Khí đốt trong khủng hoảng Ukraine

35
Trạm tiếp nhận của đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nằm gần Lubmin, Đức, vào ngày 2 tháng 2. Nord Stream 2, do công ty năng lượng Nga Gazprom sở hữu, sẽ vận chuyển khí đốt của Nga từ Nga sang Đức, nhưng Tổng thống Mỹ Biden đã cho biết đường ống này sẽ không tiến bước nếu Nga xâm lược Ukraine. (Ảnh Sean Gallup/Getty)

Vào lúc Mỹ và các đồng minh nỗ lực xây dựng một lập trường thống nhất để ngăn chặn Nga xâm lược Ukraine, yếu tố năng lượng đóng một vai trò quan trọng trước khi đưa ra lập trường, vì châu Âu đang phụ thuộc vào khí đốt và dầu hỏa của Nga để vận hành cỗ máy kinh tế.

Nga cung cấp xấp xỉ 40% lượng khí đốt cho châu Âu – làm dấy lên lo ngại về những gì có thể xảy ra nếu Moscow cắt đứt một phần hoặc toàn bộ nguồn cung cấp đó.

Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Nga đã triển khai gần như đủ sức mạnh quân sự dọc theo biên giới Ukraine để tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào nước này.

Nhưng ngay cả khi các nhà lãnh đạo thế giới đi khắp lục địa để thu xếp ngoại giao, ví dụ chuyến đi Moscow không mang lại kết quả của Tổng thống Pháp, và ngay cả khi Hoa Kỳ và NATO chuyển quân xung quanh các nước Đông Âu, năng lượng của châu Âu vẫn là tâm điểm chú ý.

Tại sao khí đốt lại quan trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine?

Nói vắn tắt, nhiều quốc gia ở châu Âu phụ thuộc vào Nga để có khí đốt và, ở mức độ thấp hơn, dầu hỏa.

Đứng đầu là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ và trải qua lịch sử, từng là một bên tham gia quan trọng vào các cuộc đàm phán về số phận của Ukraine. Không quốc gia nào mua nhiều khí đốt của Nga bằng Đức.

Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến Tòa Bạch Ốc trong tuần qua, cuộc gặp mặt giữa ông với Tổng thống Mỹ Joe Biden không ra ngoài một nội dung chính: đường ống Nord Stream 2, dẫn dầu từ Nga sang Đức. Mặc dù đường ống vẫn chưa hoạt động, nhưng từ lâu đã trở thành tâm điểm tranh luận giữa Mỹ và các đồng minh. 

Đức ủng hộ đường ống, trong khi Hoa Kỳ lo ngại rằng nó có thể làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga.

Trước đây, khi chưa có cuộc khủng hoảng Ukraine, cựu Thủ tướng Angela Merkel vẫn giữ thái độ hòa hoãn với Nga; giờ đây trách nhiệm về đường ống chuyển sang cho Olaf Scholz. Lúc đầu ông Scholz tỏ ra do dự, ngập ngừng nhưng trước áp lực của Hoa Kỳ, ông nhích lên được chút xíu.

Sau cuộc gặp ở Tòa Bạch Ốc, trong lúc Biden khẳng định Mỹ sẽ ngăn Nord Stream 2 nếu Nga xâm lược Ukraine thì Scholz chỉ nói “tất cả các lựa chọn đều được mang ra bàn” nếu Nga xâm lược. 

Châu Âu phụ thuộc khí đốt của Nga như thế nào?

Hơn 38% lượng khí đốt mà các thành viên Liên minh châu Âu sử dụng vào năm 2020 được nhập từ Nga, theo Eurostat, cơ quan thống kê của EU.

Tuy nhiên, trên toàn châu Âu, sự phụ thuộc của các quốc gia vào khí đốt của Nga rất khác nhau. Một số hầu như không mua một mét khối nào của Nga, như Vương quốc Anh; hoặc sử dụng rất ít khí đốt, như Thụy Điển.

Nhưng có những quốc gia khác – đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, trong đó có các quốc gia từng nằm trong khối Liên Xô – lại phụ thuộc 100% hoặc gần gần tỷ lệ đó vào khí đốt của Nga.

Các nhà lãnh đạo phương Tây, cả ở châu Âu và Hoa Kỳ, từ lâu đã thúc giục châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga để châu lục này bớt gặp tổn thương trước các đòn địa chính trị của Putin.

Tướng H.R. McMaster, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài NPR vào tháng trước:  “Sự kiện họ phụ thuộc vào khí đốt của Nga đã mang lại cho Vladimir Putin sức mạnh cưỡng chế to lớn lên các nền kinh tế châu Âu”.

Trong cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vào mùa thu năm ngoái, Nga đã giảm bớt lượng xuất khẩu sang châu Âu, khiến cho tình trạng nhiên liệu tồn kho đang thấp lại càng trầm trọng thêm và số cầu cao khiến giá năng lượng tăng vọt.

David Goldwyn, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng Goldwyn Global Strategy, cho biết: “Theo phong cách điển hình của Nga, họ đã làm theo cách mà họ không thể bị buộc vi phạm bất kỳ hợp đồng thương mại nào, nhưng vẫn đưa ra một lời nhắc khéo khá mạnh với Đức nói riêng, và phần còn lại của châu Âu nói chung, rằng châu Âu vẫn còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Họ không phải là kẻ ngốc.”

Ông Putin phủ nhận các cáo buộc cho rằng Nga sử dụng khí đốt như một công cụ chính trị, nhưng ông cũng nói rằng nếu Đức phê duyệt đường ống Nord Stream 2, Nga sẽ “bơm khí đốt vào ngay ngày hôm sau.”

Điều gì sẽ xảy ra cho châu Âu nếu Nga khóa van?

Rất khó xảy ra việc Nga cắt hoàn toàn khí đốt sang châu Âu – nhưng nếu điều đó xảy ra, các chuyên gia cảnh báo sẽ rất phiền phức. Một lựa chọn khác của Nga là cắt xuất khẩu khí đốt qua đường ống ở Ukraine, động thái này chỉ ảnh hưởng mạnh cho Đức, các nước khác chưa sao. (Sự phụ thuộc vào các đường ống chạy ngang Ukraine là một phần lý do khiến Đức quan tâm đến Nord Stream 2)

Với nguồn cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá năng lượng vốn đã cao của châu Âu có thể sẽ tăng vọt.

“Nếu chúng tôi nhận được thêm các khối lượng từ Na Uy, Azerbaijan, Qatar và Hoa Kỳ, thì về mặt lý thuyết, chúng tôi có thể xây dựng một kịch bản xử lý tình huống có thể xảy ra là có sự gián đoạn hoàn toàn của dòng khí đốt từ Nga,”  Kadri Simson, Ủy viên Năng lượng của Châu Âu phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Ba.

Một giải pháp ngắn hạn là nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ các nước như Qatar và Mỹ. Mỹ đã tăng mạnh xuất khẩu LNG sang châu Âu trong những năm gần đây, nhưng các chuyên gia cho rằng nguồn cung cấp LNG có thể sẽ không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu, trong trường hợp Nga cắt đứt hoàn toàn.

Muốn có giải pháp nhanh chóng thay thế khí đốt là một thách thức. Ví dụ, than không phải là một giải pháp hấp dẫn, do nhiều nước châu Âu đã nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon và đối phó với biến đổi khí hậu.

Quan điểm của Nga về vấn đề này?

Theo một nghĩa nào đó, các nhà phân tích cho rằng, bây giờ có thể là thời điểm tốt nhất để Putin khóa van: Nga đang có 630 tỷ USD dự trữ tiền tệ, có nghĩa là nếu có thất thu vì khí đốt trong một thời gian ngắn thì vẫn không sao. Với lại, nếu có giảm thu thì chỉ có những thứ dân Nga ngày ngày xếp hàng mua Vodka mới bị ảnh hường, chứ Putin và các đại gia trong Câu lạc bộ của ông ta vẫn yên tâm với cuộc sống xa hoa. (Vì lẽ đó, các đòn trừng phạt của Hoa Kỳ cũng nhắm đến cái đám mafia này).

Trong khi đó, giá khí đốt và dầu hỏa đang ở mức rất cao, vì vậy việc cắt giảm sẽ làm các nước châu Âu chạy đôn chạy đáo, vò đầu bứt tai để bù đắp khoản thiếu hụt, và như vậy, Nga sẽ rảnh tay “giải phóng” Ukraine.

Nhiều người không tin Nga sẽ cắt giảm khí đốt sang châu Âu. “Nga cần nguồn thu từ dầu và khí đốt ít ra cũng tương tự như châu Âu cần nguồn cung cấp năng lượng. Hai phần ba doanh thu xuất khẩu của Nga đến từ dầu và khí đốt. Đó là khoảng một nửa thu ngân sách của Nga. Vì vậy, Putin không thể chiếu tướng. Mọi người đều phụ thuộc vào nhau.” Daleep Singh, phó cố vấn an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc về kinh tế quốc tế, nói với NPR.

Henning Gloystein, giám đốc năng lượng của Eurasia Group, cho biết nếu Nga làm quá, châu Âu sẽ đẩy mạnh các kế hoạch tìm các nguồn năng lượng thay thế: “Sẽ có một nỗ lực phối hợp ngay lập tức của Liên minh châu Âu để giảm vĩnh viễn sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, chuyện này rõ ràng sẽ không giải quyết được trong mùa đông này, nhưng trong hai năm tới, việc cắt giảm sẽ gây ra những hậu quả khá mạnh mẽ.”

Vị trí của Hoa Kỳ trong câu chuyện này?

Mỹ và các đồng minh đang cố gắng tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine mà không liên quan đến bạo lực.

Một biện pháp mà Washington đang nghiên cứu là áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt lên Nga – đủ mạnh để thuyết phục Putin rút quân đội và vũ khí đang tích lũy ở biên giới Ukraine.

Sự vướng mắc về năng lượng của châu Âu khiến các lựa chọn của Mỹ trở nên khó khăn hơn. Điện Kremlin có thể chọn cách trả đũa bằng cách cắt nguồn cung cấp năng lượng. Hoặc, nếu vẫn tiếp tục cung cấp và tiền mua khí đốt của châu Âu vẫn tiếp tục chảy vào kho bạc của Moscow, tác động của các biện pháp trừng phạt có thể kém hiệu quả hơn trông đợi.

Do đó, việc giúp châu Âu đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng là một phần cần thiết trong phản ứng của Hoa Kỳ, bên cạnh các động thái quân sự và nỗ lực ngoại giao.

Daleep Singh, phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi đã làm việc rất chặt chẽ với Đức và châu Âu để tăng cường năng lực từ các khu vực khác trên thế giới – từ châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và châu Á – và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã sẵn sàng để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào có thể xảy ra.”

(Theo NPR)

35 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn vào UKraine thấy gì?
    Chẵng thấy gì cả…
    Mà…hình như…hình như…Mỷ và NATO muốn…muốn…Nga đánh…Uk…rain!
    UE giả-vờ hoãng-loạn…Biden thủ vai ngây-ngô và nhút-nhát…quá đạt.
    Tại sao Mỷ nói như đinh đóng cột…bê-tông là…16-02-2022…Nga đánh U…?
    Mỷ là sư-tổ ‘bẩy việt-vị’…
    Đả…bao nhiêu anh…khốn-khổ…khốn-nạn…với cái chiêu…việt-vị này…
    Bây-giờ…lại nẩy sinh ra…cái trò…khù-khờ…nhút-nhát…!
    Mỷ biết…ngày 16 này…Nga đánh U…Hay nhẩy…

    • NATO thì lo sợ vì ảnh hưởng trực tiếp đến EU nhưng Mỹ thì lại muốn nhân cơ hội này để Nga sa lầy làm suy yếu nước Nga.
      nv

      • Mỷ và Tây Phương nuôi Nga từ khi Liên Bang Sô Viết tan rã để làm con rối cho những toan tính trên bình diện toàn cấu. “Mấy thâp kỷ vừa qua là bình cho được tụi Hồi Giáo qúa khích”.
        Và nay là Tàu!
        Quậy ở Ukraine đặng “nhử” cùng với sự bao vây chung quanh nước Tàu từ trên biển lẫn trên bộ đặng dồn Tàu váo cái thế phải uýnh Đài Loan. “Nga lại hò reo phụ trợ” Tàu có đủ lý do cho rằng mình đủ sức để sáp nhập Đài Loan và mở vòng vây, tung ra biển lớn Thái Bình.
        Kính bác Nguyễn Văn!

  2. Cái thời đế quốc hạng nhì của
    Liên bang Sô viết đã qua từ
    lâu lắm rồi . Putin cứ mơ mộng
    mãi .

    Ngay cái thời còn là thủ lãnh
    của khối cộng sản,cũng chỉ dám
    gây chiến một cách không trực
    diện ,trực tiếp mà thôi.

    Vụ vịnh Cuba ngày xưa ,cũng
    phải xuống nước ,vì phía tư
    bản làm quá găng. Chắc cũng
    đạt được một số điều kiện bên
    lề nào đó.

    Cái kiểu gây chiến cà khịa của
    mấy trùm thủ lãnh nước Nga,
    xưa nay vẫn theo bổn cũ. Cà
    khịa để mè nheo đòi hỏi điều
    kiện có lợi .Gây chiến hạn chế
    để phá hoại ,phá đám ,cuối cùng
    là thương thuyết cào mặt ăn vạ.
    Tụi tư bản thì chỉ muốn hoà
    bình,tránh hỗn loạn để làm ăn.

    Thế là hai bên “cùng có lợi”.Mỗi
    bên chịu nhượng bộ một ít .

    Nga rút ra khỏi biên giới , Mỹ
    không phản đối đường ống dẫn
    hơi đốt, Âu châu có chất đốt để
    sưởi ấm “bao la “. Vui vẻ cả làng.

    Mỹ và tư bản Âu châu có quyền
    đặt quân ở Ukraina vô hạn định.
    Sau vài năm ,tổng thống khác
    lên kế nghiệp nước Mỹ,sẽ rút
    quân khỏi Ukraina. Giống như
    đã rút khỏi Việt Nam và A Phú
    Hãn .

    Hổng lẽ vở tuồng lịch sử này
    cứ lập đi ,lập lại hoài .
    Hy vọng là không phải như vậy

    • Thưa quan bác Trần Tưởng:
      Khi Mỹ và đồng minh cho Ba Lan, Hung Gia Lợi và Ru ma li a vô NATO mà không phải Ukraine có ngh8ĩa rằng thì là: UKraine đã “bẫm” vào cái chủ nghĩa Cộng Sản quá lâu.
      Và muốn thay đổi tư duy một quốc gia chí ít cũng phải cần nhiều thế hệ.
      Trich đoạn kết từ còm của bác:
      (Hổng lẽ vở tuồng lịch sử này
      cứ lập đi ,lập lại hoài .
      Hy vọng là không phải như vậy) ngưng trích!

      Thưa quan bác:
      Nó sẽ diễn ra đúng như những gì đàn anh viết trong đoạn kết đó!
      Loài người không thể sống hoà bình trên hành tinh này. Cũng như trong một thành phố, thế nào cũng luôn phải có băng này, nhóm nọ.
      Và thằng Tàu sẽ phải đảm đương vai trò bang trưởng trong môt thời gian dài nữa.
      Kính đàn anh!

  3. Hai anh Tàu Cộng và Nga Sô nhờ Mỹ và Phương Tây mà đất nước và người dân có của ăn của để như ngày nay nhưng lại tỏ ra muốn nuốt luôn cả thế giới. Từ khi tổng thống Trump bắt đầu tăng thuế khai chiến về thương mại với Tàu Cộng thì con Wuhan virus cũng bắt đầu xuất hiện lan tỏa khắp nơi giết chết hàng triệu người. No hạ gục tất cả các nền kinh tế của các nước tiên tiến và vẫn còn là mối họa với nhân loại thì thế giới mới bừng tỉnh và hiểu rằng chiến tranh thời nay không thuần túy phải là vũ khí bom rơi đạn nổ mà là tất cả những gì có thể hủy diệt đối phương. Đâu cần phải huy động cả trăm ngàn quân như chiến tranh cổ điển. Xưa rồi. Quân Nga kéo tới biên giới Ukraine chỉ để hù dọa gây áp lực đòi một giải pháp ngoại giao và chính trị khả thi cho hai bên chứ chính Putin cũng sợ chiến tranh. Tuy trái banh đang ở trong tay nhưng Putin vẫn chưa dám đá. Xét cho cùng nếu gây chiến lãnh thổ nước Nga cũng chẳng được hưởng an ninh mà có khi còn bất an hơn khi đối phương quyết ngăn chặn để bảo vệ lợi ích của họ. Cái được của Nga chưa chắc đã xứng so với cái hậu quả. Nga sẽ là kẻ thù của Mỹ và EU, sẽ đưa nước Nga tới lụn bại và nghèo đói. Bài toán này sẽ được Tập theo dõi mong có ngày áp dụng với Taiwan nhưng sẽ không dám đụng tới Taiwan nếu Mỹ quyết tâm bảo vệ. Không bao giờ Tàu Cộng và Nga dám gây chiến với Mỹ và Phương Tây bằng quân sự. Họ chỉ đủ sức làm suy yếu kinh tế nhưng không đủ sức đánh gục được nước Mỹ và nhân loại. Vũ khí Wuhan virus đã không hủy hoại được nước Mỹ thì không có sức mạnh nào của Tàu và Nga đánh đổ được nước Mỹ. Tàu Cộng và Nga nên nhớ vũ khí quân sự của Mỹ chỉ là để răn đe bảo vệ lợi ích chứ không phải để chiến thắng kẻ thù mà nếu muốn chiến thắng Mỹ sẽ sử đụng nhiều loại “vũ khí” khác.

    Nếu không có kẻ thù bên ngoài để cạnh tranh thì đất nước Hoa Kỳ sẽ tan rã tại bên trong. Wuhan virus đã không hủy diệt được Mỹ và thế giới Tây Phương thì năng lượng dầu hỏa và khí đốt của Nga cũng sẽ chẳng làm được gì khi Mỹ và thế giới vẫn đủ và dư thừa. Nó sẽ chỉ là xáo trộn tạm thời. Tàu Cộng còn sống được là nhờ làm công xưởng của thế giới; và Nga cũng nhờ vào nguồn dầu hỏa và khí đốt, nhưng bây giờ là cơ hội để vùi chôn hẳn chế độ cộng sản Tàu và độc tài Nga nếu kẻ thù muốn gây chiến. Nước Mỹ không muốn tiêu diệt kẻ thù mà muốn cùng tồn tại sống với kẻ thù để tiếp tục là một cường quốc số một. Nhưng nếu Tàu Cộng và Nga muốn soán ngôi của Mỹ thì Mỹ sẽ tiêu diệt ngay.

    Nhân tiện cám ơn hai bạn SaKim và HP đã nhắn tin trong comment một bài khác.
    nv

    • Trích Nguyễn Văn:
      (Nếu không có kẻ thù bên ngoài để cạnh tranh thì đất nước Hoa Kỳ sẽ tan rã tại bên trong. ) ngưng trích!
      Thưa bác Nguyễn Văn nhận xét rất chính xác!
      Em phục bác!
      Ngoại trừ thế giới này trong tương lai tiến lên thế giới Đại Đồng như thuyết của Mác, loài người sẽ vẫn phải có thằng làm đại ca và thằng làm tà lọt.
      Hiện thì Âu Châu đang tiến gần tới Đại Đồng, nhưng những vùng còn lại của thế giới vẫn còn rất xa.
      Kính bác Nguyễn Văn!

      • @Tonydo,

        Dù Nga Trung có liên minh thì cũng không dám đánh Mỹ mà chỉ tự vệ chống lại những bất lợi cho đòi hỏi quyền lợi của họ, nhưng không có cạnh tranh thì Hoa Kỳ cũng không phô trương được sức mạnh vượt trội là một siêu cường số một. Nếu thế giới hòa bình, không chiến tranh (bằng mọi hình thức) thì nước Mỹ sẽ suy yếu. Minh chứng là sau chiến thắng Chiến Tranh Lạnh nước Mỹ lại bị khủng bố và chia rẽ suy yếu hơn bao giờ hết. Các nước sẽ vươn lên và đó là luật bù trừ cho bất cứ một đế quốc nào khi không còn chiến tranh. Dù mạnh tới đâu thì cũng sẽ phải suy tàn theo thời gian, không bởi chiến tranh thì cũng vì nội tại chia rẽ tranh giành quyền lực như nước Mỹ ngày nay. Hai đảng lớn nhưng luôn luôn xung khắc trong chính sách lèo lái quốc gia. Nên quá khứ, hiện tại, và tương lai sắp tới đây cũng vậy. Chiến tranh khi cần thiết phải chiến tranh hoặc cạnh tranh phát triển thì Mỹ mới giữ được ngôi vị siêu cường số một.

        Putin đang ở thế đánh cũng ngại mà rút quân về cũng không được nếu chưa đạt được một thỏa thuận. Áp lực chiến tranh tăng cao, và để tránh, cuối cùng thì Ukraine cũng phải lùi bước, sửa đổi hiến pháp, không còn muốn được kết nạp NATO và có sự bảo đảm trên văn bản về an ninh bởi Mỹ và NATO. Trước mắt là để tránh chiến tranh và tương lai hòa bình thì Ukraine sẽ phải đi đến trung lập. Giải pháp này là vẹn toàn. Mỹ sẽ rảnh tay để đối phó với Tàu Cộng. Đồng thời gây chia rẽ hai nước Nga Trung. Điều này có lợi cho cả Mỹ, Nga và EU còn hơn là như hiện nay chỉ có lợi cho Tàu Cộng. Và đây mới là vấn đề Mỹ phải quan tâm trên tất cả mọi thứ trong thập niên này.
        nv

        • Trích một câu từ còm của quan bác Nguyễn Văn:
          (Chiến tranh khi cần thiết phải chiến tranh hoặc cạnh tranh phát triển thì Mỹ mới giữ được ngôi vị siêu cường số một.) ngưng trích!
          Thưa đàn anh:
          Loài người tiến bộ vế tất cả mọi phương diện như hiện nay là nhờ chiến tranh!
          Nói ra thì kỳ nhưng đó là sự thật!
          Mỹ nắm vững nguyên lý này và đoạn em trích của bác là đúng 100%!
          Tuy nhiên những thằng lớn, giàu mạnh, chúng nó đưa chiến tranh ra ngoài lãnh thổ của mình.
          Những anh nhỏ thó thường bị làm “Dê tế thần”. Ukarane và Đài Loan không cẩn thận cũng sẽ là nơi cho người ta thử nghiệm vũ khí cũng như tranh giành quyền lực “Đại Ca” thế giới.
          Kính quan bác Nguyễn Văn!

        • Nghĩa là Ukraine không được cái gì hết ,không được
          vào NATO . Mất trắng Crimea, đất nước hỗn loạn ,tàn
          phá bởi chiến tranh ,chỉ để được một lời hứa hão huyền
          của Mỹ và phương tây ?

          Mấy thằng to đầu thường chia chác quyền lợi trên
          xương máu của các nước nhược tiểu.

          Vụ này nếu được giải quyết êm xuôi ,chắc giải Hoà
          bình được trao cho Putin và Biden . Giống như đã trao
          cho hai thằng khốn nạn Kissinger và Lê Đức Thọ ngày
          xưa .

          • Đời chỉ có thế mà thôi, thưa đàn anh Trần Tưởng!
            Khôn sống mống chết!
            Ukraine là mảnh đất “Cái nôi của Cách Mạng Vô Sản” còn hơn cả Nga. C Chính Nikita Sergeyevich Khrushchyov người xứ Ukraine đã trao bán đảo Crimea cho Ukraine.
            Mỹ và đồng minh đã không mấy hứng thú để nuôi Kraine như Ba Lan, Hung..v.v. Đơn giản vì rất tốn kém để “tẩy não Cộng Sản” trong đầu dân chúng họ. Ukraine vẫn chưa được NATO Welcome là vì thế.
            Âu cũng là số phận của một dân tộc!
            Kính bác Trần Tưởng!

          • @Trần Tưởng
            Sao Ukraine không được gì? Họ được lựa chọn hòa bình hay chiến tranh mà. Hỏi đâu mới là lợi ích đích thực của đất nước và người dân Ukraine? Hòa bình hay chiến tranh?
            Vào NATO mới chính là nguyên nhân sẽ chiến tranh, vậy vào làm gì để chiến tranh không có hòa bình?

            Ukraine phải chọn giải pháp nào, nếu không tốt nhất thì cũng phải là không xấu nhất. Tại sao không chọn hòa bình và trung lập mà lại muốn chọn được kết nạp vào NATO để chiến tranh? Còn vấn đề Crimea mất vào tay Nga năm 2014 là chuyện giữa hai nước Ukraine và Nga và có thể thương thuyết đòi Nga trả lại nếu được bảo đảm Ukraine sẽ không là quốc gia theo tây phương đe dọa an ninh đất nước Nga và đây là lựa chọn của chính người dân Ukraine chứ không phải lãnh đạo Ukraine. Đây cũng không phải là “chia chác quyền lợi” của các nước lớn mà là bảo vệ lợi ích an ninh sống còn chung của mỗi quốc gia.
            nv

    • Quá hay!
      Nếu không có cạnh-tranh, nước Mỷ sẻ lụn-bại.
      Càng cạnh-tranh khốc-liệt, nước Mỷ càng phát-triễn.
      Cái này gọi là ‘Nghịch-lý nước Mỷ’, trên quả địa-cầu này…
      không nơi nào có.
      Có ai giải-thích được không?

      • Không ai dám giải thích vì nếu không phải là chiến lược gia kinh tế, quân sự mà bàn vấn đề này thì e rằng thầy mù sờ voi.
        Tuy nhiên chúng ta thử có cái nhìn tổng quát:
        Trên lý thuyết cạnh tranh, không riêng Mỹ mà bất cứ một quốc gia hay cơ sở kỹ nghệ, thương mại nào cũng phải cạnh tranh để phát triển, để giành phần lợi nhiều hơn, điều này đúng 100%.
        Trên thực tế, nước Mỹ đã, đang đỗ ra rất nhiều tiền nghiên cứu cho chương trình không gian, thiết bị quân sự. Và họ thành công tuyệt vời như viễn vọng kính James Webb và Starlink satellites.
        Nhưng thực tế nước Mỹ cũng đang thất bại. Bởi Mỹ đã thống trị thế giới về kỷ nghệ xe hơi, kỷ thuật máy móc, sản xuất hàng hoá… cả thế kỷ.
        Vậy mà vừa rồi số bán của hãng xe Toyota của Nhật đã vượt mặt các hãng xe Mỹ.
        Có lúc người ta thấy trên đường phố số xe Toyota, Honda, Nissan, Hyundai, Kia, Mercedes, Volkswagen….nhiều hơn xe GM, Ford, Chrysler.
        Hàng hoá người Mỹ tiêu dùng hàng ngày hiện nay như quần áo giầy dép, thiết bị gia dụng như TV, tủ lạnh….hầu như từ các nước trên thế giới, đặc biệt là Tàu.
        Đồng ý nước Mỹ vẫn còn giàu mạnh nhưng hiện nay lạm phát đang 7%, thâm thủng Mậu dịch hàng năm khoảng 3-400 tỉ.
        -các công ty Mỹ vì lợi nhuận đa số đã đầu tư ở Trung Cộng
        -các Big Tech của Mỹ cũng vì tiền đang giúp vốn cho Tàu
        -dân Mỹ quen hưởng thụ nên lương ít không làm thà ở nhà ăn tiền thất nghiệp, trong khi đó hãng xưởng cần 3 triệu nhân công nhưng bộ Lao động cho thấy số ăn thất nghiệp lại trên 2 triệu (điều này không nghịch lý sao?).

        Viễn ảnh sự giàu mạnh và nghịch lý này tồn tại được bao lâu nữa?

        • @Trần Tình,

          Viễn ảnh sự giàu mạnh và nghịch lý này (của Mỹ) tồn tại được bao lâu nữa?

          Đề tài này có tính cách chiến lược về sách lược lợi ích quốc gia nên không thể cô đọng trong một vài comments nhưng tôi xin vắn tắt gọn là trước hết cần hiểu cạnh tranh vì lợi nhuận cá nhân về thương mại cho người dân hưởng thụ khác với cạnh tranh về chính sách và sách lược vì lợi ích quốc gia.

          Cạnh tranh ở đây cần hiểu rộng là chiến lược toàn cầu và mọi mặt của nước Mỹ chứ không chỉ là thương mại và kinh tế. Nó có tính cách để thống trị toàn cầu về sức mạnh tổng hợp – nhất là về mặt quân sự – của một siêu cường về lợi ích bao gồm an ninh, kinh tế thương mại, không gian, kỹ thuật cao, tin học, cũng như về y tế (như thuốc ngừa Covid-19 có ngay để làm giảm tử vong) địa bàn kinh tế và địa chính trị v.v. Ví dụ về xe của Nhật bán nhiều hơn xe của Mỹ cũng chỉ là như hàng sản xuất của Tàu Cộng như hiện nay. Một là để dân tư bản hưởng thụ và hai nữa là để trao đổi mậu dịch mà Mỹ sẽ bán lại những cái khác giá trị hơn và quan trọng hơn và chỉ Mỹ mới có khả năng làm ra, nhưng quan trọng hơn nữa là cạnh tranh sẽ làm giảm giá thành và sản phẩm làm ra sẽ tốt hơn. Nhật cũng đã từng làm mưa làm gió ở thị trường Mỹ khi xe Lexus có mặt năm 1990. Bền, rẻ, và đẹp, dân tư bản ai ai cũng thích và còn thích hơn cả xe Mercedes nhưng khi Mỹ đòi phải cho Mỹ mở cửa bán đồ phụ tùng xe của Mỹ tại Nhật thì Nhật từ chối nên Mỹ đánh thuế xe Nhật lên cao gấp đôi và gấp 3 lần giá thành, cuối cùng thì Nhật thua khi Mỹ tăng thuế. Nhật cũng đã từng đòi mua cả Hollywood và cả nước Mỹ thập niên 1980 nhưng đều thất bại. Ngày nay Tàu Cộng cũng đang đi theo con đường của Nhật đã trải qua hơn nửa thế kỷ trước trước đối tác Mỹ.

          Cạnh tranh thất bại hoặc thành công là chuyện thường nhưng thất bại là những bài học để sẽ tiến tới thành công, nhưng điểm mấu chốt là phải giỏi hơn và nhiều tiền hơn thì mới cạnh tranh nổi. Còn không thì sẽ…rớt đài. Và do Mỹ giàu tiền và tài nguyên, bỏ tiền ra nghiên cứu nhưng đối thủ không đủ sức, như cộng sản Liên Xô, Âu Châu, Nhật, và hiện đang là Tàu Cộng, nên cuối cùng là Mỹ thắng.
          nv

  4. Thằng Tập hỏi Henry Kissinger làm thế nào để giải cứu thế cờ vây của Mỹ…Henry trả lời…

    Bên trong thì ngài ủng vây cánh quyền lực của tôi quậy phá nước Mỹ , khống chế nước Mỵ…Bên ngoài thì ngài đưa Putin 10 tỷ dollars để quậy phá NATO… noi công ngoại kích… thế là Biden cũng như nước Mỹ bở hơi tai, chẳng còn sức đâu mà vây hãm xứ của ngài nữa…

    Tập mừng lắm bèn làm theo… thế nhưng có một tên điệp viên CIA mới nhắc khéo với Tập rằng… Nếu Henry thấy được thì 5000 cố vấn chiến lược của chúng tôi cũng thấy điều đó …

    Trước Henry bán VNCH, CIA làm ngơ, còn bây giờ Henry bán cả nước Mỹ , chẳng lẽ CIA tụi tui làm ngơ…

    Thế là Tập đâm lo…

    • Kính thưa đàn anh Khổng Thuyết:
      Các cụ mình đã dạy: “Tàu thâm, Mỹ điếm”!
      Cho tới bây giờ vẫn chẳng sai!

      -Dân Tàu gần tỷ rưỡi, cũng như Nhật, Hàn, Sing, Ấn.. tụi Tây Phương nó cho Trung Nam Hải phất lên mấy chục năm nay. Con cái đấng Mặt Trời Mọc từ chỗ chết đói cả mấy chục triệu người một lúc, nay khấm khá nhà cửa cao tầng còn thơm mùi sơn mới. Xe xọ đầy đường, ăn ngon mặc đẹp!

      Dân chúng nghe riết tuyên truyền của Tập Đàn Anh, cứ tưởng Tử Cấm Thành giỏi ngang Trời, khôn hơn Cuội. Nhưng thực tế là:
      Những thành quả mà nước Tàu có được hôm nay là do dân chúng chịu thương chịu khó, hay lam hay làm, tằn tiện và rất thông minh mà ra.

      Tuy nhiên cái quan trọng bậc nhất là nhờ sự buôn bán và trao đổi mậu dịch với thế giới, đặc biệt là hai thị trường Mỹ và Âu Châu.
      Tàu đang bị vây tứ phía và G7 đang dùng Đài Loan để ép Trung Nam Hải chạy đua vũ trang. Lỗi là vì Tàu chưa chi đã muốn quan mặt những thằng đã thổi nó lên mấy chục năm nay.

      Hãy chờ coi xem Tập Đại Ca có thuyết phục nổi các thế lực lớn trong nước chơi chết bỏ với G7.
      Xin hãy chờ hồi sau sẽ rõ!
      Kính đàn anh Khổng Thuyết!

      • Ô không dám, xin kính anh nhé!
        Vâng , chính trị nó mờ mờ ảo là thế. Chỉ ngồi đọc tư liệu rồi suy thì là hỏng !

  5. Âu châu già cỗi sống quá lâu trong dân chủ tự do nên trở nên lè phè. Xã hội thường bất ổn chỉ vì đòi hỏi thỏa mãn cho cái con Tự do, như TT Pháp bênh vực báo Charlie Hebdo vẽ châm biếm giáo chủ Mohammed, thêm một lý do bọn IS dựa vào đó tổ chức Thánh chiến. Putin cướp Crimea Âu châu chỉ biết lo ó suông, rồi đến Tập cũng dứt điểm xong Hồng Kông.

    Như vậy thế giới tự do coi như đồ bỏ, chỉ có võ mồm?

    Huhu vì tham quá nên ngu Putin, Tập mới nghĩ vậy. Hai thằng chả công khai tham vọng bành trướng đã giúp Khối Tự do bừng tỉnh. Bi chừ cả thế giới đoàn kết, Biden dù phải cầm miếng giấy ghi chú, vì lụ khụ, lập trường cũng dứt khoát. Các nước kêu gọi dân rời ngay Ukraine là lời tuyên bố đã sẵn sàng chờ đợi mọi tình huống.

    Putin bắt tay Tập nhưng đồng sàng dị mộng. Tập rình sau lưng, Putin đánh Ukraine mà tạo được thêm một lần nữa chuyện đã rồi, như vụ Crimea, thì Tập bùm bùm Đài Loan. Nhưng Nga đổi giọng thì Tập nằm im. Vì đánh địa chiến họ sẽ lãnh ngay hậu quả. CS chỉ thành công với chiến lược trường kỳ để chờ đợi đồng minh tan rã vì ô hợp. Mà lúc nầy thì không thể trường kỳ. Vì trường kỳ kinh tế Nga và TC sẽ sụp đổ.

    Kinh tế Nga nhờ bán năng lượng nên nếu 2 ống dầu chạy qua Âu châu và TC bị cắt đứt sẽ kiệt quệ ngay. Còn dân Nga đã bén mùi tự do, từng biểu tình chống Putin khắp nước, thì đâu có chịu ngồi im? TC khốn hơn. Dân đang ăn nên làm ra nhờ là công xưởng của thế giới, bi chừ bỗng dưng thất nghiệp tràn lan vì tư bản tháo chạy, thì liệu dân Tàu còn để Tập nắm đầu? Đã thế biển Đông lại bị liên minh tứ quái (Squad) tìm cách cô lập thì huhu..

    Như vừa túm gọn thì Putin, Tập phải tìm cách “hạ nhiệt trong danh dự”. Nhưng một khi đã ra đòn mà bị phản đòn thì dư lực không hề nhẹ. Dư lực nầy chắc đủ để từng bước đưa tang CS huhu.

    Chỉ bàn hưu tán vượn cho vui thôi nhưng bác nào mún quánh tui cũng hổng được đâu, vì chiều nay chui vô Sofi stadium xem superball khó tìm tui nắm nắm… hihi. Chúc các bác vui.

      • Hihi đội nào thắng dễ ẹc nhưng kẹt traffic quá nên tối về trả lời được không? Trả lời vậy có giống cách viết của huynh không? Hic!

        • Bạn hiền cứ giả vờ hoài!
          Ai chẳng biết kẻ thắng chắc chắn phải là Vegas “Vê gạt”!
          Tức là sẽ không phải Tàu, không phải Nga, cũng sẽ chẳng phải Đài Loan hay Ukraine.
          Deep State mới là tụi chiến thắng!
          Kính thân!

  6. Trong vụ Ukraine hôm nay là cơ hội cho Mỹ có điều kiện để khử Putin dù phải trả bất cứ giá nào . Trong giai đoạn Trump 4 năm cả CH và DC đều đồng lòng chọi Putin , thì giờ đây chỉ kẹt khối Châu Âu bị lệ thuộc Nga về khí đốt .

    Nhưng bàn cờ mấy tháng nay tại Ukraine đã bày ra , tẩy đôi bên cùng lật ngửa đưa Putin vào thế kẹt , Putin bị triệt buột .

    Thế giới đang ở trong giai đoạn đại dịch chẳng khác gì Đại Chiến Thế Giới thứ 3 , Mỹ phải tiến lên , Châu Âu phải tiến lên . Nếu thụt lùi trước Nga và Tàu , Mỹ Châu Âu cùng cả Thế Giới không cách gì gỡ gạc được .

    Phải buộc Putin và Tập chùn bước . Nếu cả hai không lùi thì Mỹ và Nato phải tiến đây là thế chính trị thế giới sau hậu Covicd mà Putin và Tập phải nhìn ra .

    Giá nào đi nữa Thế giới hôm nay cũng phải liên kết đối đầu với Nga Tàu . Bởi lẽ cả Thế giới đều thấy rõ sự nguy hiểm “ cùng cực “ trong sự chèn ép mất dạy của Tập trong chủ trương “ Một vành đai , một con đường “ như chính Tập ngạo mạn tuyên bố .

    Đã lâm đại dịch , Mỹ cùng các Đồng minh có lẽ đã thỏa thuận sẵn sàng lâm thêm vào một cuộc Đại chiến thế giới mới nếu Nga Tàu khai pháo , cũng là một giải pháp để tồn tại cho cả Thế giới , diệt sớm một mầm bệnh nguy hiểm mai sau .

    Những hành động quân sự của Mỹ đối kháng với Tàu tại Biển Đông , với Nga tại Ukraine mới đây cho thấy Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho một Thế chiến mới nếu xảy ra .

    • Quan bác Phải Gió phán rất chúnh xác!
      Thưa đàn anh:
      Mỹ và đồng minh G7 đang dồn thế giới “đặc biệt là Tàu và Nga” vào cuộc chạy dua vũ trang mới. Nó không khác gì lần chạy đua vũ trang thế kỷ trước. Và kềt quả thì phe Xã Hội Chũ Nghĩa đứng đầu là Liên Xô sụm bà chè, tan theo chiều gió.

      Với sức mạnh vượt trội về kinh tế cũng như khoa học “Mỹ + Anh + Pháp +Đức + Nhật +Canada + Úc” Nga Tàu sẽ hụt hơi và phải chấp nhận chơi theo luật tư bản G7 là đều bắt buộc nếu Tàu muốn tồn tại trong thế giới siêu cường.

      Kể cũng tội cho Trung Nam Hải.
      Đang phát triển ào ào như bão táp, đàn anh bốn tốt tưởng có thể làm cha thiên hạ trong một sớm một chiều.
      Hỡi ôi:
      Trời sinh Du sao còn sinh Lượng! Đã sinh Tàu sao còn sinh Mỹ!

      Thế giới Tây Phương và Mỹ với sự hợp tác “gián tiếp một cách khôn khéo” đã yên được tụi Hồi Giáo quá Khích. Nay rảnh tay, Tàu xui xẻo lại là mục tiêu kế tiếp. Và ai đó cho rằng Ngà sẽ trợ giúp Tàu là người không biết chuyện.

      Hai thằng này không bảo nhau được! Và Nga là da Trắng, Tàu là da Vàng!
      Kính đàn anh Phải Gió!

        • Bác Đỗ tó nì ơi, sao hôm nay bác lại theo phe tư bổn chúc dữ Tập đại đế và Pu sa hoàng vậy? Có chỉ thị mới ru ngủ đế quốc hả?
          Bác nghĩ gì với chỉ thị của montaukmosquito kêu gọi các đc khẩn trương di tản khỏi…
          Vì sợ ww3 tại xứ bác đang tạm trú phải hôn?

          • Trọng kính và cám ơn đàn anh SaKim!
            Bàn cờ thế giới đã bày ra rõ ràng ai cũng thầy! Chỉ có người đui hoặc phớt lờ vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm mới làm ngơ..
            Mỹ và G7 đã nuôi Nga ngay từ hồi Liên Xô mới tan rã!
            Sao chú Tony mày cứ to miệng đoán mò?

            Thưa cụ SaKim:
            Dân Nga lười biếng, đặc biệt là sau hơn 70 năm sống dưới chế độ bao cấp của đảng Cộng Sản. Họ chỉ biết cắp đít vô công sở ngày tám tiếng….nhưng làm thì chỉ có 4 tiếng. Còn lại là họp hành, muá hát hô hào “Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!”.
            Và “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”!

            Và lại và, về tới nhà là nốc Vodka!
            Vì thế Mỹ và Tây Phương đã phải cưu mang hơn trăm triệu dân Nga làm con “Rối-Đầu Nậu” để xé nhỏ và tận diệt tụi Hồi Giáo quá khích trong vùng Trung Đông.

            Nay người ta lại dùng Nga làm công cụ làm “rùm beng” trên đất Ukraine đặng kéo thằng Tàu vào cuộc chạy đua mới.

            Đành rằng chúng ta khoái ăn Tỉm sấm của Tàu, đành rằng chúng ta khoái vô chợ thực phảm của người Việt gốc Tàu, đành rằng chẳng ai thù “muôn đời muôn kiếp không tan” nhưng vì vài con cá mà nó giết ngư dân mình, vì chính trị mà nó bắt cả ngàn xe chở dưa hấu, thăng long quay đầu về cố quốc, sao chơi với thằng đàn anh này được?

            Ngay cả mới đây trong vụ Việt Á xét nghiệp đểu. Nó bán cho Việt Á có 21 ngàn, nó ngậm miệng không cho báo chí lên tiếng để Việt Á thổi lên gần nửa triệu, cắt cổ dân mình.
            Nói chung:
            Kỳ này cánh G7 nó bóp thằng Tàu đến nghẹt thở là chẳng oan chút nào!
            Kính quan bác SaKim@

          • Ủa sao lạ vậy bác To nì, thằng Tàu cộng không ưa -đúng hơn là kẻ thù VN mà bán cho VN chỉ có 21 ngàn.
            Trong khi đó thằng Việt Á là Việt Nam chánh tông hay việt cộng chính gốc mà đội giá lên nữa triệu để cắt cổ dân mình?

    • Chuyện khí đốt của Nga
      bán cho Tây phương ,cũng
      giống như chuyện : Hai Phải.
      Được viết trong Cổ Học Tinh
      Hoa .

      “Sông Vĩ nước lên to. Một
      nhà giàu không may có người
      chết đuối. Có kẻ vớt được xác.

      Người nhà giàu xin chuộc,
      kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà
      giàu đem câu chuyện thưa với
      Đặng Tích.
      Đặng Tích bảo:
      -Cứ để yên.Nó còn bán cái xác
      cho ai mà sợ .

      Kẻ vớt được xác,thấy nhà kia
      không hỏi nữa,lấy làm lo.Cũng
      đem hỏi Đặng Tích,Đặng Tích
      bảo:

      -Cứ để yên. Nó còn mua cái
      xác ấy của ai được,mà sợ.”

      Chuyện khí đốt giống như
      chuyện “cái xác” kia . Một
      bên cần bán để có tiền ,bên
      Âu châu cần sưởi ấm . Hai
      bên đều thi gan ,hù đọa nhau.

      Chúng chỉ đánh nhau bằng
      mồm. Thằng nào yếu bóng
      vía,thẳng đó thua. Tụi to
      đầu chẳng khi nào chúng
      trực tiếp đánh nhau đâu mà rộn

      Putin chỉ được cái khoe cơ
      bắp ,cho đàn em lé mắt chơi.
      Thế nào cũng dàn xếp ở phía
      sau hậu trường sân khấu.

      • Quan bác nói chí phải, ví von thiệt hay. Mà sao quan bác viết tốn giấy thế? Xuống hàng lia lịa, y như thơ mà chẳng phải thơ thẩn gì cả. Kỳ!

        • Xin lỗi các bạn đọc .
          Tôi viết còm ,xài ứng dụng
          để viết Việt ngữ của iPhone .

          Trình độ hiểu biết về kỹ thuật
          để trình bày của tôi quá kém.
          Năng xuống hàng cho chắc ăn
          ,để tránh khung ứng dụng kia
          tự động ngắt câu và xuống
          hàng.

          Thành thật xin lỗi.

          • Quan bác Trần Tưởng viết xuống hàng là để cho cánh già mình đọc cho khỏi nhức mắt, đại ca SaKim cứ khéo ỡm lờ…
            Sự thật là giới trẻ ở hải ngoại chúng nó còn lo ăn, lo làm cho đời sống
            và quốc gia mà chúng nó là công dân.
            Chẳng có đứa nào rỗi hơi mà để tâm ở cái xứ nhỏ xíu xịu xìu xiu tận bên kia trái đất.
            Quyền lợi và cuộc sống của chúng nó không nằm trong tay Đảng, không nằm trong tay chính quyền của bác Trọng…
            Có chăng là rảnh rỗi đi du lịch một chuyến cho biết dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, cho biết biển Đông dậy sóng bến Bạch Đằng.
            Kính hai đàn anh!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên