Mấy lời chân thành gửi tân chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

18

 

Trước hết xin chúc mừng Anh Bảy đã được Quốc hội bầu vào chức vụ cao quý: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Anh đã đặt tay lên Hiến pháp và tuyên thệ trước quốc dân đồng bào nhận vinh dự và trọng trách lớn lao CHỦ TỊCH NƯỚC.
Thưa Chủ tịch,
Là một công dân, tôi chân thành gửi đến Tân Chủ tịch mấy điều thành thật sau đây:
1. Chủ tịch hãy phát huy tính năng động tích cực vốn có, đi sâu, đi sát các tầng lớp nhân dân, nhất là những nhóm yếu thế, vùng sâu vùng xa, thấu hiểu thực trạng xã hội để có tiếng nói và các quyết sách hợp lòng dân. Tránh tình trạng chỉ quanh quẩn tiếp xúc nhóm “cử tri chuyên nghiệp” ở Ba Đình để nghe những lời tâng bốc!
2. Chủ tịch hãy phát huy bản lĩnh, trí tuệ, nghĩa khí của người “Quảng Nam hay cãi’: Cãi vì SỰ THẬT, cãi vì CÔNG LÝ. Cho nên hãy dùng quyền lực của Chủ tịch nước để bảo vệ SỰ THẬT, bảo vệ CÔNG LÝ, dám cách chức những quan chức làm láo, nói láo, chà đạp lên Hiến pháp, pháp luật, đạo lý…
3. Chủ tịch nước có vai trò, vị thế khác với Thủ tướng, nên phong cách và ngôn ngữ cũng phải khác với Thủ tướng. Cách quát nạt như khi họp Chính phủ; cách “nổ” khi đi các địa phương, tỉnh nào cũng là “đầu tàu”, là “trung tâm”; rồi tỉnh nào đó phải thành “Hồng Công”, Hà nội thành Paris, Sài Gòn thành Singapore, Việt Nam thành “Hổ” thành “Rồng”, hay “cột điện Mỹ cũng muốn chạy về Việt Nam” v.v…là ngôn ngữ của tuyên giáo. Chủ tịch nước phải nói năng rất chuẩn mực, dùng thư ký chuẩn mực, chớ dùng loại thư ký viết những bài diễn văn sáo rỗng dài dòng mà mang vạ vào thân. Chủ tịch nước cần lắng nghe nhiều, nhìn nhiều, nói ngắn, nói ít thôi.
4. Chủ tịch hãy dùng quyền lực của mình, sửa sai vụ án Hồ Duy Hải và vụ án Đồng Tâm đi! Hai vụ án đó trái pháp luật, trái đạo lý, lòng dân rất bức xúc. Chính ông cũng đã nói khi tiếp xúc cử tri ở Đồ Sơn, Hải Phòng rằng: “Vụ án Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai quy định của pháp luật”. Từ cái sai nhỏ dẫn đến cái sai lớn và rồi dẫn đến tội ác. Vậy bây giờ là lúc Chủ tịch có quyền trong tay để sửa sai hai vụ án nhức nhối này.
5. Chủ tịch đã đặt tay lên Hiến pháp để thề, vậy Chủ tịch hãy quyết tâm thực hiện lời thề đó bằng cách chỉ đạo, giám sát các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải thượng tôn và thực hiện đúng những Điều ghi trong Chương II của Hiến Pháp năm 2013, mà tôi xin phép dẫn ra dưới đây.
CHƯƠNG II
QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 14
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 15
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 17
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Điều 18
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 19
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 22
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều 23
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 26
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Điều 27
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Điều 28
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 29
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 30
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều 31
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 32
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 33
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 34
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 35
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Điều 36
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 37
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 38
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 39
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 40
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
Điều 41
Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Điều 42
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 43
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 44
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 45
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Điều 46
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 47
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Điều 48
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Điều 49
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.
(Nguồn: Văn phòng Quốc hội)
Xin chân thành chúc Chủ tịch luôn Mạnh khoẻ, Hạnh phúc, hoàn thành sứ mệnh cao cả, để người Dân nhìn vào Chủ tịch thấy có niềm tin vào SỰ THẬT và CÔNG LÝ.
Sài Gòn, ngày 05/4/2021
M.V.T

