Đó là một sự kiện đặc biệt quan trọng mà chị Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao không thể bỏ lỡ. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có bài diễn văn tại một viện nghiên cứu chính sách ở Washington sau khi hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31 tháng 5. Nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam cũng góp mặt.
Là người thường xuyên tham dự những sự kiện liên quan đến Việt Nam và Châu Á được tổ chức ở Mỹ, chị Giao là một trong những người đầu tiên đến trụ sở Quỹ Di sản (Heritage Foundation), nơi ông Phúc có bài phát biểu. Sau khi đăng ký và đi qua kiểm tra an ninh, chị đi vào hội trường với ý định tìm một chỗ ngồi tốt ngay chính giữa, sau hai hàng ghế được dành riêng cho các quan chức Việt Nam vẫn còn để trống.
Khách tham dự bắt đầu đổ vào mỗi lúc một đông. Sự kỳ vọng gia tăng trong khi còn vài phút nữa là tới giờ Thủ tướng bắt đầu đọc bài diễn văn, theo lịch trình diễn ra vào 5 giờ chiều thứ Tư tuần trước.
Đó là lúc chị Giao bị yêu cầu phải rời khỏi hội trường ngay lập tức. Lý do: Chị bị xem là “mối nguy an ninh.”
Phóng viên này của VOA cũng có mặt trong hội trường nơi diễn ra sự kiện này. Dù không chứng kiến khoảnh khắc chị Giao bị mời ra ngoài, VOA trước đó nhìn thấy chị Giao đến bắt tay và chào hỏi những quan chức cao cấp của Việt Nam ngồi ở hàng ghế đầu tiên, bao gồm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.
Đại sứ Phương Nga đứng lên chào và mỉm cười khi chị Giao tới bắt tay và trò chuyện.
“Họ cũng nói chuyện nhã nhặn thôi,” chị Giao thuật lại sự việc với VOA. “Ý của tôi là muốn đặt câu hỏi sau này cho nên muốn chờ ông Phúc nói chuyện xong rồi thì có dịp sẽ phỏng vấn và nói chuyện với họ.”
Nhưng không lâu sau khi chị quay trở lại chỗ ngồi để viết câu hỏi, chị nhận thấy mình bị săm soi bởi những người mà chị nói là “mật vụ cộng sản.” Chị cho biết một nhân viên an ninh người Mỹ đến chỗ chị ngồi và mời chị ra ngoài. Chị nhanh chóng nhận ra rằng sự hiện diện của chị là một vấn đề đối với các nhân viên an ninh Việt Nam và chị sẽ không được phép tham dự sự kiện nữa.
“Khi mà đi ra thì thấy mấy người mật vụ của cộng sản Việt Nam đứng ở ngoài khá đông, chắc cũng phải trên năm người. Họ nhìn tôi xong họ gật gật đầu với nhau nói là, ‘Đúng rồi.’ Họ hỏi tôi là tại sao vào đây. Tôi nói là tôi là khách của Quỹ Di sản,” chị kể.
Chị Giao nói khi chị cố gắng giải thích chị có tên trên danh sách khách mời và được cấp thẻ khách mời, các nhân viên an ninh của phái đoàn Việt Nam khăng khăng đòi chị trả lại thẻ này trong khi nhân viên an ninh của Quỹ Di sản hối thúc chị chấp hành yêu cầu đó.
Chị cương quyết từ chối và đòi được nói chuyện với giới chức cao cấp của Quỹ Di sản, theo lời chị.
“Lúc đó mấy người mật vụ của Việt cộng họ có vẻ khó chịu lắm. Họ nói là ‘Chị có giấy mời không, chúng tôi có mời chị đâu, tại sao chị đến đây?’ Tôi cũng không muốn nói gì tại vì tôi nghĩ họ là khách của Quỹ Di sản. Tôi cũng là khách và tôi thường đến Quỹ Di sản nhiều nữa, thì tôi thấy thái độ đó không chấp nhận được.
“Tôi mới nói là tôi là công dân Hoa Kỳ, ở đây có quyền tự do báo chí, tôi đến đây là nhân danh báo chí và có sự đồng ý mời của Quỹ Di sản. Đây là chuyện bình thường ở Hoa Kỳ, đây không phải là Việt Nam.”
“Nhưng mà mấy người đó rất là khó chịu, có lẽ là họ sợ gần đến giờ ông Phúc đến thì họ làm dữ lên. Họ đòi mấy người nhân viên an ninh mang tôi ra. Tôi không ra. Ông nhân viên an ninh mới nói là kêu cảnh sát.”
Chị Giao kể chị buộc lòng phải đi theo nhân viên an ninh này và tranh cãi kéo dài từ trong thang máy ra ngoài cửa tòa nhà. Một phần cuộc tranh cãi được ghi lại bởi một người gốc Việt đứng ở bên ngoài chờ gặp Thủ tướng Việt Nam.
“Thưa bà, chúng ta nói như vậy đủ rồi,” nhân viên an ninh này đáp trong khi chị Giao liên tục đòi ông này giải thích. “Tôi đã trả lời bà rồi. Họ nói là mối nguy an ninh.”
“Nhưng sao họ lại sợ tôi?” chị Giao tiếp tục chất vấn trong khi bị dẫn ra khỏi khuôn viên tòa nhà.
“Thưa bà, tôi không biết,” nhân viên an ninh này nói.
Quỹ Di sản không hồi đáp những email và cuộc gọi điện thoại của VOA hỏi về vụ việc.
VOA đến tận nơi để tìm gặp nhân viên an ninh áp tải chị Giao ra khỏi tòa nhà. Người này xưng tên là Robert Fisher và từ chối bình luận.
Sau đó, cấp trên của ông Fisher cũng bước ra trao đổi với VOA. Ông này cũng từ chối bình luận và đề nghị VOA chuyển những câu hỏi sang bộ phận báo chí của Quỹ Di sản.
“Bộ phận báo chí đang bận không tiếp xúc được,” ông này nói.
Chị Giao, Chủ tịch Hội Tiếng nói Người Mỹ gốc Việt chuyên cổ súy sự tham gia dân sự thông qua hoạt động tổ chức cộng đồng ở quanh khu vực thủ đô Washington, cho biết đây không phải là lần đầu tiên chị gặp phải sự đối xử này. Đó là bởi vì chị thường hay tham dự những sự kiện có quan chức Việt Nam tới phát biểu và đặt những câu hỏi liên quan đến dân chủ-nhân quyền khiến họ bối rối, theo lời chị.
“Thật sự lần đó thì tôi không bị mời ra ngay lúc đó nhưng mà những lần sau khi mà có ông [Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình] Minh hay ông [Chủ tịch nước Trương Tấn] Sang đến, tôi muốn tham dự thì tôi không được [cho vào],” chị Giao kể về một trải nghiệm tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nơi thường hay tổ chức những buổi nói chuyện của các quan chức Việt Nam tại Washington. “Họ gửi email mời dự, mình trả lời RSVP (hồi âm) nhưng mà khi mình đến thì họ không đồng ý cho mình tham dự.”
Thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn bị nhiều tổ chức vận động nhân quyền quốc tế chỉ trích vì hạn chế những quyền căn bản như tự do ngôn luận, báo chí, lập hội và tôn giáo trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và blogger thường xuyên bị sách nhiễu, hăm dọa, tấn công và bỏ tù, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Chị Giao mô tả mình là một người có thái độ “khá ôn hòa” và muốn đối thoại thẳng thắn trong tinh thần mang tính xây dựng. Vì thế, chị nói chị thường chủ động đến bắt tay chào hỏi những quan chức này. Nhưng thái độ dè chừng và khép kín của họ khiến những cuộc trao đổi khó khăn hơn, như khi chị tìm cách tiếp xúc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một lần ông đến dự cuộc tọa đàm tại CSIS.
“Không biết vì lý do gì khi mà ông Phạm Bình Minh đi ra cửa, ông ấy đi ngang chỗ tôi, tôi thực sự mà nói chỉ là một người bình thường, ông ấy đi ngang thì mình cũng đứng lên chào, không biết sao ông ấy rất là sợ,” chị kể.
“Ông ấy thấy mình đứng lên muốn chào thì ông ấy lùi lại và người bảo vệ thì lại tưởng tôi muốn làm gì ông ấy, nhưng mà thấy họ rất là sợ.
“Trong tâm của họ lúc nào cũng nghĩ những người Việt Nam ngoài này là đối thủ của họ chứ họ không nghĩ là chúng ta là những người Mỹ gốc Việt, chỉ muốn cho Việt Nam được tốt đẹp hơn.
“Trong lòng họ rất sợ hãi, đó là điều tôi nhận thấy,” chị chia sẻ.
Chị Giao nói sự việc ở Quỹ Di sản khiến chị “hơi bực mình” nhưng không khiến chị nản lòng. Và chị vẫn muốn đến dự những buổi nói chuyện có sự hiện diện của các quan chức Việt Nam.
“Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi nghe được người dân thì chúng tôi phải có mặt và phải được lên tiếng,” chị nhấn mạnh. “ Có như thế thì tiến trình ‘hữu nghị’ mới phát triển tốt đẹp được.”
Nguồn VOA
Nhân viên anh ninh đã mời bà Giao ra khỏi hội trường là một người Mỹ, tên là Robert Fisher?
Sau sự kiện này, ắt là những phàn nàn của chị Giao đã đến tai Qũi Di Sản và chắc chắn họ đã điều tra anh ta đến nay đã hơn một năm? Thế mà Robert Fisher cho đến nay chẳng bị luật pháp làm phiền hà, phải chăng anh ta đã làm đúng theo chủ trương của Ban Tổ chức? Trường hợp chị Giao là một hành động phân biệt nghiêm trọng, vi phạm luật pháp Mỹ, nhưng vì sao nội vụ lại có thể chìm xuồng êm thắm khác với thông lệ xứ này?
Phải chăng cách mà Ban Tổ chức đã đối xử với chị Giao đi đúng với chính sách của chính phủ Mỹ hiện nay đối với CSVN, nên họ phải xử êm?
Vâng, chẳng cần phải thông minh cao kiến, ta cũng có thể thấy một điều rất hiển nhiên: NGƯỜI MỸ ĐANG KHÔNG VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ DÙNG TỚI NHỮNG GÌ THUỘC VỀ DI SẢN CỦA VNCH!
Vì sao? Xin thưa: Nguời Việt, nhất là các cựu công dân VNCH vẫn nghĩ, VNCH từng là đồng minh sát cánh bên họ trong cùng một chiến tuyến bảo vệ thế giới tự do, nhưng NGƯỜI MỸ THÌ NGHĨ KHÁC. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, chiêu bài “lấy VNCH làm tiền đồn chống cộng sản và bảo vệ thế giới tự do” chỉ là bức bình phong. Sự thật là suốt chiến tranh VN, người Mỹ đã dùng VNCH để mặc cả qua lại với TQ . Khi thấy ngã giá như ý, họ phủi đít bỏ đi, không một chút thương xót, có chăng đi nữa cũng là nhận một số lớn nguời Việt tị nạn cho đỡ bị dư luận quốc tế chửi bới!
Nguời Mỹ không thể đem di sản VNCH để dùng vào đối sách chống TQ hiện nay, chỉ vì VNCH đã quá biết sự đểu giả của họ. Dùng VNCH, không khéo họ lại lấy gậy ông đập lưng ông, dại gì mà họ dùng?
Trong khi ấy, bọn “lãnh đạo” CSVN tưởng người Mỹ đã hoàn toàn “khép lại quá khứ” bằng cách ruồng rẫy VNCH và ngày càng “trọng dụng” chúng nên cả đám bỗng trở thành một bọn tiểu nhân đắc chí.
CSVN ắt cũng đánh hơi thấy Mỹ đang đem chúng và nước VN ra để áp dụng học thuyết “đổi màu da trên xác chết”, nhưng vì Tàu cộng ngày nay ép chúng quá, trước sau gì chúng cũng phải ngã về Mỹ. Hiện nay, chúng vẫn đang đu dây giữa Mỹ và TQ chẳng qua để cân nhắc xem theo bên nào thì có lợi hơn
Người Mỹ thấy LX và TQ dùng CSVN đánh thắng họ, nghĩa là LX va TQ xưa đã áp dụng học thuyết đổi màu da trên xác chết quá thành công, nên người Mỹ quyết phải dùng CSVN vào việc đối đầu với TQ, chỉ có thế!
Chỉ đáng thương cho dân tộc VN! VNCH là một vết thuơng chưa lành, nay chú Sam lại mua chuộc, tâng bốc đảng CSVN, hầu chúng sẽ đưa dân VN vào cảnh điêu linh tang tóc thêm một lần nữa, chỉ để phục vụ cho những ý đồ của nguời Mỹ!
các nhận xét trên đều đúng, chí lý quá
Chị Giao tướng nhỏ xíu,thế mà bọn công an CS và xếp chúng nó như bọn chó đẻ Tư Sang, Phạm bình Minh,Fuc..niễng sợ xanh mặt,hoan hô chị,đáng mặt anh thư !
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, làm gì có chuyện ngưu tầm mã! Người ta sẵn có chính sách, còn mình có nhân bản là dân chủ tự do. Khúc ruột ngàn dặm chỉ là bánh vẽ tô điểm để làm màu làm mè, lường gạt và phủ dụ những người Việt vô tâm, vô cảm trước vận mệnh đất nước, vẫn nặng lòng vì tình cảm gia đình, tiếp tục tiếp máu cho chế độ phi nhân tính! Đã phi nhân tính thì có còn coi ai là bạn, chỉ nhìn thấy thù địch, vì tự bản chất, nếu không xếp mình vào loại óc trâu óc bò, muốn suốt đời vinh thân phì gia cho đến đời con đời cháu theo nòi cộng nô, chỉ còn cách trở thành trâu bò, ngưu tầm ngưu là thế!
Hạ mình tiếp xúc với trâu chó, muốn đưa trâu chó trở về với nếp sống văn minh của nhân loại, mà được đáp lại bằng thái độ ngạo nghễ ngang hàng trâu chó, thôi… thì cứ để họ sống theo bầy lũ thú tính của họ vậy. Thiện tai!
Đương nhiên là họ không muốn tiếp xúc với chị Giao – người Mỹ gốc Việt rồi. Lỡ có bị hỏi về vấn đề biển đảo và nhân quyền thì làm sao ông thủ tướng Phúc trả lời được. Họ sợ lắm! ở đâu cũng thấy thù địch. Có tật thì hay giật mình, làm điều xấu trong nước thì mỗi lần ra nước ngoài phải co đầu rút cổ như vậy đó. Nếu mình quang minh chính đại thì đâu có sợ tiếp xúc với các nhà báo để thẳng thắng đối thoại với nhau. Thật tội nghiệp cho các ngài lãnh đạo CSVN, không thể ngẩng đầu vỗ ngực mà xưng tên mình trên trường quốc tế!!!
1 chính phủ phản nhân dân thì thấy dân là họ phải sợ thôi.
Dĩ nhiên là họ không sợ những người dân trong rọ, không sợ những đồng bào nghèo khó dốt nát, không sợ bọn cán bộ cấp thấp xu nịnh…, không sợ khi có mạng lưới công an dày đặc trong nước canh chừng. Nhưng họ rất sợ những người dân sống trong thế giới văn minh, trong xã hội có luật pháp, có hiểu biết, có trí tuệ.
Làm chính phủ mà sợ sệt dân như vậy thì chỉ cố bám lấy quyền hành để vinh thân phì gia, còn tự trong lòng họ biết họ đang phản quốc, đang phá nát đất nước, nhân dân oán hận, chán ghét. Chỉ có sám hối càng sớm thì càng tốt cho gia đình họ.