Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất.
Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.
Nó chỉ dần dần biến mất lúc nào không ai hay khi mà những chiếc xe Lambretta ba bánh nhập cảng từ Ý đã được chế biến lại cùng chạy trên những tuyến đường đó. Xe Lam nhanh hơn, chở tới 12 người, 10 người ngồi ở đằng sau, khi cần, có thể ghé thêm hai người ngồi bên cạnh tài xế. Vậy tất cả là 13 người chứ không 12. Xe lại có nhiều chuyến hơn, cứ đầy là chạy và ngồi thoải mái hơn.
Đặc biệt bên hai thành xe có ghi hai câu: Hữu sản hóa, đợt tự chủ. Nếu tôi nhớ không lầm chính sách hữu sản hóa này là ở dưới thời ông Kỳ làm Thủ tướng. Nhưng xe xích lô ba bánh, xích lô đạp, đặc sản miền Nam vẫn tồn tại trong suốt 20 năm miền Nam còn lại.
Người trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng.
Người chạy xích lô đạp thường tranh nhau mời ông không phải vì ông là thi sĩ, mà vì người ông nhẹ như bấc, không chắc ông có cân nặng bằng nửa số ký của người khác không?
Tác giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản.
Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế. Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?
Và có ai ngờ rằng, xích lô đạp vẫn có chỗ của nó sau hơn nửa thế kỷ sinh tồn.
Sau giải phóng, rất nhiều nhà văn, nhà báo, chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích lô.
Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?
Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.
Người ngoại quốc danh tiếng nào đến Việt Nam thì cũng có dịp ngồi trên đó cả. Mới đây vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng có dịp ngồi xe xích lô cho biết mùi vị Việt Nam.
Nhưng cái đổi thay rõ nét nhất là cái áo dài con gái thay thế cho chiếc áo bà ba, chiếc quần hai ống rộng. Chẳng bao lâu sau, chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nguyễn Bá Tòng, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.
Và nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa … Hoàng Thị của Pham Thiên Thư:
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ..
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Bước em thênh thang
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây mầu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng …
Nó biểu tượng cho cái gì tinh khiết, trinh nữ, tinh tuyền và mời gọi. Nó che dấu bằng hai vạt áo dài mà như thể mở, biện chứng kín mà hở. Nó mời mọc mà kín đáo chối từ, nó bày tỏ phái tính, sexy đến ứ cổ họng với nét nổi lên của chiếc quần lót hằn lên tuổi dậy thì. Không có y phục phụ nữ nào trên thế giới lại sexy đến như thế. Ngay cả sau này với mini-jupe cũng không sánh bì.
Nó không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970 Nhưng những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
Áo dài không ăn gian. Cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.
Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.
Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.
Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.
Nó phản ánh thế hệ thanh thiếu nữ thời ấy mà hễ bất cứ ai không còn là con gái, xồ xề một chút, vùng đùi, vùng mông nở nang một chút là mặc áo dài thường khó coi.
Sự đòi hỏi của tôi có khắt khe quá chăng? Nhưng chính sự đòi hỏi khắc nghiệt ấy làm tăng giá trị chiếc áo dài miền Nam tuổi trẻ. Nhiều phụ nữ các bà mặc trong các dịp lề hội. Thấy làm sao.
Rất tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
Tuổi trẻ miền Nam thời ấy biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng. Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên, kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.
Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đẵng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng.
Ingarary gọi đó là một chuỗi diễn hành phái tính (Mascarade de la fénimité)
Xin mượn lời thơ của Nguyên Sa:
Giấc mơ em mặc jupe hồng … thôi rồi Sài Gòn ơi!
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng Thùy dương
(Nhẹ nhàng)
Trong khi đó thì những cậu con trai cỡi xe Vespa, đời ED, đôi kính mầu đen, chiếc áo Montagu, mầu xanh đậm rồ ga hay lượn uốn éo. Nếu Solex là con gái, thì Vespa là con trai. Nếu Solex là con bò ngựa thì Vespa là con bọ hung. Solex là nữ tính, Vespa là nam tính (9).
Nếu con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng:
… Từ xa phố chợ đến giờ
Chân thôi bỏ lệ gõ bờ lộ quen
Bát phố là một thứ giải trí chiều thứ bảy của con trai Sài gòn. Mà điều căn bản là có mặt. Làm gì, bận bịu gì cũng bỏ đi Bonard bát phố. Sinh viên, học sinh các lớp tú tài, lính tráng đi hành quân ở xa về, công chức các bộ, các nha đều đi dạo phố, ngắm người hay *rửa mắt. Mà phần lớn bọn họ là độc thân, chưa có vợ con. Nếu sang một tý thì vào Givral ngồi, tàm tạm thì một ly nược mía Viễn Đông cũng xong.
Đi dạo phố trở thành một thói quen, một nếp sống của con trai Sài gòn. Ngoài Sài gòn, tôi chỉ thấy ở Huế có sinh hoạt bát phố tương tự. Nhưng ở Huế, số con gái đi dạo phổ kể là đông và đi từng nhóm hai ba cô. Họ sợ bị bắt nạt chăng? Cô nào cũng có chiếc nón không phải để che nắng, che mưa mà để che cái nhìn trộm của con trai. Gái Huế đi dạo trên đường Trần Hưng Đạo mới thật là một diễn hành phái tính. 10 lần ra Huế thì y như rằng ra đi là để lại một cái gì?
Con gái biểu tượng nhất, cái Look theo nghĩa bây giờ là hình ảnh cái thân hình dong, lưng thẳng, găng tay trắng, cặp kính mầu, áo dài trắng, phải áo dài trắng mới được, mới con gái, mới trinh nữ, mới thanh khiết. Vạt áo dài phía sau vắt ngang sang bên kia để hở một bên phần đùi trông cộn hẳn lên trên chiếc Vê lô solex mầu đen. Đi xe vê lô solex chứng tỏ con nhà khá một tý, sang trọng và đài các. Cái dáng ngồi solex trông rất con gái, rất phái tính.
Người phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi.
Quyến rũ bằng chính thân xác mình.
Nhờ áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. La robe lui permettait de devenir plus féminine. Phải nói là thời thượng và ấn tượng lắm. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn qùa vặt là rất con gái, rất trẻ, rất bắt mắt. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều gì đó. Điều mà Thị Nở đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non hé nụ. Như em chờ anh lúc này. Chí Phèo chỉ đến hoàn tất công việc chờ đợi ấy.
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.
Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.
Đó là cả một cái guồng máy của sự xuất hiện. L’engrenage du paraitre .
Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.
Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Viết đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
Tuổi trẻ miền Nam là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay nhau mà đi. Làm thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc
(Tuổi mười ba)
Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
Cafe Givral, Mở cửa từ năm 1950
Như lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim Sơn, Mai Hương, La pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ tới gặp nhau hằng ngày.” (11)
Trong 9 năm cầm quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có 3 lần có những biến động chính trị. Nhưng chỉ riêng năm 1964, có 13 lần miền Nam rơi vào những biến động có thể làm lung lay nền Cộng Hòa. Nói như thế để thấy rằng sự ổn định chính trị nằm ở thời điểm nào.
Người nào không nhìn nhận những điều ấy thì chỉ thiệt thòi cho chính họ thôi, bởi vì họ tự mình bôi xóa tuổi trẻ của chính họ. Nhiều người đã bôi xóa như thế để chạy theo vài ảo tưởng chính trị, hoặc nếu ở ngoại quốc thì chạy theo những xu hướng thiên tả vốn chẳng dính dáng gì đến thực tế chiến tranh Việt Nam.
Phần tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
Nguyễn Văn Lục
10 que xỏ lá là bọn việt cộng.
Xích lô hôm nào mà
chở phải một nữ hoàng
xô-xích-le , đạp lên dốc
cầu ,là bá thở .
Nếu thật sự còn có lòng với 1 nền văn hóa mà Saigon ngày xưa là 1 biểu tượng, then, hãy chung sức rebuild nó . Trước hết, hãy làm những gì còn thiếu sót, đó là tạo dựng 1 ID riêng biệt, khác hẳn với văn hóa Xã hội chủ nghĩa trong nước . Sau đó build nền văn hóa của riêng mình trở thành 1 thứ could have been, should have been nếu như Saigon không bị mất . Làm như vậy thì các thế hệ sau sẽ tự hào & góp sức của mình vào để xây dựng cái nền văn hóa đó lớn mạnh hơn, nhân văn, hiện đại, tiên tiến hơn văn hóa xã hội chủ nghĩa trong nước .
Có thể thua về quân sự, nhưng thua về văn hóa là thua hết . Nếu VNCH thắng về văn hóa, dân thắng cuộc hiện rõ là những kẻ man rợ, ngoài bạo lực ra, not much to show. Và mọi tuyên bố về “văn hóa” của họ hiện rõ họ chả biết con cá sặc gì về văn hóa
You can start by supporting những gì thế hệ 2, 3 … đang làm trong hành trình tìm kiếm ID cho mình & cả ít nhất 1 thế hệ hoàn toàn bị hoang phế
Thay vì cứ ngồi khóc lóc ỉ ôi, và tụng ca tits & arses
Dân hải ngoại có thể nhìn vào Việt Nam hiện nay như 1 cảnh tỉnh, rằng thì là mà tại sao họ cũng cùng 1 nguồn gốc như mình mà sao kinh khủng quá! Tức là deep down, có không ít những dark traits mà để tiến lên, dân Việt cần phải loại bỏ .
Then, Let loose those baggages.
Thay vì nhìn cái-gọi-là “văn hóa” ở Việt Nam là 1 thứ mục đích dân hải ngoại cần phải hướng tới để “hòa giải hòa hợp”, để thống nhất . Thats the kinda tư duy nitemares are made of. Nếu nhìn/xem những cái-gọi-là “văn hóa” ở Việt Nam như là mục đích, tư duy của mình sẽ bị reshaped để hướng tới nồi cám heo trong nước . & b4 you know it, not much of a difference. Nồi cám heo trong nước dùng nước mắm Masan, nồi cám heo ngoài này dùng nước mắm Mực của Thái . But practically sêm xít .
& thats what one should try to avoid
Sài Gòn bô-lê-rô.
*
Sài Gòn nổi nhớ không nguôi
Niềm đau gói kín của người li-hương.
Biển Đông, lặng-lẽ lên đường.
Linh-hồn phố-xá vấn-vương con tàu.
Mai này trôi giạt về đâu.
Nhấp-nhô con sóng bạc đầu trùng-dương.
Mai này mây gió viển-phương.
Ngậm-ngùi vĩnh-biệt quê-hương Sài Gòn.
Phố xưa còn đọng trong hồn.
Đường xưa in mãi vết mòn trong tim.
Ngàn trùng tăm cá, bóng chim.
Rừng xa, chim Việt vẫn tìm cành Nam.
Quê người vạn dặm xa-xăm.
Sài Gòn chốn củ vẫn nằm trong tim.
Ngày xưa dù đã đắm chìm
Nhưng, tôi người lính Việt Nam Cộng Hòa
Vẫn còn ấp-ũ câu ca
Vẫn còn thương nhớ ngôi nhà quận Tư
Sáu năm binh nghiệp có dư
Bỗng dưng mất hết, một giờ trắng tay
Hòa-bình trăm đắng, ngàn cay
Bốn mươi năm ấy đến nay vẫn buồn
Quê hương chớp bể, mưa nguồn
Ngàn năm vọng mãi tiếng hờn miền Nam.
NSJ
Sài Gòn.
*
Sài Gòn luôn có mùa Xuân.
Sài Gòn tươi thắm không cần phấn son.
Ngược xuôi, xe cộ bon-bon.
Ngày chia tay ấy, em còn nhớ tôi.
Xa nhau, thì cũng xa rồi.
Yêu nhau, ta đã một thời yêu nhau.
Những đêm lấp-lánh tinh-cầu.
Cầm tay em hõi: Ngày sau thế nào?
Ngày sau, ai biết ra sao.
Ngày sau, ai biết em sầu hay tôi.
*
Sài Gòn không có mùa Đông.
Sài Gòn thơm nắng tô hồng má em.
Ngày xưa, ai thức thâu đêm.
Ngày xưa, ai đứng bên thềm nhớ ai.
Tình như biển rộng, sông dài.
Vẫn không ngăn được một ngày xa nhau.
Dáng xưa, lặng-lẽ qua cầu.
Tóc xưa, nay đã nhuốm màu thời-gian.
Ðàn ai rơi một tiếng than.
Lòng tôi ngân mãi tiếng buồn em ơi!
NSJ
Trích:”Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.”
Khi ông Nguyễn Văn Lục hoài niệm nhắc đến những chiếc xe thổ mộ không còn ở Sàigòn là chuyện dễ hiểu. Bởi vì người ta ngày càng tất bật với cuộc sống nên cần thay thể các phương tiện giao thông nhanh gọn lẹ hơn.
Khi nhắc đến xe thổ mộ, chúng ta hình dung ngay đến những chú ngựa bị che hai mắt ngang mang tai để chạy thẳng phía trước mà không chệt đường.
Nhưng ở VN vẫn còn những con ngựa “lãnh đạo” kéo xe thổ mộ chạy thẳng một đường như vậy mà mà nhân dân ta cứ kêu ca…Xuống Hố Cả Nút, là sao quí vị?
Đúng như có người nói là Miền Nam thua vì lãnh đạo không biết, không giỏi “Tuyên truyền, giáo dục…nhân dân”, không có đội ngũ “công an chỉ biết còn đảng còn mình”….
Còn miền bắc thắng là do có….bác Hồ là học trò giỏi của bác…Mao, lại được học bài bản phương pháp “đấu tranh dùng …bạo lực cướp chính quyền” từ tận bên Liên sô, lại là người không hề tiếc xương máu thanh niên miền Bắc, Nghĩa là “ta” không có gì ngoài xương và máu thanh niên
Như thế chuyện thắng thua đã rõ rồi.
Chỉ có điều – cũng cùng thời kỳ “chiến tranh” mà miền Nam thì đàn bà con gái mặc áo dài tha thướt, mà dân miền bắc thì:
Một năm hai mét vải thô
Nếu đem may áo …cụ Hồ lòi ra
May quần thì hở là đa
Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ
Phét phải cất ảnh bác Hồ
Sợ rằng bác thấy tô hô bác…thèm.
Tội nghiệp Phét!
My takes tại sao VNCH thua
1- Không xây dựng được 1 ID riêng cho mình . Lúc nào cũng nghĩ cuộc chiến vừa rồi là “nội chiến”, là anh em đánh nhau . Trong khi bên kia, họ xem VNCH là kẻ thù
2- Không hiểu Cộng Sản, hay đúng hơn, không hiểu sự man rợ khủng khiếp của Cộng Sản . Cộng Sản như vó ngựa Mông Cổ, đi tới đâu văn hóa bị diệt đến đấy . Vì không hiểu sự man rợ khủng khiếp của Cộng Sản, miền Nam không tạo được 1 viễn cảnh nếu Cộng Sản thâu tóm miền Nam thì sẽ như thế nào, và vì vậy, (rất) nhiều người chỉ muốn chấm dứt chiến tranh, bên nào thắng cũng được .
Những lý do khác chỉ là hệ quả từ 2 lý do trên
Muốn dựng lại văn hóa của mình, VNCH phải build cho được 1 ID riêng biệt của mình, khác hẳn với cái-gọi-là văn hóa trong nước . Build được rồi thì làm gì cũng thành công, kể cả lấy lại đất nước của mình . Không thì tha hồ cho Phét nó chửi, tha hồ để những thằng viết bậy tâng công đã vực dậy cả 1 nền văn hóa .
VNCH nếu build được cái ID của mình có thể thí mấy ông bà sẵn sàng tự cung để hòa giải hòa hợp với Cộng Sản, trong khi những người trong nước không muốn viết theo Cộng Sản, muốn góp phần vào 1 nền văn hóa khác hẳn cái thứ gọi-là văn hóa ở VN, vẫn có thể đưa sản phẩm của mình ra ngoài này góp mặt . Yep, them gonna pay a price, nhưng trả cái giá đó, họ lại trở thành những nghệ sĩ chính trực, thay vì đám tự cung bên này, nhất bộ nhất bái dâng cá sặc lên cho văn ziệt xin hòa giải hòa hợp .
VIET GIAN CONG HÒA đả có ID rieng rồi, không cần build thêm làm chi cho mệt, rách việc. ID của VIET GIAN CONG HÒA là “COWARD, RUN and NAKED RUN FAST” vì thé 47 năm nay không co thằng Viet Cộng nào rụng sợi lông chim nào cả. Hiẻu chưa ghẻ Hờm, đừng lắm chuyện mà càng rách việc.