18 BÌNH LUẬN

  1. Nói chi cho nhiếu! Trong tác phẩm “Viết-cho -Mẹ” của Nguyễn văn Trấn( cán bộ kháng chiến Nam Bộ).Năm cải cách ruộng đất ,Ông Trấn cùng vai người Nam bộ tập kết ,vào gặp Tôn -đức Thắng (-Phó chủ tịch Nước lúc bấy
    giờ) đề nghị Ông nói với HCM ngưng ngay CCRD9 vì Dân chết oan nhiều !! TDT đứng dây vừa đi vừa hút thuốc: ” Đ M tao lo cái thân tao chưa ra
    sao nửa ??” Tóm lại NXP hay bất cứ ai là CS,đả uống máu ăn thề rồi
    thì không thể làm gì được,ngoài việc nhắm-mắt -đưa-chân mà thôi !!

  2. Trọng kính đàn anh Tác Giả Mạc Văn Trang!
    Đàn anh bảo Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với cử tri ở Đồ Sơn, Hải Phòng một câu như sau:
    “Vụ án Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai quy định của pháp luật”.

    Thưa cụ Mạc Văn Trang:
    Em có nhờ Google, YouTube tìm, nhưng vẫn chưa thấy, nếu quan ngài có cái Link đoạn nói đó của TT Phúc, xin đàn anh cho bà con nghe nhé? Thanks Sir!

    Còn đây là đoạn đàn anh luận về cái hậu quả của câu tuyên bố vừa nói của TT Phúc:
    Trích bài chủ:
    “Từ cái sai nhỏ dẫn đến cái sai lớn và rồi dẫn đến tội ác. Vậy bây giờ là lúc Chủ tịch có quyền trong tay để sửa sai hai vụ án nhức nhối này.” ngưng trích!

    Cám ơn quan bác Mạc Văn Trang!
    Nhớ giữ gìn sức khỏe nghe đàn anh!

  3. Ông Pham Minh Chinh’ làm thủ tuong hay ong Nguyen Xuan Phúc làm chủ tịch nuóc thì cuoi cùng dám NGUY TAN DƯ củng khóc lóc chúi rủa mà thôi. Cách đay 5 năm khi ong Phúc mói lên làm thủ tướng thì NGỤY TAN DƯ củng khinh rẻ, mím trề, mai mỉa , chọc ghẹo , chủi rủa, thì bay giò cũng thé mà thôi, hehehehhe.

    Ngụy có bao giò hạnh phúc đâu mà. Niềm hạnh phúc của NGUY TAN DƯ đó là làm sao CSVN phải bị TRIET TIEU giống như NGỤY SAI GÒN bị triêt tieu cach đay 46 năm, nhưng vỉ HÈN quá cứ nằm há mỏm chờ………sung rụng mà thôi chứ chẳng biét làm saơ dẻ trã thù cho mói nhục 30/4. Chỉ có mỏi mot cách không dòi hoỉ sự GAN LỶ, THONG MINH, đó là CHÔNG CỘNG BẰNG MỒM. Ngày ngày vác mỏm vào online chống cộng, dói thì ăn mì gói, mẹt thì lăn ra ngủ. Đạn là nuóc bọt, súng là mic va chién hào là giưòng cú thé làm cho tói khi đi doàn tụ vói Diẹm Thiẹu.

    Dièu dáng buồn cho NGỤY TAN DƯ là dân Viet Nam nhất quyét khong chịu di theo giạc NGỤY. Ý dân là ý trời, cho dù dại bác tàu bò, máy bay phản lục, B52 bomb nguyen tử cung khong cản nổi, Ngụy thuòng hay nói thé mà. CSVN lảnh dạo khéo quá, gioỉ quá, yeu dân quá thì hà cớ chi mà dân VN di theo giặc Ngụy.

    Ông nào lên hay ong nào xuống thì NGỤY TAN DƯ củng sè khong thiếu gì chuyện để chủi để bàn dẻ cay cú, dẻ uất ức. Nguy Tàn Dư chủi rủa Cong San VN tù ngày 30 thang 4 năm 1975 cho tói bay giò chú đau có mói mẻ gì.

    46 năm nay thé giói chê VN củng nhiêu mà khen VN cung khong phải là ít, nhưng NGUY TAN DƯ thì tuyet đối là chua bao giò bao? VC làm đúng bat’ cú đieu chi từ kinh té cho tói chinh trị, dối ngoại v.v.v cho toi quan sự , VC hoan toàn sai chĩ có NGUY TAN DƯ muon đoi vẫn đúng , hhhehehhhe.

    • Mày cứ chọc thối cho bá tánh chửi ông bà tiên tổ tao.
      Thằng chó đẻ.
      Ông bà tổ tiên tao ở Ngệ An Hà Tỉnh thì có tội tình gì đâu mà củng phải mang họa vì mày.

  4. Viết bình luận dài dòng làm gì cho mệt, khi nó làm thủ tướng thì người ta cứ tưởng thú, suốt ngày ê a cắm mặt xuống tờ giấy đánh vần và nổ như tạc đạn, mang tiếng thủ tướng mà chỉ loanh quanh sân gôn, phá rừng, đào bán tài nguyên chứ chẳng thấy lo đến an sinh và môi trường. Nay qua làm bù nhìn thì còn trông mong con mẹ gì ?

  5. Bác Mạc V Trang Dẫn Giải nhiều quá…Tốn thời gian và giấy mực …Họ có bao giờ Đọc Luật đâu mà Bác Dẫn ra làm gì ?….Luật chỉ Có để cho zui…..Ví dụ như vụ Đồng Tâm , Hồ duy Hải …rồi …”không ai được phép làm 3 nhiệm kỳ ”….rồi tuổi ”Giới Hạn”…không quá á…65…v..v ..Hơn nữa Giữa Nói và ….LÀM ….nó như trên trời với dưới vực sâu…….”’Nuật việt nam”’….

  6. Cái thằng cha ngoẹo đầu ,vặn cổ này bây giờ được
    làm chủ tịt nước rồi đấy nhỉ ?

    Không biết chúc mừng hay nên chia buồn với hắn.
    Không biết trước khi nhậm chức ,nó có nhớ và khấn
    vái cái linh hồn của thằng Trần đại Quang không nhỉ ?

    Thằng này xấu tướng quá, chắc Bác không mời nó đi
    ăn cơm chung . “Hổng en ,téc đèn đi ngủ “.

    • Cái nhà bác Trần Tưởng này sao mà nhòm dung nhan tân chủ tịt nước kỹ cứ như là nhà xem tướng số tử vi zậy. Tân chủ tịt NXP hình dáng đúng là: đầu ngẹo ngoặt, mắt lé hấp ha hấp háy, mốm meo méo, lúc phát biểu bao giớ mắt lé cũng không dám xa tờ giấy viết sẵn sợ nói chệch văn bản do tay chân viết sẵn, đầu y trọc lốc như sư cọ mặc dù có vợ và có con. Xem ra NXP tướng mạo bề ngoài không hề có dáng làm quan.
      Vậy tướng làm quan của NXP ở đâu? Phải chăng tướng làm quan ẩn sâu chăng? Theo tôi có lẽ NXP “có hậu môn vuông” như cụ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, theo truyền thuyết người đen, lùn hình dáng giống hệt đười ươi, nhìn dáng hình bên ngoài thì đến các cụ tổ sư ngành “nhân chủng học cũng không tìm ra cái nét nào là quý tướng”, người cùng họ với Mạc văn Trang thì phải còn có cùng dòng tộc hay không thì chúng ta phải được Mạc văn Trang trả lời.
      A-mô-di-đà mệt!

      • Có một cháu 15 tuổi ở VN nhận xét về tân chủ tịt NXP như sau: “Cái ông này đi gì mà khệnh khà khệnh khạng như mắc bệnh trĩ nặng (chắc cháu này không biết bệnh giang mai, bệnh lậu mà ngày xưa người ta thường gọi nôm na là “tim la sáng téng”) chả ra dáng ông chủ tịch tý nào, ông ấy nên vào trường Sân Khấu Điện Ảnh học một khóa” thì hơn!
        Đúng là “hậu sinh khả uý”, cháu bé này sau này chắc sẽ là nhà đạo diễn điện ảnh VN đại tài, biết ” đưa ra những lời cố vấn cho NXP nên đi đứng và tác phong như thế nào cho đúng vai chủ tịt nước.”
        Mô Phật!

  7. “Chủ tịch đã đặt tay lên hiến pháp để. … thề ” – Trích .

    Mấy anh Vẹm nhà ta sáng tác và đạo diễn cái màn “thề
    thốt” này từ khi nào vậy nhỉ ?
    Chúng nó thề thốt như thế kia ,sao không kéo ra Lăng
    Ông Bà Chiểu mà diễn ,cho có phần “hoành tráng” hơn
    không nhỉ ? Bây giờ bọn chóp bu Vi xi tin tưởng dị đoan
    ghê lắm . Chắc sợ bị thánh thần bẻ cổ .

    Ông Mạc Văn Trang nên tìm cách khuyên chúng ra Lăng
    Ông Bà Chiểu mà thề thốt . Có khi vì sợ bẻ cổ ,nên chúng
    làm theo hiến pháp còn hay hơn là “mấy lời chân thành”
    khuyên suông . Chúng lại chửi cho là vớ vẩn .

    • Có đứa nó ỉa lên hiến pháp đó, Niểng Nổ đặt tay lên trển xong đưa lên mũi ngửi bảo sao mà thơm thế.

  8. Xóm Liên Hiệp.

    *

    Thế-giới giống như một xóm có 300 nóc-gia, tức 300 ngôi nhà, hoặc 300 gia-đinh.

    Trong cái xóm này, thì mọi gia-đình đều biết nhau, qua các giao-dịch mua-bán, thăm-viếng, lể-hội, quan-hôn-tang-tế…vv…qua người giao-dịch là chủ của các gia-đình, tức là người gia-trưỡng.

    Cá-nhân các thành-viên trong mổi gia-đình không biết nhau là việc bình-thường, nhưng các cá-nhân đó vẫn biết là trong xóm có bao-nhiều nhà, mổi nhà tên là gì, gia-trưỡng là ai…vv…

    Trước đây trong xóm rất hỗn-loan và mất trật-tự vì xóm không có luật-lệ gì, giống như chốn rừng hoang, hành-xử theo quy-luật “mạnh thì được, yếu phải thua.” Đây là hành-động theo bãn-năng sanh-tồn của loài động-vật cấp thấp. Loài động-vật cấp cao là Con Người thì không được hành-sử như thế.

    Nhưng vì lợi-ích riêng và lòng tham không đáy của vài nhóm người, nên cách hành-sử man-rợ mông-muội mang bản-chất thú-tánh ấy, đả lấn-át và áp-đảo phần nhân-bản lương-thiện của con người.

    Nhà nào đông người sẻ cậy vào đông người, nhà nào có nhiều dao-búa thì cậy vào nhiều dao-búa, nhà nào có nhiều mánh-lới thì cậy vào mánh-lới, họ dùng cái ưu-thế của nhà mình để lấn-lướt cươp của, cướp đất, cướp nhà của những gia-đình yếu thế hơn họ. Ai chống-cự lại việc làm tham-lam và man-rợ của họ, thì bị họ đánh-đập, tra-tấn và giết chết.

    Tình-trạng hoang-dả và man-rợ theo kiểu thú-vật ấy kéo dài rất lâu, mải cho tới khoãng 1950, sau khi Thiên Chúa Giáng Sinh thì các gia-trưỡng trong xóm mới họp lại với nhau để thảo-luận, bàn-bạc tìm cách chấm-dứt tệ-nạn hoang-dả, mông-muội và man-rợ của cộng-đồng loài người.

    Cuối-cùng, họ thống-nhất với nhau, bầu ra một hội-đồng để làm trọng-tài và hòa-giải các mối bất-hòa, bất-đồng và bất-công của xóm để tránh việc xung-đột lan rộng thành chiến-tranh. Họ gọi tên cái Hội-đồng này là Liên Hiệp Xóm.

    Thật ra, cái Hội Đồng này không giải-quyết đươc vấn-đề, mà chỉ tạm-thời ngăn được nhiều cuộc xung-đột đổ máu do mấy nhà quá-khích gây ra.

    Rồi tới một ngày, cái Hội Đồng này rơi vào bẩy hối-lộ của bọn xấu, bị chúng dắt mủi, nên mọi việc từ-từ quay lại thời-kỳ hoang-dả ban đầu. Bóng tối đang chầm-châm quay trở lại.

    Một sô nhà có thiện-ý, cố cứu-vãn tình-thế bấp-bênh bên bờ vực này, nhưng xem ra khó mà có hy-vọng về một cuộc hòa-đàm kết-quả, lấy hòa-hảo hửu-nghị làm phương-châm giao-tiếp, mà ngược lại còn có nhiều nguy-cơ và khả-năng, là vấn-đề gai-góc này sẻ được giải-quyết bằng một cuộc chiến-tranh.

    Đó là một dấu-hiệu buồn, nhưng một cuộc chiến-tranh như thế là cần-thiết.

    *

    Tất-cả mọi nhà trong Xóm đều có ảo-tưỡng rằng:

    Họ có toàn-quyền quyết-định về việc nhà họ sẻ làm gì, làm như thế nào, mà các nhà khác trong xóm không được can-thiệp hay xen vào cái quyết-định của nhà họ.

    Nhưng quan-điễm độc-lập cực-đoan này hoàn-toàn sai-lầm, vì tất-cả các nhà trong Xóm đều có quan-hệ chằng-chịt với nhau về nhiều mặt, vì vậy quyết-định của một nhà sẻ gây ãnh-hưỡng tới nhiều nhà khác, bởi vậy các quyết-định không phù-hợp đều bị phãn-đối.

    Ví cả Xóm có liên-quan với nhau về nhiều mặt, nên cả Xóm phải liên-kết gắn-bó với nhau để cùng tồn-tại. Nhà này quyết-định có lợi cho nhà mình, nhưng gây hại cho nhiều nhà khác, thì những nhà khác ấy sẻ không chấp-nhận.

    Nhà bị phãn-đối sẻ liên-minh liên-kết với những nhà khác có thiện-cãm hay có cùng quan-điễm với mình để gây thêm sức mạnh.

    Những nhà phãn-đối cũng làm như thế, nên trong Xóm có hàng chục nhóm câu-kết với nhau để chống lại những nhóm khác.

    Như vậy, rỏ-ràng là cái quan-điễm độc-lập chỉ có giá-trị tương-đối, nhiều khi chỉ là giá-trị tượng-trưng. Còn như cái quan-điễm độc-lập cực-đoan thì không có giá-trị gì, mà ngược lại nó chính là đầu-mối đại-họa cho nhân-loại.

    Trong gia-đình, mổi người phải yêu-thương, đoàn-kết, nhường-nhịn, giúp-đở lẩn nhau thì gia-đình mới hạnh-phúc.

    Xóm cũng vậy, nếu không yêu-thương, đoàn-kết, nhường-nhịn, giúp-đở lẩn nhau để cùng tồn-tại, mà cứ dùng chiêu-bài độc-lập cực-đoan để gây rối, để thủ-lợi, thì Xóm sẻ chẵng bao giờ đuợc yên-ổn, mà ông Thần chiến-tranh cùng với ông Thần tàn-phá sẻ luôn hiện-diện, để gây thãm-họa bất-ổn, đau-thương, đói-khát, bệnh-tật, chết-chóc và nhiều thứ tai-hại khác cho loài người.

    Hảy loại-bỏ vĩnh-viễn cái quan-niệm độc-lập cực-đoan khốn-kiếp ấy đi, mà dung-hòa và xây-dựng quan-điễm độc-lập tương đối có co-giãn, để dể điều-chỉnh các mối quan-hệ với láng-giềng hàng-xóm.

    Và tranh-chấp sẻ nổ ra, nhiều khi sảy ra chiến-tranh, chỉ vì cái quyết-định không phù-hợp của một gia-đình cố-chấp, khư-khư cố giử lấy sự cực-đoan phi-lý của nhà mình.

    Chính vì quan-điếm độc-lập cực-đoan có chủ-ý xấu này, đả làm cho tình-hình trong Xóm chưa bao giờ được hoàn-toàn yên-ổn, mà luôn có đấu-đá tranh-chấp nhau, không ở góc này thì ở góc kia, hoặc góc nọ.

    Nhưng cái dả-tâm tham-lam cướp-bóc sức-người, sức-của để làm giàu cho mình, do một số nhà có tâm-địa xấu-xa chủ-trương, thì đó mới là nguy-cơ lớn nhất, là nguy-cơ số Một, cả Xóm sẻ tan-hoang và đau-thương vì cái bọn có dả-tâm xấu-xa này.

    Và tình-trạng hiện nay sẻ còn kéo dài, sự chực-chờ một cuộc chiến-tranh mau đến để giải-quyết các mâu-thuẫn là điều rất chắc-chắn. Hảy lo-buồn và cầu-nghuyện đi, hởi những con người sẻ là nạn-nhân của cuộc chiến mà các người không mong-muốn.

    Hình như có một số người nghiện chiến-tranh và giết-chóc.

    Nhưng thật ra, đó không phài con người, mà là những con thú dử, khát máu đội lốt con người

    Chí Phèo Nguyễn-văn-Lợi

  9. Khi nào đảng còn cưỡi cổ nhà nước,thì luật pháp chỉ để làm kiểng.Có người nói:”Việt Nam có một rừng luật nhưng khí áp dụng lại sài Luật Rừng”!!!Chỉ khi nào đảng nằm trong nhà nước.khi đó người dân mới thực sự:”Hồ hởi phấn khởi”.

    • Nhà-nước nằm trong đãng thì không hay à?
      Con ở trong cha là hợp đạo-lý.
      Cha mà ở trong con thì kỳ quá.
      Ông cứ hỏi bọn lợn-chết Việt Cộng thì rỏ.

  10. Tôi có thắc-mắc này đem hỏi nhiều người, là:
    – Đãng có đăng-ký xin giấy phép hoạt-động hay không?
    Câu trả lời phần nhiều là:
    – Đãng mà xin giấy phép hoạt-động à? Có khùng không đấy.
    Cũng có người giải-thích kỷ hơn:
    – Năm 1930 đãng mới thành-lập, chưa có nhà-nước, vậy thì đãng xin phép ai.
    Nhưng, sau ngày 29 tháng Tám và ngày 02 tháng Chín năm 1945 thì sao? Có xin giấy phép không?
    Có người nói:
    -Đãng khai-sanh ra nhà-nước, như vậy cha phải xin phép con à.
    Câu này sai.
    Trong một nhà-nước pháp-quyền, người cha là công-dân bình-thường, người con là đại-diện cho pháp-luật, thì người cha phải xin giấy cho phép của người con, nếu muốn làm một việc gì đó theo quy-định của pháp-luật.
    Thí-dụ:
    Người cha muốn tổ-chức biểu-tình ở bờ Hồ Tây, mà người con là đại-diện pháp-luật về trật-tự trị-an của khu-vực này, thì dỉ-nhiên người cha bắt-buộc phải xin cái giấy cho phép của người con.
    Nhưng, thể-chế Cộng Sãn là thể-chế rừng-rú, không phải là nhà-nước pháp-quyền, cho nên cha không thể xin phép con, đãng thì chẵng phải xin phép ai cả.
    Vì nhà-nước chưa hề cấp giấy phép cho bất-cứ hôi-đoàn, tổ-chức hay hay đãng-phái chánh-trị nào cả, thì dỉ-nhiên là đãng không thể có cái giấy phép hoạt-đông.
    Quý-vị đãng-viên nghỉ sao?
    Nếu quý-vị không có ý-kiến gì cả, thì quý-vị chỉ là lủ lợn-chết.

  11. Ông Mạc Văn Trang đả đưa ra 05 cái chân-khỉ-gió cho đãng-viên CSVN mới lên ghế chủ-tịch-nước.
    1.
    Tình-trạng ô-nhiễm môi-trường sống ở Việt Nam hiện nay là rất khũng-khiếp, trong đó có 03 cái quan-trọng nhất là không-khí, thực-phẫm và nước uống thì đả bị ô-nhiễm nặng-nề.
    Báo Việt Cộng cũng phải thừa-nhận:
    Mổi năm có hơn 300.000 ca ung-thư mới.
    Theo cái đà ô-nhiễm hiện nay, thì mai-mốt không chỉ con người Việt Nam mới bị, mà ngay đến con cá, con chuột cũng không tránh khỏi ung-thư.
    Bọn Trung-ương-đãng rất sợ điều này, vì vậy bọn chúng trốn kỷ trong các ‘pháo-đài’, việc đi ra ngoài rất hạn-chế.
    Trong pháo-đài được lắp-đặt máy lọc không-khí và máy lọc nước tốt nhất của Âu Mỷ, nước nấu ăn cũng được lọc rất kỷ-lưỡng, thâm-chí nhập nước đóng chai từ nước ngoài để nấu ăn…
    Có một cơ-quan núp bóng là một công-ty để chuyên-lo việc nhập thực-phẫm và nước uống phục-vụ cho Trung-ương-đãng.
    Khi về hưu bọn chúng vẫn được hưỡng đặc-quyền này, nên dù đả về hưu bọn chúng vẫn rất sợ kỷ-luật.
    Bị kỹ-luật thì mất nhiều đặc-quyền, trong đó có đặc-quyền về thực-phẫm và nước uống.
    Vậy thì làm sao Phúc Niễng dám đi đó, đi đây theo cầu-xin của Trang.
    Chỉ tội cho đám đãng-viên tép-riu, tỷ-lệ ung-thư của bọn nó ngang bằng với người dân.
    2.
    Phúc Niễng thì làm gì có bãn-lãnh và trí-tuệ mà phát-huy. Nó chỉ có bãn-lãnh và trí-tuệ ở cái khoãn đục-khoét người dân và công-quỷ.
    Nó hay cải là đúng rồi, nhưng nó chỉ hay cái với người dân và cải rất giỏi, để bảo-vệ nó và đãng.
    3.
    Cái nghề của bọn nó là nói dối, nói láo và nói nhiều, bảo nó nói ngắn và nói thật là điều rất khó cho nó.
    Nếu nói ngắn và nói thật, thì cái phương-châm 7D của đãng:
    Dai, dài, dở, dóc, dơ, dối, dõm phải vứt đi à. Đừng có mơ.
    Lắng-nghe à?
    Việc này thì ông Trang cứ yên-chí gối cao mà ngủ kỷ, vì bọn chúng đặt toàn-tâm toàn-ý vào việc lắng-nghe.
    Thậm-chí, khi đi ngủ bọn chúng cũng thức một tai, để lắng-nghe xem quan-thầy ở Bắc Kinh có dặn-dò đột-xuất điều gì không.
    4.
    Dùng quyền lực để sửa sai vụ án Đồng Tâm ư, đúng là ông Trang này điên rồi.
    Vụ Đồng Tâm không có gì sai thì làm sao mà sửa.
    Đó chỉ là việc nội-bộ, chỉ là thằng đãng-viên lớn giết thằng đãng-viên nhỏ để cướp đất thôi mà.
    Việc nội-bộ của đãng thì cứ để cho đãng giải-quyết. Sẻ họp nội-bộ và phê-bình nghiêm-khắc.
    Còn việc ba đãng-viên bị bọn phãn-động đốt chết thì đả xử rồi. Ông Trang muốn sửa bãn án để tăng hình-phạt lên à? Cơ quan pháp-luật đang nghiến-cứu vấn-đề này.
    Vụ án Hồ Duy Hải thì nhỏ như cái móng tay, cứ để cho địa-phương giải-quyết, trung-ương mà giẫm chân địa-phương là không tốt đâu.
    Vả lải, việc gì cũng đẩy lên trung-ương, vậy thì ở địa-phương bọn chúng nó làm gì?
    Cứ họp nhau mà đếm tiền suốt năm à?
    Trung-ương đâu phải đầy-tớ tụi nó.
    5.
    Không phải tôi nịnh ông Trang, nhưng tôi thấy ông ấy đả ngớ-ngẫn hết mức.
    Ông là đãng-viên, vậy tôi hỏi ông nhé:
    Giửa điều-lệ đãng và pháp-luật do đãng ban-hành thì cái nào to hơn?
    Cái nào là cha, cái nào là con?
    Điều-lệ đãng được ngồi xỗm trên pháp-luật, hay pháp-luật dám ngồi xỗm trên điều-lệ đãng?
    Đãng có xin giấy phép hoạt-động hay không?
    Nếu không có giấy phép, thì đãng đả hoạt-động chui, là bất-hợp-pháp.
    Đãng hoạt-động chui bất-hợp-pháp mà cầm quyền, thì làm đéo gì có luật-pháp.

    • Hảy nhớ, muốn bắt một đãng-viên, thì cơ-quan điều-tra phải xin phép chi-bộ, chi-ủy là nơi sinh-hoạt của đãng-viên ấy.
      Nếu chi-ủy chi-bộ nói NO, thì cha của cơ-quan điều-tra có sống lại cũng không dám rớ tới.
      Có điều-luật rất buồn cười, là cơ-quan điều-tra không được phép theo-dỏi đãng-viên.
      Còn nhiều điều-luật rất quái-đãn khác, mà đãng dùng để bảo-vệ đám đãng-viên lợn-chết của mình.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên