết từ nay lo cho nước Mỹ và dân Mỹ, sẽ ngưng giúp Ukraine, trả Âu châu về cho Âu châu, để kịp xoay qua Á châu-Thái Bình dương, điểm nóng mới về địa chánh của thế giới vì hiện tình đang căn thẳng với Tàu cộng.
Vậy liệu Âu châu tự mình đủ sức lo thân hay không?
Về mặt quân sự, lực lượng Âu châu không yếu kém nhưng thiếu sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các nước Âu châu, mà thường mâu thuẩn với nhau . Riêng Tây xưa nay có tiếng nói nhiều, đủ làm cho nhiều nước khác khó chịu . Trong số quốc gia thành viên Otan, về sức mạnh quân sự, có 3 nước có hơn 150 000 quân chiến đấu : Pháp có 200 000 quân, Đức có 181 600, Ý có 165 500 quân . Riêng Huê kỳ có 1, 3 triêu quân.
Tái tổ chức hệ thống phòng thủ Âu châu
Khả năng phòng thủ của Âu châu thật sự không suy yếu lắm . Theo Cơ quan Âu châu phòng vệ (AED = Agence Européenne de défense), chi phí quân sự của Âu châu tăng trung bình 6% năm 2022 . Riêng Thụy điển chi phí quốc phòng lên tới 30% . Otan thường đề xuất nhiều sáng kiếng chung, như « Quỉ âu châu phòng vệ » ra đời năm 2021 và thâu được 8 tỷ euros cho thời hạn 2021 – 2027 dùng để yểm trợ những dự án xuyên quốc gia, kích thích hợp tác kỷ nghệ với nhau .
Khi Nga xâm lăng Ukraine, nhiều sáng kiếng khác xuất hiện như cùng nhau tài trợ võ khí giúp Ukraine. Tất cả chi phí lên tới 143 tỷ euros.
Tuy nhiên điều quan trọng là tương quan lực lượng mới đủ làm thay đổi ý muốn xâm lăng của địch. Nếu mai này Nga chiếm lấy một phần Âu châu thì cái giá để đẩy lui Nga sẽ không nhỏ . Thật vậy . Theo « International Institute for Strategic Studies », ít lắm Âu châu phải có ngay 300 tỷ euros . Mà liệu Âu châu sẽ sẳn sáng đóng góp chăng?
Còn đưa võ khí nguyên tử ra để làm cho địch ngán thì Pháp và Anh hợp lại chỉ có 515 quả trong lúc đó Nga có tới 4.380 quả (Huê kỳ có 3.708 quả) . Vậy có chắc Pháp và Anh sẽ đủ sức bảo vệ Âu châu hay không ?
Nhưng một vài người chuyên về quân sự quốc phòng nghỉ rằng Pháp và Anh, với khả năng quân sự của mình, sẽ có thể giữ một vai trò then chốt, như hai nước cùng tổ chức một « quân đội thống nhứt » để ngăn chặn hăm dọa võ trang của Nga và liên kết các nước Âu châu theo một qui ước an ninh mới . Trong lịch sử, Pháp và Anh đã từng hợp tác trong nhiều trận chiến và lực lượng của họ bổ sung cho nhau . Nổ lực của họ lôi kéo các nước khác tham gia như Bỉ, Hi-lạp, Hòa-lan .
Nhưng Đức, Ba-lan và Ý, đầu tư rất nhiều cho quốc phòng, lại không mặn mòi cho lắm với cặp Pháp-Anh giữ vai trò liên kết các nước khác làm thành một lực lượng lớn, hùng hậu để bảo vệ Âu châu . Họ chỉ muốn và tin vai trò nồng cốt qui tụ các nước Âu châu đối đầu với Nga phải là Huê kỳ vì sức mạnh nguyên tử của Huê kỳ mới đủ làm cho Nga ngao ngán .Có khả năng quân sự không phải kém nhưng Âu châu vẫn nhìn về Huê kỳ khi cần chống ngoại xâm chỉ vì Âu châu thiếu ý chí chánh trị . Xưa nay, tuy là « Liên Hiệp Âu châu » nhưng thành viên vẫn trong cảnh đồng sàn dị mộng!
