Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất.
Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
Nhiều cái biến mất như thế để Sài Gòn như hôm nay.
Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.
Nó chỉ dần dần biến mất lúc nào không ai hay khi mà những chiếc xe Lambretta ba bánh nhập cảng từ Ý đã được chế biến lại cùng chạy trên những tuyến đường đó. Xe Lam nhanh hơn, chở tới 12 người, 10 người ngồi ở đằng sau, khi cần, có thể ghé thêm hai người ngồi bên cạnh tài xế. Vậy tất cả là 13 người chứ không 12. Xe lại có nhiều chuyến hơn, cứ đầy là chạy và ngồi thoải mái hơn.
Đặc biệt bên hai thành xe có ghi hai câu: “Hữu sản hóa, đợt tự chủ“. Nếu tôi nhớ không lầm chính sách hữu sản hóa này là ở dưới thời ông Kỳ làm Thủ tướng. Nhưng xe xích lô ba bánh, xích lô đạp, đặc sản miền Nam vẫn tồn tại trong suốt 20 năm miền Nam còn lại.
Người trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng.
Người chạy xích lô đạp thường tranh nhau mời ông không phải vì ông là thi sĩ, mà vì người ông nhẹ như bấc, không chắc ông có cân nặng bằng nửa số ký của người khác không?
Tác giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản.
Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế. Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?
Và có ai ngờ rằng, xích lô đạp vẫn có chỗ của nó sau hơn nửa thế kỷ sinh tồn.
Sau giải phóng, rất nhiều nhà văn, nhà báo, chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích lô.
Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?
Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.
Người ngoại quốc danh tiếng nào đến Việt Nam thì cũng có dịp ngồi trên đó cả. Mới đây vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng có dịp ngồi xe xích lô cho biết mùi vị Việt Nam.
Nhưng cái đổi thay rõ nét nhất là cái áo dài con gái thay thế cho chiếc áo bà ba, chiếc quần hai ống rộng. Chẳng bao lâu sau, chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nguyễn Bá Tòng, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.
Và nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa … Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư:
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ..
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Bước em thênh thang
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy mầu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng …
Nó biểu tượng cho cái gì tinh khiết, trinh nữ, tinh tuyền và mời gọi. Nó che giấu bằng hai vạt áo dài mà như thể mở, biện chứng kín mà hở. Nó mời mọc mà kín đáo chối từ, nó bày tỏ phái tính, sexy đến ứ cổ họng với nét nổi lên của chiếc quần lót hằn lên tuổi dậy thì. Không có y phục phụ nữ nào trên thế giới lại sexy đến như thế. Ngay cả sau này với mini-jupe cũng không sánh bì.
Nó không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970. Nhưng những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
Áo dài không ăn gian. Cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.
Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.
Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.
Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.
Nó phản ánh thế hệ thanh thiếu nữ thời ấy mà hễ bất cứ ai không còn là con gái, xồ xề một chút, vùng đùi, vùng mông nở nang một chút là mặc áo dài thường khó coi.
Sự đòi hỏi của tôi có khắt khe quá chăng? Nhưng chính sự đòi hỏi khắc nghiệt ấy làm tăng giá trị chiếc áo dài miền Nam tuổi trẻ. Nhiều phụ nữ các bà mặc trong các dịp lễ hội. Thấy làm sao.
Rất tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
Tuổi trẻ miền Nam thời ấy biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng. Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên, kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.
Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đằng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng.
Ingarary gọi đó là một chuỗi diễn hành phái tính (Mascarade de la fénimité).
Xin mượn lời thơ của Nguyên Sa:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng Thùy dương
(Nhẹ nhàng)
Trong khi đó thì những cậu con trai cỡi xe Vespa, đời ED, đôi kính mầu đen, chiếc áo Montagu, mầu xanh đậm rồ ga hay lượn uốn éo. Nếu Solex là con gái, thì Vespa là con trai. Nếu Solex là con bọ ngựa thì Vespa là con bọ hung. Solex là nữ tính, Vespa là nam tính.
