Lần gặp đầu tiên, khi tôi đến thì ngọn gió Hua Tát vừa quét vài nhát mà thành trì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa phải nghiêng ngả đã ngồi đó, nhỏ thó, nhầu nhĩ, cũ kỹ, lặng lẽ và lạc lõng khôn tả ở phòng khách nổi tiếng của gia đình nhà giáo Văn Tâm, giữa sách, tranh, đồ cổ, những bức hình vang bóng một dòng họ danh giá, những món ăn tinh tế mà bà Cam đãi khách với một sự thanh lịch quặn lòng, và những tên tuổi lẫy lừng của giới trí thức ít nhiều giữ khoảng cách với hệ thống. Ngay sau đó anh rủ tôi đi uống cà phê đêm, ở một chỗ “hay lắm, chứ đám sa-lông này thì cũng phải biết, nhưng sa vào đó là toi, mình phải thận trọng”.
Nhu cầu thận trọng của tôi rất nhỏ. Một trong những tính cách Việt khiến tôi tuyệt vọng nhất là cái gì cũng cân nhắc, cẩn tắc vô áy náy, cái gì cũng nâng lên đặt xuống, nhìn trước ngó sau, lo xa, dè chừng, uốn lưỡi dăm bảy lần, so đo khôn dại, cẩm nang tồn tại toàn những mưu sinh với thủ thuật tiến thoái giữa nhân tình thế thái, bao nhiêu tinh hoa đúc cả lại trong những mẹo bảo trọng, giữ mình. Giữ mình và mơ thỏa chí tang bồng. Rồi mẹo biến thành đạo. Tôi không mê cái đạo ấy. Anh bảo, vì em còn trẻ, lại may mắn nữa. Tôi đồng ý. Khi ấy tôi vừa ra khỏi cuộc hôn nhân thứ nhất, sống chung với chuột và gián trong một tầng hầm đủ để đứng lom khom và sáng dậy vẫn nhảy chân sáo khỏi giường dù không có gì nhét vào bụng. Anh nghiêm trang nói bằng giọng đàn ông trầm nhất mà tôi từng nghe và không còn gặp lại ở đâu nữa: “Nhưng cuộc đời bất trắc lắm. Hình như anh cũng đầy bất trắc”. Tôi nhắc, anh đang nói đúng lời nhân vật kể chuyện trong Tướng về hưu đấy nhé: “Hình như tôi khá cổ hủ, đầy bất trắc và thô vụng”. Bất trắc nhận rồi, vậy cổ hủ và thô vụng thì sao? Nào, hình như hay không hình như? Anh gầm gừ gì đó trong cổ họng, nhưng nuốt xuống, chỉ nhả ra một tràng “À à à à… Thì thì thì thì…”, tật hay thuật nói lắp mà tôi hay nhại trong bốn tháng rưỡi thân với anh. Tôi cậy tuổi trẻ và tình cảm, đùa chọc ở mọi cung bậc, song không sợ có thể đi quá, vì biết chẳng thật sự chạm được vào anh.
Có một bức tường ngăn anh với bên ngoài. Anh thăng hoa nhất, khi bức tường ấy kiên cố nhất. Nó, chứ không phải thần thánh nào sang tay cho những trang viết xuất sắc của anh khi ấy một khí quyển đặc biệt khiến chúng ta say mê và kinh ngạc. Phần lớn người viết ở Việt Nam không sở hữu những bức tường như thế. Họ phát quang cho mình phần ổ ngay ngắn và đẻ suôn sẻ những quả trứng vuông vắn vào đó. Song anh không muốn nó, bức tường của anh, pháo đài kỳ diệu khiến tôi phát ghen. Chừng nào nó còn là một thách thức, những cú húc của anh vào nó còn tóe ra đủ những tia lửa thổi bùng ngọn lửa của một trào lưu văn chương. Tôi gặp anh khi công cuộc húc đầu vào tường đó đã ít nhiều phân thắng bại. Anh sứt đầu mẻ trán, nhưng bức tường lở dần từng mảng. Nó thấp dần, để anh không cao dần.
So với những tồn tại dọn ổ kia, đời văn của anh gập ghềnh hơn, song lời chúc “không thuận buồm xuôi gió” của ông Hoàng Ngọc Hiến với anh cuối cùng đã vô dụng. Trong những tác giả quan trọng của văn học tiếng Việt, anh có một sự nghiệp thành đạt và yên ổn vào bậc nhất. Đất nước này chưa bao giờ hết những văn nhân bị hắt hủi, bịt mồm, đày ải, giam cầm, thanh trừng, hủy diệt. Chiến tranh, chính trị và cơ cực cũng đã cướp đi những Vũ Trọng Phụng, Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Khái Hưng, Nam Cao, đẩy những Mai Thảo, Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Dương Thu Hương đi biệt xứ. Nguyễn Du trong Vàng lửa, chân dung xúc động và lãng mạn của anh về chính mình, một người đàn ông “bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ”, “ngập trong mớ bùng nhùng” của một đời sống vật chất “do những hoạt động cù lần mang lại, năng suất thấp, chỉ thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu”, có vẻ bị hãm trong những khổ nhục sống mòn của đời công chức quèn thời xã nghĩa tem phiếu hơn là vây trong những khổ nạn dấn thân và thăng trầm của lịch sử mà tác giả của Truyện Kiều gánh chịu. Nguyễn Du thực chứ không phải của hư cấu đã chọn, dù thế cuộc chỉ cung cấp những lựa chọn cực lòng. Ông, đại diện trâm anh thế phiệt của một vương triều suy tàn, chống đến cùng khởi nghĩa Tây Sơn áo vải, đại thi hào dân tộc chống đại anh hùng dân tộc trong nỗi khó xử của chúng ta hậu thế. Ông thất bại, phiêu bạt xứ người lánh nạn, trở về, bất hợp tác, bỏ trốn, bị bắt, đi tù, ở ẩn, và mười bảy năm cuối đời lại chứng tỏ tầm vóc của cốt cách khi được trọng dụng, nhiều lần cáo quan, cả khi tại vị cũng xa lánh tao đàn chính thống. Nỗi “hận mênh mông, sầu mênh mông”, lời Trương Tửu về ông, của cuộc đời đầy ý thức về dấn thân, thất bại và sự vô nghĩa của công thành danh toại ấy khác hẳn kích thước của những toan tính bảo trọng, lúc nào quất ngựa lúc nào ghìm cương của vị tiên chỉ trong làng văn Việt, khi ấy mới mất và để lại trên chiếu nhất một khoảng trống bao người thèm muốn. Tôi e rằng anh chống batoong đi dạo thì không hợp, nhưng hình hài thần thái ấy trong quần ống cao ống thấp thì chuẩn Nguyễn Tuân của đồng quê.
Trong cách điệu tài tình của anh, nông thôn Việt Nam thô lậu, tối tăm, khốn cùng, cam chịu, song là chốn để thương nhớ, là nẻo để tìm về, như thể ở đó và chỉ ở đó trái tim thích thổn thức của chúng ta mới có thể rung lên trong sự bình dị, trong trẻo, thậm chí tinh khiết, trong thiện tính của tình người, trong tâm linh đậm triết lý dân gian thông thái, trong những lời dân dã bỗ bã sướng tai và cái cười tục tĩu mà giải tỏa, như thể nông thôn ấy là lối thoát của xã hội đô thị hóa nhiễu nhương giả trá với đám trí thức giả danh trong những sa-lông phù phiếm. Từ lúc anh khơi cơn sốt chân quê trong văn chương đến lúc Bà Tân Vê-lốc nhà quê xông vào ẩm thực giải trí, đạt hơn bốn triệu người theo dõi trên YouTube, nông thôn ấy vẫn thế, chưa bao giờ khác và cho đến gần đây nhất, là những cái tên cắm bật máu ký ức, Thái Bình, Tiên Lãng, Đắk Nông, Văn Giang, Đồng Tâm. Chỉ không là giải thoát.
Tôi trách anh đã né tránh những vấn nạn thực và cấp bách của cái nông thôn ấy và ít nhiều thi vị hóa nó. Anh ái ngại, rằng tôi đã quá đặt lòng tin vào ý nghĩa xã hội của văn chương, chỉ có đám nhà văn xoàng, kém tự tin ở tài năng của mình mới đi phản ánh xã hội. Không lâu sau, anh đào sâu quan niệm ấy trong tiểu luận Nhà văn và bốn trùm ‘Mafia’: “Việc phản ảnh xã hội của họ trong tác phẩm thường sốt sắng nhưng cũng thường sai be bét. Làm sao mà không sai be bét được? Ngay các nhà chính trị khi định ra chế, định ra chính sách, hướng dẫn chúng thực hiện chính sách đó, phấp phỏng theo dõi hàng ngày cũng còn không tin sự sai đúng, nữa là một người đứng ở ngoài cuộc?” Nhân vật kẻ sĩ trong các tác phẩm của anh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bính và tất cả các thày giáo nông thôn đều không hiểu gì về chính trị, họ chỉ là những đứa trẻ trong vắt và ngờ nghệch, với một lòng tốt nhỏ chẳng cứu được ai, thậm chí sự cô đơn của họ cũng bé nhỏ.
Một lúc nào đó, tôi chỉ còn nghe tiếng anh từ một khoảng cách lớn. Vẫn giọng đàn ông trầm nhất từng khiến tôi xao xuyến ấy. Bây giờ anh nói về những thứ như nhà văn chỉ là người viết trong tay Thượng đế, rồi ranh giới giữa thiên tài và thiên tai, rồi xuất thế nhập thế, ngôn hoài thuật hoài, vô sở cầu bất sở cầu, rồi tu thân tìm đạo, chân tính Phật tính, rồi chân-thiện-mỹ, rồi một lần nữa lại con người càng có tâm càng nhục, đời rất buồn nhưng rất đẹp hay đời rất bạc nhưng rất đáng yêu, vừa đáng phỉ nhổ vừa đáng trân trọng, thậm chí cả về giữ gìn bản sắc dân tộc và hòa nhập với thế giới văn minh… Anh cũng dành nhiều thời gian để luận anh hùng, chủ yếu trong văn giới. Những thi sĩ thánh thiện bị đám đông phàm phu tục tử bôi bẩn. Những cuộc chơi lớn của tài năng siêu việt vấp phải sự trung bình đông đúc và mẫn cán. Sự đểu giả và bạc bẽo trong trường văn trận bút. Và anh, với nỗi buồn tê tái, vẫn đăng đàn cao đàm khoát luận và cả hội hè thù tạc, thậm chí hòa dần vào “đám giặc già lăng nhăng thơ phú” bất tử trong chính con chữ của anh. Nguyễn Tuân cũng mở đầu bằng mười năm sáng chói và phần đời còn lại dùng để nuôi huyền thoại, bằng chí giữ mình.
Một tác giả lớn dĩ nhiên không sinh ra để phải chịu hoạn nạn hay ngược lại. Goethe vẫn vĩ đại trong văn học Đức từ một cuộc đời quan chức hanh thông, ăn cơm chúa mà tối ngày múa vũ điệu ngoạn mục của riêng mình. Ở phương Tây bây giờ, khổ ải đáng kể nhất với đa số người viết, thường xuất thân từ các lớp đào tạo viết văn ở những trường đại học danh tiếng, chỉ đơn giản là bán được tài năng hơn giá xứng đáng. Song anh đến từ một bối cảnh khác. Nơi không thể có một Trần Dần của Cổng tỉnh, Đêm núm sen, Jờ Joạcx, Mùa sạch, Những ngã tư và những cột đèn, Con trắng, Hùng ca lụa, Động đất tâm thần, Thơ không lời-Mây không lời, Thiên thanh, Thở dài-Tư Mã dâng sao, Thơ mini và những ghi chép trong các cuốn Sổ bụi huyền thoại, nếu không có “quốc nạn Nhân văn”. Không thể có Chuyện kể năm 2000 nếu Bùi Ngọc Tấn không từng mang số tù CR880. Không thể có Trăng ngục và Xem đêm nếu không có 12 năm biệt giam của Phùng Cung.
Cũng không thể có Nguyễn Huy Thiệp nếu không có Đổi Mới. Cái giá phải trả của biết bao người đã cho anh một sự nghiệp phùng thời. Cõi văn chương không có vua, song văn lực thâm hậu của anh lẽ ra không chỉ đủ để lên ngôi trong truyện ngắn. Lần gặp cuối cùng mười năm trước, khi tôi đến thì tác giả lừng danh của văn học Việt Nam đương đại đã ngồi đó, nhỏ thó, nhầu nhĩ, cũ kỹ, lặng lẽ và lạc lõng khôn tả giữa mấy chục độc giả của Liên hoan Văn học Berlin. Tôi nhắc lại ước mơ “cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ” thuở nào, anh bảo đã rửa tay gác bút. Viết thế thôi, viết nữa bọn trẻ nó ghét. Thế là tri túc, biết mình biết đời.
Không ai biết và viết về anh như chính anh. Thời thân thiết tôi thường bày trò lẩy Thiệp, lấy chữ của anh vận vào anh. Hôm ấy tôi lẩy được “một nét lẻ loi nghiêng lệch góc trời”.
29/3/2021
Phạm Thị Hoài
Nguồn: http://www.procontra.asia/
moi nha van co 1 van phong rat rieng cua ho va khi doc khong the nham lan vao bat cu nha van nao khac ! cung nhu 1 nguoi ca si co giong hat rieng , khi cat giong len thi khan gia biet ngay la ai – dung voi phe phan ! The moi la Tram Hoa Dua No – va khong nen de Hoa No theo y Dang . Vi
Những kiểu nói nửa tầu ,nửa ta bây giờ . Không
biết ai du nhập vào cái ngôn ngữ Việt ,thật tình
tôi không hiểu nổi . Tại sao người ta lại làm khó hiểu
cho cái ngôn ngữ của mình nhỉ . Cái đáng tiếc là ai cũng
xài cả ,trở thành phong trào thời thượng . Kể cả nhà
văn ,người cầm bút nữa .
“Nhu cầu thận trọng của tôi rất nhỏ ” ! ,mang cái
nghĩa quái gì vậy kìa . Tại sao lại nói chuyện kiểu lai
căng như thế nầy nhỉ ? Tại sao người ta không nói
kiểu Việt Nam một chút có được không ,vi dụ như :
“Thận trọng ,đối với tôi là một cái gì đó nhỏ nhoi lắm ”
“Một trong những tính cách Việt khiến tôi tuyệt vọng ”
Tính cách Việt . Là cái tính cách quái quỷ gì thế này ?
“Có một bức tường ngăn anh với bên ngoài. Anh thăng
hoa nhất ,khi bức tường ấy kiên cố nhất ”
Anh thăng hoa nhất ? Cái gì “thăng hoa” ? Tài viết
văn của anh được thăng hoa , tinh anh được thăng
hoa ,hay cái thể chất con người của anh được thăng
hoa ? Kiểu xài chữ hán việt của đồng bào miền Bắc,
thật khó hiểu .
Một con bò . Họ gọi là :một “cá thể” bò .
Cô ấy có một khuôn mặt đẹp . Họ gọi là : Cô ấy “sở hữu”
một khuôn mặt đẹp .
Người đi đường . Họ xài chữ rất dài dòng văn tự là ” Người
tham gia giao thông ”
Giống như một người dốt mà cứ hay nói chữ .
Cái đáng buồn là ,những thứ rác rưởi này nó cứ
lặng lẽ đi vào văn chương của xứ Cộng hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
Đọc những đoạn văn của những người cầm viết sau này ,nhất
là những người cầm viết lớn lên ,và chịu ảnh hưởng của sự gáo
dục ở miền Bắc . Thật tình tôi thấy có cái gì không ổn ,trong lối
viết và cách dùng chữ . Chắc tôi chịu ảnh hưởng với cái lối viết
của “ngụy ” nhiều quá ,cho nên khó có thể đồng cảm,đồng thanh
được với cái kiểu dùng chữ của các nhà văn miền Bắc (lớn lên
sau ngày chia đôi đất nước) ,chắc là như vậy ,nhỉ !
Ngay từ đoạn đầu : “Lần gặp đầu tiên , …. thì ngọn gió Hua Tát
vừa quét vài nhát mà thành trì văn học hiện thực XHCN phải
nghiêng ngả ,đã ngồi đó ,nhỏ thó,nhàu nhĩ,cũ kỹ,lặng lẽ và
lạc lõng khôn tả ở nhà khách nổi tiếng của nhà giáo Văn Tâm,
giữa sách,tranh,đồ cổ,những bức hình vang bóng một giòng
họ danh giá, những món ăn mà … ,và những tên … giữ khoảng
cách với hệ thống .(tôi đọc muốn hụt hơi ) .Ngay sau đó anh rủ
tôi đi … ,ở một chỗ “hay lắm, chứ đám sa lông này cũng phải
biết ,nhưng sa vào đó là toi, mình phải thận trọng “. -Trích .
“ngọn gió Hua Tát vừa quét vài nhát ” . Hua Tát chắc là tên
một trận bão ,tôi đoán là như thế . Tác giả dùng động từ “quét”,
cho tôi cái cảm giác cái rộng lớn ,tàn phá dàn trải ,khủng khiếp.
Quét sụp đổ hết ráo . Cuối câu,lại xài túc từ “vài nhát” ,chữ nhát
cho tôi cái cảm giác sắc bén,tức thời ,không gian nhỏ cô đọng,
“Nhát chém hư vô” (nhà thơ Ng. Tất Nhiên ) .Thường một nhát,
đã ngọt đến tận gốc rễ .
“Gió Hua Tát vừa quét vài nhát” . Cách dùng chữ như thế này ,
cảm xúc của tôi hơi lộn xộn . Chắc có lẽ là kiểu nói thông thường
của người miền Bắc chăng ?
Đọc tiếp toàn là những dấu phẩy ,không có dấu chấm hay
chấm phẩy,dấu gạch ngang trong một đoạn dài lê thê,
làm muốn hụt hơi luôn . Đoạn văn ” văn học xã hội chủ nghĩa
ĐÃ ngồi đó,nhỏ thó,nhầu nhĩ ,lặng lẽ, …, …, ” . Chắc tác giả
quá tiết kiệm một số liên từ,trạng từ,giới từ ,nên làm cho
câu văn tối mù ,đơn điệu,và khô khan quá mức . Hãy thử
thêm vào một số chữ xem sao :
“Mà thành trì văn học xã hội chủ nghĩa đã phải ngồi đó,thu mình
nhỏ thó,trong lặng lẽ ,cũ kỹ ,nhầu nát và lạc lõng một cách thảm
hại “…Tôi mạo phạm múa rìu qua mắt thợ ,mục đích chỉ để làm
sáng góc nhìn của mình mà thôi . Có khi cách hành văn như vậy,
là do chủ ý của tác giả .
Có thể là tác giả quên,không coi lại ,để kịp thời gian tính . Cũng
nên …
“Một net lẻ loi nghiêng lệch góc trời .”
Nét gì ? nét mạt ,net đẹp .nét sang hay là cai gach bgang ,nét chử (chử Tàu viet bằng nhiêu nét gộp lai thành chử .Tiêng việt họ chỉ nói “nét chử đẹp ,nét chử sắc sảo, chư không ai nói chử “nghiêng ‘ co 7 nét. Do đó cái net lẻ loi đã hiếm nghe nói thì làm sao cái nét đó nặng tói ‘nghiênglệch góc trời” ? Ngay cái tựa đả thấy có cái gì show-off .Mà quả vậy PTH đã dùng tất cả tỉnh từ nào đep cho đoan mở đầu ,nói về cuộc gặp của Hoài vói nhóm nhà văn trêch hướng “chỉ huy” của dảng cs,trong đó có NHT . Và sau đó anh mời chị đi uống ca phê ?
Phạm thị Hoai trong bài viết này là làm văn chương ,đọc thì chán ,vi dai lê thê ,cung một giọng điệu ,rổng tuêch Nhiều chử nhưng ý chỉ có MỘT.Nó là bài van ca ngợi Thiệp đẻ tự câa ngợi mình (cũng không sai ,) Những nhà van ,sau này cởi mơ ,có con hoạc hoặc vượt biên nước ngoài ,khấm khá ,đã già rồi ,bỏ thẻ đảng đẻ có ngày đoàn tụ con ở nước ngoài hay không còn viết gì nữa ,trở thành lảo làng ,trở thanh nhà văn phản kháng . Họ thật ra đối với CS ,văn nghệ chỉ huy ,dù cơi mở nhưng vẫn kiểm duyệt ,cấm đoan húy kỵ gay gắt nen nếu có ai ra khỏi luồng thì họ coi nư một thành tích lớn ,một anh hùng văn nghệ nhưng đối vói người QG ,là chuyện bình thường. So sánh thời Pháp thuộc họ vẫn có sang tác được cho xb tất cả .Thời VN CH cũng vậy,Ví dụ cuốn BuT Mau của Vũ Hanh ,nhà văn cs nằm vùng vẫn được cho xuất bản và phổ biên …Cho nên những nhà văn như NHT hay ngay cả DTH cung chỉ là những nhà văn ‘ dám nói” thế thôi (như NCThiện ,BN Tấn…) Có chi mà phải hài danh của các nhàvăn một thời tên tuổi ,KHÔNG NĂM TRONG CS,ra đẻ dạt họ ngan g hàng ,chịu ap lực như các nhà tuyên truyền của CS , và ai không là năm trong rọ cs ,trệch ra 01 chút là NÉT “lẻ loi nghiêng lệch góc trời ?”.Ghê vậy sao?
Một bài biết dai lòng thòng ,ôm đây chử nghỉa nhung rỏng tuếch.Nghe kêu rổn rảng nhưng chẳng thây gì ngoài áo thụng vái nhau, bưng ghé đặt ngồi sùy sụp chúc bái….Xây miếu dèn cho ngừời phải chăng xây miếu đền cho chính mình?
NH Thiệp đá viét gì ngoài :Tướng về hưu?” hay chê truyên Kiều của NDu ,một thúy kiều làm đỉ được qua TQ làm đỉ tiếp ? Hay QT chỉ là một tên “sep sòng du dảng ” bôi bác lịch sử theo sử TC ,kẻ thù VN hay chỉ bôi bác lịch sử dã qua dẻ nói về hiên tại. Dù sao thì cung chẳng hay ho gì ,,,
Ca ại dẻ tụ ca mình hay không đúng vậy thì đó là cái quyền tự do viết ,nhưng ít nhất cũng thân trọng nêu tên các tiền nhân đã làm nên danh phận và co địa vị trong văn học ,Xép họ vào một rọ vói những nhà văn dù là phản kháng .là điêu thiếu lương tri ,là bôi bác…
Xin mượn tạm phần reply của comment của ông/bà mà có thêm vài lời.
Nét trong chữ Tàu là “stroke”; nét của chữ Việt là “hand-writing style”. Calligraphy là cách viết ( nét) chữ đẹp. Tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nét trong tiếng Việt có ý nghĩa khác nhau. Có gì không phải thì cứ dạy dỗ. Kiến thức thì mới là vàng ngọc.
Còn đọc-viết tiếng Việt, trao đổi ý kiến với nhau cũng là qúy rồi. Tuy nhiên cũng nên giữ cái chừng mự̣c, đừng để đám “con cháu” hậu học phải tự hỏi, học, viết tiếng Việt báng bổ thả dàn như vậy thì văn minh, văn hoá, văn hiến… nó nằm ở đâu ? Vấn đề muốn đăng cái gì thì thuộc thẩm quyền của Ban biên tập, tôi không có ý kiến lạm bàn.
Thưa ông TTNV, cái văn minh, văn hoá, văn hiến… của người Việt thời nay nó đang nằm ở hai điễm mấu chốt:
Nói dối và bội tín. (Hầu như 100%, kể cả tôi)
Bất kể Việt Cộng hay Việt Kiều đều tệ hại như nhau.
Người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài thì cũng same same.
Cái nền móng đả thối rửa rồi, ông nhắc để làm chi.
Còn nhiều hành vi khác cũng đáng để phỉ nhổ.
Những cái còn lại thì người Việt cũng tệ như người Tàu.
Tôi đả sống với người Việt Nam 75 năm.
Tôi đi guốc trong bụng họ.
Xin lổi ông TTNV.
Tôi là người kiếm chuyện trước.
Địt mẹ bọn mày ngu.
Cụ Nguyễn Du hay, là hay ở tài-hoa phô-diễn thể thơ lục-bát.
Chuyện con đỉ Vương Thúy Kiều với thằng cướp biển Từ Hải, là chuyện cặn-bả của xả-hội, thì có gì đáng để mà nói đâu.
Hai đứa nó là:
“Lồn sành ghe đá gặp cặc vá sắt tây”.
Nhưng dưới ngòi bút thần-thánh của cụ Nguyễn Du, thì cái đống cứt-đái ấy đả trở thành vàng-ròng.
Tài-tình và hơn đời là ở chổ đó.
Ba trăm năm nửa, vẫn chưa có bản-truyện lục-bát nào đáng mặt sánh ngang vai với Kim Vân Kiều.
Con Hoài với thằng Thiệp, thì biết cái đéo gì, mà dám mở miệng hổn xược với cụ Nguyễn Du.
Hai đứa mày từ mái trường xả-hội chủ-nghỉa cứt-đái của bọn Việt Cộng mà chui ra, chứ có hay-hớm gì cho cam.
Thứ gì chui ra từ Việt Cộng, thì cuối-cùng lại rúc trở vào với Việt Cộng.
Cụ Nguyễn Du là Hoàng Đế Lục Bát của Việt Nam.
Biết chưa, hai đứa ngu?
Chữ “nghiêng” là chữ dài nhất trong tiếng Việt với 7 mẫu tự. Đăng cái tựa bài về văn chương, văn học… mà không xem lại thì cũng tội cho tác giả lắm.
Đồ ngu.
Sao không viết là 7 nét mà viết là 7 mẫu tự.
Mày ăn cứt Tàu à.
Anh thật là mất dạy!
Chữ “nghiệng” có 7 chữ cái gộp thành. Mẫu tự và chữ cái là do cách người dùng, nghĩa của nó không thay đổi. Không ai gọi chữ cái là “nét” cả.
Còn liêm sĩ thì ra mặt xin lỗi, còn không thì anh chỉ là một thằng lưu manh đầu đường xó chợ làm xấu hổ cho ông/bà, cha/mẹ của mình.
Thì mày cứ viết là 7 chử cái đi, viết 7 mẩu tự làm gì.
Mày giống như mấy thằng Bắc Cộng.
Chỉ với bốn chử đơn-giãn là “Rửa tay đúng cách”.
Thế mà bọn nó dám viết là “Quy trinh rửa tay thường quy”.
Mày tự vấn xem, mày có cùng bọn với nó không.
Anh chọn mình là thằng mất dạy hay vô học?
Anh đang đập vào mặt mình với ” tự vấn” phải không? Khốn nạn thay cho cha mẹ anh! Tại sao không chịu tự…hỏi?
Con như tại sao chử cái gọi là nét, thì mày phải cúng gà bái sư thì tao mới chỉ cho.
Tao có cái thích thú là cứ để mặc kệ bọn nó lặn hụp trong cái hố ngu dốt.
Tao đâu có hưởn để mà dạy khôn cho mày.
Mày đừng hỏi Google vô ích.
Nó không biết đâu.
Tao đả viết cho mày bốn cái còm.
Sao mày chậm hiểu thế.
Cái này là thứ năm.
Đừng hỏi nửa nghe em bé.
Có-lẻ không-bao-giờ tôi quên được nhà-văn gái này.
Tại sao vậy?
Chỉ vì bốn chử:
-“Dương vật buồn thiu”
Đúng là, chử-nghỉa của nhà-văn ‘nhớn’ thật đáng để kinh…tỡm.
Và đáng để tránh xa.
Trần Khải Thanh Thủy với nhà-văn ‘nhớn’ này mà kết thành một cặp, thì sẻ rất đẹp đôi ‘nhớn’.
Tôi có nhớ lầm không?