Khi Bảo Đại đưa ông Diệm về làm Thủ Tướng, một trận đấu đá đã xảy ra

18
Ảnh tư liệu, nguồn Internet

Trong cuốn “Việt Nam Máu lửa Quê hương tôi” do Đỗ Mậu đứng tên, được Văn Nghệ xuất bàn tại Weatminster, California, năm 1993, nhóm viết cuốn sách này đã dựa theo những tài liệu truyền truyền của CSVN, cho rằng có ba cuộc vận động đưa ông Diệm về làm Thủ Tướng: Hồng Y Spellman, Ngoại Trưởng Foster Dulles và Phong Trào Bình Dân Thiên Chúa Giáo Pháp (MRP).

Nhưng trong cuốn “Vietnam, A history”, một cuốn sách viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam nổi tiếng của Mỹ, sử gia Stanley Karnow, lại viết hoàn toàn khác:

Khi cuộc các cuộc thương thuyết tại Geneva gần kết thúc, cuối cùng Bảo Đại nhận thức rằng địa vị của ông treo mỏng manh như sợi tóc, ông ta mời ông Diệm đến. Người ăn chơi và nhà đạo đức không thích hợp nhau, nhưng họ có thể dùng nhau. Diệm coi Bảo Đại là con đường đưa đến chính quyền. Còn Bảo Đại nhìn thấy hai cái lợi ở ông Diệm. Thứ nhất Ngô Đình Nhu, em ruột ông Diệm, đã thành lập được Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc ở Saigon, một cơ cấu xem ra được coi là một liên minh chính trị đáng tin cậy. Thứ hai Bảo Đại nghĩ rằng Diệm đã từng ở Hoa Kỳ, có thể đưa Mỹ vào chính trường Việt Nam thay thế Pháp mà sự có mặt sẽ chấm dứt trong những ngày gần đây.

Nhưng trái với chuyện hoang đường cho rằng (Ngoại trưởng) Foster Dulles, Hồng Y Spellman và nhiều người Mỹ khác vận động đưa ông Diệm lên, Hoa Kỳ lúc ấy vẫn chưa chấp nhận Diệm. Quả thật các viên chức ngoại giao Mỹ tại Geneva đã từ chối khéo ông Luyện, em ông Diệm, khi ông thúc đẩy họ tiếp kiến ông Diệm. Trong khi đó chính phủ Pháp nhìn Diệm với sự thờ ơ.
(Stanley Karnow, Vietnam a History, Penguin Book 1984, tr. 234).

BẢO ĐẠI NÓI RÕ LÝ DO ĐƯA ÔNG DIỆM VỀ

Trong cuốn hồi ký “Le Dragon d’Annam” do Plon, Paris, xuất bản năm 1980, Quốc Trưởng Bảo Đại đã trình bày tình hình chính trị và những lý do cá nhân khiến ông mời ông Diệm làm thủ tướng với toàn quyền quân sự và dân sự như sau:

Chúng tôi không còn có thể trông cậy vào người Pháp được nữa. Tại bàn hội nghị Geneva, chỉ còn người Mỹ là đồng minh của chúng ta. Trước tình thế đang biến chuyển, họ muốn dựng nên một hệ thống phòng thủ mới tại Đông Nam Á. Họ có thể giúp chúng tôi tiếp tục cuộc chiến đầu chống CS. Tại Saigon thủ tướng chính phủ (Bửu Lộc) gặp phải sự chống đối mãnh liệt của những thành phần quốc gia được kết hợp lại trong phòng trào Đoàn Kết Quốc Gia do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Những thành phần này tiên thiên chống lại những quyết định sẽ được đạt đến tại Geneva. Tôi bèn triệu tập đến Cannes các lãnh tụ của tất cả các xu hướng chính trị và tôn giáo của VN để tham khảo ý kiến. Tôi giải thích cho họ những gì sẽ xảy ra, tôi cho họ biết tất cả đã được sắp xếp, kể cả việc phân chia đất nước. Tôi gợi ra sự cần thiết phải đem lại cho nước VN một hướng đi rõ rệt hơn, và đề nghị thay thế Hoàng Thân Bửu Lộc trong chức vụ thủ tướng bởi ông Ngô Đình Diệm. Tất cả những người có mặt đã nồng nhiệt chấp thuận đề nghị của tôi”.