Nếu con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng:
… Từ xa phố chợ đến giờ
Chân thôi bỏ lệ gõ bờ lộ quen
Bát phố là một thứ giải trí chiều thứ bảy của con trai Sài gòn. Mà điều căn bản là có mặt. Làm gì, bận bịu gì cũng bỏ đi Bonard bát phố. Sinh viên, học sinh các lớp tú tài, lính tráng đi hành quân ở xa về, công chức các bộ, các nha đều đi dạo phố, ngắm người hay *rửa mắt. Mà phần lớn bọn họ là độc thân, chưa có vợ con. Nếu sang một tý thì vào Givral ngồi, tàm tạm thì một ly nược mía Viễn Đông cũng xong.
Đi dạo phố trở thành một thói quen, một nếp sống của con trai Sài gòn. Ngoài Sài gòn, tôi chỉ thấy ở Huế có sinh hoạt bát phố tương tự. Nhưng ở Huế, số con gái đi dạo phổ kể là đông và đi từng nhóm hai ba cô. Họ sợ bị bắt nạt chăng? Cô nào cũng có chiếc nón không phải để che nắng, che mưa mà để che cái nhìn trộm của con trai. Gái Huế đi dạo trên đường Trần Hưng Đạo mới thật là một diễn hành phái tính. 10 lần ra Huế thì y như rằng ra đi là để lại một cái gì?
Con gái biểu tượng nhất, cái Look theo nghĩa bây giờ là hình ảnh cái thân hình dong, lưng thẳng, găng tay trắng, cặp kính mầu, áo dài trắng, phải áo dài trắng mới được, mới con gái, mới trinh nữ, mới thanh khiết. Vạt áo dài phía sau vắt ngang sang bên kia để hở một bên phần đùi trông cộm hẳn lên trên chiếc vélo solex mầu đen. Đi xe vélo solex chứng tỏ con nhà khá một tý, sang trọng và đài các. Cái dáng ngồi solex trông rất con gái, rất phái tính.
Người phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi.
Quyến rũ bằng chính thân xác mình.
Nhờ áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. La robe lui permettait de devenir plus féminine. Phải nói là thời thượng và ấn tượng lắm. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn quà vặt là rất con gái, rất trẻ, rất bắt mắt. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều gì đó. Điều mà Thị Nở đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non hé nụ. Như em chờ anh lúc này. Chí Phèo chỉ đến hoàn tất công việc chờ đợi ấy.
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.
Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.
Đó là cả một cái guồng máy của sự xuất hiện. L’engrenage du paraitre.
Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.
Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Viết đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
Tuổi trẻ miền Nam là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay nhau mà đi. Làm thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc
(Tuổi mười ba)
Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
Như lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim Sơn, Mai Hương, La pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ tới gặp nhau hằng ngày.”
Trong 9 năm cầm quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có 3 lần có những biến động chính trị. Nhưng chỉ riêng năm 1964, có 13 lần miền Nam rơi vào những biến động có thể làm lung lay nền Cộng Hòa. Nói như thế để thấy rằng sự ổn định chính trị nằm ở thời điểm nào.
Người nào không nhìn nhận những điều ấy thì chỉ thiệt thòi cho chính họ thôi, bởi vì họ tự mình bôi xóa tuổi trẻ của chính họ. Nhiều người đã bôi xóa như thế để chạy theo vài ảo tưởng chính trị, hoặc nếu ở ngoại quốc thì chạy theo những xu hướng thiên tả vốn chẳng dính dáng gì đến thực tế chiến tranh Việt Nam.
Phần tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
Nguyễn Văn Lục
Có hoài niệm về………….đỉ Sai Gon và Me Mỹ không hả bác LỤC?
hinhanhvietnam.com/amp/chum-anh-gai-diem-o-mien-nam-viet-nam-truoc-1975/
Trong giai đoạn 1960-1975, hàng triệu lính viễn chinh Mỹ ào ạt đổ bộ vào Việt Nam vào thời chiến tranh Việt Nam. Từ đó nở rộ các những chủ thầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho lính Mỹ, những người làm sở Mỹ… đến bọn ma cô, gái điếm, gái nhảy, gái tắm hơi… Sự phân hóa về kinh tế đó dẫn tới sự đảo lộn các giá trị đạo đức truyền thống. Người miền Nam thời đó có câu vè: “Thứ nhất sở Mỹ, thứ nhì gái đĩ, thứ ba ma cô, thứ tư tướng tá”. Sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa trở thành kẻ ma cô chở gái ra chiến trường phục vụ tướng lĩnh.
Để “giúp vui” cho đạo quân viễn chinh, Mỹ – Thiệu cho phép mở cửa hàng loạt snack bars, phòng tắm hơi, hộp đêm, tiệm nhảy và nhất là nhà chứa, nhan nhản khắp Sài Gòn, đặc biệt là xung quanh các cư xá Mỹ.
Thị trường mại dâm, gọi một cách nôm na là “chợ heo”, được Mỹ – Thiệu công khai hóa và hợp pháp hóa. Ước tính toàn miền Nam năm 1975 có trên 200.000 gái bán dâm. So với số gái bán dâm trên toàn Việt Nam vào năm 2012 thì con số này cao gấp 7 lần, nếu xét về tỉ lệ dân số thì gấp 30 lần. Một quan chức Sài Gòn còn công khai phát biểu: “Người Mỹ cần gái, chúng ta cần đôla. Tại sao chúng ta phải hạn chế, đó là nguồn thu đôla vô tận”
Năm 1966, từ Sài Gòn về, Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright nhận xét: “Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm”. Câu nói đó tuy có xúc phạm đến thể diện và danh tiếng của thành phố, song đã phản ánh một thực tế đau lòng. Một tạp chí xuất bản ở Sài Gòn mô tả: “Tại chợ heo đó, hằng ngày có hai ba trăm người con gái Việt Nam đứng sắp hàng… cho lính Mỹ đến chọn dắt đi. Với một nắm đôla trong tay, lính Mỹ thật là nhiều tự do: tự do phá hoại văn hóa Việt Nam”.
Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: sự tha hóa của đạo đức xã hội là một trong các nguyên nhân khiến chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày càng mất lòng dân, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn
Nguồn :
+J. William Fulbright, Vietnam, and the Search for a Cold War Foreign Policy. By Randall Bennett Woods. Cambridge University Press, 1998. ISBN 0521588006. P. 126
ossrwc
Bài viết cho tôi một hoài niêm một thích thú về một thời tuổi trẻ đã qua Nhưng với tôi cũng chưa đầy đủ như thiếu một cái gì đó Cái gì dó là thời tuổi trẻ thập niên 70 hay chính xác 1970 – 1975
Thời điểm này không còn hính ảnh nữ sinh với chiếc solex mà đó là hình ảnh nữ sinh với chiếc Honda PC , Honda dame , Yamaha dame , áo dài hippy …những chiều bát phố ăn kem quán Mai Hương , quán kem thương xá Tax …những buồi khiêu vũ tại tư gia …quán caphe nghe nhạc Trinh công Sơn và những giọng hát khánh ly Lệ thu Thanh Lan …nhạc trẻ Lê hựu Hà … nam ca sĩ Elvis Phương Sĩ Phú …
và với nhạc Trịnh công Sơn tuổi trẻ cũng nghĩ đến chiến tranh VN ôi cuộc chiến không có ngày chấm dứt và VN hai miền nam bắc chỉ là con cờ trong tay các cường quốc …nhiều còn nhiều lắm nhiều lắm
Quán kem ở thuong xa Tax nổi tiếng với kem dừa. Tôi thương nhớ từng góc đường của Sài Gòn đầy những khung trời kỷ niệm.
Ngàn năm còn đó hận trào!
Ngàn năm còn đó trong tâm
Ngàn năm còn đó hờn căm rợ Hồ
Ba Đình, bè lũ tội đồ
Rồi đây con cháu đào mồ chúng bây
Cướp công kháng chiến chống Tây
Rước Tàu vô nước xéo giầy dân ta
Mô hôi xương máu Ông Cha
Ngàn năm nô lệ Trung Hoa ngày nào
Ngàn năm còn đó hận trào!
Nông Dân Nam Bộ
Ngàn năm còn đó hờn căm!
Thảm kịch huynh đệ tương tàn
Là cả dân tộc lầm than đói nghèo
Người dân thân phận bọt bèo
Nhưng bầy Thị Nở Chí Phèo giàu sang
Giang san gấm vóc tan hoang
Biển đảo Bản Giốc Nam Quan không còn
Ngay cả thành phố Sài Gòn
Thủ đô ta đó hoàn toàn đổi thay
Mang tên thái thú nô tài
Việt gian bán nước tay sai Nga Tàu
Bao nhiêu xương máu đồng bào
Còn chăng là nỗi hận trào ngàn năm
Ngàn năm còn đó hờn căm!
Nông Dân Nam Bộ
Lòng dạ nào không thấy hờn căm?
Còn đâu là giang san gấm vóc
Ta có còn gì đâu để mất
Cả dân tộc quằn quại lầm than
Còn chăng là mãnh dư đồ rách
Đã mất hết rồi từ bảy lăm
Quê hương còn đó nhưng đã mất
Bên thắng cuộc rước giặc ngoại xâm
Kẻ thù truyền kiếp thằng to xác
Vấn đề là ta vẫn ngậm câm
Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm
Tổ Tiên ta chưa một ngày nghỉ
Lòng dạ nào không thấy hờn căm?!
Nông Dân Nam Bộ
Ta phải làm gì hầu cứu nước?
Cam phận định mệnh đã an bài?
Bốn ngàn năm mồ hôi xương máu
Hèn hạ nhục nhã làm tay sai
Quỳ gối dâng hiến cho đại Hán?
Cúi đầu để cho lũ nô tài
Đem Tổ Tiên ta ra phỉ báng?
Ông Cha ta tay súng tay cày
Ta phải làm gì hầu cứu nước?
Tiếp nối con đường Hai Cụ Phan
“Đoạn Tuyệt” với mê tín dị đoan
“Khai Dân Trí” “Nâng Cao Dân Khí”
“Tự Lực” đứng lên bằng đôi chân!
Nông Dân Nam Bộ
Phét đâu không ra bênh đảng,để bàn dan thiên hạ bô Tro trát Cứt vào mặt “bác” và đảng như thế coi sao cho được???
Cám ơn Me-xừ NVL đả cho tôi hoài -niêm -củ về một Miền Nam thời ấy! Thật ra ,ai củng có hoài niêm cả.Miền Bắc ,nhở về một thời ,ăn đôn,sắp hàng chờ ..miếng thịt :”Mới tháng 3 ,đả mong đến Tết…!”.Mong đến Tết để có “miếng thịt để ăn.! Miền Nam,nhớ lại một thời hoa mông! Họ k nhớ đến “miếng ăn” .Họ nhớ đến kỷ niêm màu hồng thời tuổi trẻ.Thời mà: “Sao em biết anh nhìn mà nghiên nón.-Trời mùa thu mây che có nắng đâu ?”(TQL)hoăc “Em ngồi đây,hởi người em tóc ngắn.-Mà mùa Xuân quanh quẩn ở đâu đây”(Nguyên Sa). Hay là “Em tan trường về..) PTThu7. Nhân nhắc đến đây,tôi kể bà con câu chuyên về bài thơ “ngày xưa Hoàng Thị..”. Pham thiên Thư ,thuở đó là câu hoc sinh nghèo ở Huế.Hoàng-thi Ngọ là nữ sinh Đồng khánh.Con đường mà PTT “anh theo Ngọ về..” là con đường Âm-hồn -canh tru sở Nguyễn phước tộc! Vì là “tình câm”,PTT k nói,nên Ngọ đi lấy chồng ! Sau 1975,HTN trở thành “con buôn” =bán vải ở chơ Tây Lôc (Thành nôi Huê). HTNgo qua đời ở tuôi trên -dưới 50). Đám tang có Pham thiên Thư tham dư .Trong tang lễ PTT có xin phép gia đinh đờ và hát bài “Ngày xưa Hoang thi..”. Câu chuyên nầy cách đây ,trên 20 năm tôi về VN thăm ang Ban ,vừa là bà con,cùng một thời. Nhà người bà con ở đối diên nhà Pt N).
*Ở vào tình thế chống đế quốc Tàu cộng hiện nay, giá mà tác giả Nguyễn Văn Lục đăng thêm tấm hình chụp đoàn nữ sinh Trưng Vương trong ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng thì thật tuyệt, áo dài trắng, cỡi hai voi thật, vang dội bài hát Trưng Nữ Vương
“Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà,
Mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca,
Thu về giang san cho lừng uy gái Nam,
Bầu trời Á sáng ngời ánh quang
….”
*Dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, đi học không phải đóng học phí- ngoại trừ tiền niên liễm nhỏ nhoi khi nhập học. Thật tuyệt !
Sài Gòn đầu thập niên của 1960 thanh niên mặc quần ống bó, rồi quần ống pat, quần xì gà ống rộng; nữ thì áo dài trắng, quần tây, mini jupe, đít có gân. Đó là những ký ức trước khi việt cộng vào chiếm mất Sài Gòn năm 1975.
Một số người tôi quen, họ nói, Việt Nam bây giờ không còn là Việt Nam của họ. Họ đã từng là công dân Việt Nam Cộng Hòa, từng được tham gia góp sức xây dựng đất nước. Nhưng giờ đây VN là của người cộng sản và người cộng sản không chấp nhận công dân VNCH và ngay cả công dân CHXHCNVN được tham gia hay bày tỏ lòng yêu nước mà chỉ có người cộng sản.
Họ cấm con cháu họ trở về VN. Họ không công nhận cộng sản cai trị đất nước vì VN không còn tự do. Họ nói VN bây giờ chỉ còn những người cộng sản và tay sai mới thích ở lại, còn tất cả những ai yêu thích tự do mà nếu có cơ hội chẳng ai thèm ở lại sống ở VN. Hoặc nếu phải sống, chẳng đặng đừng vì hoàn cảnh gia đình, họ vẫn yêu VN nhưng căm thù chế độ cộng sản đang cai trị đất nước.
Họ vẫn yêu văn hóa dân tộc đất nước Việt Nam nhưng không yêu văn hóa Việt Cộng. Họ nói Việt Cộng không phải là Việt Nam. Việt Nam của họ là Việt Nam của tự do và độc lập chứ không phải Việt Nam Cộng Sản đang giam bắt cầm tù người yêu nước. Có lẽ họ đúng theo cái lý của họ, của tất cả nhưng ai từng là công dân Việt Nam Cộng Hòa, hoặc cho tất cả những người Việt Nam yêu nước, vì từ sau Việt Cộng cướp được Sài Gòn thì hàng triệu người Việt Nam bỏ chạy đi tìm tự do, và tới ngày nay người Việt Nam trong nước vẫn bỏ chạy cộng sản khi có cơ hội.
Họ nói chỉ nghe hai tiếng cộng sản ở bất cứ nơi đâu, hoặc nhìn thấy hai chữ này trên báo chí, thì họ liên tưởng tới hàng ngàn ngàn tội ác của việt cộng với dân tộc và đất nước Việt Nam. Một đất nước nếu người dân không hối lộ đút lót và cán bộ không tham nhũng thì đất nước sẽ không vận hành. Còn những ai bày tỏ lòng yêu nước thì việt cộng bắt bỏ tù.
Mầy có biết ông là ai không?
Cô ca sĩ thanh nhạc miền Bắc
Chê ca sĩ miền Nam thất học
“Mầy có biết ông là ai không?”
Lời người Bắc Kỳ bên thắng cuộc!
Đó không là khác biệt Bắc Nam
Mà đó chính là sự khác biệt
Giữa Bắc năm tư và bảy lăm
Đang hủy diệt giống nòi Lạc Việt!
Nông Dân Nam Bộ
Tao biết rõ tụi mầy là ai!
Tao biết rõ tụi mầy là ai
Một thứ quái thai của thời đại
Một lũ khuyển ưng thứ tay sai
Vô nhân tính rừng rú hoang dại
Hình người biết ăn và làm tình
Bầy đàn lang sói thứ súc sinh
“Tàu lạ” “người lạ” đồ vô loại
Thời đại mọi rợ Hồ Chí Minh!
Nông Dân Nam Bộ
Ông “ba que xỏ lá”
Tôi biết “ông” là ai
“Ông Bắc Kỳ lý luận”
“Ông” là thằng tay sai
Là thứ đồ vô dụng
Biết bố ông nữa là
Tôi biết luôn cả “bác”
Cả họ nhà “Ba Ke”
Ông ba hoa khoá lác
Bắc Trung Nam vùng miền
Nam Trung kỳ cứ gọi
Mọi người nghe tự nhiên
Nhưng Bắc kỳ cấm kỵ
Mỗi khi nghe nổi điên
Vì đâu ông nên nỗi
Cùng là giống Rồng Tiên
Cùng da vàng máu đỏ
“Ông ba ke” bảy lăm
Ông rước giặc ngoại xâm
Ông điêu ngoa xảo trá
Ông gieo rắc hờn căm
Ông “Ba Que Xỏ Lá”
Ông chơi cha chó má!
Và hơn thế nữa – trên tất cả
Thằng anh cả ôn dịch thổ tả
“Bắc Kỳ lý luận” tổng bí thư
Đồ mẹ rượt đui mù té nổ!
Nông Dân Nam Bộ
Ai thật sự là loài cuồng điên?
Vẹm và ta cùng giống Rồng Tiên
Tại sao dân ta khổ triền miên?
Ta cùng nhau tìm ra nguyên lý
Vẹm làm cha sao gọi cuồng điên?
Các bạn còn nhớ Trần Dân Tiên
Cha già dân tộc thằng sang độc?
Tổ tiên nó Các Mác Lê nin
Cùng một bầy toàn đồ vô học!
Ai thật sự là loài cuồng điên?
Nông Dân Nam Bộ
Lòng nào bạn không thấy hờn căm!
Ngày nào người dân còn lầm than
Quê hương còn đổ nát tan hoang
Chế độ mọi rợ còn tồn tại
Còn bọn cạp đất còn dân oan
Còn tôn thờ kẻ thù truyền kiếp
Còn gông cùm xiềng xích áp bức
Còn bốn tốt mười sáu chữ vàng
Còn bè lũ rợ Hồ bán nước
Thì ngày đó còn họa ngoại xâm
Thì lòng nào người Việt ngậm câm
Bạn còn mang da vàng máu đỏ
Lòng nào bạn không thấy hờn căm!
Nông Dân Nam Bộ
Có làm cho ta thấy xót xa?
Những kinh rạch sông hồ đen kịn
Chạy dài khắp đất nước chúng ta
Cảnh người bệnh tại các bịnh viện
Cảnh tàn tạ miền Tây bao la
Cảnh bẩn thỉu những khu ổ chuột
Cảnh những bữa cơm không cá thịt
Cảnh biệt phủ dinh thự vi la
Cảnh nghĩa trang thổ tả ôn dịch
Có làm cho ta thấy xót xa?
Nông Dân Nam Bộ
“Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau”!(*)
Không biết mấy ai trong chúng ta
Còn nghĩ về một thời đã qua
Nơi quê nhà nửa thế kỷ trước
“Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau”!(*)
Để rồi mình cảm thấy nuối tiếc
“Không gì quý hơn độc lập tự do”
Đến khi mất rồi mình mới biết
Đã một thời hạnh phúc ấm no!
Nông Dân Nam Bộ
(*) Thơ Bà Huyện Thanh Quan