VC, làm kinh tế,
mô hình du lịch,
hội chứng văn hóa,
và xạo luộc.
“Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.” (trích NVL)
Xích lô mà cũng dzăn hóa như ai, oai ghê hén ta! Nói nào ngay, Thiến Heo tôi chỉ thấy tội cho cha nội lom khom ngồi đạp phía sau trời nắng è cổ thôi. Nhứt là ngồi phía trước là một bà mập mặc áo cánh hở cổ, làm cha nội đạp xe ngồi sau ở trên nhìn xuống thấy toàn bộ 2 trái bưởi Biên Quà trắng tươi.
Tới ngã tư đèn đỏ cha nội quên nên đạp xích lô qua luôn, tới chừng tránh chiếc xe bên hông chạy tới, cha nội lật đật chụp cái cần thắng giữa hai chưn, kéo lên thật mạnh. Ai dè chả chụp cái cần khác chớ hổng phải cái cần thắng. Thành ra té bật ngửa nằm dài, cũng may xe kia tránh kịp nên không sao. Cha nội nằm nhìn trời lẩm bẩm một mình:
Bà mẹ, nhớ có chụp cần thắng kéo lên rõ ràng mà sao kỳ dzậy ta?
Chuyện vui kể : Có một bà da trắng ,khi đã làm một cuộc du lịch
ở VN . Khi về nước ,khoe với tất cả mọi người ,bạn bè thân quen :
rất thán phục đàn ông Việt Nam ,và tin tưởng chỉ có đàn ông
VN là người tình lý tưởng ,là người chồng hoàn hảo nhất thế giới.
Thì ra bà ta ngồi xích lô đạp , chỉ một cái kéo nhẹ tay của anh
lái xe gầy tong teo ,là cả một khối thịt trăm ký trắng phếu ,nõn
nà của bà ta ,ngừng lại ngay lập tức .
Bài viết lê thê.Mở đầu Vũ Hoàng Chương nhưng rồi chẳng thấy ông thi sỉ thơ thẩn đâu hết,chỉ biết ong nhẹ vì gầy,nghiện thuốc phiện ngồi xích lô đi dạy học (Đâu có gì lạ…cChú xích lô có cần chọn khách không ?Chắc là không .Nhưng biết là thầy giáo ,là thi sĩ nổi tiếng (biét đâu trong đám đó có kẻ là học trò Vũ Tien sinh ?…)…
Cái áo dài đã phổ biến ở trong các trương học ,ngay cả trước thời ND Diệm về chấp chánh ,nhưng trong dân SG thì ít dùng nó >Họ tiện lợi trong chiếc áo bà ba gọn gàng và cũng đẹp mắt .phổ cập .Áo dai một thời rong các nữ sibnh được khuyên khích dùng vãi VN dệt ra ,áo dai nội hoá ,nhưng không được các nữ sinh ưa chuông vì nó hay nhân nheo ,bàu nhàu ,cú phải mất công giạt ủi hoài ! Áo dai rộng rãi phổ cập có các cô gái Hue điệu đàng .Di bán hàng bánh beo bun bò ,thậm chí đưa đò cho khách qua sông cũng áo dài…
Sau này áo dài phổ biến ,màu sắc loè loẹt ,Không còn áo dai trăng quần đen kín đáo mà là quần trắng (cù(NVL gọi là SEXY) mà còn áo quân cùng màu (ao dai tím thì quân cung tím luôn) và còn ao raglan .nhất là áo không cổ kín đao rồi hở hang rồi khi cúi xuống lộ cả ra nhất là cô bà nào mặc áo nịch ngực ,kiểu một nửa…
…
Xích lô đạp ,xích lô máy,xe thổ mộ ,,,,dần dân có thêm xe máy Đức (TBL cho là cao ,người việt Nam ngồi trên SACH coi nhue con ếch (doãi cả 2 tay) ,nen velo solex được chuông ,cà nam lẫn nữ ,nhất là nữ ,nhe và thanh iich… Nhưng không dừng ở đó ,nó con xe Lam ,còn Taxi và có lẻ cuối cung là xe Honda ôm…
Bai vieết của NVL làm ta nhơ lai một thời SG (áo dai không còn là của nữ sinh ,của các bà mệnh phụ mà còn ở các cơ sở như ngân hàng …(một hảng chọn cho nhân viên nữ 01 màu ,chiều tan sở ,vói chiéc xe đạp MINI ,nguời khách ngồi nhâm nhi ly nước cô ca có thêm sữa Kim cương,ngắm các Em như đàn bướm đa màu toả kháp nẻo đường …
(Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc ,áo nàng xanh anh mén lá sân trường ,sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu dương anh pha mực cho vừa màu áo tím (Nguyên Sa).
Nếu tác giả NVL biết kềmchế .đưng dùng ngoại ngữ trong bài viết (không phải trích dẫn chỉ là ý kiến của trí thức vè già ) thì bài văn có tính văn của VNCH hơn ,không gióng các trí thức miền Bắc …chứng minh ta một bụng ngoại ngữ không thua HCM…(tiêng Việt không đủ chữ diễn ý sao ?)
VN, VC, và 4 symbols
Không biết từ lúc nào, nói đến VN là ô tô ma tíc gắn liền tới 4 symbols:
– Cái nón lá
– Chiếc áo dài
– Xe xích lô đạp
– Và ngồi chồm hổm
Thành thật mà nói, 4 biểu tượng này không có gì xấu nhưng cũng chẳng có gì gọi là đáng tự hào. Nhất là chiếc áo dài. Chiếc áo dài có thể xem là “truyền thống” của y phục phụ nữ VN. Điều này đúng. Và nó cũng đúng cho trường hợp từng quốc gia với y phục của họ, chứ không riêng gì VN.
Nói đúng hơn, chiếc áo dài đẹp trong mắt người Việt, trong mắt người Khơ Me chưa chắc đẹp bằng vấn xà … rông. Đó là chưa kể áo dài ngày nay muốn đẹp và hấp dẫn bắt buộc phải dùng nhiều thứ khác xuất xứ từ Âu Mỹ, như quần áo lót và đôi giày cao gót.
Chớ quý vị nghĩ xem, áo dài mà đi dép lẹp xẹp hoặc mặc váy đụp và ở trong để thoải mái mát mẻ nguyên con “truyền thống” xem ! Sexy cực đỉnh luôn nha! Ha ha ha !
Sao hỏng thấy NGUỴ van LỤC post những hình ảnh những anh lính MẼO tuỏi đôi mươi ôm eo ếch những cô gái miền Nam giửa đuòng phố Sai Gòn nhĩ. Miên Nam Viet Nam đâu chỉ có vài ba con đuòng bao gồm truòng nử sinh trung học GIA LONG mà có cả những khu dành cho CHỊ EM TA kinh doanh bằng vốn tự có nửa nghen. Ngụy Van Lục ăn gian nhiều lắm nghe chưa.
Đừng có dại mà bảo rằng miên NAM hỏng có đám lai tạp chủng bao gồm Mẽo, Uc’, Thai Lan, Newzealand v.v.vv.v. Có tói trên duói 100 ngàn đứa con NAI(lai) tạp chủng đến từ đám lính viẽn chinh nghe chưa Ngụy Van Luc.
Chua hết, thòi Viet Gian Cộng Gòa có cả hính ảnh cụ DIỆM cụ NHU bị trói gô cắp ké và gục trên vủng máu đầm đìa nừa nghe. Ngụy Van Lục lại ăn gian tiếp.
Bay giò anh Phèt busy rồi, anh Phét sẻ trỏ lại cái thread này later để trinh bày nhiêu điều mà Ngụy Van Lục bốc phét hoạc giả ngu viet’thiếu.
1- Dự án khu đèn đỏ để tiện việc thu thuế tới đâu gòi ?
2- Chưa có thời nào có nhiều bài hát về con gái Việt lấy Hàn, Đài … nhiều như thời nay . Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Nam .
3- Con lai thời nay người ta xem “có 2 giòng máu” nếu lai Tây, Nga, Ba Lan … Còn lai Hàn, Đài hay Trung … eh, cùng “máu đỏ da vàng” cả . Có làm thống kê chưa ? Hay đúng hơn, hổng ai dám làm .
4- Ơn Bác, ơn Đảng, cụ thể ở đây là Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân Võ Văn Kiệt, khủng bố nông thôn miền Nam nên (rất) nhiều người phải tỵ nạn vào thành phố . Rùi hoạt động khủng bố làm tăng sự có mặt của các quân đội nước ngoài . Lính tư bửn đâu có kỷ luật như lính & cố vấn Trung Quốc đâu .
3/4 nhạc phi Đỏ là những bài hát có nội dung con gái Việt bỏ nước theo chồng . Đi về nơi xa, trên những con đường phố lạ, chim bay biển Bắc, về đi em … Loại nhạc đó làm nên tên tuổi bao nhiêu ca sĩ à la xì tai Quang Linh, nhạc sĩ nào cũng có vài bài kiểu đó lận lưng . Trong khi nhạc Đỏ chết dí, thuộc loại cúng cụ . Mà thời bình đấy nhá, hổng có đe dọa quân sự nào hít, ngoài Bu Mẽo lúc nào cũng lăm lăm giấu dao găm trong tay áo
Trong khi nhạc VNCH viết về những chuyện tình ngay trên quê hương . Một vài bài du học thì kể về nơi du học, Paris, Seine này nọ, xong cũng zìa . Ở VN bi giờ du học là mất mặt lun .
Cho tới 1 lúc nào đó, ở VN sẽ có tình trạng trai thừa gái thiếu, to make things worse, những người có tiền thì bồ bịch lung tung, trong khi giới vô sản thì vêu mõm ra . Last time it happened, thế giới phải ra lệnh universal 1 vợ 1 chồng vì sợ mấy thằng đực rựa nổi khùng vì thiếu gái, nổi lên lật đổ đám nhà giào .
Ở Việt Nam, chắc chúng nó quay qua phang nhau trước . Bạo lực tăng -> người càng bỏ đi . Cứ thế mà tiến thui . Bây giờ chém người vì trộm chó, mai mốt chém nhau vì bất cứ lý do gì . Dân Việt XHCN thành thứ dân man rợ, hổng dám nhứt thía giới, nhưng lọt vào tóp ten easy
On a brighter note, RFA hổng cần Đỗ Trường vực dậy, tự mình nhảy lên cho gọn . Các bác nên kiếm copyrite fee từ họ
“Giang và đồng phạm đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết, tâm lý hám lợi để tuyên truyền sai sự thật, qua đó thực hiện hành vi lừa đảo có tổ chức, xâm hại đến tài sản đặc biệt lớn của nhiều người; gây rạn nứt nhiều gia đình; hành vi đó đã xâm phạm đến tài sản của người khác, gây mất trật tự trị an xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan Nhà nước”
RFA cọp bi & bệt nguyên con luôn!!!
Phét ơi,
mang cho mẹ
thau nước và cái khăn
nhanh lên
khách đang chờ
Tại sao VNCH sụp đổ?
Tại vì VC ủi sập cửa dinh Độc Lập ngày 30/4/195. Trong chiến tranh anh nào mạnh hơn thì thắng. Còn tại sao mạnh hơn và mạnh hơn cái gì thì lại là một đề tài khác.
Cái mạnh của VC thấy rõ nhất là lực lượng tấn công. Nhờ dựa lưng vào hậu phương lớn chi viện là TQ cùng toàn khối CSCN lúc bấy giờ. Cái mạnh thứ hai là VC phát động chiến tranh toàn diện: khủng bố, xâm nhập và phá hoại. Những thế mạnh này “chủ động” từ phía VC chứ không phải từ phía VNCH gây ra. Nghĩa là cho dù anh đệ nhứt hay đệ nhị VNCH thì thế mạnh đó VC vẫn hiện hữu.
Tại sao VNCH sụp đổ
Bọn MẼO thì nói lý do VIET GIAN CONG HÒA sụp đổ đó là :
1/CORRUPTION : Thối Nát
2/INCOMPETENCY = Bất Lực
Rieng anh Phét thì phải thêm một factor nừa đó là: HÈN NHÁT
Sau “Đổi Mới”, tất cả những cái đó đều hiện diện trong Đảng & Chính phủ các bác . Oh, có cả HÈN NHÁT nữa .
Vụ giải cứu binh nhì biểu tình, How the Phúc you let’em do that?
Rùi đám “phản biện” đang dùng những ngôn ngữ down-rite bạo lực để chống lại dự luật loa phường, nhưng có ai bị gì đâu
Đảng của Phét có bao giờ wonder hễ dính tới Mỹ là có đủ mặt những thứ đó ?
Phét ơi,
mang
cho bác cái bô
có
chử Hán ấy.
Hôm nay,
bác phải phục-vụ
các
đồng-chí Trung Quốc.
Tuóng Tá thì như…………bull shit
Nhảy đầm choi đĩ đảo chánh thì như….cơm bửa.
lính tráng thì như……….thảo khấu
Đánh đấm thì như ………..kặc chó
Cỏi áo tuọt quần thì trần….như nhộng
Quăng sung liệng đạn thì nhanh….như cắt
Vắt giò lên cổ chạy thì nhanh…..như thỏ
KHÔNG THUA thì mói là chuyện lạ đời
THUA CHẠY là điều tất yéu.
NO FUCKING SUPPRISE at all.
Đây củng là một trong muon vàn hinh ảnh của SAI GON, Ngụy van Lục không chịu viét và post những hình ảnh và phóng sự này nghen, không nên……GIẢ NGU mot cách vô liêm sĩ như thé này nghe chua
bbc.com/news/magazine-27159697
Jerry Quinn is one of two million American soldiers sent to support the South Vietnamese army in the war against the North. During that conflict, it’s thought about 100,000 children were born from relationships between local women and American soldiers. Those soldiers are now getting old, and some are guilt-ridden, or just curious to find out what happened to their children.
Bớ ba hồn chính vía Ngụy Văn Lục mau mau trở lại ĐAN CHIM VIET để đọc CÒM của anh Phét viet về những sư kiện thời VIET GIAN CỘNG HÒA mà Ngụy Van Lục giả NGU không biét cho nên khong viét
Anh Phét tự hỏi rằng môt chế độ VIET GIAN CONG HÒA chỉ toàn nhửng hình ảnh tốt đẹp y như những gì NGỤY VAN LỤC viét, tại sao nó phải sup đổ mot cách chóng vánh như thế nhi?
Ậy, chính vì những thứ như thế này mà “nhà văn” -Hahahaha, cho cười cái- Nguyên Ngọc đã đứng trên Tây Nguyên mà bức xúc vì miền Nam chưa có cơ sở cách mạng, cụ Cố Sakim cũng phải thét lên “Hay gì mà nhắc lại!”, Huỳnh Tấn Mẫm, mặt chuột Lê Công Giàu … phải “đấu tranh” để phá xập nó cho bằng được . Và bây giờ Đỗ Trường có công vì vực dậy cả 1 nền văn học/hóa như vậy khỏi “vũng bùn lịch sử”!
Một trong những người viết ra cuốn sách làm tiền đề lý thuyết để bức tử nền văn hóa đó, Lữ Phương, được Nguyên Ngọc tặng cho giải thưởng Phan Chu Trinh về văn hóa . Đó là lời khẳng định chắc nịch của dân Xã hội chủ nghĩa rằng phải chối bỏ mình, phải tự thiến mình mới có thể hòa giải hòa hợp được .
Thôi thì các bác dân XNCH nên phát triển cái văn hóa riêng biệt của mình . Có vẻ Đảng & Chính phủ đang tạo điều kiện để xã hội các bác trở về thời Tiến sĩ Trần Hữu Dũng gọi là “Thời của những nhà văn hóa lớn”. Dân đang phàn nàn về chuyện loa lọe này nọ, nói loa phường ảnh hưởng tới “ông nhà văn đêm đêm thức với trang sách”. Chỉ hỏi thế này, tại sao ngày xưa cũng cái loa phường, nhưng “văn học cách mạng” của các bác lại phát triển rực rỡ hơn bi giờ ? Dân XHCN các bác trước giờ vẫn cái khó ló cái lưu manh, No Star Where.
“Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.”
Theo tôi nhớ thì xe ngựa bị cấm vào đường phố Saigon đầu những năm 1960 ,bởi những
quy định khắt khe hơn,như chất thải của ngựa làm bẩn đường phố … Chánh quyền thay
xe ngựa bằng xe lam .
Đi xe ngựa ,có cái thú của nó ,ngồi khá rộng trên chiếc chiếu ,đủng đỉnh lóc cóc
qua những đường quê đầy hàng cây bóng mát .
” Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách.”
Ông đã nói ciné, còn nợ “tiệm sách”!