Kinh Nghiệm Làm Báo Sinh Viên Nửa Thế Kỷ Trước 1964-1967

15

Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng hoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn theo tài liệu giải mật của CIA thì đánh giá Trí Quang không phải cộng sản, mà là một nhà tu hành đấu tranh cho hòa bình và muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Thêm nguồn tài liệu còn lưu trữ về những cuộc đàm luận giữa Trí Quang và các giới chức Hoa Kỳ, cho rằng Trí Quang chống cộng mạnh mẽ và hiểu được sự việc xử dụng quân đội Hoa Kỳ để chống lại Cộng sản Bắc Việt và Trung cộng. Và trong phần trả lời phỏng vấn của báo Sinh viên Tình Thương, khi “đề cập tới sự nguy hiểm của Cộng sản, TT Trí Quang đã so sánh họ với những chiếc lá vàng có đóng đinh, phải cần tới một cơn gió lốc cách mạng thổi đúng hướng, không phải làm bay những niềm tin mà là bốc sạch đám lá vàng có đóng đinh là Cộng sản.”

      Vậy thì đâu là sự thật? Đâu là con người thật của Thích Trí Quang? Như câu hỏi trong phim Rashomon, một kiệt tác điện ảnh của Nhật Bản. Người viết sẽ không đưa ra một kết luận nào về chân dung Thích Trí Quang, nhưng muốn trở lại bối cảnh chính trị xã hội của thập niên 1960s, khi mà tên tuổi Trí Quang hầu như gắn liền với những biến động thời bấy giờ. Trong khi thông tin về các phong trào Phật giáo tranh đấu ngoài miền Trung rất nhiễu loạn, thì tại Sài Gòn, ngoài một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho tuần báo TIME 04.22.1966 với hai ký giả McCulloch và James Wilde; Thích Trí Quang sau đó trở ra Huế và rất ít khi dành cho báo giới Tây phương những cuộc tiếp xúc nào khác. Riêng với TÌNH THƯƠNG tuy chỉ là tờ báo của sinh viên Y khoa nhưng lại rất quan tâm theo dõi thời cuộc, được sự chỉ định của Toà báo, hai phóng viên Phạm Đình Vy (5) và Ngô Thế Vinh đã bay ra Huế, được gặp và thực hiện cuộc phỏng vấn Chín mươi sáu phút với Thượng Toạ Thích Trí Quang buổi chiều ngày 5-5-1966 tại Chùa Từ Đàm Huế. Và bài phỏng vấn này đã được đăng ngay trên báo Tình Thương số 29, 1966, và đã được phóng viên của US News & World Report xin dịch sang tiếng Anh nhưng rồi không rõ lý do, bài báo đã không được phổ biến sau đó.  

      Thích Trí Quang nay cũng đã 94 tuổi, ông sinh năm 1923; từ sau 1975 ông sống lặng lẽ những năm tháng cuối đời trong ngôi chùa Già Lam ở Gò Vấp. Và nay qua bộ báo Tình Thương mà Thư quán Bản Thảo của nhà văn Trần Hoài Thư (4) mới phục hồi lại được, trong đó có số báo TT 29, với 4 trang 2-3-4-5 đăng trọn vẹn cuộc phỏng vấn đã thực hiện từ hơn nửa thế kỷ trước. Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang khác tưởng như đã thất lạc tới các bạn trẻ và các sử gia tương lai. Ngô Thế Vinh   

Thích Trí Quang, lúc 44 tuổi, tại Sài Gòn. Hình: AP 2/9/1963.

CHÍN MƯƠI SÁU PHÚT VỚI THƯỢNG TOẠ

THÍCH TRÍ QUANG [05.05.1966]

NGÔ THẾ VINH & PHẠM ĐÌNH VY

 

ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY

      Với những rối loạn chính trị trong tuần lễ vừa qua, có một hiện tượng TRÍ QUANG trên khắp các báo chương ngoại quốc. Tuần báo Time coi ông như xuất hiện một Machiavel mới, trong khi báo L’Express gán cho ông là mẫu người đang làm rung động cả Mỹ quốc, đó là chưa kể tới những bài báo nói về ông đăng trên US News and World Report và Newsweek… Hiện tượng trên cũng được các báo Việt ngữ toa rập theo, thích thú đem ra phiên dịch và đăng tải; nhiều người coi đó như một khám phá mới lạ về một nhà tu hành tài ba, nhiều quyền lực nhưng cũng rất bí ẩn và khó hiểu. 

      Đã từ lâu chúng tôi vẫn có thành kiến với các nhà báo ngoại quốc khi họ nhận định về các vấn đề Việt Nam và chúng tôi thành thật tin tưởng rằng không một người ngoại quốc nào am hiểu vấn đề Việt Nam bằng chính những người Việt. Cái thái độ dễ dàng tin cậy vào mấy ông nhà báo ngoại quốc trong công việc tìm hiểu đất nước mình nếu không bắt nguồn từ một thái độ ỷ lại của báo chí Việt thì cũng đang coi là một hiện tượng quái gở.

      Trở lại trường hợp Thích Trí Quang, từ nhận định bảo ông là cộng sản đến ý nghĩ một tay quốc gia cực đoan, hình như chỉ cần một chút ngộ nhận. Nghĩ rằng tôn giáo sẽ còn đóng một vai trò quan trọng trong tương lai chính trị miền Nam, việc tìm hiểu mẫu một nhà tu-hành-dấn-thân đang có nhiều ảnh hưởng là điều cần thiết, đó là lý do cuộc gặp gỡ Chín mươi sáu phút với Thượng Toạ Thích Trí Quang buổi chiều ngày 5-5-1966 tại Chùa Từ Đàm Huế.

NHỮNG SAI LẦM CỦA TIME

      Hình như có một sự khác biệt rất xa giữa thực trạng miền Trung và các tin tức thổi phồng trên báo chí. Sau hơn bốn tuần lễ tranh đấu, Huế đã có một khuôn mặt sinh hoạt bình thường ngoại trừ những biểu ngữ khẩu hiệu còn treo dán rải rác, các chữ Bãi Khoá Bãi Thị kẻ sơn còn lưu vết trên nền tường; các cô nữ sinh Quyết tử đã lại tóc thề áo dài trắng tới trường đi học, súng ống cũng được trả lại cho quân đội, đài phát thanh cho đọc thông cáo kêu gọi tất cả sinh viên họp đại hội để bàn về bình thường hoá sinh hoạt Đại học.

      Nơi bến Toà Khâm, ngay trước khu Đại học, các tàu Há Mồm của Mỹ đang đổ lên bến chồng chất những thực phẩm và đạn dược, đám trẻ con xúm quanh đùa rỡn với những anh lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Trước trụ sở Thông tin ngoài các khẩu hiệu đòi bầu cử Quốc hội, chống chánh phủ Trung ương, còn có khẩu hiệu lên án Việt cộng pháo kích vào Thành nội sát hại dân chúng…

      Dấu vết những ngày máu lửa chỉ có vậy.

      Trên dốc tới Nam Giao, chùa Từ Đàm vẫn yên tĩnh nằm đó. Ngoài một số đệ tử đi lễ chùa, trong sân không có chút náo nhiệt của những phút tranh đấu. Nơi nhà Trai, trong bộ đồ rộng trắng, Thượng toạ Trí Quang đang ngồi bình thản đánh cờ với một cụ già, ngồi cạnh đó là một nhà sư trẻ Thích Mẫn Giác.

      Khi chúng tôi tới ván cờ đã mãn với phần thắng về phía Thượng Toạ, dĩ nhiên. Tuy chưa giáp mặt ông lần nào, chúng tôi đã biết mặt Thượng toạ qua hình ảnh báo chí, và đặc điểm đầu tiên để nhận ra ông là đôi mắt vô cùng sắc sảo. Không với một cử chỉ xa cách nghiêm trọng, không với cả tia nhìn mãnh liệt như thôi miên, Thượng toạ vui vẻ tiếp chúng tôi qua những nụ cười dễ gây thiện cảm và những cử chỉ tự nhiên thoải mái.

      Vào đề ngay, chúng tôi nhắc tới những lời tuyên bố của Thượng toạ trên các báo chí ngoại quốc, đặc biệt là bài của tuần báo TIME (2). Thượng Toạ cho biết:

      — Họ có tới gặp tôi hỏi ý kiến, tôi cũng có trả lời họ một số những câu hỏi, nhưng khi bài đăng có cả những ý kiến mà tôi không hề nói, tính tôi không bao giờ muốn đính chính, bởi vậy trong các bài báo đó có những điều sai lạc.  

      Chẳng hạn tuần báo TIME gán cho tôi óc bài ngoại gay gắt và nhất là muốn quay lại thời Hoàng kim của đời nhà Lý là một điều hoàn toàn bịa đặt.

      Không bao giờ tôi chủ trương như vậy; hơn nữa công thức đời nhà Lý với những thày chùa hăng hái nắm quyền chính hoàn toàn không còn thích hợp với thời đại bây giờ, mơ ước điều đó là vô lý. Cũng như khi hỏi tôi về Quốc hội, tôi chỉ nhấn mạnh với họ ở mấy điểm: số người đi bầu, sự xâm nhập của Việt cộng và cách bầu gián tiếp người lãnh đạo hành pháp qua một Quốc hội trung gian.

      Còn về tiểu sử Thượng Toạ, ông cho rằng đó chỉ là tài liệu không xác thực của Công an.

      Xem ra bài báo TIME đã mô tả nhiều điều không đúng ý Thượng toạ nhưng chúng tôi không muốn đi sâu vào thêm.

CHIẾN TRANH HAY HOÀ BÌNH

       Từ những nhận định cho ông có óc bài Mỹ, nhiều người e sợ rằng Quốc hội đầu tiên được thiết lập với ảnh hưởng của Phật giáo sẽ biểu quyết yêu cầu Mỹ rút lui khỏi Việt Nam để đi tới thương thuyết và chấm dứt chiến tranh. Thượng Toạ cho rằng:

      — Bây giờ còn quá sớm để nói tới nên thương thuyết hoặc tiếp tục chiến tranh. Chỉ biết rằng chính quyền hiện tại chẳng đại diện cho một ai và hậu quả là tình trạng vô cùng bi thảm về chính trị cũng như quân sự. Nói chiến tranh thì chẳng ra chiến tranh, nói thương thuyết thì lại càng nhục nhã, chỉ có Mỹ với Hà Nội mà không ai đếm xỉa tới chính phủ Sài Gòn. Bởi vậy, chúng ta bắt buộc phải có một Quốc hội, một chính quyền dân cử, tạo một khuôn mặt quốc gia cho đúng nghĩa một Quốc Gia, việc chiến hay hoà là do nơi Quốc hội. Nếu tiếp tục chiến tranh thì lúc đó mới đúng nghĩa là một cuộc chiến tranh và nếu thương thuyết thì đó đúng là một cuộc thương thuyết nghĩa là chúng ta đã có một ưu thế.

      Phải ngồi trên chiếc xe lúc đó mới nói tới chuyện lái tới hoặc lui. Đó là phải cho có một Quốc hội. Và tôi cũng không dại gì đính chính là không muốn thương thuyết để mang lấy tiếng hiếu chiến.

      Khi nhắc đến giải pháp Trung Lập mà có người nghĩ rằng đó là chủ trương tương lai của Phật giáo, Thượng toạ Trí Quang nói:

      — Nếu có thương thuyết để tiến tới giải pháp trung lập thì nền trung lập đó phải như thế nào. Người liều lĩnh nhất cũng không thể chấp nhận một hoàn cảnh như Lào. Pathet Lào trước đó là một phe nổi loạn, hiệp ước đình chiến 62 ở Lào là một công khai chấp nhận cuộc chiến tranh đó, Pathet Lào đương nhiên được hợp thức hoá và lại tiếp tục chiến đấu và thực sự không có một nền trung lập ở Lào.

      Như Việt Nam với tình trạng hiện giờ, một ký kết như thế là đương nhiên chấp nhận Việt Cộng và chỉ trong sáu tháng là miền Nam rơi vào tay họ. Bởi vậy tôi vẫn nghĩ phải có chiếc xe cái đã, một Quốc hội được đa số dân chúng đi bầu, đến lúc đó hãy tính xa hơn. Mọi dự đoán trước theo tôi là quá sớm.

MỘT QUỐC HỘI KHÓ KHĂN

      Khi đề cập tới những khó khăn của một Quốc hội sắp tới: Cộng sản, Chính quyền hiện tại và người Mỹ; Thượng toạ cho rằng:

      — Hơn ai hết, người dân quê Việt Nam đã có kinh nghiệm Cộng sản là thế nào rồi và họ biết rõ ai là Cộng sản ai không. Bởi vậy không đáng lo ngại sự xâm nhập của Việt cộng vào Quốc hội.

      Còn về phía chính quyền, Phật giáo đã giữ đúng lời hứa và để cho chính quyền có cơ hội thực hiện lời cam kết của mình với dân chúng về vấn đề Quốc hội. Nếu là một chính quyền thiện chí họ hãy tỏ thiện chí đó trong việc đi tới một Quốc hội. Nếu chính quyền phản bội thì không những lịch sử sẽ phán xét họ mà chính dân chúng sẽ có ngay phản ứng. Việc duy trì chính phủ hiện thời cho tới ngày bầu Quốc hội cũng là một cách để những tướng lãnh phản bội âm mưu phá hoại không có cơ hội lẩn tránh hèn nhát những trách nhiệm mà họ gây ra trước lịch sử.

      Còn người Mỹ thực tâm muốn miền Nam có một Quốc hội hay họ muốn ngăn cản, điều đó chưa thể đo lường được, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tin ở mình và không nên có những hành động làm cho người Mỹ khiếp sợ.

CÁC TƯỚNG LÃNH SAU QUỐC HỘI

      Khi đề cập đến vai trò các tướng lãnh hiện thời và sau ngày có Quốc hội, Thượng toạ Trí Quang nhận định:

      — Nào là tình trạng chiến tranh, nguy cơ của Cộng sản, các tướng lãnh kêu gọi dân chúng, tôn giáo, đảng phái phải đoàn kết thì chính họ lại chia rẽ hơn ai hết. Họ tranh giành quyền hành, thanh toán nhau vì quyền lợi và loại dần những tướng lãnh có công khác. Nhưng trước sự chống đối của dân chúng, trước hiểm hoạ đe doạ họ liên kết chặt chẽ hơn ai hết để bảo thủ quyền lợi và lũng đoạn dân chủ. Bởi vậy mối băn khoăn chính của nhiều người là làm sao trả họ về vị trí thuần tuý quân sự, gây lại sức mạnh uy tín và kỷ luật quân đội cùng phục hồi danh dự cho những tướng lãnh có công khác.

      Hiện thời người ta phải chứng kiến một trung ương các tướng lãnh chỉ âm mưu thanh toán nhau để tự đi đến chỗ đào thải. Tại các địa phương dân chúng vẫn dành nhiều cảm tình cho các tướng lãnh trong sạch có công với cách mạng tháng 11. Như trung tướng Đính được dân chúng miền Trung chấp nhận cũng ở trong trường hợp đó.

VỚI NGƯỜI MỸ

     Cuộc tranh đấu cho Quốc hội vừa qua có pha mùi Bài Mỹ khiến cho nhiều e ngại và tự đặt ra nhiều giả thuyết về sự lợi dụng của Cộng sản. Với vai trò của người Mỹ ở Việt Nam, Thượng toạ Trí Quang cho rằng:

      — Sau cuộc cách mạng 63, người Mỹ được hưởng ở Việt Nam vô số lợi lộc: gia tăng gấp bội quân số, chiếm được những căn cứ tốt như Đà Nẵng, Cam Ranh; được thêm cả nước Thái Lan. Không chắc người Mỹ thực tâm muốn chống cộng tại Việt Nam, họ muốn duy trì Cộng sản, duy trì cuộc chiến tranh này để thủ lợi. Vì nếu thực tâm người Mỹ muốn, họ có thể làm khá hơn nhiều cục diện bây giờ bằng cách trợ giúp Việt Nam vừa chống cộng vừa xây dựng những căn bản dân chủ hơn là nâng đỡ những chính phủ tay sai. Điển hình là vụ Đà Nẵng vừa qua.

MỘT TRƯỜNG HỢP ĐÀ NẴNG

      Theo Thượng toạ thì nhờ phước ông bà mới không xảy ra vụ đổ máu tại Đà Nẵng. Ngoài trách nhiệm lỗi lầm của ông Kỳ trước lịch sử còn những trách nhiệm lớn lao của Mỹ. Việc người Mỹ xử dụng những chiếc C130 để chở những tiểu đoàn Thuỷ quân Lục chiến và xe tăng ra đàn áp phong trào dân chúng đấu tranh tại miền Trung là một lỗi lầm không thể tha thứ, Thượng toạ nói:

      — Chỉ cần một chút nữa là xẩy ra đổ máu lớn lao với trách nhiệm nặng nề về phía người Mỹ. Lịch sử Mỹ Thế kỷ Hai Mươi sẽ có ba vết nhơ: ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, đàn áp nền cộng hoà San Domingo và vết nhơ thứ ba là vụ Đà Nẵng.

MỘT CHÍNH PHỦ PHẬT GIÁO

      Khi nhắc tới nhận định của Tuần báo Newsweek cho rằng sở dĩ Thượng toạ Trí Quang đòi bầu cử gấp rút một Quốc hội vì ông tin rằng tổ chức Phật giáo sẽ thắng thế trong cuộc bầu cử đó và chính phủ tương lai sẽ là một chính phù Phật giáo với bàn tay chi phối trực tiếp của Chùa chiền, Thích Trí Quang đã phủ nhận mạnh mẽ ý kiến đó và bày tỏ rằng:

      — Quan niệm đó không những không có lợi gì mà còn làm mất Danh Dự của Phật giáo. Tôi hoàn toàn không mong muốn như vậy. Kinh nghiệm cho thấy với những chính phủ tạm thời dù được hậu thuẫn của tôn giáo này hay tôn giáo khác chỉ cần những cuộc biểu tình vài trăm người cũng đủ xụp đổ. Như một chính phủ thành lập do hậu thuẫn của Phật giáo sẽ gặp ngay những khó khăn với các tôn giáo bạn, không làm được việc gì mà chính Phật giáo lại mang tiếng. Bởi vậy Phật giáo không bao giờ muốn tái diễn nhưng lỗi lầm của thời ông Diệm.

      Tranh đấu cho Quốc hội, Phật giáo chỉ muốn xây dựng một cái gì thực sự cho quốc gia dân tộc trong đó không phải chỉ có những Phật tử mà là cả những thành phân Tôn giáo bạn và các tầng lớp dân chúng.

      Quốc hội, Chính phủ sẽ không đại diện cho một ưu thế riêng nào mà là đại diện xứng đáng của dân chúng.

CHIẾN TRANH TÔN GIÁO

      Rối loạn tháng Tám năm 1964 với những vụ thảm sát trong thành phố vẫn lá ám ảnh đen tối trong đầu óc nhiều người. Sự cọ sát giữa hai tôn giáo trong những ngày gần đây làm thức dậy nỗi ám ảnh đó. Viễn tượng một cuộc chiến tranh tôn giáo đã được một số báo chí e ngại nhắc tới. Theo ý Thượng toạ sự thật sự đe doạ đó như thế nào. Thích Trí Quang cho rằng:

      — Sự e ngại đó quá đáng và không thể nào có. Những đáng tiếc hồi tháng Tám là do âm mưu của Nguyễn Khánh, hoàn toàn ngoài ý muốn của các vị lãnh tụ Tôn giáo. Khi phải tiếp xúc cới những vị lãnh đạo tôn giáo bạn, tôi có nói rằng chẳng thà thực sự có một cuộc chiến tranh tôn giáo vì quyền lợi hai phía; nhưng mâu thuẫn quyền lợi đó hoàn toàn không có. Bởi vậy không vì lý do gì để xảy ra những điều đáng tiếc mà nguyên nhân chỉ tại một anh tướng Kaki đứng ở giữa.

TÍN ĐỒ HAY CÔNG DÂN

      Việc tiến tới Quốc hội Lập hiến một cách nhanh chóng là công của Phật giáo, nhiều người nghĩ như vậy. Đó là điều mà Thượng toạ Trí Quang không muốn. Ông nói:

      — Một phong trào đấu tranh có màu tôn giáo sẽ gặp nhiều khó khăn, tự nó gây ra những mặc cảm thắng bại nơi các tôn giáo bạn. Bởi vậy tôi vẫn muốn các phong trào tranh đấu dân chủ phát xuất tự quần chúng không mang màu sắc tôn giáo, nếu có lợi cho tổ quốc, Phật giáo sẽ đứng sau hậu thuẫn. Trong cuộc xáo trộn vừa qua, khi gặp các Đại diện Hội đồng Đô Thành, tôi có nói: quý vị là đại diện cho các tầng lớp dân chúng, nếu chính quý vị đứng ra tranh đấu cho Quốc hội, Phật giáo sẽ đứng sau ủng hộ quý vị. Và trong thâm tâm tôi mong muốn như vậy.

      Sau khi tỏ ý không tin tưởng vào thực lực các đảng phái quốc gia, Thượng toạ cho rằng vai trò tranh đấu cho tự do dân chủ chính là bổn phận của thanh niên sinh viên chứ không phải của Phật giáo hay một tôn giáo nào. Thượng toạ nói:

      — Tôi hiểu rằng khi các anh em sinh viên tham dự cuộc tranh đấu chống ông Diệm năm 1963, anh em nhìn các vị Thượng toạ hồi đó khác bây giờ. Tôi muốn được giữ nguyên cái nhìn lúc trước, bởi vậy tôi muốn Phật giáo cũng như các tôn giáo bạn được trở về vị trí của mình. Phật giáo bất đắc dĩ phải đứng ra lãnh đạo các cuộc đấu tranh là một điều tôi thấy rất chướng.

Nguyệt san Tình Thương số 29: 4 trang 2-3-4-5 đăng trọn vẹn cuộc phỏng vấn Thích Trí Quang ngày 05.05.1966 tại Chùa Từ Đàm Huế

[nguồn: tư liệu của Trần Hoài Thư, Thư Quán Bản Thảo]

NIỀM TIN TẤT THẮNG

      Trái hẳn với triết lý nhà Phật hiểu theo nghĩa thông thường là xuất thế và yếm thế, Thượng toạ Thích Trí Quang mang khuôn mặt của một nhà tu hành mới: một Nhà-Sư-Dấn-Thân, dấn thân vào tất cả những biến động xã hội, dùng tất cả những uy tín và quyền năng sẵn có để lèo lái tới một cảnh đời thích hợp với sự phát triển của đạo giáo.

      Với con mắt nhận xét tinh tế về thời cơ đúng lúc, với niềm kiêu hãnh cao độ về nhân cách Á Đông của mình cộng thêm với tinh thần quốc gia cực đoan cố hữu, triết lý hành động kỳ lạ của Thích Trí Quang ở nơi niềm tin sắt đá về sự tất thắng trong mọi mưu lược tranh đấu. Tên ông đồng nghĩa với những âm mưu nhưng chính ông muốn đối thủ phải kính trọng cái nhân cách Á Đông của mình nên mọi hành động của ông đều được báo trước. Thượng toạ nói:

      — Nhiều người gán cho tôi mối liên hệ mật thiết với ông Lodge, sự thật không có. Với ông Lodge hay Taylor (3) cũng vậy, mỗi lần tranh đấu tôi đều gặp, nói cho họ biết lập trường của Phật giáo thế nào, còn người Mỹ muốn sao tuỳ họ. Tôi hành động đều có báo trước ít nhất là 24 tiếng. Như vụ tranh đâu gần đây tôi chỉ gặp ông Lodge có một lần, nói rõ lập trường của Phật giáo về Quốc hội. Ông ta nói Thượng toạ nên nghĩ lại. Tôi chỉ cười và trả lời đã nghĩ rồi. Có vậy thôi. Còn dư luận cho rằng ông Kỳ đã gặp tôi trước vụ hạ Trung tướng Thi là hoàn toàn bịa đặt. Tôi chưa hề gặp ông Nguyễn Cao Kỳ một lần nào.

LÁ VÀNG VÀ GIÓ LỐC

      Có lá vàng thì phải có gió lốc. Đó là câu so sánh của Thượng toạ Trí Quang với hiện tình người Mỹ và Cộng sản:

      — Lá vàng đó là Cộng sản, và gió lốc chính là người Mỹ. Muốn chống  Cộng thì phải cần tới người Mỹ, thế thôi. Đối với tôi, những ảnh hưởng ngoại lai chỉ nên dùng như những phương tiện chứ bảo chấp nhận thì không.

      Đề cập tới sự nguy hiểm của Cộng sản, ông nói họ không phải chỉ là những chiếc lá vàng làm nhớp nhà mà là những chiếc lá vàng có đóng đinh.

      Vì khía cạnh chống Mỹ trong các phong trào tranh đấu vừa qua của Phật giáo, có báo ngoại quốc cho rằng Thượng toạ Trí Quang muốn đuổi Mỹ. Thượng toạ nói:

      — Người Mỹ rất ngờ nghệch, họ không phân biệt được giữa Bài Mỹ và Chống Mỹ. Bài Mỹ là một thái độ thù ghét đương nhiên, dù người Mỹ có làm hay đến đâu cũng vẫn bị ghét bỏ, có khi lại còn thù ghét hơn. Trong khi Chống Mỹ là một thái độ phản kháng xây dựng. Bởi quan niệm hai người cùng ngồi trên một chiếc xe, thấy người kia lái bậy thì người nọ phải giành lấy mà lái nếu không muốn rớt xuống hố. Các phong trào vừa qua không mang tính chất bài Mỹ mà là chống Mỹ; chống Mỹ đã ngăn cản việc đi tới Quốc hội, chống Mỹ đã hậu thuẫn những chính phủ tay sai thối nát, chống Mỹ đã giúp phương tiện đàn áp Đà Nẵng.

      Thì ra thái độ của Thượng toạ là muốn cảnh giác người Mỹ. Cơn gió lốc phải được thổi đúng hướng, không phải làm bay những niềm tin mà là bốc sạch đám lá vàng có đóng đinh là Cộng sản.

 

PHẠM ĐÌNH VY

NGÔ THẾ VINH

Huế 05.05.1966

[Trích Nguyệt san Tình Thương, số 29, 1966]  

 —————————–

Ghi chú:

1/ Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War. James McAllister; Department of Political Science, Williams College, Williamstown, MA 01267

2/ A Talk with Thich Trí Quang. McCulloch, James Wilde. Time Magazine, April 22, 1966 | Vol. 87 No.

3/ Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam 1963-1964. Maxwell D. Taylor, Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam 1964-1965

4/ Hành Trình Tình Thương. Trần Hoài Thư, Thư Quán Bản Thảo, số 74, Tháng 4, 2017

5/ Phạm Đình Vy, nguyên chủ nhiệm Tình Thương 1964-1967, bác sĩ Thuỷ Quân Lục chiến VNCH, sau tù cải tạo 3 năm vượt biển, sang định cư và hành nghề y khoa tại Pháp.

15 BÌNH LUẬN

  1. Nhiều bạn đọc hình như chưa biết Bạch Thư của HT.Thích Tâm Châu (viết năm 1990)
    trong đó HT.kể lại việc mình bị truy sát bởi nhóm Ấn Quang (TTQuang) với chiến thuật
    sắt máu không khác với CS.Đọc để biết chuyện PG.”tranh đấu” ra sao !
    Thích Trí Quang khi đã chạy trốn được vào Toà Đại Sứ Mỹ đã tuyên bố với Marguerite
    Higgins (ký giả Mỹ) rằng “Lật đổ được Diệm Nhu thì chúng tôi mới nói chuyện với miền
    Bắc về việc chấm dứt chiến tranh…”.Điều đó chứng tỏ Mỹ đã dùng TTQ.để lật đổ TT.NĐD.

  2. Giặc trọc hay còn gọi là giặc thầy chùa, cùng giặc áo đen hợp với lũ ăn mày ký “giả” đã góp phần giết chết Miền Nam.
    Đó là sự thật không thể nói khác .

    • Anh noi dung , nhung van de khg don gian nhu vay sau cuoc bien loan Mien trung Phat giao khg chong chinh quyen ,thi Cong giao voi 300 ong Linh muc do Ong Thanh lang ,Hoang quynh, Chan tin ,Phan khac tu ,Dinh binh Dinh , phoi hop voi dam ky gia An may lam loan ,Mien nam khg duoc yen ,do ban tay Vatican thoc gay ,Mien nam mat dung do thua rieng cho May ong Thay chua ,sau khi Chiem mien nam Dan Ho nai co mot lan xuong duong bi tui VC cho an B40 ,tan hang ca dam ,Ong Tri Quang biet khg dam choi tro xuong duong voi bon vo than cong san ,Tom lai neu Chung ta co mot chinh quyen dan cu , va mot quoc hoi doan ket ,nhu de nghi cua Ong Tri quang co the tinh hinh khac di ,nhung tui My no co chiu khg ? la chuyen khac ,no sai het vu khi Ton dong cua The chien 2 xong phui tay ,Anh khg the quo dua ca nam khi goi la Giac troc ,cung co nhung vi Tu hanh khg lien he den nhung vu lam loan Mien nam /.

  3. Hảy nhìn nhận một cách khách quan về TTQ,khg ai chập nhận một đội quân ngoại bang đội lớp Đồng minh trên Quê hương chúng ta ,ông TQ là một người Việt nam ,sau đó mới la tu sỉ Phật giáo. Quân đội Mỹ vào Vn lấy lý do đồng minh chống cộng rồi sau đó phủi tay ra đi để lại một Vn tang thương đau khổ ,chống Mỹ hay bài Mỹ là chuyện đương nhiên. Quân đội Vnch chưa chắc 100 phần trăm thích Mỹ. Chúng ta cần họ giúp nhưng khg cần họ hiện diện trên Quê hương chúng ta chỉ có đám quạ đen là hưởng lợi trên gót giầy ngoại bang ./

    • Ông ta là tu sĩ phật giáo. Con đường mà ông ta chọn là vượt qua cái ngã của mình tu tập và nhìn sự việc bang cái huệ nhãn. Nếu cho rang Mỹ đã để lại một VN tang thương đau khổ thì ông ta đã làm gì để chống cộng sản VN sau ngày 30 tháng tư 1975, cái giai đoạn tang thương nhất: cơm không đủ ăn-áo không đủ mặc, bệnh tật không thuốc chữa, trí thức phải vâng lời bọn that học, khi người không còn là người và những thằng bé còn bị kỳ thị đến 3 đời. Thích Trí Quang lúc đó đã làm gì hở đồng chí Phat?

      • Xin loi ong Toi khg phai la Dong Chi,Dong ran gi het , ong co hieu nhung loi toi noi khg? Nguoi tu hanh khg co nghia la choi bo tat ca khi Dat nuoc lam nguy ,ho tranh dau bang nhieu hinh thuc khac nhau , Ong Tri Quang hay tat ca nhung ong mac ao Chung tham cung chang lam duoc gi ? ca quan doi 1 Trieu quan va 2 ong TT cong giao chang lam gi duoc lu chan bo Cong san ,thi Ong Tri Quang lam duoc gi khi dam tri thuc phai vang loi bon that hoc ? Tui no chiem mien nam xong noi voi may Ong Thay va Cha ,sung dan con do Ong nao tu thi nen Tu con khg thi cu Chong doi , chang co ong nao dam ho he ,Mien nam trong giai doan doi rach tan thuong Chung ta trach ai ? chui My ? Chui Phat giao ,Chui Ong Thieu? tom lai cai than phan nhuoc tieu no nhu vay ong Austin pham a ,dung chup Mu cong san tro nay hoi nham chan ,chi co bon Can lao moi choi tro nay ,

        • Nào có phải lỗi tại tôi. chẳng qua là vì ông bạn có hơi hướm của đàng mềnh nên tôi thấy sao nói vậy. Dám chơi dám nhận, còn anh bạn? Anh bạn bảo:” hãy nhìn nhận một cách khách quan về TTQ, không ai chap nhận một đội quân ngoại bang đội lớp đồng minh trên quê hương chúng ta…” xin hỏi đồng chí chớ như thế nào là “đội lớp”? kế tiếp xin hỏi : rồi lúc TTQ chống Mỹ thì Mỹ đã ra đi và để lại một VN tang thương đau khổ à? Anh bạn đừng có bơm TTQ lên vị trí của “thầy tăng mở nước” khi trên thực tế hắn chỉ là tên chọc gậy bánh xe hèn nhát, không đáng hang tu sĩ, chỉ mượn gió bẻ măng mà thôi. Tôi đã đặt câu hỏi với anh về lão ta rồi đó. Nếu cho là hắn đã quyết định dấn thân thì hắn đã làm gì để chống đối cộng sản bất nhân sau 1975?. Sao kỳ vậy? “thầy” dấn thân có điều kiện à? Anh và cái gọi là chống Mỹ, bài Mỹ là chuyện đượng nhiên đối với các anh, không phải là tôi và nhiều người khác. Bị kẻ cướp vào nhà, sức đánh không lại thì có bất cứ ai nhảy vào phụ lực cho mình, cho dù là ngắn ngủi cũng là may phước rồi, miễn cho tôi phần đặt điều kiện như các “thầy” nhá! Vâng, cái quân đội một triệu quân và 2 vị tổng thống công giáo chẳng làm gì được bọn chăn bò cộng sản bởi vì vũ khí chỉ cho phép họ tự vệ, bởi vì khi họ bắt những thằng nằm vùng thì cả đám bài Mỹ, chống Mỹ tuột váy nhảy dung như điên , bởi vì nhiều nhà chùa chứa vũ khí cho cộng quân. Giá mà họ hành động y hệt tụi cộng sản như đã nói với các “thầy”, các “cha” sau 1975 như anh đưa ví dụ thì xin lỗi: đâu có chuyện ngày nay anh bạn nói chuyện câu sau đíu câu trước ở đây. Tôi đọc cái comment của anh bạn mà tôi không biết anh có “hộ khẩu” nơi mô. Hay để tôi đoán nhé! anh cùng chung cội với băng Giáo điếm, đúng hay sai? .
          Anh khỏi đoán về tôi.Tôi không cần…lao, cần suyển gì ráo. Đúng gốc thì có liên hệ chăc chẻ với NTUPG ở Tú Xương. Tôi báo cho anh trước là tội lội của Trí Quang không thể rửa sạch vì cái nghiệp sát nhân, xúi giục người khác tự thiêu theo chủ ý của mình. Hãy tìm nghe bài nói chuyện của một vị đại đức sau này trở thành mục sư Tin Lành để biết ông ta đã nghe và thấy những gì trong cuộc đối thoại của TT Thich Tâm Chau và Thích Trí Quang ngày đó.
          Nam Mô A Di Đà Phật.

          • Ông càng viết càng lòi cái đuôi công Giáo,còn ông đại Đức nào đó thành ông mục sư tin lành đi bôi nhọ Phật giáo ,chuyện ông ta khg thích tu bên Phật giáo nhảy qua tin lành hay mấy ông cha nhảy qua tu bên Phật giáo như ông Tâm châu là chủng sinh công giáo ,thì đâu có chuyện gì phải nói ,ông chăng có một bằng chứng gì ro ràng để nói ông Trí quang xúi ông Quãng Đức tự thiêu ,ông có mở mắt ra đọc tâm thư ông Quảng Đức tự nguyện Tự thiêu để thức tỉnh ông Diệm đừng kỳ thị Tôn Giáo mà ông nội Ông Diệm được thờ tại Chùa Từ đàm Huế ,tóm lại Cộng sản và Cần lao con giáo là hiểm họa của Dân tộc khi người Mỹ nhảy vào Vn Công giáo hưởng lợi nhiều nhất về vấn về các tặng phẩm cứu trợ để dụ con chiên theo Đạo cái mỹ từ Trở lại Đạo nó thật sự là trơ trẻn ông ạ, tôi khg phải Giao điểm ,Giao điểm họ vạch trần sự xảo trá của kinh thánh,và công giáo thì bị chụp mủ Cs ,như Nguyễn manh quang và charlie Nguyễn họ là Giáo Dân chính cống có ai dám phản bác ngoài sự chụp mủ hả ông. ? Ông khg có tư cách và củng khg có quyền kết tội một ai , đầu óc của mấy tên cần lao được nhò sọ là còn Cụ miền nam khg mất. Cụ là Chí sỉ v.v.. khi thằng Mỹ nó bồng vê làm TT thì chuyện nó hạ bệ là chuyện thường Tôi khg thích bất cứ thằng lính ngoại bang nào trên Quê hương ,kể cả Tàu Và Nga Còn ông thích là chuyện cá nhân ông thử hỏi mọi người có ai thích quân đội Mỹ trên quê hương họ khg? Đi đâu người Mỹ củng bị ghét cho dù họ đến để giúp dân sở tại vài hàng cho ông để ong đừng chụp mủ Tôi có 5 năm binh nghiệp , đồn trú tại Kon Tum và củng kg phải là Phật tử theo nhóm nào , chào ông

    • VNCH cũng giống như Đại Hàn dân quốc, phải ở trong hoàn cảnh chống CS xâm lăng, chống CS phá hoại, chống CS gài lựu đạn giết hại quan chức cũng như dân lành. Một điều quá dễ thấy mà đến nỗi tôi là một kẻ hậu sinh cũng biết và nhận thức được. Vì người CS muốn vô sản hóa toàn thế giới nên họ luôn luôn kích động phá rối trị an xã hội, luôn luôn tìm cách gây chiến tranh đổ máu rồi đổ thừa gọi là chiến tranh cách mạng cướp chính quyền, gọi là cách mạng vô sản đưa thế giới đến đại đồng. Đất nước hiện nay suy yếu, bị Tàu cộng ngang nhiên xúc phạm chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, hà hiếp, đâm cho thủng tàu, giam cầm ngư dân mà quý nhà cầm quyền VN chẳng dám hé môi. Thật quá hèn. Đây phải chăng là hậu quả đau đớn của quốc gia, dân tộc mà Thích Trí Quang là kẻ góp tay rất nhiều. Ngoài biên cương, các chiến sĩ QL VNCH đổ máu để bảo vệ miền Nam tự do, để những kẻ tu hành được yên bình tu tập thì quý tăng ni phải biết ơn, nhưng họ không những không biết ơn mà còn biểu tình phá rối, kích động tự thiêu, mang Phật ra đường cản trở quân đội đi tiếp cứu đồng đội đang bị bao vây. Có phải họ là những kẻ tu hành chân chính đàng hoàng, từ bi hỉ xả hay những ác tăng phải bị đưa ra tòa lãnh án khổ sai hay biệt xứ ở đảo hoang? Anh Phat thấy nhận thức của tôi như thế nào?

  4. Ông Thích trí Quang được nhiều người coi là chính trị gia giỏi nhưng vì ông lợi dụng chiếc áo Thượng tọa, nếu ông cởi áo hay nếu không phải nhà tu thì chỉ có một số rất ít người theo ông, ông làm trái lời dậy Đức Phật
    Những năm sau 1964 cho tới 74 hai tôn giáo lớn miền nam như Phất giáo , Thiên chúa giáo đua nhau gây rối loạn vô tình làm lợi cho CS
    -Năm 1964 linh mục Hoàng quỳnh cho biếu tình làm loạn tại Saigon có chém giết một số học sinh trường kỹ thuật Cao thắng nhưng nay người ta không muốn nhắc lại sợ gây chia rẽ
    -Những năm 1964, 65, 66 Phật giáo Ấn quang và nhất là phong trào miền Trung của Thích trí Quang gây nhiều rối loạn khiến quân dân miền nam nản lòng, TT Quang là người làm lợi CS nhiều.
    -Năm 1974 ông cha Thanh chống tham nhũng làm náo loạn cả Saigon, theo ông Trần đông Phong (trong cuốn VNCH 10 ngày cuối cùng) thì cha Thanh biểu tình là do chủ trương của tòa Vatican để chứng tỏ Thiên chúa giáo cũng chống Thiệu, vì tòa Vatican đã đoán biết CS sẽ chiếm miên nam sau khi Mỹ rút
    Các đạo Cao Đài, Hòa Hảo thì đứng đắn hơn, không hề có biểu tình làm lợi cho CS

    • Tôi xin có vài lời trong khuôn khổ nhận định của ông/bà. Người ta có nhắc tới nhiều lần các biến động, hoạt động mang tính phá hoại của phía Công giáo do những nhân vật mà ông/bà nêu ra. Cái khác nhau mà tôi thấy là phía những người công giáo thì không ai nhảy ra “bênh vực” cho những hành động này. Tôi tin rang không những ông/bà và tôi mà còn nhiều người khác biết rang Phật giáo tại VN đã bị cộng sản lũng đoạn, chi phối ở nhiều nơi từ trước. Những bộ phận nào không cộng tác với cộng sản thì sau này đều bị bức bách, giam cầm không còn chỗ nương tựa. Khác với Phật giáo, Công giáo có một tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, có một tôn chỉ hành động đồng nhất khiến cho cộng sản bó tay, hoặc bị vô hiệu hóa ngay từ hạ tang cơ sở. Đức tin của người Công giáo mãnh liệt và không chịu khuất phục bất cứ ai ngoài đức Chúa trời. Thế nên họ đã trở thành những mầm mống đối nghịch với cộng sản, luôn là con dao kề cổ bọn chúng. Tôi được biết, do tiếp xúc với bộ phận tuyên truyền của đảng cộng sản VN tại hải ngoại, rang bọn này được tham khảo và học tập toàn bộ sách vở của nhóm Giao Điểm ngay từ trong nước và dung những quan điểm trong tài lieu của nhóm này mà tung hỏa mù ở hải ngoại. Chúng nó bằng mọi cách phải cô lập người Công giáo, đó là mục đích tối hậu. Việc tôi, bang cách nào tiếp xúc với phía bên kia, là một câu chuyện dài, không thể nói ra trên mạng. Xin cảm ơn ông/bà đã cho mượn chỗ.

      • Ông làm chuyện tầm phào. Công giáo. Là một tổ chúc chặc chẻ mà Ông Chân Tín. Ngọc lan ,phan khác từ,Nguyễn đình đầu. Là cán bộ CS cài vào ,ông lòi cái đuôi công Giáo ra rồi ông ,Đức Chúa Trời củng chẳng làm gì được cộng sản ông à ,vatican phải thỏa hiệp để sống Chung với cs Vn ,toà thánh có đại diện tại Vn để mở mang nước Chúa mà sau hàng mấy trăm năm truyền dạo bằng mọi thủ đoạn chỉ có 6 triệu Giáo Dân ,

        • Đã viết tới đây thì cũng phải nói rõ, thay vì lươn lẹo như bọn Giáo điếm, như sau: Linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Đình Đầu không hẳn là cộng sản như anh chụp giật ẩu và chẳng phải là hàng chức sắc gì quan trọng trong giáo hội ở Việt Nam. Họ đều phải trả giá cho sự ngây thơ của mình sau này dưới chế độ của bọn vô thần. Ít nhât, họ cũng còn có chút ít liêm sĩ đương đầu với cộng sản qua mấy vụ kiến nghị, họp hành chống đối và đã…ôm đầu máu vì tụi an ninh. “Thầy” của anh có cả một đạo quân “quyết tử” làm mưa làm gió một thời với vũ khí bao gồm xăng và…bàn thờ Phật mà tịnh khẩu suốt mấy mươi năm nay trước tụi ngoại lai “Việt cộng” thì há chẳng phải là thẹn lắm…ru?
          Trở lại vấn đề mà tôi đã nêu: lão Trí Quang chủ trương dùng tăng ni làm đuốc sống, trong lúc TT Thích Tâm Châu thì phản đối. Vị đại đức mà sau này trở thành mục sư Tin Lành đã kể lại những gì ông ta chứng kiến từ cuộc đối thoại giữa 2 người trong một buổi nói chuyện về cái duyên khiến ông ta tin vào “Chúa” đã cứu sống ông ta. Lời lẽ rất nhẹ nhàng, không buộc tội mà chỉ tường thuật như một nhân chứng. Anh bạn đừng đưa thầy Quảng Đức vào đây mà trớt quớt.
          Trong lúc chờ đợi người Công giáo lên tiếng “bênh vực” cho các nhân vật “cộng sản” của quán ba Ngôi mà anh bạn đưa ra, tôi đề nghị anh xem qua lá thư của Phan Khắc Từ than oán vì bị cô lập, ruồng bỏ. Thiệt là rớt nước mắt. Ai cô lập và ai ruồng bỏ hắn vậy đồng chí Phat? Tôi đã nói là bị vô hiệu hóa ngay “hạ tầng cơ sở” mà! Đừng có giỡn chơi với “Salvation army” nghe bạn! Mới có 6 triệu mà sao đảng mất ăn mất ngủ từ lúc “bác” còn sống lận. Phe ta bây giờ muốn đối đầu còn phải bịt mặt giả côn đồ mờ! Thiết là nhảm nhí hết sức!
          https://sites.google.com/site/phankhactu/phan-khac-tu-khong-noi-an-nap
          Kế tiếp là Linh mục Chân Tín bồi thêm một đá cho Paven Từ hết thấy bề trên luôn:
          https://sites.google.com/site/phankhactu/thu-lm-chan-tin-gui-lm-phan-khac-tu
          Chào quyết tử.

          • Ông càng viết càng tệ, tôi khg ưa gì ông Trí Quang và củng chẳng ưa gì mấy ông Cha thà mất nước khg thà mất Chúa. Còn chuyện ông mục sư nào đó nghe các ông sư nói chuyện gì đó khiến ông tin vào Chúa kg dính gì đến chuyện ông Và tôi. Chuyện viết sách nói láo khg có bằng chứng là chuyện thường ,tôi có thể Viết cuốn sách vu khg Thầy chùa như Cuốn trong lòng địch của cần lao Trần trung Quân đâu có gì là khó. Vụ bàn thờ Phật là do Nguyễn cao kỳ dàn dựng để có lý do bắt ông Trí quang về saigon ông hảy coi cuốn sách của Lê xuân Nhuận, tóm lại đầu óc ông nông cạn ,với tôi Chúa của ông khg có chổ đứng trong tôi ,2 tên TT công giáo hơn 1 triệu lính mà thua thằng chăn bò cộng sản là nhục lắm ông, nhìn nghĩa trang Vnch đa số lính chết là dân đạo Phật ông mở mắt ra mà rao Đức tin Thiên chúa của ông đi

  5. VNCH là một quốc gia hợp hiến hợp pháp
    Quân Lực VNCH có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ chống giặc ngoại xâm

    Đó là 2 vế căn bản. Nếu anh muốn nhìn thẳng vào vấn đề một cách công chính.

    1- VNCH là một quốc gia hợp hiến hợp pháp: nó có Hiến Pháp, Luật Pháp và đầy đủ các định chế Tam Quyền Phân Lập như Quốc Hội, Chính Phủ và Tòa Án. Có Văn Bản pháp lý và các Định Chế vẫn chưa đủ thực chất nếu nó không có được kết quả trong hành động kiến thiết nước nhà. VNCH có đầy đủ. Quý vị không thể chối cãi kết quả văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật, y tế, giao thông, tín ngưỡng, mà trong 20 năm thời VNCH để lại di sản hiển nhiên.

    2- Quân Lực VNCH có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ chống giặc ngoại xâm: điều này là đương nhiên. Thời kỳ chiến tranh, miền Nam bị xâm lược bởi CS từ miền Bắc với sự hậu thuẫn to lớn của TQ và khối LX lúc đó. Lính VNCH vừa chiến đấu bảo vệ cương thổ vừa chiến đấu bảo vệ dân chúng bị CS khủng bố phá hoại giết hại. Và số thương vong to lớn mà QLVNCH phải gánh chịu đã chứng tỏ.

    Ở trên tôi nói nhìn thẳng vào vấn đề một cách công chính là như thế. Bởi vì, những người như Thích Trí Quang có thể sẽ nhìn vấn đề theo cách của họ. Khác. Nhưng không lạ. Thích Trí Quang, trong bài, dường như chỉ loanh quanh cũng 2 điều như trên, theo chiều hướng khác: Quốc Hội và Quân Đội. Trong suy nghĩ, Thích Trí Quang khoanh lại, QH thì yếu đuối cô đơn và khó khăn phải đối phó ngay với Mỹ, với Quân Đội (?) Còn Quân Đội thì tướng lãnh rặt một bọn tham lam ích kỷ mộng bá đồ vương (?)

    Đó là một thực tế, con sâu làm rầu nồi canh. Thích Trí Quang quên là thời điểm chiến tranh. Quân đội đương nhiên phải có một quyền lực rất lớn. Ngay tại các nước như Đại Hàn trước đây, hay Thái Lan, Miến Điện hiện nay, quốc gia hoàn toàn hòa bình nhưng thế lực quân đội cũng không dễ loại bỏ hết bằng cơ chế Dân Chủ.

    Cái gì cũng có hơn một cách nhìn. Quan niệm của Thích Trí Quang có thể khác. Có điều hình như nghe quen quen chứ không xa lạ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên