Tất cả phương tiện xe cộ lên Đà Lạt dùng Quốc lộ 20 đều phải qua trạm BOT đặt ngay tại ngã ba phi trường Liên Khương, rồi chạy thêm chỉ mấy trăm mét nữa là đến ngã ba quận Đức Trọng. Từ đây rẽ trái về hướng đi La Ba được khoảng 2 Km rồi quẹo phải là vào “đường cao tốc BOT” lên Đà Lạt. Đoạn cuối con đường nầy phải phá sâu vào chân núi Voi để gặp lại Quốc lộ 20 ở cuối thác Prenn. Trạm BOT cho xe rời Đà Lạt đặt ngay tại giao điểm nầy trên Quốc lộ 20. Như vậy từ ngã ba phi trường Liên Khương đến chân đèo Prenn cả 2 trạm BOT đều đặt trên Quốc lộ 20 nên cho dù xe không dùng “đường cao tốc” vẫn phải trả lệ phí. BOT đang nắm yết hầu của đoạn đường khoảng hơn 10 Km nầy!
Lên Đà Lạt nếu không dùng “đường cao tốc BOT” thì từ ngã ba Quận Đức Trọng cứ tiếp tục trên Quốc lộ 20 đi thẳng. Đoạn đường nầy gần như thẳng tắp, hai bên là ruộng, rải rác một số nhà sàn của đồng bào K’ ho với gia cầm chạy lung tung bên dưới… là nếp sống còn khá hoang dã trước kia. Ngày đó, từ đây du khách đã bắt đầu thích thú được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của cao nguyên. Xa xa bên trái là núi Voi với rừng cây nguyên thủy nổi giữa màu xanh núi đồi bát ngát. Thường thấy từng mảng mây trắng la đà như những tấm khăn voan của người đẹp đang lơ lửng phất phơ. Bên phải là những ngọn đồi với rừng thông lá xanh mượt cùng với khí hậu bắt đầu se lạnh là nét đẹp vừa quang đãng vừa tuyệt vời trước khi lên đèo Prenn đến Đà Lạt.
Thế nhưng, hình ảnh đó hiện tại không còn nữa! Bức tranh thiên nhiên đó đã bị “đường cao tốc BOT” như một con dao đâm thẳng vào mắt du khách ở ngay cửa ngỏ lên cao nguyên Lâm Viên!
So sánh với bản đồ thu phí BOT ở Cai Lậy thì in hệt! Thay vì nâng cấp Quốc lộ 20 đoạn từ Liên Khương đến chân đèo Prenn, vừa thẳng, vừa bằng phẳng và dân cư thưa thớt, lại nhẫn tâm phá vỡ không gian đẹp tuyệt vời đó trước khi đến Đà Lạt! Ở đây không đơn thuần là sự ngu dốt trước giá trị thiên nhiên chỉ vì tiền mà còn tàn phá môi trường nghiêm trọng. Hiện tại bất cứ ai đi hay về Đà Lạt cũng đều thấy những mảng đỏ đất bazan còn nham nhở ở chân đèo Prenn như những nhân chứng sống vẫn trơ gan. Ứa máu!
Cuộc cách mạng tiền lẻ tại trạm BOT Cai Lậy hoàn toàn không vi phạm pháp luật nhưng thay vì bảo vệ dân nhà nước lại tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi các Tập đoàn Nhóm Lợi ích hút máu dân. Như vô số bài học nhãn tiền từ vụ Formosa cho đến Đồng Tâm… là họ chỉ mua thời gian để từng bước tìm cách đánh bại người dân bằng những trò phi pháp bẩn thỉu nhất. Do đó những ngày tháng sắp tới chắc chắn sẽ không hề đơn giản đối với các bác tài xế xe. Xin hãy cảnh giác!
Nhìn vào sự chiến thắng nhất thời của các bác tài xế tại Cai Lậy chỉ để vỗ tay như một số người địa phương tràn ra đường “ăn mừng” thì không sớm thì muộn cũng sẽ bị nhà nước âm thầm dẹp bỏ được dễ dàng. Họ đang tìm bắt một số người hăng say tranh đấu rồi ghép vào tội “cầm đầu gây mất an ninh trật tự công cộng” để đem ra xét xử như họ đã từng làm với vô số các cuộc đấu tranh ôn hòa tại các nơi khác.
Người dân tràn ra đường với những tiếng vỗ tay suông sẽ không thể giải quyết được nan đề bị bóc lột khi mà nhà nước và Nhóm Lợi ích đã và đang cấu kết chặt chẽ với nhau!
Giao thông là huyết mạch như máu trong cơ thể. Nếu máu đông cơ thể sẽ chết. Nhưng chỉ có cục máu đơn lẻ Cai Lậy thì không thể làm nghẽn dòng lâu hơn nếu không có hàng trăm cục máu rải rác khắp nước tiếp sức. Chỉ hoan hô suông thì sẽ bị tiêu diệt sớm. Người dân phải biết tự cứu mình. Nạn nhân các BOT địa phương phải lên tiếng cùng với người Cai Lậy.
Người Đà Lạt bị BOT hút máu ơi, hãy lên tiếng!
(5/12/2017)
Người Lâm Viên
Thôi hút máu…
Bọn rận, rệp, muổi, mòng, đỉa, vắt… sẽ chết trắng mắt.
Đối với lủ kí-sinh-trùng này thì chỉ có một cách:
Hãy sịt thuốc diệt kí-sinh-trùng.
Còn cái đám sán dây, sán lá, sán xơ mít, giun đủa, giun kim, giun móc ở Ba Đình Hà Nội, thì cần phãi dùng thuốc sỗ lải và tẫy giun sán, loại cực mạnh.
Trong lịch-sử Việt Nam, chưa có thời-kỳ nào mà kí-sinh-trùng phát-triễn khũng-khiếp như hiện nay.