Lê Xuân Khoa: Nhận định về cố TT Ngô Đình Diệm

31

(Trích đoạn từ Chương 10, tác phẩm “Việt Nam 1945-1990” của Giáo sư Lê Xuân Khoa)

■ Trang 234:

So với chế độ cộng sản miền Bắc, chế độ dân chủ ở miền Nam có triển vọng trở thành tương tự như tình trạng giữa Tây Đức và Đông Đức hay Nam Hàn và Bắc Hàn. Tuy nhiên, do quan niệm trị nước lỗi thời đưa đến độc tài gia đình trị, Tổng thống Diệm đã làm mất sự ủng hộ của nhân dân trong nước và chống lại các khuyến cáo của Hoa Kỳ một cách thiếu khôn ngoan đến độ bị đảo chánh và hãm hại.

■ Trang 236:

… tinh thần vì gia đình của ông như được chứng tỏ trong thời gian làm Tổng thống VNCH quả thật là một nhược điểm lớn khiến cho ông trở thành một nhà độc tài gia đình trị.

■ Trang 239:

Tuy nhiên, ban tổ chức trưng cầu dân ý đã sắp đặt cho việc thắng cử của Ngô Đình Diệm quá bảo đảm đến độ ông được tới 98.2 phần trăm phiếu trong khi Bảo Đại chỉ được 1.1%. Bằng chứng gian lận lộ liễu nhất là ở nhiều nơi số phiếu ủng hộ ông Diệm nhiều hơn số cử tri. Chẳng hạn riêng vùng Sàigòn-Chợ Lớn có 450,000 cử tri ghi danh mà số phiếu bầu lên tới 605,025.

Ngày 26 tháng Mười, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của miền Nam, quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hòa! Mặc dù nổi tiếng là người có lý tưởng, liêm khiết và can đảm, Ngô Đình Diệm đã phạm nhiều sai lầm chính trị trong hơn tám năm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam. Ông có một quan niệm trị nước theo truyền thống Nho giáo trong cương vị của một tín đồ Ki-tô giáo kiên quyết thi hành sứ mệnh mà ông tin tưởng được Thiên chúa trao cho.

■ Trang 240:

… khi Ngô Đình Diệm đã làm chủ được tình hình chính trị và quân sự ở miền Nam thì ông lại bắt đầu thiết lập một chế độ độc tài gia đình trị. Có thể nói rằng quan niệm trị nước của ông Diệm căn bản là quan niệm “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân) của đạo Khổng mà ông đã thực hiện từ thời ra làm quan gần ba mươi năm về trước. …. Thêm vào đó, với tư cách một tín đồ Công giáo nhiệt thành, ông tin tưởng đã được Thiên Chúa trao cho sứ mệnh thiêng liêng khi ông trở thành Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà và ông càng kiên quyết thực hiện sứ mệnh thiêng liêng ấy. Trên nền tảng tinh thần đó, ông không chấp nhận những quan điểm khác biệt và không tha thứ ai làm trái ý ông. Ngày 15.1.1956, ông giải tán Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng để loại trừ những người có công với ông trong việc lật đổ Bảo Đại nhưng cũng là những lãnh tụ chính trị độc lập như Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn và Nhị Lang…

… Ngoài ra, cần phải nhắc đến sắc lệnh số 10/62 hạn chế tự do cá nhân do Tổng Thống ban hành ngày 16.5, qui định mọi cuộc hội họp hay tụ họp dù là xum họp gia đình cũng phải có giấy phép của Sở Cảnh sát địa phương.

■ Trang 241:

Về mặt an ninh, từ tháng Giêng 1956 đã có sắc lệnh số 6/56 của Tổng Thống cho phép các cơ quan an ninh bắt giữ bất cứ người nào có hành động phương hại đến an ninh quốc gia, tháng Năm 1959 lại có đạo Luật số 10/59 thiết lập Toà Án Quân Sự Lưu Động để gia tăng hiệu lực ngăn chặn những hoạt động khủng bố của cộng sản. Tháng Năm 1962, Tổng thống lại ra sắc lệnh số 11/62 thiết lập Toà Án Quân Sự Mặt Trận tại ba Vùng Chiến thuật với thẩm quyền kết án chung thân mà người bị kết tội không được phép kháng cáo. Các bản án tử hình đều được trình lên Tổng Thống xem xét và quyết định. Tất cả những văn kiện pháp lý này đều có lý do chung là ngăn ngừa và trừng trị những hành động phá hoại của cộng sản, nhưng thực tế cũng nhắm cả vào những thành phần đối lập không cộng sản. Đó là một sai lầm chính trị quan trọng của Ngô Đình Diệm không những làm suy yếu hàng ngũ quốc gia mà còn khiến cho nhiều người yêu nước ở miền Nam đồng ý hợp tác với cộng sản. Thật khác hẳn chủ trương liên hiệp với những lãnh tụ quốc gia, dù chỉ là sách lược tạm thời, của Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám 1945 để xây dựng và củng cỗ lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sách lược đó cũng đã được sử dụng thành công chống lại Ngô Đình Diệm mà kết quả là sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.

Trong những năm đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm, chiến dịch tố cộng và diệt cộng đã truy lùng và trừng phạt không những các cán bộ cộng sản nằm vùng mà còn cả những người đã đi theo Việt Minh chống Pháp mặc dù họ không phải là đảng viên cộng sản. Những người này đã không chọn di cư ra Bắc sau khi hiệp định Genève chia đất nước làm đôi nhưng, ngoại trừ một số rất ít, đều không ủng hộ chính phủ Diệm. Cuối năm 1958 có tin là 1,000 người đã bị giết ở trại tập trung Phú Lợi khiến Hà Nội tổ chức biểu tình phản đối và đòi Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (UHQT) điều tra. Thân nhân của nhiều cán bộ ra Bắc tập kết cũng bị bắt giữ, tra khảo và làm tiền bởi các viên chức địa phương.

… Đối với các đảng phái quốc gia có khả năng trở thành đối thủ trong cuộc tranh giành quyền lực thì những cuộc thanh trừng đã được chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện từ đầu năm 1955, trước khi dẹp yên loạn quân Bình Xuyên và những nhóm tôn giáo đối lập. Ở miền Trung, vào tháng Ba, Ngô Đình Cẩn đã dẹp xong các mật khu của Đại Việt tại Ba Lòng (Quảng Trị) và Phú Yên. “Kế tiếp, bắt đầu tiêu diệt các hệ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum và nhiều tỉnh khác. Tại Quảng Nam, trên 20 người bị bắt giữ, kể cả Trịnh Thể, Nguyễn Tiến Long, Trần Bích Kiện, Hồ Văn Anh, Phan Thiệp (Quận trưởng Tam Kỳ) cùng nhiều giáo viên trường Khải Định Huế.”

Khi thành lập chính phủ cũng như trong những lần cải tổ nội các, Ngô Đình Diệm đều không muốn có sự tham gia của Phan Huy Quát, một lãnh tụ Đại Việt cũng được Hoa Kỳ tin cậy.

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến tháng Ba 1956, ứng cử viên đối lập Phan Quang Đán đắc cử nhưng không được công nhận vì “gian lận”, và bị thua phiếu ứng cử viên chính phủ trong lần bầu lại. Năm 1959, ông Đán ra tranh cử lần nữa và trúng cử với đa số phiếu nhưng vẫn bị loại vì “vi phạm luật bầu cử”. Một ứng cử viên đối lập khác là Nguyễn Trân cùng đắc cử với ông Đán ở Sài-gòn cũng bị loại với cùng một lý do.

■ Trang 242:

Ngày 15.3.1958, Nghiêm Xuân Thiện, cựu Tổng trấn Bắc phần, trong một lá thư ngỏ “Gửi Dân biểu của tôi” đăng trên tuần báo Thời Luận do ông làm Chủ nhiệm, nhận xét rằng:

“Dưới thời chính phủ phong kiến thực dân Nguyễn Văn Tầm, “trong những cuộc bầu cử hội đồng tỉnh và hội đồng xã, dân chúng bị dọa nạt và ép buộc phải đi bầu, nhưng còn khá hơn những cuộc bầu cử của quí vị, vì không có ai dùng xe cam- nhông chở lính vào Sài-gòn để “giúp việc bỏ phiếu”… Quí vị lấy làm hãnh diện đã tạo lập cho Việt Nam một chính thể mà quí vị nghĩ là tương tự như nước Mỹ. Nếu có tương tự thì cũng như một toà nhà chọc trời và một ngôi nhà mái tôn giống nhau ở chỗ cùng là những nơi có người ở.

Ở Hoa Kỳ, Quốc Hội đích thực là một nghị trường và các dân biểu là những nhà làm luật tức là những người tự do và có công tâm không sợ hãi chính phủ, biết rõ nhiệm vụ của họ và dám đem ra thực hiện. Ở đây, dân biểu là những viên chức chính trị làm luật như một xướng ngôn viên trên đài phát thanh, lớn giọng đọc những bản văn đã được soạn sẵn từ trước.”

Ngay sau đó, báo Thời Luận bị đóng cửa và chủ nhiệm Nghiêm Xuân Thiện bị đưa ra tòa về tội phỉ báng chính quyền và bị xử mười tháng tù giam.