Nguyễn thị Cỏ May
Giời ạ.
Cà Mà La thì trốn biệt, trong khi thằng con hoang của mẻ là Tên Tội Phạm thì đau đớn, cay cú, giãy giụa, lăn lộn, gào rú như thằng điên trên diễn đàn này.
Thật là tội nghiệp!
hui ơi đừng hui nữa ,nó có nói chi sai ,nó dsung là tên tội phạm ? Trump ,người chiên sýchống công …đồng của hui thì bây giờ quá mạnh đẻ chống rồi ..Gây chia rẽ đẻ làm chi cho má nó khi .Vixi dlv . Chúc mừng thành công ,,,Nhớ về VN xin làm cái job coi vixi da vàng xây san golf ,khách sạn ,khu giải trí cho Tô Lâm,à quên ,cho Trâm.
Thật dúng là “chiến sĩ ta trung vói Tô.hiếu vói Tr. ,việc gì củng ….éosợ !
Thật là tội nghiệp !
Điều khoản số 5 của hiệp ước mới là đáng quan tâm. Nếu một thành viên của khối bị Nga tấn công, chẳng hạn như Estonia, nước Mỹ của Donald Trump có sẽ đến ứng cứu hay không ? Chắc chắn là Không. Đây sẽ là một thách thức thực sự cho nền phòng thủ châu Âu.
EU và Nato sẽ tan rã= « khả năng châu Âu hỗ trợ Mỹ áp đặt một số mô hình và quy định trên cấp độ toàn cầu chỉ có giảm dần »= nước Mỹ sẽ phải 1 mình đấu với dog red china, 300 triệu đấu với 1,2 tỷ dân, kết quả ra sao thì ai cũng thấy.
Theo tuyên bố của chính họ, phe Taliban cầm quyền ở Afghanistan đang hy vọng vào một “chương mới” trong quan hệ của họ với Mỹ sau chiến thắng bầu cử của đảng Cộng hòa Donald Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Abdul Kahar Balchi giải thích trên dịch vụ trực tuyến X. Chính phủ Taliban hy vọng rằng chính phủ Mỹ tương lai dưới thời Trump “sẽ thực hiện các bước thực tế hướng tới tiến bộ cụ thể trong quan hệ giữa hai nước”.
Ông nhấn mạnh, Taliban hy vọng “cả hai quốc gia sẽ có thể mở ra một chương mới trong mối quan hệ của họ”. Người phát ngôn nhấn mạnh rằng Trump đã đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Taliban trong nhiệm kỳ đầu tiên tại nhiệm, dẫn đến việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021, sau đó “20 năm chiếm đóng kết thúc”. Cái gọi là Thỏa thuận Doha được ký kết vào ngày 9 tháng 2 năm 2020 tại quốc gia vùng Vịnh Qatar giữa Taliban và Hoa Kỳ dưới thời Trump. Chính phủ Afghanistan khi đó không được tham gia vào thỏa thuận ( như VNCH 1971)
God, I keep getting lost thinking about the ramifications of this.
At first I was worried about him just Ctrl-Zing all of his legal problems. Then I thought about all of his cult appointees now that there’s barely a career Republican left.
Then I thought about how smug and obnoxious Musk will be. Now I’m thinking about Ukraine being cut in half. Putin emboldened enough to have another go at Georgia, maybe even Transnistria. And then there’s the Paris Climate Accord.
And, gosh, my stocks are absolutely booming right now. It’s like we’ve lost the will to take a financial hit for the sake of Western values. I was under the impression that the big reason times are tough right now is because of the COVID fallout and the war in Ukraine.
But then you look at the markets and it’s like we’re about to give up on all that willpower and go back to shifting material for the sake of our profiteering overlords.
I also wouldn’t be surprised to see an increase in the number of American women going abroad for college and staying permanently.
Musk rất shady, I would say ” devious”. Cặp bài trùng giữa Trump và Musk thì chắc chắn Musk sẽ run the show sau bức màn. Trump là tên điếm già nhưng đã lú lẫn. Tay kia thì đầy tham vọng và mưu mô giảo hoạt rất kinh hồn. Nhìn lại, đám theo Trump đều có dự phần ăn ké trong nội các, kể cả thằng Kennedy. Lợi ích quốc gia vs cá nhân. Tôi vẫn dành một sự kính trọng đặc biệt đối với hàng trăm nhân vật thuộc đảng CH có tên tuổi đã làm đúng với tư cách và trách nhiệm của chính trị gia đặt quyền lợi của đất nước lên hàng đầu. God bless you all for your virtues.
The EU needs to accelerate its independence from the US like yesterday. The good thing is that Trump is easily manipulated, as Macron’s efforts show.
Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump, chính trị gia Michael Roth của SPD đã kêu gọi các bước đi quyết liệt để hỗ trợ thêm cho Ukraine. Roth nói với Spiegel rằng Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong vòng 24 giờ. “Nếu chúng tôi không muốn điều đó vì nó dẫn đến một nền hòa bình mất đất cho UKR,( giống VNCH) thì bây giờ chúng tôi phải đề nghị với Hoa Kỳ những điều sau: Chúng tôi sẵn sàng gánh vác sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính của Ukraine. Chúng tôi sẵn sàng mua vũ khí từ Mỹ cho Ukraine. Đó là những gì chúng tôi cung cấp,” Roth nói. “Tôi không thể tưởng tượng được điều gì khác.”
khi kẻ thù nhìn thấy Hoa Kỳ suy yếu.
“Nhưng khi xuất hiện Trump và Trump liên tục hăm dọa sẽ bỏ Âu châu một mình tự lo liệu, thi Âu châu bắt đầu thấy việc chia tay với Huê kỳ không còn là viển ảnh nữa.” (trích)
Không có “chia tay” mà Mỹ chỉ phân chia lại lợi ích, ưu tiên cho những nơi có xáo trộn về an ninh địa chính trị, và hơn bao giờ hết, kể từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh, họ vẫn là đồng minh và vẫn là một khối để chống lại những nước độc tài coi tự do và dân chủ là kẻ thù mà nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với hai cuộc đại chiến trước. Một Triều Tiên cộng sản đã làm nhức đầu cả thế giới, lại thêm một cộng sản Tàu càng làm cho thế giới lo sợ, và một nước Nga độc tài bắt tay với cộng sản lại càng làm cho thế giới đảo điên mà cuộc chiến Ukraine chỉ là bước đầu khi kẻ tù nhìn thấy Hoa Kỳ suy yếu.
Âu Châu mạnh hay yếu là tùy vào quyết tâm và sự đoàn kết của khối. So với lúc trước khi cộng sản Liên Xô sụp đổ với Nga bây giờ thì Âu Châu mạnh hơn về dân số, kinh tế, tài chánh, lại thêm có nhiều nước cộng sản sát nhập nên hãy tự hỏi lại chính mình tại sao.
…Khi kẻ thù nhìn thấy Hoa Kỳ suy yếu, họ sẽ “thịt” các nước nhỏ mà Nga xâm lăng đánh Ukraine là một minh chứng điển hình. Putin xem xét từng thời điểm thích hợp, năm 2014 chiếm Crimea và 8 năm sau muốn thôn tính nốt cả nước Ukraine mà nếu EU không đủ mạnh và đầu tư thêm vào quốc phòng thì một ngày nào đó sẽ tới nước kế tiếp.
Á Châu thì Tàu Cộng ngày càng hung hãn mà nếu Mỹ suy yếu thì các nước nhỏ cũng sẽ như Ukraine. Liệu Hoa Kỳ có giữ bảo vệ được Taiwan? Dứt khoát là không và Taiwan một ngày nào đó sẽ bị Tàu Cộng nuốt mất. Tới lúc này thì hai đồng minh thân cận và quan trọng nhất trong khu vực là Nhật và Nam Hàn của Mỹ cũng phải thức tỉnh. Họ đã nhìn thấy nhưng họ hành động quá chậm. Hãy nhìn lại trong 20 năm qua Tàu Cộng và Triều Tiên đã tiến như thế nào về mặt quân sự quốc phòng và đừng để mất trâu rồi mới rào chuồng.