Tôi cưới vợ vào ngày 29-5-1971.
.
Sẽ chẳng có gì phải nói lại, nếu như cái ngày vui nhất của một đời người đó đươc diễn ra trong vui vẻ, hạnh phúc. Tôi đã không có được cái điều may mắn đơn giản ấy vì đã bị người ta phá tan đám cưới của mình, mà nguyên nhân chỉ vì miếng ăn bị dừng lại trong ít phút.
.
Chuyện là thế này:
Sau khi tốt nghiệp Đại học, có công ăn việc làm ổn định, tôi quyết định lấy vợ.
Tôi đã dồn hết tâm lực để chuần bị cho đám cưới của mình.
Hồi ấy ở Hà Nội, Sau khi có “ Giấy đăng ký kết hôn “, người ta mới cấp cho cặp đôi mấy cái phiếu để mua hàng .
.
– Phiếu mua giường tủ ở phố Hàng Tre.
– Phiếu mua chăn mùng ở phố Hàng Bông
– Phiếu mua bánh kẹo, thuốc lá, thiệp mời… ở phố Tràng tiền.
– Phiếu mua các thứ lật vặt khác nữa mà giờ tôi chịu kg nhớ nổi.
.
Hồi ấy ngưới ta quan niệm : trong đám cưới, để tượng trưng cho sự trinh bạch của cô dâu, mọi thứ đều phải dùng sắc trắng, tức là áo dài của cô dâu, hoa, khăn trải bàn…tất cả đều trắng. Chúng tôi đã phải lên tận Ngọc Hà đặt mua các loại hoa trắng. Xuống BV Bạch Mai mượn khăn trải bàn trắng , lên phố Hàng Đào may, thuê áo váy cho cô dâu cũng trắng…
Hồi ấy ở Hà nội, những đám cưới sang trọng thường phải có nhạc sống, vậy là chúng tôi lên phố Hàng Thuốc Bắc thuê một dàn nhạc sống. Những nhạc công này đều là những tay đàn lão luyện được đào tạo từ thời Pháp.
.
Trang trí phòng cưới thì khỏi phải lo. Các bạn của tôi ở trường ĐH Mỹ thuật và ĐH Mỹ thuật công nghiệp đảm nhận cho việc này.
.
Khâu cuối cùng là thuê hội trường để tổ chúc đám cưới. Sau nhiều ngày tìm kiếm và lựa chọn, chúng tôi quyết định thuê hội trường của Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội tại số 9 phố Vọng Đức. Mọi thủ tục thuê hội trường, chúng tôi thực hiện đúng quy trình, tiền bạc đóng trả đầy đủ.
.
Theo như thỏa thuận thì đúng 4h30 chiều ngày 29-5 Tôi đến nhận hội trường để trang trí, xếp bàn ghế, bày tiệc trà , hoa lá ( hồi ấy chỉ có vậy chứ không dùng mặn như bây giờ . Tiệc mặn chỉ hạn hẹp trong hai nhà trai, nhà gái )
.
Lo xong những việc quan trọng đó, hai đứa chúng tôi mới đưa nhau lên Hàng Đào may áo cưới và ra chợ Đồng Xuân mua thêm một số hàng lặt vặt khác.
.
Rồi chúng tôi ra phố Hàng Khay ở bờ hồ Hoàn Kiếm chụp ảnh kỷ niệm tại hiệu ảnh Quốc Tế nổi tiếng . ( Hình dưới )
.
Ngày cưới đến. Đúng 4h30 chiều ngày 29-5, tôi và gia đình đến số 9 phố Vọng Đức. Đến nơi, tôi bàng hoàng khi thấy trong hội trường người ta đang tiệc tùng linh đình, quan khách đông nghẹt. Tôi hớt hải chạy đi tìm ông quản lý hội trường. Phải mất nhiều thời gian tôi mới moi được ông ấy ra khỏi một bàn tiệc . Tôi chết lặng người khi đươc biết là chiều hôm ấy MTTQ TP HN mở tiệc mừng một sự kiện gì gì đó. Và đặc biệt là có cả lãnh đạo MTTQ VN tới dự. Sau nhiều phút điều đình, đấu tranh căng thẳng trong uất ức đến phát khóc, người ta mới chấp nhận trả lại hội trường cho tôi. Tôi có hóa đơn thuê tầng trệt, sao họ không mở tiệc ở trên lầu, lại bày xuống dưới trệt, nơi đã cho tôi thuê??
.
Lúc này khách đến dự đám cưới đã đến khá đông. Thế là nhân viên của MTTQ cùng người nhà, bạn bè của tôi lao vào để chuyển cỗ bàn lên tầng lầu . Phải mất khá nhiều thời gian, toàn bộ các bàn tiệc mới được đưa xong lên trên đó. Khi ấy dù phải tả tơi chạy đi chạy lại tôi vẫn thoáng nhìn thấy có 2 người dìu lãnh đạo MTTQ từ trệt lên lầu và hình như miệng còn đang nhai nhai thức ăn. Tôi thấy lạnh gáy khi bắt gặp ánh mắt sắc lạnh của người cận vệ cho ông.
.
Khi tầng trệt được giải phóng, chú rể cùng hai nhà trai gái, bạn bè, khách mời lao vào bày biện cho tiệc cưới, trang trí hội trường trong cái nóng ngột ngạt của tháng năm ở Hà Nội. Mọi người mặt mày bơ phờ, áo quần đẫm mồ hôi. Tôi, chú rể thì như kẻ mất hồn.
Rồi buổi hôn lễ đã diễn ra dù bị trễ mất nhiều thời gian. Các nhạc công chơi những bản nhạc trữ tình của Pháp và Việt. Bố vợ tôi thay mặt hai nhà lên phát biểu. Đúng lúc này ở phía cuối hội trường có ai đó oang oang:
.
– Chú rể đâu, Chú rể đâu?
.
Tôi không hiểu có chuyện gì lại xảy ra nữa thì có người nhà ở cuối hội trường hớt hải chạy lên nói với tôi:
– Xuống cho mấy ông ấy gặp kẻo họ phá tan đám cưới mất.
.
Tôi thất thần chạy xuồng phía cuối hội trường , lập tức tôi bị một đám người mặt mũi đỏ gay, miệng toàn hơi bia rượu vây quanh. Họ xỉa xói, cặn vặn tôi là tại sao lại dám tổ chức đám cưới tại hội trường này? Ai cho thuê ?. Rồi mặc cho tôi đã đưa hóa đơn thuê, nói rõ là ban quản lý hội trường cho thuê…những vị lãnh đạo của MTTQ đang say rượu ấy vẫn không chịu. Họ hoa chân múa tay mắng mỏ tôi, mặc cho cha mẹ, cô bác 2 nhà chúng tôi ra sức can xin, bà con từ tòa chung cư bên hội trường kịch liệt phản đối.
.
-Vứt mẹ cái hóa đơn đi!
-Hội trường của MTTQ đâu phải nơi cưới xin đú đởn?
.
Biết bao lời lẽ thô thiển mà những người biết điều, có văn hóa sẽ không bao giờ dùng đều đươc các đ/c lãnh đạo ấy tuôn ra, văng vào mặt cái chú rể khốn khổ là thằng tôi.
Trước tình thế căng thẳng như vậy, vị chủ hôn phải tuyên bố kết thúc buổi hôn lễ.
.
Vậy là tan tành đám cưới của của chúng tôi.
.
Thương người vợ của tôi quá. Trong suốt những giờ phút hãi hùng ấy, nàng ngồi im như một pho tượng, hai tay ôm chặt bó hoa lay ơn trắng. Khi khách khứa đã về hết, tôi nói với nàng:
– Em ơi, về đi .
.
Nàng ngước đôi mắt ngấn lệ lên nhìn tôi :
– Về hả anh, mọi người đâu rồi?
.
Tôi thương nàng quá. Cả một đời người có một lần thôi mà lại thế này sao? Vợ tôi là một nhà giáo, người quê gốc Hà Nội .(Theo gia phả thì dòng họ nhà vợ tôi đã nhập cư vào Hà Nội từ hơn 750 năm về trước). Tôi nói điều này ra để mọi người hiểu giúp: vì là người Hà Nội gốc nên khách đến dự hôn lễ của chúng tôi có rất nhiều những vị đầu râu tóc bạc, có học thức. Những con người cả cuộc đời sống trong sự văn minh, từ tốn của chốn đô thành nên trước thực tế này ai cũng ngán ngẩm và thương cho vợ chồng tôi. Thầy Uyển Diễm, một cây bút trong ” Phong trào Thơ mới”, cũng là người dạy văn của tôi ở trường cấp 3 Lý Thường Kiệt Hà Nội rất thương trò của mình và sau đó có tặng cho tôi một bài thơ chữ Hán nói về sự kiện này…
.
Có một điều rất cảm động và thật đặc biệt là trong suốt thời gian nhốn nháo ,căng thẳng ấy, dàn nhạc luôn chơi không ngưng nghỉ. Khi khách khứa ra về gần hết chỉ còn lại hai chúng tôi và những người thân trong gia đình, cùng một số bạn bè, dàn nhạc vẫn mải miết chơi. Những bài mà vợ tôi thích như “ Phiên chợ Ba Tư ” “Sông Danube xanh”… họ chơi sau cùng như bù đắp cho sự thiệt thòi của nàng.
.
Khi tôi đưa tiền thù lao trả cho các nhạc công, người phụ trách dàn nhạc, một bác sĩ về hưu, đã cương quyết không nhận. Tôi đã phải nói mãi ông mới thay mặt anh em trong dàn nhạc nhận một túi bánh kẹo.
.
Tôi cảm ơn bác sĩ kiêm nhạc công. Người bác sĩ già đã chua chát khẽ ngâm câu thơ của Vũ Hoàng Chương “ Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ “!
.
Đêm hôm ấy, trong căn phòng hạnh phúc ở một con phố trước ga Hàng Cỏ Hà Nội, vợ tôi để nguyên trên mình bộ áo cưới nằm bất động. Tôi đứng yên, lặng lẽ nhìn ra cây bàng bên cửa sổ, miệng liên tục rít thuốc lá.( hồi ấy tôi còn hút thuốc lá). Khói thuốc lan tỏa khắp căn phòng, tràn ra làm mờ những tán lá bàng xanh mơn mởn ngoài ban công.
.
Vậy đấy ,với những người ấy, chỉ cần chạm đến chút quyền lợi của họ, mà ở đây là lỡ làm chậm lại một bữa rượu, là họ sẵn sàng nghiền nát chúng ta, người mà gọi là “ Nhân dân” !
TB: Nhiều người đi dự đám cưới của tôi, nay vẫn còn , có người hiện là bạn Fb của tôi nữa.
——————————
GS. Nguyễn Bảo Châu (không phải Ngô Bảo Châu ).
Nguồn Facebook
Có lẽ tư duy của dân miền Bắc nó như thế này . Nếu miền Bắc cõng nguyên bộ các chị, đek ai chịu nổi hết . Nhưng nếu các bác chiếm được miền Nam thì ít nhứt gánh nặng sẽ bớt 1/2. Yo plan worked a bit too well. Chiếm được miền Nam phồn vinh giả tạo, lãnh đạo các bác hầu như quên hẳn Hà Nội . Hổng những thế, lại bòn rút miền Nam để đem về Bắc xây dựng Hà Nội to đẹp hẳn lên .
Lưu Trọng Văn nói dân Việt rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc vì đã trải qua 2 cuộc chiến tranh, đang thắc mắc dân “Việt” của hắn có thiếu 4 chữ “Xã Hội Chủ Nghĩa” không ? Dân miền Nam đang được hưởng hạnh phúc thì đám dân khốn nạn như bố Lưu Trọng Văn nhào vô . Tứ đó tới giờ, bao nhiêu “hạnh phúc” cái loại dân như nó & bố nó hưởng cho bằng hết, hổng chừa 1 mẩu vụn cho dân phi-XHCN nữa .
Dám lắm à , Thiếu 4 chữ “XHCN” trong cái dân “Việt” của Lưu Trọng Văn rùi . Đúng là con nhà tông, Xạo Hết Chỗ Nói
Đây là 1 trong những ní zo mà dân xã hội chủ nghĩa muốn tiến đánh miền Nam, muốn dân cả nước cùng chia sẻ cái khốn nạn do chính các bác tạo ra .
Phét đâu?để bàn dân thiên hạ bêu xấu thằng bác nhà phét,sao không ra mặt?
Cái đãng Phét
mà
còn đè-đầu cởi-cổ nước Việt Nam
thì
người dân còn nhiều khốn-khổ.
Hồ Chí Minh là đứa
bị
người Việt Nam đào-ông bới-cha
nhiều nhất.
Cán bộ loại đó thảo nào đất nước tụt hậu và giáo dục tanh banh, ngay vấn đày lấy giai cấp công nông làm lãnh đạo đã là sai, giai cấp ấy chỉ biết phá chứ lãnh đạo thế nào được.
Cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa là 2 thành tích đầu tiên của giai cấp này.
Lại thêm một luận điệu cũ z..ít. Đảng ta quang vinh thì làm gì có lãnh đạo loại mất dạy như vậy. Nói thế thì không khéo người ta lại dm đồng chí Phét.
he he he …
Thời kỳ “đảng phét” chưa cướp được miền Nam (suốt 20 năm ròng 1955 – 1975) thì..
Dân miền Bắc được “đảng” phân phối theo kiểu:
Cái cứt gì cũng…phân
Mà phân thì như…cứt!…..
Một năm hai mét vải thô
Nếu đem may áo “cụ Hồ”…lòi ra
May quần thì hở lá đa,
Mẹ con nhà Phét” hóa ra lõa lồ…
Vội đem cất ảnh “bác Hồ”,
Sợ rằng “bác” thấy…tô hô, “bác” thèm.
Tội nghiệp Phét hèn cay cú!
Một nâm
hai thước vải ta,
làm sao
che kín mả cha bác Hồ.
Không che
thì háng lỏa-lồ,
nhai râu trơn mắt,
bác Hồ nhì lom.