Ngày 26 tháng Tư, 1960, mười tám nhân vật danh tiếng họp báo tại khách sạn Caravelle công bố lá thư chung gửi Tổng thống Ngô Đình Diệm kêu gọi “khẩn cấp thay đổi chính sách, ban hành các quyền tự do dân chủ để có thể cứu vãn tình thế và đưa đất nước ra khỏi cơn nguy biến.” Lá thư nhấn mạnh đến những vụ bắt bớ, giam cầm và xử án phi pháp, nạn lũng đoạn hàng ngũ công chức và quân đội của các tổ chức chính trị của chính quyền đưa đến những vụ thăng thưởng hay trừng phạt bất công, các tệ nạn độc quyền kinh tế và tham nhũng làm cho dân chúng mất niềm tin và dễ bị cộng sản lôi cuốn. Lá thư chung này, được dư luận đặt tên là “Bản Tuyên cáo Caravelle,”đã không được ông Diệm quan tâm đến.

Bộ Ngoại giao Mỹ, qua Đại sứ Elbridge Durbrow, tìm mọi thuyết phục ông Diệm cải thiện các điều kiện chính trị và bộ hành chánh nhưng không có kết quả. Ngay cả cố vấn cải cách điền địa và phát triển nông thôn Wolf Ladejinsky rất có thiện cảm với Diệm cũng trở nên lạnh nhạt và xa lánh ông. Chỉ còn một người vẫn còn nhiệt tình ủng hộ ông Diệm là Edward G. Lansdale không được Bộ Ngoại giao cho trở lại Việt Nam.

■ Trang 244-245:

Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, người đã thuyết phục Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles ủng hộ Ngô Đình Diệm trước áp lực của Pháp và các lực nổi loạn trong những năm 1954-1955, cũng trở nên thất vọng với Diệm mấy năm sau đó. Đại sứ Durbrow kể lại rằng, trong dịp trở về Washington điều trần trước Thượng Viện năm 1960, ông có gặp riêng Mansfield và được vị Thượng Nghị sĩ này nói chuyện về “những chính sách thiếu dân chủ, tình trạng tham nhũng và những nhược điểm khác của chính phủ Diệm.” Theo Durbrow, khi đó Mansfield đã “hoàn toàn lạnh nhạt với Diệm.” Đáng chú ý nhất là, sau chuyến đi Việt Nam tháng Mười Hai 1962, Mansfield đã viết một bản phúc trình cho Tổng Thống Kennedy về những sai lầm của ông Diệm và đề nghị Hoa Kỳ nên rút ra khỏi Việt Nam trước khi bị sa lầy trong “một cuộc nội chiến tuyệt vọng” của miền Nam chống cộng sản miền Bắc. Ông cũng đích thân gặp Kennedy để nói rõ quan điểm của mình. Sau cuộc tiếp kiến này, Kennedy nói với phụ tá Kenny O’ Donnell, “Tôi tức giận Mike vì ông ta đã bất đồng ý với chính sách của chúng ta, nhưng tôi cũng tự giận mình vì tôi đã thấy chính mình đồng ý với Mike.” Trong lần gặp gỡ thứ nhì với Mansfield, Kennedy cho hay ông đồng ý sẽ rút hết cố vấn quân sự ra khỏi Việt Nam, nhưng không thể làm chuyện này cho tới năm 1965, sau khi đã tái đắc cử. Sau đó, Kennedy tâm sự với Charles Bartlett, phái viên thân cận ở Bạch Cung của tờ Chattanooga Times: “Chúng ta không cầu mong ở lại Việt Nam. Những người ở đó ghét chúng ta. Có thể họ sẽ tống cổ chúng ta ra khỏi nơi đó bất cứ lúc nào. Nhưng tôi không thể bỏ một miền đất như vậy cho cộng sản để rồi vẫn được dân chúng bầu lại tôi.”

… Ngoài chính sách độc tài gia đình trị, chính phủ Diệm còn phạm nhiều sai lầm trong việc hoạch dịnh và thi hành các chương trình tranh thủ nhân dân chống cộng.

■ Trang 246 :

Chỉ hai năm sau chương trình này bị dẹp bỏ khi mới thành lập được 20 khu trù mật trên tổng số 80 theo kế hoạch dự trù.

Các quan sát viên ngoại quốc đều cho rằng chương trình khu trù mật thất bại vì kéo dân ra khỏi nơi sinh sống lâu đời của họ để tập trung họ vào một khu xa lạ khiến họ phải làm lại cuộc sống từ đầu. Điều này chỉ đúng một phần vì làng mạc ở miền Nam không khép kín và tổ chức chặt chẽ với những truyền thống lâu đời như ở miền Bắc. Đã đành người dân nông thôn ở đâu cũng không muốn rời bỏ nơi quen thuộc nhưng họ cũng sẵn sàng thích ứng nếu cuộc sống mới thực sự đem lại cho họ sự yên ổn và hạnh phúc. Lý do chính vẫn là tệ nạn quan liêu, tham nhũng của các viên chức cầm quyền địa phương khiến họ thường bị sách nhiễu và đời sống vẫn bị khó khăn, thiếu thốn, Họ bị cắt xén các vật liệu được chính phủ cung cấp hoặc phải trả tiền túi ra mua, Họ ít khi ra khỏi khu trù mật vì lý do an ninh hay vì bị chính những người có nhiệm vụ bảo vệ họ hạch hỏi, gây khó dễ để làm tiền khi biết họ ra ngoài để buôn bán làm ăn. Nhiều tỉnh trưởng muốn lập công với Tổng thống đã bắt dân làm việc quá sức để phá kỷ lục mau chóng lập khu trù mật hoặc kịp trình diễn một bề ngoài sung túc của khu trù mật khi Tổng thống tới kinh lý, tháng Ba năm 1962, khu trù mật được thay thế bằng chương trình “Ấp Chiến lược.” Chương trình này, do Sir Robert Thompson quan niệm, đã được thực hiện thành công trong chiến dịch tiễu trừ cộng sản ở Mã-Lai trong thập niên 1950 nhưng trong những điều kiện khác với Việt Nam.

■ Trang 247:

Ấp chiến lược được đưa lên thành quốc sách có tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, mọi tính toán lý thuyết tốt đẹp này lại thất bại một lần nữa khi thực hiện. Do chỉ tiêu phải hoàn tất 7,200 ấp chiến lược trong năm đầu tiên trên tổng số dự định là 14,000, nhiều ấp chiến lược đã được thành lập một cách vội vàng, cẩu thả và dân chúng bị áp lực làm việc quá sức, chịu sự kiểm soát gắt gao và phải đóng góp nhiều thì giờ vào công tác phòng vệ. Việc xây dựng ấp chiến lược quá nhiều và quá nhanh cũng làm suy giảm khả năng của quân đội trong việc bảo vệ dân chúng ở những vùng do chính phủ kiểm soát. Lợi dụng những nhược điểm này, bộ đội cộng sản gia tăng tấn công các ấp chiến lược yếu và cắt đứt các đường tiếp viện của quân đội. Hệ thống ấp chiến lược tan rã dần.

Năm 1963 các biến chuyển bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm liên tiếp xảy ra đưa đến cái chết thê thảm của các ông Diệm, Nhu, Cẩn và sự sụp đổ của đệ Nhất Cộng Hoà. Ngày 2 tháng Giêng, quân đội VNCH mở cuộc tân công vào Ấp Bắc, một địa điểm do cộng sản kiểm soát thuộc quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, cách tây- nam Sài gòn khoảng 40 dặm. Mặc dù đông gấp bốn lần quân địch và có sự yểm trợ của xe thiết giáp và máy bay trực thăng, ba tiểu đoàn bộ binh của VNCH đã bị quân cộng sản phục kích gây thiệt hại nặng nề. Họ chỉ rút lui khi quân quốc gia được một tiểu đoàn dù đến tiếp cứu. Ngày 25.2, phúc trình Mansfield khuyến cáo Hoa Kỳ nên rút khỏi Việt Nam được công bố khiến cho quan hệ Việt- Mỹ trở nên căng thẳng. Tinh thần chống Mỹ của gia đình Tổng thống Diệm lên đến cao độ. John Mecklin, cố vấn toà Đại sứ, báo cáo về bộ Ngoại giao Mỹ rằng “sự cay đắng bị đè nén này có thể gây hậu quả tai hại cho quan hệ của chúng ta với chính phủ Việt Nam hơn là một sự phản đối công khai.” Vào cuối tháng Ba, ông Nhu có một “buổi thảo luận đặc biệt của Quân ủy Cần Lao” với Trung tướng Tôn Thất Đính, Tổng tư lệnh Quân đoàn III và Thủ đô Sàigòn và Đại tá Lê Quang Tung, Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc biệt, để ra chỉ thị về các biện pháp ngăn chặn đảo chánh do Mỹ sắp đặt.

Từ tháng Tư trở đi, một chuỗi biến cố giữa chính quyền và Phật giáo dẫn đến cuộc đảo chính 1 tháng Mười Một. Nguyên nhân đầu tiên là lệnh cấm treo cờ Phật giáo ngoài khuôn viên chùa chiền trong ngày lễ Phật Đản. Thông thường cờ của tôn giáo nào cũng chỉ treo ở những nơi thờ tự của tôn giáo ấy, nếu đôi khi có ngoại lệ thì chẳng có gì đáng để cho chính quyền phải ngăn cấm. Tuy nhiên, riêng năm 1963 thì xảy ra chuyện đáng tiếc về vụ treo cờ Công giáo và cờ Phật giáo ở thành phố Huế. Đầu tháng Tư, nhân dịp lễ Ngân Khánh kỷ niệm 25 năm Tổng Giám mục Ngô Đình Thục được thụ phong giám mục, cờ Vatican được treo nhiều nơi ngoài nhà thờ ở Huế và những vùng phụ cận. Đầu tháng Năm, để chuẩn bị tổ chức lễ Phật Đản, các Phật tử treo cờ Phật giáo tại tư gia nhiều hơn cờ Công giáo trong dịp chúc mừng Tổng Giám mục Ngô Đình Thục.

■ Trang 248:

Do sự can thiệp của Tổng Giám mục Thục, ngày 6.5 Phủ Tổng thống ra lệnh không cho treo cờ Phật giáo ngoài khuôn viên các chùa. Ngày 8.5, Thượng Tọa Trí Quang thuyết pháp tại chùa Từ Đàm, phản đối lệnh cấm và tố cáo chính quyền đàn áp Phật giáo. Sau đó, khoảng ba ngàn Phật tử xuống đường biểu tình phàn đối chính phủ. Phó Tỉnh trưởng Đặng Sỹ cho lệnh cảnh sát và quân đội giải tán đám biểu tình khiến cho 8 người chết và 15 bị thương.

Các cuộc biểu tình của tăng ni và Phật tử lan ra một số tỉnh miền Trung và đặc biệt ở Sài-gòn trong khi những cuộc điều đình giữa chính quyền và các nhà lãnh đạo Phật giáo chưa đạt được kết quả. Ngày 11.6, Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài-gòn. Tấm hình của vị tu sĩ ngùn ngụt lửa do Malcom Browne, phái viên AP, chụp được bỗng nhiên làm sôi nổi dư luận thế giới về cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam. Tổng thống Diệm lúc đầu muốn giải quyết vấn đề Phật giáo một cách ổn thỏa, nhưng ông trở nên bất lực trước những lời tuyên bố của bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) có tính cách nhục mạ đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo, đồng thời kịch liệt chỉ trích Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ Việt Nam.

Ngày 7.7, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, một lãnh tụ của VNQDĐ và Đại Việt Dân Chính uống thuốc độc tự tử để phản đối chính quyền đưa ông ra Tòa Án Mặt Trận xét xử cùng với những người liên quan đến vụ đảo chính hụt gần ba năm trước (11.11.1960.) Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị phủ Tổng Thống —cơ quan mật vụ được CIA yểm trợ để kiểm soát các phần tử chống đối chính phủ— là người đầu tiên trong chính quyền âm mưu đảo chính nhằm loại bỏ hai vợ chồng ông Ngô Đình Nhu trước nguy cơ sụp đổ của VNCH. Cùng chủ mưu trong vụ này là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Tổng Thanh tra chương trình Ấp chiến lược. Âm mưu của Tuyến-Thảo được sự ủng hộ của một số sĩ quan trẻ, một số nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị. Được tin này, Lucien E. Conein, nhân viên CIA đang làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ, báo tin cho người bạn thân là Trung tướng Trần văn Đôn khi đó cũng đang bàn tính chuyện đảo chính với các tướng Lê Văn Kim, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm. Tướng Khiêm gặp Đại tá Thảo và chặn được kế hoạch đảo chính sớm này.

Sau đó, Trần Kim Tuyến bị Ngô Đình Nhu nghi ngờ và đẩy đi làm Tổng Lãnh sự bên Ai Cập.

Đêm 21.8, Ngô Đình Nhu điều động Lực Lượng Đặc Biệt tấn công chùa Xá Lợi, bắt giữ hàng trăm tăng ni, trong đó có hai nhà lãnh đạo giáo hội Phật giáo là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu. Đồng thời, tại Huế và nhiều nơi khác cũng xảy ra những vụ tấn công chùa chiền và bắt bớ tăng ni, Phật tử. Sau vụ này, Đại sứ Cabot Lodge được Tổng thống Kennedy chấp thuận quyết định “không ngăn cản” cuộc đảo chánh nếu Tổng thống Diệm không chịu thay đổi đường lối lãnh đạo và loại bỏ vai trò của vợ chồng ông Nhu.

Khi biết là quan hệ với Washington có thể phải đoạn tuyệt, hai ông Nhu và Diệm tỏ ra muốn thương thuyết với Hà Nội. Ý định này có thể đã nảy sinh từ cuối tháng Năm khi Hồ Chí Minh tuyên bố trong một buổi phỏng vấn với nhà báo Úc Wilfred Burchett rằng chính phủ Ngô Đình Diệm và MTGPMN có thể thương thuyết ngưng bắn và thành lập một chính phủ liên hiệp. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi được Mieczyslaw Maneli, Trưởng đoàn Ba-Lan trong UHQT, thăm dò khả năng hiệp thương với miền Nam, còn cho biết rõ rệt hơn: “Vấn đề chính là Mỹ phải ra đi. Trên cơ sở chính trị này, chúng tôi có thể thương thuyết về mọi chuyện. Tất cả mọi chuyện.” Một vài cuộc tiếp xúc bí mật giữa ông Nhu và đại diện của Hà Nội được diễn ra như Ellen J. Hammer đã thuật lại, và cả Đại sứ Pháp Roger Lalouette lẫn Trưởng đoàn Ba-Lan Mieczyslaw Maneli cũng đều biết. Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc này rõ rệt chỉ có tính cách thăm dò. Ngày 2.9, qua sự thu xếp của Đại sứ Ý d’Orlandi và Chủ tịch UHKSQT Goburdhun, Ngô Đình Nhu tiếp Maneli tại Dinh Gia Long để được biết tin tức chuyến đi Hà Nội của ông ta hồi tháng Bảy.

■ Trang 249:

Theo Maneli, khi được hỏi về khả năng trao đổi kinh tế và văn hoá giữa Nam và Bắc như một bước đầu để tiến đến thoả hiệp về chính trị, Phạm Văn Đồng không những chỉ nhấn mạnh rằng trở ngại chính không phải là Diệm mà là sự hiện diện của Mỹ, ông còn gợi ý về bước đầu của hiệp thương là mở đường bưu điện và đổi gạo ở miền Nam lấy than đá ở miền Bắc…

Sai lầm chính của Tổng thống Ngô Đình Diệm trong vụ Phật giáo là chỉ nghe lời những người trong gia đình và che chở họ ngay cả khi ông biết những người đó làm sai, như trường hợp Tổng Giám mục Thục và bà Nhu. Công bằng mà nói, ông Diệm là người Công giáo đang ở vị thế cầm quyền tất không khỏi có những hành vi đối xử có lợi cho Công giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là các ông Diệm, Nhu và Cẩn có chủ trương kỳ thị và đàn áp Phật giáo. Quyết định sai lầm của ông Diệm khi chiều ý TGM Thục về vụ treo cờ lúc đầu là do tình cảm gia đình, khi bị phản đối thì lại phản ứng vì tự ái, thay vì thỏa mãn những thỉnh nguyện bình thường của Phật giáo, ông lại áp dụng luật lệ không công bằng khiến phát sinh một phong trào tranh đấu mang tính chất chính trị bị cộng sản lợi dụng. Đến lúc đó thì ông Nhu nhúng tay vào và chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ là do những quyết định chính trị sai lầm của ông Nhu. Vì tin tưởng mạnh mẽ ở khả năng và thiện chí của mình và vì tình gắn bó chặt chẽ với gia đình, Tổng thống Diệm đã chống lại mọi khuyến cáo hay áp lực tách ông ra khỏi những người thân, nhất là Ngô Đình Nhu là người mà ông tin tưởng có thể giúp ông giải quyết được mọi chuyện khó khăn. Giả thử cuộc đảo chánh thành công trong việc loại bỏ hai vợ chồng ông Nhu và ông Cẩn bằng cách giam giữ, giết chết hoặc lưu đày họ ra ngoại quốc, Tổng thống Diệm chắc chắn sẽ có những phản ứng tiêu cực và không khi nào chịu hợp tác với (và bị hạn chế bởi) những người đã phá hủy hệ thống quyền lực và triết lý cai trị của ông.

 

Chóp bu của chế độ Gia Đình Trị :

Việt Nam có bốn gian hùng

Diệm ngu, Nhu ác, Cẫn khùng, Thục điên

(Phong dao miền Trung những năm đầu 1960’s)

■ Trang 250:

Ngô Đình Cẩn có thể đã gây nhiều kẻ thù không những chỉ về phía đảng viên cộng sản mà cả trong hàng ngũ các đảng phái quốc gia, nhất là VNQDĐ và nhóm Đại Việt Cách Mạng mà ông đã triệt hạ ở miền Trung. Nhưng riêng về vụ Phật giáo thì ông lại là một nạn nhân của chính gia đình ông. Ngay từ đầu, ông Cẩn đã bất đồng ý kiến với TGM Ngô Đình Thục về vụ cấm treo cờ Phật giáo. Ông vốn có quan hệ tốt với chùa Từ Đàm và thường giúp đỡ cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Khi có những người Công giáo đến gặp ông phàn nàn về việc ông tài trợ cho Phật giáo, ông bực mình gắt, “Đã đến lúc họ cần được giúp đỡ. Dưới thời Pháp người Công giáo đã được đủ mọi thứ. Nay đến lượt tín đồ đạo Phật.” Nhưng từ khi TGM Thục được Vatican bổ nhiệm về Huế năm 1961 thì vai trò của ông Cẩn bắt đầu bị lấn át và mất dần thế lực. Đầu năm 1963, Ngô Đình Nhu phái người thân tín ra nhắn với ông Cẩn là ông nên sang Nhật nghỉ một thời gian nhưng ông không chịu. Khi Phủ Tổng thống ra thông tư về vụ cấm treo cờ, ông Cẩn ra chỉ thị cho Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng không thi hành và đã cử phái đoàn chính phủ tham dự lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm.

Việc hạ sát các ông Diệm, Nhu, Cẩn là những quyết định chính trị mà cả Hoa Kỳ và những người làm đảo chánh đều có trách nhiệm nhưng sau này lại đổ lẫn cho nhau. Nhóm tướng lãnh có thể lo ngại rằng nếu các ông Nhu, Diệm không bị giết, sau này các ông ấy sẽ có thể trở lại cầm quyền và trả thù. Nhưng ai cũng thấy rõ là vào thời điểm của cuộc đảo chánh 1963, chính phủ Ngô Đình Diệm đã hoàn toàn bị thất thế cả về đối nội lẫn đối ngoại. Đại đa số các giới quân sự, chính trị và dân chúng trong nước đều chống đối. Dư luận thế giới đều bất mãn và Hoa Kỳ đã quyết định chấm dứt hợp tác với Ngô Đình Diệm. Khi Tổng thống Diệm bị lâm nguy, không thấy có một hành động can thiệp nào của các lực lượng “Thanh niên Cộng hòa” hay “Phụ nữ Liên đới” mà ông bà Nhu vẫn tự hào là những lực lượng nòng cốt với hàng triệu thành viên. Nhiều người từng ủng hộ Ngô Đình Diệm đã thấy sự sai lầm của ông và đã trở nên thờ ơ hay chống đối. Như vậy, trong trường hợp hai ông Nhu, Diệm không bị giết và chỉ bị lưu đày ra ngoại quốc, các ông cũng không còn cơ hội nào để có thể trở lại lãnh đạo cuộc chiến đấu chống cộng sản. Cho dù hai ông có tìm cách liên kết với cộng sản để tính chuyện trung lập hóa miền Nam và chấm dứt vai trò của Mỹ ở Việt Nam, các ông cũng không còn có những điều kiện để nói chuyện được với họ, nhất là khi tình hình chính trị và quân sự đã trở nên thuận lợi cho họ.

Lê Xuân Khoa

31 BÌNH LUẬN

  1. Cuối năm 1958 có tin là 1,000 người đã bị giết ở trại tập trung Phú Lợi khiến Hà Nội tổ chức biểu tình phản đối và đòi Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (UHQT) điều tra.

    (trí thức da Lê Xuân Khoa tuyên ngôn độc nập 2-9)

    http://www.danchimviet.info/le-xuan-khoa-nhan-dinh-ve-co-tt-ngo-dinh-diem/11/2017/7195/

    *****
    TRích Thái Bá Tân:

    Thù muôn đời muôn kiếp không tan!

    Lúc ấy, năm Năm Tám,
    Chúng tôi, lũ học sinh,
    Được trường cho nghỉ học
    Cùng thầy đi biểu tình.
    Biểu tình, hô khẩu hiệu
    Đả đảo Diệm dã man
    Giết người tù cộng sản.
    Thù muôn đời không tan.
    Ở nhà tù Phú Lợi,
    Hơn năm nghìn tù nhân
    Đã bị Diệm giết hại,
    Bằng đầu độc thức ăn.
    Chúng tôi hô, căm phẫn.
    Đến cổ rát, giọng khàn.
    Đã đảo Ngô Đình Diệm.
    Thù muôn kiếp không tan.
    *
    Tháng Năm năm Bảy Bảy
    Tôi đến nhà tù này.
    Một khu nhà hoang vắng,
    Xung quanh cỏ mọc dày.
    Hỏi thì người ta nói:
    Đó là chuyện tầm phào.
    Không hề có chuyện ấy.
    Không có thảm sát nào!
    Rồi tôi đến Côn Đảo.
    Ngẫu nhiên, trưởng đảo này
    Cũng là tù cộng sản
    Ở Phú Lợi trước đây.
    Ông nói: Cái vụ ấy
    Là do ta dựng nên.
    Nhằm mục đích chống Diệm,
    Bôi nhọ và tuyên truyền.
    Đơn giản ngày hôm ấy
    Mấy người ăn bánh mì
    Kêu đau bụng, và họ
    Được quản giáo đưa đi.
    Sau thì mọi người biết,
    Thành một vụ tày trời.
    Vụ thảm sát Phú Lợi,
    Giết hơn năm nghìn người…
    *
    Vậy là những ngày ấy,
    Chúng tôi, lũ học sinh,
    Đã uổng công bỏ học
    Để tham gia biểu tình.
    Khóc cho cái không có.
    Căm thù cái hư vô.
    Uổng những giọt nước mắt.
    Uổng cổ họng rát khô.
    Mãi sau này mới biết:
    Cộng sản, cả Việt Nam,
    Vì mục đích của họ,
    Không gì không dám làm.
    Giờ thì thêm điều nữa,
    Thuộc về Tham Sân Si:
    Người cộng sản hiện đại
    Ăn không từ cái gì!

    *****

    Đâu là sự thật?
    (https://baotiengdan.com/2017/09/09/dau-la-su-that/)
    Bởi AdminTD – 09/09/2017

    FB Nguyễn Đình Cống

    9-9-2017

    Ảnh minh họa. Nguồn: internet
    Tháng 12 năm 1958 có một sự kiện động trời ở Miền Bắc Việt Nam mà những người hồi đó đã có trí khôn (hiện nay, năm 2017, trên 70 tuổi), và có trí nhớ bình thường chắc là không thể quên. Đó là vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi do Mỹ Diệm gây ra tại Miền Nam, đầu độc chết hàng ngàn tù nhân là người yêu nước. Điều này nhiều báo và đài tuyên truyền trong nhiều ngày. Các nơi tổ chức mít tinh, biểu tình phản đối, lên án. Không khí sục sôi căm thù trong mọi cơ quan, trường học, khu vực dân cư. Tố Hữu viết bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, được phổ biến rộng rãi (in trong tập thơ Gió Lộng). Mấy câu đầu như sau:

    Đồng bào ơi, anh chị em ơi!
    Hỡi lương tâm tất cả loài người
    Hãy nghe tiếng của nghìn người bị giết
    Không sống nữa, nhưng không chịu chết
    Nghìn hồn oan bay khắp nhân gian
    Thù muôn đời, muôn kiếp không tan!

    Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết
    Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết
    Cả nghìn nguời, trong một trại giam
    Của một nhà tù lớn: Miền Nam!
    Hãy nghe tiếng của một nghìn cái xác
    Không chịu chết, vạch trời kêu tội ác!

    Trong một ngày – Mồng một tháng mười hai
    Nào ai ngờ không sống nữa ngày mai!
    Chúng tôi chết, chết quay lăn lóc
    Đứt ruột đứt gan, nắm cơm thuốc độc
    Chết mà chưa giết được lũ đê hèn
    Trái tim hồng chết uất máu bầm đen ….

    Thế nhưng gần đây Thái Bá Tân làm bài thơ như sau:
    Thù muôn đời muôn kiếp không tan!

    Lúc ấy, năm Năm Tám,
    Chúng tôi, lũ học sinh,
    Được trường cho nghỉ học
    Cùng thầy đi biểu tình.
    Biểu tình, hô khẩu hiệu
    Đả đảo Diệm dã man
    Giết người tù cộng sản.
    Thù muôn đời không tan.
    Ở nhà tù Phú Lợi,
    Hơn năm nghìn tù nhân
    Đã bị Diệm giết hại,
    Bằng đầu độc thức ăn.
    Chúng tôi hô, căm phẫn.
    Đến cổ rát, giọng khàn.
    Đã đảo Ngô Đình Diệm.
    Thù muôn kiếp không tan.
    *
    Tháng Năm năm Bảy Bảy
    Tôi đến nhà tù này.
    Một khu nhà hoang vắng,
    Xung quanh cỏ mọc dày.
    Hỏi thì người ta nói:
    Đó là chuyện tầm phào.
    Không hề có chuyện ấy.
    Không có thảm sát nào!
    Rồi tôi đến Côn Đảo.
    Ngẫu nhiên, trưởng đảo này
    Cũng là tù cộng sản
    Ở Phú Lợi trước đây.
    Ông nói: Cái vụ ấy
    Là do ta dựng nên.
    Nhằm mục đích chống Diệm,
    Bôi nhọ và tuyên truyền.
    Đơn giản ngày hôm ấy
    Mấy người ăn bánh mì
    Kêu đau bụng, và họ
    Được quản giáo đưa đi.
    Sau thì mọi người biết,
    Thành một vụ tày trời.
    Vụ thảm sát Phú Lợi,
    Giết hơn năm nghìn người…
    *
    Vậy là những ngày ấy,
    Chúng tôi, lũ học sinh,
    Đã uổng công bỏ học
    Để tham gia biểu tình.
    Khóc cho cái không có.
    Căm thù cái hư vô.
    Uổng những giọt nước mắt.
    Uổng cổ họng rát khô.
    Mãi sau này mới biết:
    Cộng sản, cả Việt Nam,
    Vì mục đích của họ,
    Không gì không dám làm.
    Giờ thì thêm điều nữa,
    Thuộc về Tham Sân Si:
    Người cộng sản hiện đại
    Ăn không từ cái gì!

    Tôi chỉ là người chứng kiến, tự mình không điều tra nghiên cứu như Thái Bá Tân. Thấy thông tin trái ngược nhau, nêu ra để các bạn tham khảo và suy nghĩ.

  2. Huy Chau
    Dọc vài đoạn sách sữ của LXK, mới biết rõ tên trí thức “CỤC PHÂN” này, thật đúng là nó thúi thật! Xin hỏi ông LXK sao không về VN bưng bô cho CS và hầu hạ tên tội đồ Thích trí Quang> ???

    • Trích…(Trang 234) …”So với chế độ cộng sản miền Bắc, chế độ dân chủ ở miền Nam có triển vọng trở thành tương tự như tình trạng giữa Tây Đức và Đông Đức hay Nam Hàn và Bắc Hàn. Tuy nhiên, do quan niệm trị nước lỗi thời đưa đến độc tài gia đình trị, Tổng thống Diệm đã làm mất sự ủng hộ của nhân dân trong nước và chống lại các khuyến cáo của Hoa Kỳ một cách thiếu khôn ngoan đến độ bị đảo chánh và hãm hại.”
      Hu hu “trí thức” (Mao Trạch Đông) như ngài Lê Xuân Khoa viết lách … câu sau chửi cha câu trước thế này thì buồn thật?
      Xin được hỏi ngài Lê Xuân Khoa; từ đâu mà có được… “So với chế độ cộng sản miền Bắc, chế độ dân chủ ở miền Nam có triển vọng trở thành tương tự như tình trạng giữa Tây Đức và Đông Đức hay Nam Hàn và Bắc Hàn”,… nếu không phải do bàn tay của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã vực miền Nam từ “hố rác lịch sử” do tàn dư của Phong kiến, Thực dân và Cộng sản (Việt Minh) để lại với nạn sứ quân, giáo phái võ trang chia nhau cát cứ từng vùng, thành nhiều quốc gia trong một QUỐC GIA (VNCH) ?
      Vậy thì câu;…”Tuy nhiên, do quan niệm trị nước lỗi thời…” của GS Khoa nên vứt vào sọt rác….!
      Bởi vì GS Khoa là kẻ a dua, vào hùa với Mỹ, muốn để cho Mỹ xỏ mũi dắt đi như trâu, điều mà cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cương quyết chống lại, rằng;… CHÚNG TÔI LÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM, quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ CHỦ QUYỀN và sự ĐỘC LẬP của ĐẤT NƯỚC, cho dù phải chết!

  3. Nếu ông LXK viết về TT Diệm ca tụng Tổng Thống là cứu tinh dân tộc, lãnh tụ anh minh thì sẽ có hàng trăm, ngàn comment nói LXK viết hay quá xá, viết khách quan quá xá
    Phải không quí vị ?

  4. Lê xuân Khoa chẳng khách quan gì . Tất cả điều LXK viét là MẶT NỔI của một làn sống chóng NĐ D của Mỹ ,VC ,bọn thù địch ,đảng phái,bọn thân Pháp,bọn “Nam Kỳ tự trị ” ,bọn tôn giáo vận miền trung và 01 só tướng lảnh dố Pháp đẻ lại ,đúng là loại vỏ b iền ,có máu “ngụy giêng “,cs nam kỳ quốc”(như người cs TNT lập MTGPMN là đẻ chống NDD và tin là BV cung khối cs sẻ giúp đở (một nước giúp một nước).Ngày “thống nhất ,anh ta mới biết mình bị lừa.Đúng là BV không biết anh ta là AI và MTGPMN chỉ là công cụ của BV. Nó bị xóa sổ và anh ta tay KHÔNG.Và sau đoa qua sống ở Mỹ ,viết hồi ký gậm nhắm nổi đau của một “người cs miền Nam !”).LXK ngụp lặn trong cái mớ tài liệu mà cả Hắc Bạch đều biết nhưng mổi người phán đoán một cách …Và đối vói người VN thì cái xấu đẻ nhớ ,cái tốt hay quên…NĐ D độc tài cái gì ? Bất cứ một nước nào dân phản loạn ,theo giặc đều ,trên cương vị QG ,phải dẹp . Nó như Pak Chung Hi,.Lý Thừa Vản .Nhất là trong một nước đang có chiến tranh (BV qua MTGPMN ) gây hấn .Các đảng phá hoại ,ganh tỵ và ảo tưởng (sâu 63 ,họ đều lên năm quyên cai trị vn,nhưng đẻ tranh nhau và cũng cố địa vị ).ásc trí thức thì kẻ theo pháp kẻ theo My muốn tự do như Mỹ như Pháp (TGThạch /Đài loan cúng cựa vẫn làm theo ý mình ,độc tài độc đoán.TT Phi bây giờ cũng vậy). Tát cả chỉ là nguyên nhân đưa tới hậu quả chạy “sút quần ” 30/4/75. VC siết chặt ,độc tài hơn nhưng dân chúng chịu đựng ,Kẻ chống đối thì bị tù và chạy trốn qua Mỹ . Đó là cái giá của tranh dấu chống cuội đẻ có 01 hộ chiếu ở nước tự do,và vẫn ôm cờ đỏ ( chớ không theo bọn ngụy phản quốc bán nước làm tay sai cho Pháp cho Mỹ!”=vậy mà có thằng trí thức VNCH TIN và TIN .Sống ăn hotdog ,hamburger và uống starbuck vẫn chửi QG vẫn chửi chính thể NĐ D.,vẫn công kênh PGCS miền Trung một thời làm nát Miền Nam VN.–cái ông sư TQ là đảng viên cs ngay chính tố hữu xác nhận mà có ngườii vân không biết không tin hì biết nói sao ? Đung tới tôn giáo là có sự kỳ thị,khác gì Isis?).
    Kẻ góp ý có càn đưa tên NPHùng ,NNLập , Cường và con Phùng Tuệ Trâu lên đây đẻ chưng minh là VC khuynh loát chúng ta và người QG nay trong TNCS cung CHỐNG CỘNG HÙ HƠ…cho có tiếng không ?(sáng biêu tình chốngcộng ,chiều lên máy bay về Vn du hí ?).

  5. GS Lê Xuân Khoa viết sử phải khách quan, cái khách quan của ông đụng chạm nhiều người, vì nói thật nên mất lòng
    Sự thật như thế nào thì nhân chứng năm 1963 đều biết rõ
    Sau ngày 1-11-63 tất cả các chính phủ từ Dương văn Minh, Nguyễn Khánh, Trần văn Hương, Phan huy Quát, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu đều đã lấy ngày 1-11-63 làm ngày Quốc khánh, người ta đều công nhận chế độ Ngô đình Diệm cần thay thế

    • Thật tình, sau khi đảo chánh cựu TT Diệm, tôi thấy đám tướng lãnh miền nam lấy ngày 1/11 làm ngày quốc khánh hết sức là, xin lỗi, ruồi bu !
      Tại sao không lấy một ngày có ý nghĩa dân tộc hơn, như ngày giổ tổ Hùng Vương chẳng hạn ?

  6. Dựa vào những tài liệu giải mật của Mỹ,một số người đã xét lại lịch sử VN.(miền Nam) cho sát với
    thực đã xảy ra nhưng chưa phải là sự thực vốn có nếu phía CS.chưa cho phép giải mật.
    Tác giả LXK.là người chịu ảnh hưởng của Mỹ nên ông ta viết theo kiểu Mỹ cũng không có gi lạ cả,
    tức là đổ hết tội cho TT.NĐD.về sự thất bại của Mỹ,cũng như mấy cuốn phim Mỹ đã sản xuất sau
    năm 1975 với mục đích chạy tội cho Mỹ trước thế giới.Đúng là bọn đạo đức giả !
    Nói cho công bằng thì chế độ TT.NĐD.độc tài nhưng khi so sánh sự độc tài của ông với 3 chính
    khách châu Á đồng thời với ông lằ Tưởng Gìói Thạch,Lý Quang Diệu,Phác Chánh Hy thì sự độc tài của ông còn thua xa và xem ra hợp lý vào thời điểm đó,miền Nam phải tự vệ chống bọn CS,thôn
    tính và các đảng phái với nhiều tham vọng muốn Mỹ loại bỏ ông để lên nắm quyền.
    Thử hỏi tại sao 3 nước Trung Hoa Quốc Gia (Đài Loan),Singapore,Đại Hàn thì thành công mà chỉ
    VNCH.thất bại ? Phải chăng đó là vì miền Nam chia rẽ,đố kỵ nên Mỹ mới dám nhúng “bàn tay lông
    lá” vào làm cho VNCH.sụp đổ ? Miền Nam mất là hậu qủa của chính sách sai lầm của Mỹ,PG.cực
    đoan và vì trình độ dân trí VN.thời đó còn thấp qúa ?

  7. Đụng đến nhà Ngô là bị chụp mủ cộng sản. Trí quang là cs ? nhưng tụi linh mục Phan khắc Từ. Ngọc lan ,Chân Tín. Thanh lãng ,Trần du,Nguyễn hữu Thanh ,Đinh bình Định. Toàn lử Việt cộng nằm vùng như Vu Ngọc Nhạ. Phạm xuân Ẩn. Phạm Ngọc Thảo. Là Con chiên của Chúa trong hai đòi TT công giáo , Không chống nổi cs với cả Nước Mỹ giàu mạnh không thắng được thằng Ăn cướp là cộng sản Việt nam ,bây giờ còn binh vực nổi gì. Nhìn cặp mắt trắng dã với đôi chân mày rậm của 2 anh em ông Ta là biết sẻ Chết thảm nếu là Ác , gieo nhân gặp quả là chuyện khỏi cần bàn luận ./

    • Ô ! vậy gặp thầy tướng số đây rồi !
      Thầy bói cho em một quẻ online được không ?
      En tả sơ qua về em cho thầy chấm số nhé:
      Mắt sâu, râu rậm, tai to, phía tai trái khi nhỏ đi ăn trộm bị chó cắn rách phía trên một tí, thích bú mồm con nít chơi bời khắp chốn nhưng vẫn còn trai tân, còn giết người thì như ngóe. Khi nào thì lại gặp nhân quả nhỉ ?

  8. Những nhận xét mang nặng tính cách mạ lị cá nhân tác giả cuốn sách chứ không hẳn nhận xét về nội dung tác phẩm.
    Những dữ kiện trong sách có thể sai, có thể đúng tùy theo tài liệu tác giả đã dùng để tham khảo hoặc cũng có thể do ý kiến cá nhân tác giả nhưng dù gì chăng nữa nếu nhận ra những điều không trung thực trong sách thì hoặc có thể viết bài, viết sách nói ra những điều mà quý vị nghĩ là đúng đó để hướng dẫn dư luận chứ cần gì phải dùng những lời mắng mỏ khiếm nhã.
    Làm được điều hay thì khó chứ chửi … ôi … dễ quá mà.

    LC

  9. Lê xuân khoa không phải là nhà viết sử mà cai chính là viết không cần động não ,ghi chép xào nấu những gi ,mà bọn phản động CS ,bọn thân cộng ,bọn thù ghét nhà Ngô ,tên CS Trí Quang ,đảng viên cs và một số cán bộ núp trong chùa Từ Đàm (như Võ Đình Cường và một sô cán bộ tình báo VC ngụy trang là nhà SƯ ,viết một phàn có 9 phần không ,trộn vói nước mắt +với sụ dối trá ,ngu muội ,sai lầm ,phiến diện đẻ phán xét một nhà yêu nước một chính phủ tiên bộ về mọi mặt dân chủ tự đan quyền hơn hăn phe cs của tên Hồ Hẹ Hồ Nghệ Hồ ly tinh .tên ác quỷ Ba Đình…
    Lx Khoa,như con vẹt, nói theo VC ,phê bình chỉ trích cả các sắc lênh an ninh của chính phủ VNCH mà chính vì hoàn cảnh phải có như các sắc luật thành lâpTAQS.họp đông người phai xin phép…Ngay ở Mỹ tự dó như vậy mà cũng có những tu chính án đẻ hạn chế hay cấm nhu TCA cấm rượu sau đó cho bán rượu lại nhưng lạị có qui tắc khác hạn chế ..LXK chỉ nhìn thấy và phán quyết không phải những sắc luật đó chống cộng sản mà chỉ chống QG và dam nói là vì bất mản NĐ D mới lập MTGPMN còn so sánh chi-h phủ liên hiếp của thăng hô hẹ cón hơn hăn ,nghỉa là hay hơn cả chính sách của Ngô Đình Diệm.LXK cung chăng biết gì về ấp chiến lược nhưng cứ theo lời VC là phê bình rốt ráo ,noi độc tài lùa dân vào ấp …(mà không biết rằng đây là QS của chính phủ áp dụng chiến lược chiến thuật như ở Mã lai )
    -Vụ tù CS làm loạn ở Phú Lợi và QG đưa một toán Nhãy Dù người Nùng tới dẹp tụi VC làm loạn này vaauy mà LXK không biest lấy tài liệu u nào mà nsoi có trên 100 người chét ?Vụ Đão chánh Caravelle LXK có biét là do tụi Pháp giật dây không (Vương văn Đông là tình báo Pháp/cháu của HCT người cua Pháp đã làm nen cuộc đão chánh ,dụ tên vỏ biền NCT vào cuộc , Nhóm đó gồm QDD .Đai Việt ,Thân Pháp… Họ trốn lên Cao Mien , làm kẻ lưu vong . Sau 63 đươc trở về ,NCT hop tai nhà ĐM có VVĐ đến thăm ĐM dã bị NCT cầm cây gậy chỉ huy đuổi đánh vì NCT ức vì bị lùa (ĐM can 2 bên) NTTam tự tử,các tên khác trở về VN ,có tên móc nói vói thân nhan cha mẹ ở Hà nội (đào ngủ)nay qua Mỹ cũng la lón “Ta là CM chống NĐ D.” Ngày gân mất nước khám phá người cưu mang NCT trên Cao Miên và sau này bỏ sự sản theo NCT hầu hạ, lại là gián điệp VC gài vào Nam (sau 75 VC gài người qua Mỹ!).
    Cho nên LXK vói cuốn này (các đoạn trich trên) viết như sử VC này có thể nói không ngoa là LXK đã tự nhúng mình vào thùng sợn Đỏ lòm rồi ! Và người đọc KHÔNG “OA XỊT” ten bồi bút cho CS này mói là LẠ
    Thật ghê tởm!

  10. Trang danchimviet là một báo thông tin đa chiều, đăng bài ca ngợi TT Diệm và cũng đăng bài khác chính kiến thí dụ như bài này, chẳng lẽ cứ từ đâu chí cuối đăng bài ca tụng Ngô tổng thống muôn năm, Ngài là lãnh tụ, cứu tinh dân tộc.. y như Hồ chủ tịch muôn năm ngoài Bắc?
    Người đọc đã chán ngấy những bài ca tụng chế dộ Diệm của những người sùng bái nhà Ngô, nhân chứng của thời nhà Ngô còn đầy cả ra nhưng họ không muốn lên tiếng, sợ gây chia rẽ không có lợi trong lúc này
    Ông Lê Xuấn Khoa là một nhà trí thức, tốt nghiệp Đại học Văn Khoa Hà Nội từ trước di cư 1954, vào Nam ông có thời kỳ là GS phụ giảng đại học Saigon, bài này trích trong cuốn sách của ông đã xuất bản lâu rồi, cách đây trên 10 năm, ông cũng có quyền trình bầy quan điểm của mình. Muốn phản bác ý kiến của ông cũng nên ôn hòa, trí thức, không thể chửi bới hỗn hào, bất nhã như ngoài chợ búa. Hễ cứ có ai nói động tới Ngô tổng thống là nhẩy đong đỏng la làng chửi bới như lên đồng thật buồn cưới.
    Chuyện nhà Ngô, ông Diệm thì đã quá xưa cũ đáng xếp vào viện bảo tàng cho rồi, nếu đem ra bàn lại với tính cách nhìn lại lịch sử, nhìn lại quá khứ cũng được, nhưng không phải để chửi bới, lăng mạ người bất đồng chính kiến với mình, nếu cứ một chiều ca tụng một thần tượng thì cũng y như Việt Cộng rồi
    Người Việt QG hải ngoại bây giờ không còn ủng hộ lập trường cực đoan. Người ta đã quá chán ngấy đến tận cổ với lối tôn sùng lãnh tụ, thần tượng đã lỗi thời, xin BBT danchimviet cũng nên bớt đề cập tới những đề tài xưa như trái đất.

  11. 1/Nếu không đọc tên tác giả thì người ta lâm tưởng đây là bai viết của báo nô cs.
    Cố nhiên là cuốn sách hiêu khách quan .Tài liêu hầu như lấy từ nhũng sách của những kẻ chống NĐ Diệm ,của báo chí SG sau khi SG bị lật đổ ,chuyện bịa và chuyện thật đan kẻ nhau (thật ít .phịa nhiều)đẻ làm cho tài liệu có vẻ xác tín,Ngoài ra do một người PG Viết .một G/S Mỹ du học và làm luận án về PG,ít nhiều bị ảnh hưỡng bởi những xuyên tạc của PG Trí Quang ,một thời làm “rung rinh” nước Mỹ (báo TIME đưa lên hình bìa trông như một tướng cướp )
    Một ví dụ là cuộc trưng cầu dân ý năm 1955. Nó không thể nói là không có gian lận .Nhưng nếu đúng thì chắc không bao nhiêu ,vì tin là nếu không gian thì cụ Ngô vẫn Thắng ,Nếu ai ở vào thời điểm đó thì sẻ thấy không khí chính trị sôi sục. Sinh viện học sinh công tư chức và dân thường đều hăng say tham gia biểu tình ủng hộ cụ Ngô…Và đã ném đá phái đoàn CS ở khách sạn Caravelle Nguyên Tiến Dũng và phái đoàn sau đó vội vàng trở về Bắc bộ phủ(hà nội) vói sự bảo vẹ của phái đoàn đinh chiến LHQ.Chính cá nhân người góp ý cung bị thương nhẹ khi bị giải tán. Kẻ góp ý cũng vào Nhà hát lón (sau này là QH ) đẻ xem điếm phiếu có cả các nhà báo và dân chúng được vào quan sát.Nhưng chủ báo ,phóng viên lớn có mặt .Không khi đó như nức lòng chào đón ngày trọng đại .
    Cho nên số phiếu đi bầu và số phiếu dôi ra,theo tác giả lấy ỏ tài lieu CS, quá lố.Tài liệu này chi có CS mới bịa ra được .(Cái này TT Thiêu nói là “có ít xít cho nhiều !)”
    2/Về vu PG cũng viết ý chang tài liệu PG .1 câu “đòng dao” và nhiều bài viết sau khi lật đỏ NĐ D ở đâu mà có mà ông Khoa đưa vào ? Hai câu này chỉ là sự tuyên truyền của cs qua giới trí thức Huế ý muốn bôi nhục nhà Ngô. Nếu tác giả là trí thức chân chính không cs thì có lẻ không trích sách 2 câu này,vì đây không là sử chinh thống mà do VNCS và PG đặt ra đẻ tuyên truyền xuyên tạc mà thôi . (2 câu này hay bài vở viết được đăng trên tờ Lập Trường ,tờ báo Huế của PG do B/s NQ in chui và có ấn bản in ở SG
    *(Ông NQ nguyên là B/s và đã ở lại Huế không tập kết ra bắc .Năm 75 có người khuyên ong đi qua Mỹ lánh nạn ,nhưng ông ta từ chối vì không nghỉ CSVN ác như vậy ,Chỉ là truyên truyền nên không đi nhất là có 2 người em tập kết trở về (dù sao còn có 2 đứa em ,không lẻ ác đến độ làm B/s cũng có tội sao,nhất là ó công nhiều trong vụ lật đô VNCH giết cả nhà NGÔ Đình …Nhưng khi tiếp cận được vói 2 VC thì B/s và Gđ vượt biên :Có lẻ sám hối vì vọng ngôn vọng ngử gây khẩu nghiệp trên báo của mình nên cho con trai Út đi tu với thây T.Hóa ).
    3/Vụ chinh biến dẩn đến ái chết của anh em nhà NGô ai cung biết là do cs (qua đảng viên cs Trí quang chùa Từ Đàm/Huế)) và do Mỹ phối hợp đẻ cùng mục đích loại bo NĐ D. Vụ treo cờ đã được hoản vì là ngày lể Phật đản sanh,nhưng lý o khách quan là đến Huế chậm ,và tỉnh/quận trưỡng lo thi hành lệnh trước nên cũng không đọc …Nội dung CĐ của TT là cờ Tôn Giáo treo trong khuôn viên nơi chùa ,nhà thờ là chính và phaỉ treo thấp hơn cờ QG cung như cờ tôn giáo phải nhỏ hơn cờ QG Như vậy có gì là SAI? (người ta cũng nói tới mìn nổ người chết hôm Phật Đản là do CIA làm.Sau đó CIA cấu két vói PG ,bị lợi dụng bởi cs qua đảng viên Trí Quang.đẻ đưa phong trào lên cao .loại trừ NĐ D. (66 PG tiếp tục làm loạn ,tách miền trung thành nước tự trị (ngã theo VC) nhưng Mỹ biết được ,không ủng hộ nên bị DẸP một cách nhanh chống )
    Ngày nay đọc nhũng nguồn tin đáng tin cậy và nhà Trắng đã cũng mở hồ sơ mật,nên các vụ mà LX Khoa viết vào sách IN theo báo chống NĐ D sau khi bị lật đỏ ,và báo CS thì chẳng khách quan gì .Những điều này :vu oan giá họa ,tô đen tô đỏ thì những người lón tuổi trong thời đó đã biết và nay họ đã điều chỉnh suy nghỉ của họ,Nhất là từ đó mói có cái họa mất nứớc hôm nay.
    Ông ta xứng dáng được mang hổn danh “trí thức chồn lùi” như nhà văn D.A đã nhìn thấu cái trí thức kiến thức của bọn này !
    Kết luận :Bài viết của một trí thức đỏ,già nên u mê,chép lại toàn bộ những gì phía bên kia (CS /PG và tụi chống NĐ D viết,đẻ tuyên truyền chạy tội cho chính họ ,bàn tay nhúng máu của cả một gđ kẻ yêu nước. Cả các đảng phái (QD Đ ĐV )…sau cụ Diệm đều có lên nắm quyền QG ,nhưng LÀM ĐỰỢC GI hay chỉ là cầm cự đẻ CHẠY .Qua Mỹ có thằng trước khi chết còn khoe chính hăn được TT NVT cho đi qua Mỹ vận động viện trợ ,nhưng lại tìm cách cho Mỹ thấy VNCH KHÔNG MUỐN ĐÁNH CS NỮA.).
    Cũng như những thăng trí thức bênh vực cho cái chết của tên nhà báo CS đẻ hòng triệt hạ một đảng phái mang danh chống cộng của người TNCS vậy. Thơi nào cũng có bọn trí thức “chồn”.
    ***(sách cu Huynh văn lang ,Minh Vỏ .Vinh Sữ ,Đoàn Thêm.Liên Thành và hồ sơ giải mật của nhà trăng : Vụ Tự thiêu của Thích Quãng Đức hay vụ giết người bang xăng của PG miền Trung và bọn cs ngày nay ai xem hình cũng đã rõ.)

    • TRÍ THỨC

      Làm người trí thức khó thay
      Bởi cần đòi hỏi thẳng ngay đàng hoàng
      Còn mà chỉ kiểu chồn lùi
      Cứ toàn lùi mãi quả đời ra chi !

      Nhất là ngọn bút nhiều khi
      Hằng in dấu vết khác chi trên đời
      Viết nhằm lếu láo đáng cười
      Nhất là viết Sử hại đời bao nhiêu !

      Nên luôn kiểu trí thức liều
      Toàn vô trách nhiệm có nào trí đâu
      Thức hay chỉ ngủ chẳng lâu
      Lộ toàn ra kiểu cào cào hơn ai !

      Nên chi độc lập tự do
      Mới luôn trí thức hay ho cho đời
      Còn mà chỉ kiểu tôi đòi
      Mượn danh trí thức khiến đời càng khi !

      Bởi vì nào ích lợi gì
      Nếu sai nguyên tắc trái điều lương tâm
      Chỉ thành thảy thứ hà rầm
      Đời nào chẳng có chỉ hâm vậy mà !

      TẾU NGÀN
      (11/11/17)

  12. GS Lê xuân Khoa nói về mặt tiêu cực của ông Diệm thì cũng đúng
    Nhưng ông Diệm cũng có công với miền Nam nhiều, dẹp loạn Bình Xuyên, Hòa Hảo… bài trừ tệ đoan xã hội
    Nhưng có điều gia đình ông, anh em ông đã tham gia chính phủ lộ liễu và lộng hành nên đưa tới sụp đổ
    Nên thông cảm cho ông Diệm, bọn anh em của ông Nhu, Cẩn.. bị người dân thù ghét và ông Diệm bị chết oan
    Những người ủng hộ ông Diệm thì không bao giờ chịu nhìn nhận những khuyết điểm của chế độ

    • Thực ra thì đó chỉ là xảo thuật của CIA (Mỹ) bày ra, và những kẻ “vọng ngoại” dựa vào đó để “kết tội” cho ông Diệm mà thôi!
      Một đất nước vừa thoát khỏi thực dân, phong kiến và Việt Minh Cộng sản, thì không thể nào đòi hỏi “DÂN CHỦ – TỰ DO” kiểu Mỹ hay tiêu chuẩn Âu Châu được, khi mà kẻ thù CS-miền Bắc đang lăm le cướp chiếm miền Nam cho tham vọng bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS).
      – Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục là do Vatican cất nhắc, đặt để (ông Diệm không có quyền gì vụ này)
      – Ông Ngô Đình Nhu là cố vấn chính trị
      – Ông Ngô Đình Cẩn cũng chẳng có chức vụ gì công khai, chữ “cố vấn miền Trung” cũng chỉ là do những kẻ tâng bốc, hay chức tước thời đó xưng nịnh…! thực quyền thuộc về ông ? (tôi quên mất tên rồi)
      – Bà Ngô Đình Nhu là Dân Biểu Quốc Hội. Thỉnh thoảng bà tiếp thượng khách nữ ngoại quốc, vì Tổng Thống Diệm độc thân, không có vợ, vì thế mà có người gọi bà là “Đệ Nhất Phu Nhân”!
      Vậy thì có gì để gọi là “độc tài hay gia đình trị” (như phong kiến)?
      Nếu Mỹ không phản thùng, không bật đèn xanh trong mưu đồ hạ bệ ông Diệm, dẹp chướng ngại vật để đổ quân vào miền Nam, thì… một trăm Trí Quang hay ngàn đạo tặc cũng sẽ chẳng có thể làm lung lay chế độ Ngô Đình Diệm. Mặt khác, vì ông Diệm quá tin người, tưởng là ai cũng thành thật tử tế và yêu nước thương dân như mình, nên đã phải chết thảm thương dưới tay những kẻ bất lương!
      1) Tổng thống Ngô Đình Diệm: Độc tài hay nhân trị? https://www.bbc.com/vietnamese/forum-37852186
      2) Năm năm vàng son 1955-60″ của Việt Nam Cộng Hòa https://www.bbc.com/vietnamese/forum-37815829
      * * *

  13. Ong nay goi la giao su , giao su day cai gi ? duoc cap sach den truong dau oc con ngu nhu con lon sao vn chung ta co con nhieu nguoi ngu nhu con lon . thanh dat nuoc nhu (LQ)

  14. Khi được tin ông Diệm bị lật đổ và bị giết, Hồ chí Minh đã nói với ký giả Wilfred G. Burchett:” Tôi không ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế”.

    Nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Mao Trạch Đông đã nói: Cả ông Hồ Chí Minh và tôi đều tin rằng, ông Ngô Đình Diệm không phải xấu như thế. Chúng tôi đều tin tưởng rằng, Hoa Kỳ còn phải duy trì ông ta cho đến nhiều năm nữa… Nói cho cùng, sau khi ông bị ám sát, sự trống rỗng lãnh đạo ở Miền Nam to lớn như giữa Trời với đất”. (Mao Trạch Đông/ The Viet Nam reader, tr.214).

  15. Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963 . Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết.

    Cựu tổng thống Trần Văn Hương – trong nhóm Caravelle năm 1960 chỉ trích ông Diệm – : Những tướng lãnh hàng đầu đã quyết định giết anh em ông Diệm sợ hãi đến chết được. Họ biết rất rõ họ là những kẻ chẳng có tài cán, đức độ hay hậu thuẫn chính trị gì, dù một chút cũng không có, nếu để Tổng Thống và ông Nhu sống, hai ông sẽ trở lại cầm quyền một cách ngoạn mục mà họ không có cách gì ngăn cản được.

    Cựu Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ: Nhưng điều sai lầm là họ loại bỏ Diệm và thay ông ta bằng một đám tướng lãnh ngu xuẩn hơn cả ông Diệm. Ít ra ông Diệm còn có một lý tưởng nào đó để phục vụ, chứ nhóm tướng lãnh thay thế ông ta chẳng có lý tưởng nào hết .

    Nguyễn Văn Ngân- Phụ tá ðặc biệt của TT Nguyễn Văn Thiệu -: Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.” Và rằng “Đám họ chỉ là sản phẩm của thực dân để lại, hèn nhát, bất tài và bất xứng “ .

    Cựu Đại sứ Bùi Diễm- đảng Đại Việt, thuộc nhóm Caravelle năm 1960 chống đối TT Diệm- : Cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, đã đưa đất nước Việt Nam Cộng Hòa phải bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, và không có ai muốn có cuộc đảo chính ấy xảy ra. Không có ai muốn…

    Tướng Nguyễn chánh Thi- âm mưu đảo chánh năm 1960-: Những tướng lãnh làm đảo chánh 1/11/1963 hầu hết là manh động theo lệnh ngoại bang, không có lý tưởng cách mạng. Cho nên lũ đầy tớ giết chủ đi rồi, thì loạng quạng không biết làm gì, chỉ chờ quan thầy ra lệnh tiếp. mà quan thầy thì mù tịt tình hình, lệnh lạc đưa ra đầu Ngô mình Sở, không mạch lạc gì cả, đất nước bị coi là vô chủ.

    • Phản hồi hay ,nhưng loại bỏ câu nói của NCT ra thì hay hơn .Lý dó tên vỏ biền này cùng một trình độ kiến thức như ĐM và không biết khi chê bọn đảo chánh 63 theo Pháp theo Mỹ thì NCT có biết 60 y làm đảo chánh chống Diệm là theo ai ? Pháp hay trước mắt là nhóm trí thức đảng phái quậy cho nát một chính thể miền Nam ,một nền CH phôi thai mà vẫn phải đương đầu vói thù trong giặc ngoài và cả bọn cs Bắc kỳ và cs qt.cả Pháp và một miền Nam đầy kỳ thị và “anh hùng LSB cở như Bảy Viển ,Ba Cụt không ?”
      NCT chạy len Cao Miên tỵ nạn và trở về năm 63 được lên tương và là người hùng , Lỗ mủi phòng lên theo Trí quang ,lập nước trung kỳ Phật Giáo tự trị (trung lập) theo lệnh Trí Quang . NC kỳ và MNLoan ra Huế dẹp yên (lúc này Mỹ không ủng hộ trí quang nữa).Trí quang bị đưa vô SG tuyệt thực ở nhà B/s Tài (sau này tên này có vào QH) 100 ngày không chết …còn NCT lại cho lưu vong ,đi chửa bệnh “THỐI MŨI” (sao không là “thối miêng ?” nhỉ?)! NCT chẳng có tư cách gì đẻ phê bình các tướng khác khi Ông ta cũng nghe theo “thê lục ” trí thức đảng phái cấu kết vói tinh báo Pháp làm cuộc đảo chánh 60…(trước 75 ,Ông ta bị cho là nuối tình báo VC trong nhà. Hăn là VC ở CM ,cúc cung tận tụy giúp cho NCT sống đầy đủ ở Cao Miên và bỏ hét sự sản về làm quản gia cho NCT ở SG .Tình báo VC ở nhà tướng thì ai dám bắt? Cũng như HTN ở nhà DVM ,hay em DVM ,đai tá VC về ở trong nhà DVM ,ai dám băt dù MVMT vào SG cũng chỉ NGÓ CHỪNG!
      Cùng “loài” lại “chê’ nhau cũng lạ !

  16. Bọn đối lập – tướng lãnh cũng như dân sự- chỉ là phường “xôi thịt”. Chúng đòi tổng thống Diệm chia xẻ quyền hành ,thế nhưng lúc cướp được chính quyền thì thế nào ? :

    Đất nước rơi vào tình trạng nhiễu nhương- sau đảo chánh 11/63 :

    Sau cuộc đảo chánh 1963, xảy ra ba cuộc binh biến liên tiếp trong thời gian chỉ hai năm: Binh biến ngày 31/1/64, binh biến 13/9/64 và binh biến ngày 19/2/65. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Nguyễn Xuân Oánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, và chính phủ Thiệu/Kỳ. Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng , kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 7 năm 1965, đã lần lượt thay đổi đến 5 lần .
    Chỉ trong vòng 6 tuần sau ngày đảo chính, đã có đến… 62 đảng phái ra đời. Có những đảng cũ tái sinh rồi chia ra làm bốn, làm năm. Có đảng chỉ loe hoe ông đảng trưởng và vài ba đảng viên. Các đảng phái ô hợp này không đóng góp được gì cho tự do dân chủ ngoài việc thi hành quyền tự do chỉ trích chính phủ và chỉ trích lẫn nhau một cách ô hợp .

    Những cuộc xuống đường biểu tình diễn ra liên miên. Các tướng dùng quân đội tranh quyền cai trị đất nước, lãnh tụ những đảng phái đố kỵ nhau, Phật tử xung đột với Ky-tô hữu, Quốc Trưởng và Thủ Tướng không ưa nhau ( Phan khắc Sửu/ Phan huy Quát)…Các đơn vị quân đội nổi loạn, quân đội ghìm súng trước quân đội. Lính Mỹ tự do đổ vào miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hội, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, bước nhịp theo những gót chân ngoại bang trên một mảnh đất Miền Nam không còn chủ quyền….

    Kịp đến tháng Tư Đen năm 75, các tướng đảo chánh năm 63 Nguyễn văn Thiệu, Dương văn Minh và ( đối lập Caravelle) Trần văn Hương kẻ thì từ chức, kẻ thì đầu hàng Việt cộng !

    Và hiện nay thì đất nước rơi vào Tàu cộng chỉ còn là vấn đề thời gian !

  17. Viết sử như Lê xuân Khoa hèn chi sách sử của Lê xuân Khoa ế chỏng ! Những người chuyên viết chuyện thời sự, chẳng thấy ai viện dẫn tài liệu từ sách của Lê xuân Khoa.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên