Trong các cuộc tranh luận , một số từ chính trị vì không hiểu rõ được sử dụng bừa bãi nhằm liệt kê người tranh luận vào thành phần mà mình muốn kết án nên đã tạo ra nhiều ngộ nhận đáng tiếc.
Cộng sản- Xã hội
Cũng cùng theo đuổi „Chủ nghiã xả hội“, nhưng giữa người Cộng sản và người Xã hội chủ trương thực hiện hoàn toàn khác nhau..
Về mặt lịch sử, phong trào xã hội vả cộng sản đều xuắt phát từ tư tưởng Karl Marx.Các đảng chủ trương lật đổ nền thống trị gia cấp cuả tư bản chũ nghiã để thiết lập một trật tự chính trị công bằng theo xã hội chủ nghiã.
Khởi thuỷ Đệ nhất Quốc tế xã hội (Socialist International- SI) được triệu tập ngày 28.09.1864 tại Luân đôn. Sau đó Đệ nhi quốc tế họp đại hội vào ngày 20.07.1989 tại Ba Lê sau 6 năm sau ngày Marx chết 1883
Đến khi Cộng sản nắm quyền tại Nga,Đệ tam quốc tế xã hội bị đổi thảnh Quốc tế cộng sản „Komintern“ nhóm họp tại Mạc tư khoa năm 1919.Kế tiếp Đệ tứ qúôc tế ra đời ngày 3.9.1938 theo sáng kiến của Leo Trotki nhằm chống lại Komintern của Stalin.
Sau thế chiến thứ hai các chính đảng theo chủ nghĩa xã hội kết hợp lại, triệu tập Đaị hội Quốc tế Xã Hội vào ngày 30.06.1951 tại Frankfurt. Quốc tế này còn được gọi là Đệ ngũ quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn và hiện nay quy tụ khoảng 168 chính đảng có khuynh hướng xã hội, dân chủ xã hội vả cộng sản cải cách..Chũ tịch đầu tiên của Đệ ngũ quốc tế là Morgan Phillips thụộc đảng Lao Động Anh.
Về mặt ý hệ, các chính đảng xã hội bác bỏ chuyên chính độc đảng, đấu tranh giai cấp, dân chủ tập trung, kinh tế nhà nước chỉ huy……Quốc tế xã hội được tái thành lập nhầm ngăn cản chiến tranh,bào vệ quyền lao động chống nhũng lạm quyền lưc và tư bản cũng như đảm bảo bình quyển cho mọi dân tộc muốn sống trong tự do. Tuyên ngôn quốc tế xã hội 1951 khẳng định quan điểm „Sẽ không có chủ nghiã xã hội khi không có tự do. Chủ nghiã xã hội chỉ có thể thực hiện qua dân chủ và dân chủ chỉ hoàn hảo qua chủ nghĩa xã hội.“. Như vậy
Đệ ngũ Quốc tế là một thành trì không chỉ đối nghịch chủ nghĩa cộng sàn và Tư bàn, mà còn quyết tâm theo đuổi bảo vệ các giá trị tự do,dân chủ.
Về mặt chính sách, các chính đảng xaã hội, dân chủ xã hội hay lao động.. đều đưa ra những chương trinh chính trị thực tiễn theo định hướng pháp trị, dân chủ, tự do, nhân quyền, đoàn kết và công bình xã hội.
Tóm lại những người Xã hội thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghiã bằng con đường dân chủ- tự do thay vì độc tài-độc đảng như Cộng sản.
Tả- Hữu; Tiến bộ-Bảo thủ
Có hai trục để phân biệt quan điểm chính trị tả –hữu, tiến bộ-bảo thủ.
Trục Tả-Hữu phản ánh qua tương quan Nhà nước – Thị trường
Các đàng Tả chủ trương giải pháp nhà nước, trong khi các đảng hữu ưu tiên cho các chương trình kinh tế thị trường.
Trục giá trị phản ánh quan điểm từ phóng khoáng đến bảo thủ.
Các đảng tả được xem là tiến bộ trong khi các đảng hữu có lập trường bảo thủ trong các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội.
Dựa vào ý thức hệ và cương lĩnh chính trị Cộng sản và Phát xít bị liệt kê vào thành phần các chính đảng cực đoan.
Vũ Ngọc Yên