Quốc Trưởng Bảo Đại viết tiếp:

“Biết trước mình khó lòng theo đuổi được con đường đã vạch, Bửu Lộc đệ đơn xin từ nhiệm cho cả chính phủ.
“Sau khi thảo luận với ông Foster Dulles, để cho ông ta biết ý định ấy, tôi cho mời ông Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:

– Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
– Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…

– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay, tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp:
– Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.

“Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá, tôi bảo ông ta:
– Đây Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng Sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
“Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu rồi nhìn tôi, sau khi nhìn lên thánh giá, ông nói với một giọng nghẹn ngào:
– Tôi xin thề.

(Bảo Đại, “Le Dragon d’Annam”, Plon, Paris 1980, tr. 514 – 515)

Ngày 16.6.1954 Thủ Tướng Bửu Lộc từ chức. Bảo Đại ký Sắc Lệnh số 38-QT cử Ngô Đình Diệm thành lập tân chính phủ.

Bốn mươi tám giờ đồng hồ sau, ông Diệm trở về Saigon cùng với Hoàng thân Bửu Lộc để bàn giao quyền hành. Trước khi ra đi, Bảo Đại đã trao cho ông một Đạo Dụ ủy cho ông mọi quyền hành về hành chánh cũng như quân sự. Nhưng khi ông Diệm vừa rời Paris thì một nhóm người Pháp thuộc Ngân Hàng Đông Dương (Bank de l’Indochine) đã đến phản đối Bảo Đại về việc cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Họ sợ rằng ông Diệm sẽ gạt bỏ mọi quyền lợi về kinh tế và văn hoá của Pháp tại Việt Nam. Nguyễn Đệ, Đổng Lý Văn Phòng Quốc Trưởng, và một số người thân cận với Bảo Đại cũng không đồng ý việc cử ông Diệm. Họ sợ ông thâu tóm hết mọi quyển hành.

Ngày 24.6.1954, ông đáp phi cơ hãng Air France rời Ba Lê và hai ngày sau đến Saigon. Cùng đi với ông, có người em trai là Ngô Đình Luyện, ông Trần Chánh Thành, ông Nguyễn văn Thoại, một giáo sư đại học tại Pháp,

Ông Diệm và các ông Luyện, Thành, Thoại đều vui vẻ hân hoan ra mặt. Ngày 26.6.54, phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài số người đón tiếp tại phi trường, nhiều nhóm dân chúng chờ đợi hai bên các con đường mà đoàn xe chở thủ tướng Ngô Đình Diệm đi qua, như nhân chứng Đại tá Edward Lansdale thuật lại, chứ không phải họ tránh né như ông Joseph Buttinger đã viết. Nhưng đoàn xe chở Thủ tướng Diệm chạy nhanh làm dân chúng không thấy rõ mặt thủ tướng, theo nhận xét của Trung tá Lansdale.

ÔNG DIỆM GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN KHI LÊN NẮM QUYỀN

Bảo Đại nói rằng công việc của ông Diệm không dễ dàng.Việc ông đến Saigon chẳng ai hoan nghênh. Người ta cần phải động viên tinh thần của mọi người đang rơi vào tình trạng hoang mang. Ngày 30.6.1954 ông đến Hà Hội. Những điều ông thấy không thể tưởng tượng được. Chẳng còn ai nghỉ đến chống lại Cộng Sản. Hàng trăn ngàn người đau khổ, trong đó có những người công giáo mà ông tin rằng sẽ ủng hộ ông, đang tìm đường chạy vào miền Nam. Thật quá chậm trể để không còn hành động gì được nữa. Ông trở về Saigon.

Việc thành lập chính phủ rất khó khăn vì có sự tranh chấp của các đảng phái và giáo phái, nhưng rồi ngày 6.7.1954, ông Diệm cũng đã ban hành Sắc Lệnh số 43-CP công bố thành phần chính phủ và ngày 7.7.1954 chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu chấp chánh.

Ngày 20.7.1954 đại diện Pháp và Việt Minh ký hiệp định Genève chia cắt đất nước làm đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ và đọc một bài diễn văn chống lại sự bất công của Hiệp Định Genève đã trao cả miền Bắc cho Cộng Sản và thêm 4 tỉnh miền Trung. Thủ Tướng nói: “Chúng tôi không thể đặt vào vòng nô lệ hàng triệu đồng bào trung thành với chủ nghĩa quốc gia…” Từ trên sự đổ nát và hổn loạn, ông Diệm đã đưa được khoảng một triệu người từ miền Bắc vào miền Nam, ổn định tình miền Nam và xây dựng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Mặc dầu tuyên bố chính thức chấp chánh, chính phủ Ngô Đình Diệm không nằm được bao nhiêu quyền hành. Người thật sự có quyền lúc đó là tướng Pháp Paul Ely, Cao ủy Pháp kiểm Tổng Tư lệnh Quân đội Pháp, đóng tại dinh Norodom của Toàn quyền Pháp ngày trước tại Saigon. Tướng Ely cầm đầu luôn cả guồng máy dân sự.
Chỉ có Bộ Tư lệnh Pháp có quyền điều động “Quân đội quốc gia VN” và chỉ huy tác chiến. Pháp cử Tướng Nguyễn văn Hinh, con cựu thủ tướng ông Nguyễn văn Tâm, “Hùm Xám Cai Lậy”, làm Tham mưu trưởng “Quân đội Quốc gia”.

Ông Diệm căn cứ vào các thỏa ước mà Pháp đã ký kết về việc thừa nhận và hoàn thành nền độc lập của Việt Nam, để đòi Pháp trao trả các quyền và tài sản của một quốc gia độc lập mà Pháp còn sử dụng hay nắm giữ. Hai tháng sau, Pháp mới chịu giao trả dinh Norodom cũng như Phủ Toàn quyền tại Hanoi.

MỸ CHỚP THỜI CƠ, NHẢY VÀO CUỘC

Khi nhận thấy tình hình đang thuận lợi, ngày 20.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK đã họp và ban hành các nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung Tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm thi hành.

Nghị Quyết số NSC 5429/2 ngày 20.8.1954 và Nghị Quyết số NSC 5429/3 ngày 19.11.1954 nhận định rằng Pháp đã mất ý chí chiến đấu tại Việt Nam và Mỹ phải đưa ra kế hoạch để đảm đương vai trò của Pháp trên đất nước này. Ngoài phần nhận định, sau đây là những điểm chính của hai Nghị Quyết: (1) Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam; (2) Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai); (3) Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp; (4) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government); (5) Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn và (6) Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.

Tuy đã có nghị quyết như vậy, việc thì hành không dễ dàng vì tình hình miền Nam lúc đó rất phức tạp, đặc biệt là mức sống và dân trí còn quá thấp và thiếu đoàn kết. Quyền hành về chính trị và quân sự lại vẫn còn nằm trong tay người Pháp, nên việc hình thành một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) như Mỹ muốn để ổn định tình hình và thống nhất miền Nam rất khó. Một cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Pháp đã xảy ra.

Trong thời gian chiến tranh, ngoài quân đội chính quy, Pháp phải xử dụng những tổ chức tự lâp để bảo vệ những khu vực mà Pháp không chiếm giữ được. Hai lực lược Bình Xuyên và giáo phái Phật Giáo Hòa Hảo được Pháp coi như là Phụ lực quân (Supplétifs). Bình Xuyên giữa phía Nam Sài Gòn, còn Hòa Hảo giữ một số vùng ở miền Tây. Trong khi đó, giáo phái Cao Đài lại hình thành một lực lượng riêng để vừa chống Việt Minh vừa chống Pháp. Nay thấy Mỹ muốn xử dụng chính phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại mới thành lập để hất chân Pháp ra khỏi Đông Dương, dĩ nhiên là Pháp phải chống lại để khi quân đội Pháp không còn ở đây nữa, ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và văn hóa của Pháp vẫn còn. Vì thế Pháp đã dùng mọi cách để phá sập chính phủ Ngô Đình Diệm.

MỘT TRẬN ĐẤU ĐÁ CẠN TÀU RÁO MÁNG

Vốn biết Bảo Đại là một tay ăn chơi trác táng, nên Pháp đã hướng dẫn Lê Văn Viễn, thường được gọi là Bảy Viễn, vốn là tướng cướp và là người chỉ huy lực lượng Bình Xuyên, tìm cách mua chuộc Bảo Đại để nắm chính quyền. Với sự giúp đỡ của Bảo Đại, kể từ năm 1951, Bình Xuyên trúng thầu sòng bạc Đại Thế Giới (Grand Monde) ở Chợ Lớn. Mỗi tháng Bảy Viễn nạp cho Bảo Đại 240.000$ như đã giao kết. Còn gái và rượu, Bảo Đại muốn bao nhiêu cũng có. Tỉnh chung, tổng số thu nhập của Bảo Đại khoảng từ 110 đến 120 triệu đồng mỗi năm (tương đương 6 triệu Mỹ kim).

Ngày 22.4.1952, Bảo Đại ký Sắc Lệnh phong cho Bảy Viễn làm Thiếu Tướng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Ngày 30.4.1954, Bảo Đại gởi về một công điện, cử người phụ tá quân sự của Bảy Viễn là Lai Hữu Sang, làm Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát Quốc Gia. Nhưng theo Tướng Edward G.Lansdale, một nguồn tin từ người Pháp cho biết, Bảo Đại thiếu tiền ăn chơi ở Riviera, đã về bán chức Tổng Giám Đốc Công An CSQG cho Bảy Viễn với giá 44.000.000$, tương đương với 1.250.000 US.

Thấy Bảy Viễn là người có thế lực, Tướng Hinh đã liên kết với Bảy Viễn để loại bỏ ông Diệm. Ngày 11.9.1954, Thủ tướng Diệm cho tướng Hinh nghỉ phép 6 tuần và rời khỏi xứ trong vòng 24 giờ.

Ngày 17.9.1954, ông Diệm ký Sắc Lệnh số 84/CP cử Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng thay Luật Sư Lê Ngọc Chấn. Ngày 20.9.1954, Tướng Xuân đã nhận chức và ra lệnh cho Tướng Hinh phải rời khỏi Việt Nam. Cũng trong ngày hôm đó. 9 trong số 15 tổng trưởng trong chính phủ Ngô Đình Diệm từ chức. Tướng Hình liền gởi một điện văn cho Bảo Đại yêu cầu cất chức ông Diệm.

Ngày 23.9.1954, Bảo Đại gởi cho ông Diệm một công điện đồng ý để cho ông Diệm được trút bỏ gắng nặng do lời hứa trung thành. Đây là một cách yêu cầu từ chức nhẹ nhàng. Bảo Đại cũng gởi cho Tướng Nguyễn Văn Xuân một công điện ủy quyền cho Tướng Xuân lập chính phủ. Tướng Xuân đã vào trình công điện này cho ông Diệm xem. Ngay lập tức, Đại Sứ Heath gởi một công điện cho Bộ Ngoại Giao, đề nghị tiếp xúc với Bảo Đại và yêu cầu hủy bỏ hay tạm đình hoãn ý định thay thế ông Diệm. Thứ Trưởng Ngoại Giao Smith liền chỉ thị cho Đại Sứ Dillon cử người gặp Bảo Đại, yêu cầu Bảo Đại nên khuyến khích ông Diệm cầm quyền.

Sau nhiều cuộc tranh luận kéo dài, sáng 28.3.1955 Bình Xuyên đã pháo kích vào Dinh Độc Lập. Cuộc chiến bắt đầu. Nhưng với sự quyết tâm chiến đấu của Quân Đội Quốc Gia VN, sự cộng tác của giáo phái Cao Dài, mưu lược của ông Ngô Đình Nhu và sự vận động khôn khéo và quyết liệt của Tướng Lamsdale, Pháp đã rút quân khỏi miền Nam VN, chính phủ đã dẹp tan được các lực lượng của phiếm quân, thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và thành lập một chính quyền bản xứ mạnh với một chế độc độc đảng theo mô thức của Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan để chống cộng theo như sự đòi hỏi của chính phù Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sau khi chế độ miền Nam đã ổn định, Mỹ muốn đổ quân vào để mở một cuộc chiến mới, ông Diệm từ chổi, Mỹ đã tổ chức một cuộc đảo chánh và ra lệnh giết ông Diệm. Đây là một bài học lịch sử quan trọng mà các nước trên thế giới đã học được mỗi khi quyết định làm đồng minh với Mỹ.

BẢO ĐẠI NHÌN NHẬN VIỆC ÔNG DIỆM PHẢI LÀM

Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại tại California, Bảo Đại sang thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách cá nhân, ông Cao Xuân Vỹ có hỏi Bảo Đại: “Ngài nghĩ thế nào về việc ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Ngài?” Bảo Đại trả lời: “Việc thế thì phải thế thôi. Pháp đã quyết định trước rồi!”.

Trong một bài phỏng vấn được đăng trên tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn số 104, xuấn bản ở Burke, Virginia, ký giả Phan văn Trường hỏi Bảo Đại: “Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi bị ống ấy lật Ngài ?” Bảo Đại trả lời ngay:

“Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía CS đã được Liên Xô tích cực ủng hộ về mọi mặt, nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để ngăn chận sự bành trướng của CS. Việc ông ta lật đổ tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là người yêu nước, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa và ông rất mộ đạo, là phải giữ miền Nam và nếu ông không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả lại quyền cho tôi. Nhưng rồi ông ta chết khi thi hành nhiệm vụ. Dù sao ông ta cũng cố sức giữ những lời cam kết ấy mà không được”.

Bảo Đại không hay biết gì về nghị quyết của HĐANQG Mỹ truất phế ông.

Ngày 30.10.2018

Lữ Giang

—————————
Đàn Chim Việt chú thích: Bài viết có nhiều chỗ cần những dẫn chứng, tài liệu lịch sử để làm rõ. Nhân 50 năm ngày mất của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và người em trai của ông, chúng tôi xin đăng tải những bài viết liên quan dưới nhiều cái nhìn khác nhau với hy vọng có một đánh giá đa chiền về những nhân vật, sự kiện lịch sử giữ vai trò lớn trong thế kỉ 20 ở Việt Nam.

18 BÌNH LUẬN

  1. Than ôi .Tất cả cũng chỉ tại cái Dải Đất Hình Chữ S nó lại nằm ở đúng vào Điểm G của Địa Cầu mà con người ở đó Từ Quan , Quân cho đến Dân …TRÍ đều Thấp …..cho nên Cơ Sự Quốc Gia nó mới khổ tai hại như thế….và đã thế nó lại nằm ở ngay cạnh thằng TQ KHỔNG LỒ về địa lý .thâm độc về mưu lược kế sách…nếu như cái dải đất này nó thuộc hẳn về TQ thì lịch sử của nó chắc sẽ Nhẹ Nhàng hơn. như Đài Loan , Hồng Kông chẳng hạn….thật là Tai Ương cho Dân Tộc việt.

  2. Anô! Đan Chỉm VIET Admin thân yêu!

    Vì răng comments cua em viết để phang lại những luận điệu bịp bợm, vu cào cuả mot số ngươi trong này thì sao laị khong đuơc posted? Phang qua phang lại là chuyện bình thường cuà mạng xả hội Thinh thoãng cách gọi ‘mày tao mi tớ’ là đến từ phe cuả máy lão NGUY TAN DƯ trưóc, sau đó em mơí PHANG lại. I think that’s a fair game. Tai sao lại chơi trò bit mồm em là thế nảo. Đan Chim Viet có thấy bọn NGUY TAN DƯ chúng chưỉ ra rã CSVN va HCM 43 năm nay vơí tat cả loại NGÔN TỪ khong có trong tự điễn Viet Nam, trong khi em PHANG lại vơí lời nhẹ nhàng hơn nhiều măc dầu nghe rất là…………………ĐAU, nhưng đó lá chuyen bĩnh thường ăn miếng trả miếng mà lỵ. Thôi , nếu mà chơi tró bit mồm kiêu ni thí may bác cứ …………PHE TA THẮNG PHE MÌNH rối tự ……………………………….SƯỚNG đi nghen. Thắng Viet Cong này kiếm chổ khác chơi. Tớ cho may lảo NGUY TAN DƯ thêm 1000 năm nưả để LAT ĐO CS.

  3. Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…”
    “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

    ***Cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003 có đoạn : “… ngày 1.2.1966, Tổng Thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay . Ông nhắc lại chuyện chính quyền Kennedy tổ chức giết ông Diệm để có thể tham chiến ở Việt Nam:
    “Ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyễn rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

    ***Trong tác phẩm Sons and Brothers (“Các con trai và anh em trai”) , học giả giữ thư viện Kennedy Richard D. Mahoney tiết lộ rằng TT Johnson đã nói với phụ tá của JFK là Ralph Dungan : “Tôi muốn nói cho ông nghe tại sao Kennedy chết. Trừng phạt của thần thánh thôi. Ông ta đã giết Diệm, và rồi chính ông ta cũng cũng lãnh chuyện đó “.

  4. Nền chinh trị cua NGỤY SAI GON đầy dẩy những ganh tị, tranh giành, gian lận, cấu xé , đấu đá và ngay cà chết chóc duoi sư chỉ đạo cuà 2 tên quan thày mạnh nhất the gioi luc đó lá PHÁP và MỸ. SAu khi rặn ra cai gọi là CUOC ZA VIET NAM, Phàp ra sưc tô vẽ ung hộ vua PLAYBOY BAO ĐAI để tao suc mạnh cho BAO ĐAI đối trọng voi chinh phũ Viet Minh luc đó. Tuy nhiên PHAP đà phai thay đổi chức THŨ TƯƠNG 5 lần trong vòng 5 năm. Tay nào mà khong vuà y lá PHAP thay đỗi, rò ràng là bù nhìn cho PHAP chứ còn gi nưã mà NGUY TAN DƯ biện bạch. Ban đấu BAO DAI kiêm luon thủ tương 1 năm sau đó BAO DAI CHI DINH NGUYEN PHAN LONG lam thu tuong.Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới.
    Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.
    Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây đã bị những người ủng hộ Ngô Đình Diệm kiểm soát. Một cử tri sau khi bỏ phiếu đã nói rằng “Người chỉ đạo nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ (Ngô Đình Diệm) sẽ được bỏ vào hòm phiếu hoặc phiếu xanh sẽ bị loại đi”.Về phía Bảo Đại, ngày 18/10/1955, ông đưa ra tuyên bố cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm từ văn phòng của mình tại Paris để phản đối một chính phủ công an trị và chế độ độc tài cá nhân do Ngô Đình Diệm đứng đầu.
    Đó dân chủ kiêu NGO DINH DIÊM nguoi MY goi là ONE SIDE ELECTION. Hảy đoc lai. những gi DIÊM tố cào Baỏ Đại trong những ngày trưoc khi TRUNG CAU DAN Ỳ : Trong tuần lễ trước ngày trưng cầu dân ý, đường phố Sài Gòn và các tỉnh rực rỡ với những bích chương, biểu ngữ, hình nộm Bảo Đại và rất nhiều kiểu sáng tạo để tố cáo Bảo Đại và khuyến khích người dân bỏ phiếu cho Diệm (xem hình 1 và 2). Một trong những khẩu hiệu tiêu biểu là “Bù nhìn Bảo Đại bán nước”, “Bảo Đại nuôi dưỡng sòng bài, đĩ điếm”, “Hãy cảnh giác Bảo Đại gian ác, mê cờ bạc, gái, rượu chè, bơ sữa. Những ai bỏ phiếu cho Bảo Đại là phản bội quốc gia và bóc lột nhân dân.” Trong khi đó thì “Dồn phiếu cho chí sĩ Ngô Đình Diệm là xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc,” và “Chào mừng Ngô Chí Sĩ vị cứu tinh của dân tộc. Diệt cộng, truất phế Bảo Đại (bài phong) đả thực (dân) là nhiệm vụ công dân của một nước tự do.” Khong phai CSVN beu riêu BAo Đai nghen mà là DIỆM. Dân chủ kieu chi mà phi báng nhau thậm tệ như rưá. Nhin chung dân chủ NGUY SAI GON là thứ dan chủ TẢ PÍ LÙ chăng giống ai . Mỷ, Tây nó đau có cắn xè , phi báng , vu cáo, mạ lỵ nhau như NGUY SAI GON đâu. Thật đúng như nguoi MỸ nó noi vế chinh tri cua NGUY SAI GÒN là đây dẩy những GANH TI , THAM LAM, THOI NAT va BAT LƯC(South VN governments were rife with corruption, greed, incompetence and petty political jealousies). Chinh Mỷ là quan thày cua NGUY phai ngan ngẫm như thế, thiet là nhuc nhã cho NGUY TAN DƯ ngày nay.

  5. Theo nhà báo Bùi Văn Phú, đầu năm 1996, khi tham dự một hội nghị về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại bảo tàng của Sư đoàn 1 (The Big Red One) ở ngoại ô Chicago, cựu giám đốc CIA William Colby nhận định là ông Diệm không phải là người của Mỹ đưa về Việt Nam, mà thực sự là do ý muốn của người Pháp.

    Cũng Theo ông Colby, việc không tham gia tổ chức tổng tuyển cử năm 1956 là quyết định của riêng ông Diệm chứ người Mỹ không có ảnh hưởng hay thúc ép gì.

  6. Bài viết của Lữ Giang ,thường mang nhiều thiên kiến và cảm tính .
    Độ khả tín rất ít ,nghị luận chính trị thì nhiều ,tài liệu dẫn chứng hời
    hợt,không chắc chắn .

  7. Ok nếu truất phế Bảo đại vì áp lực chánh trị thì tại sao lại tịch biên Tài sản Hoàng gia ? Bà Từ Dủ không có nhà ở con cháu Hoàng gia ly tán ? Cướp đât ruộng hương hỏa của Hoàng tộc ,hãy coi lại các bài viết của những nhân vật Hoàng tộc về sự kiện nầy Lữ Giang viết để binh vực cho NĐD mà quên mất chuyện nầy ,Ong Bảo Đại tấm lòng nhân hậu khoan dung không thèm nói đến chuyện truất phế dẫm đạp lên tấm hình của ông với số phiếu truất phế lên đến 95% Chuyện Pháp hay Mỹ đưa ông Diệm về với sự đồng y của ông Bào đại hay không không cần thiết vì khi tụi ngoại bang nó sắp đặt thì Chúa cũng phải nghe ,bài viết của ai thì có thể tạm tin nhưng Lủ gian viết nên cẩn trọng vua viết càn viết láo là tên nầy, khi Bảo Đại qua Mỹ có quay lại toàn cảnh Hoàng gia nói chuyện không ai dể cập đến chuyện ông Diệm vì tế nhị ./

    • Vâng đúng vậy.Ngay cả hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Ân con trai của bà Lê Thị Phi Ánh (hiện sống ở California), dù không chính thức nhưng vẫn bị truy đuổi khắc nghiệt đến đổi phải đổi tên họ để được đi học là sao?
      Các nhà viết sử trong giai đoạn đó phải tìm cho được sự trả lời thích đáng với những câu hỏi đó trước khi đặt bút viết, nếu không sẽ bị cho là cảm tính hay thiên vị.

      • Hoàng tộc Nhà Nguyễn không bao giờ chấp nhứt bề tôi như ông Diệm ,dù rằng họ bị bôi nhọ ,đủ mọi đều do những tay viết cần lao ,Ông Bào Đại vì sợ dân chết mà không chấp nhận Người Nhật tiêu diệt tụi Việt minh để bảo vệ ngại Vàng cho mình ,ông chưa ra lệnh thủ tiêu ai ,nhưng ông Diệm bàn tay vấy máu rất nhiều người tiêu diệt các nhân vật quốc gia. Vũ tam Anh ,Hồ hán sơn ,Tạ chí Diệp ,Trình minh Thế ,bức tử Nguyễn tường Tam ,v.v. Chưa nói đến ra lệnh tấn công chùa chiền bắt bỏ bao bố thả trôi sông Ba tôi là nạn nhân của tên Nguyễn văn Hay giám đốc cảnh sát thời Ngô , nêu cộng sản tàn ác thì chính quyền ông Diệm chẳng thua gì , khi ông Bảo đại Qua Mỹ Hoàng tộc có quay phim ,xin ông Bảo đại qua Mỹ định cư ,Hoàng tộc chu cấp đầy đủ không có hiện diện bất cứ nhân vật nào để hỏi ông những câu hỏi ba xạo do lủ Giang bịa ra ,ông Bảo Đại không kếp xúc với người ngoài ,Lủ G là vua bịa xem bài viết của Lê xuân Nhuận vạch trần những sai trái của ông ta nhưng bán chất Gàn không thay đổi ./

        • Tú gàn viết chẳng có gì để bàn vừa bướng và xạo ,chuyện nổ xe bồn chở xăng ở phi châu đem gán cho chuyện Tôn giáo của miến điện ,tung hê là Phật giáo đốt dân Hồi giáo , còn tên tà giáo Nhật dùng chất đọc khủng bố tại ga xe lửa lữ Giang cũng chạy một tít lớn Phât giáo khủng bố. Tên già nầy không bao giờ biết thẹn. Cuồng tín kỳ thị Phật giáo ,không hiểu Tổ tiên hắn cũng đi Chùa chớ không đâu , chuyện ông Diệm chẳng cần phải nói nhiều nhưng mỗi năm đến hẹn lại lên ,con Chiên um sùm làm Chay lể Bái Tôn vinh ,như Già Hồ cộng sản cần Lao như nhau ,sùng Bái lãnh tụ ,Ngô TT muôn năm mà chỉ có 9 năm bị lật nhào do Mỹ ./

  8. ……Triết lý là đưa người ta vô một đám rừng và tự họ phải tìm đường ra…….nếu anh không tìm được ra tức là anh chưa đạt chân lý,và cũng chưa hiểu về triết lý……Có nhiều nhà triết lý không tìm được đường ra và họ tự tử…..là vậy______Khi tìm hiểu chính trị miền nam Việt-nam trước đây cũng vậy,mọi cuốn sách là một quan điểm cộng với quan điểm dóc láo của Việt-cộng nên quả thật họ đưa chúng ta vô một đám rừng,hiểu theo nghĩa bình dân là chiến tranh Việt-nam là một đám rừng,và người muốn tìm hiểu phải tìm được đường ra để hiểu nó…._____Sau chiến tranh thế giới thứ hai người Mỹ đã cùng với phe thắng trận chia cắt thế giới và Việt-nam y như Triều-tiên phải bị chia cắt cũng như nước Đức…._____Còn việc cho rằng ở Miền nam có đấu đá khi đưa ông Diệm về là điều nên suy xét lại,vì ông Diệm là người Mỹ đưa về và dỉ nhiên miền nam lúc đó hổn tạp cần phải dọn dẹp…_____Nói một cách dể hiểu tàu-cộng chọn Trọng-lú hiện tại nhưng đám người ông Dũng xà mâu không chụi nên họ đấu đá kết quả ông Dũng xà mâu văng,Trần đại Quang ăn phóng xạ,tức là tàu-cộng phải thanh lý môn hộ để dọn đường cho Trọng lú,hiểu như vậy là hiểu được miền nam trước đây khi chuyễn đổi từ pháp sang Mỹ, hay nói đúng hơn là Pháp chuyên giao cho Mỹ,và một số người củ không bằng lòng nên buộc phải thanh lý môn hộ……Để cho người Mỹ làm việc và cho ông Diệm lên nắm quyền,……..mặc dù tất cả điều là con cờ để rồi sau đó người Mỹ bán đứng đồng minh……______Tóm lại Hoàng-sa mất là do Mỹ giờ Mỹ phải lấy lại là chuyện đương nhiên,Ông Diệm hay miền nam chỉ là con cờ thì,và giờ người Mỹ phải lấy lại công bằng cho ông Diệm và cho dân miền nam khi họ bán đứng miền nam cho Nga và tàu-cộng…..tôi Nghỉ ông Trump sẽ làm và tôi ủng hộ ông Trump 100%……….diệt tàu-cộng,nay kính.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên