Israel và Hamas đánh nhau: giải pháp nào?

10
Giáo chủ Al-Husseini gặp Hitler

Hamas bất ngờ tấn công Do thái hôm 7 tháng 10/2023 vừa qua nhưng vẩn không phải là vụ xung đột võ lực đầu tiên mà đó chỉ là khởi đầu lại của một chu kỳ xung đột dài hạn giữa 2 nước . Ngay từ sau khi thành lập nước Do thái năm 1948, Do thái đã xung đột bất tận với Palestine và các nước Á-rặp láng giềng khác.

Theo ông Alain Dieckhoff, sử gia chuyện về tình trạng xung đột thường xuyên giữa Do-thái và Palestine, muốn hiểu nguồn gốc chiến tranh Do-thái và Palestine thì phải lui lại giữa thế kỷ XIX, với dự án thành lập một nước Do thái trên đất Palestine, ở sườn núi Sion của vùng đồi núi Jérusalem . Và cũng vì « dự án sioniste » này mà có từ ngữ « sionisme » (chủ thuyết thành lập nước Do thái) và « antisioniste » có nghĩa là chống thành lập nước Do-thái, … Nhưng sionisme còn là phong trào chánh trị do Théodor Herzl, một người do-thái gốc ở Vienne (Thủ đô nước Áo) lãnh đạo và có nhiệm vụ hệ thống hóa những ý kiến nhằm qui về một nước Do-thái đã thật sự thành hình.

Nước Do-thái ra đời gặp nhiều bất hạnh. Những ngưởi do-thái ở Nga thường xuyên bị hành hung hằng loạt. Nhiều người do-thái lo sợ cho rằng sự ra đời một nước Do-thái không phải là một viễn ảnh tốt đẹp.

Sau Thế chiến II, Palestine bị đề nghị chia đôi làm một nước Do-thái và một nước Á- rặp và Jérusalem theo một qui chế quốc tế. Thế là khối Á-rặp kịch liệt phản đối việc chia hai Palestine.

Chương trình chia hai nước liền được Liện Hiệp Quốc biểu quyết chấp thuận với đa số tuyệt đối. Về mặt pháp lý quốc tế, việc chia đôi như vậy đã được thông qua. Tới tháng 5 năm 1948, nước Do-thái chánh thức ra đời và đã chiếm hết 55% lảnh thổ Palestine. Còn Palestine thừa hưởng 45% bằng 2 thửa đất, dãy Gaza dưới thẩm quyền của Ai-cặp, và Cisjordanie lại sáp nhập vào Vương quốc Jordanie.

Nhưng đánh nhau không phải đợi tới lúc nước Do-thái ra đời mà đã bắt dầu ngay từ sau khi có kế hoạch chia đôi Palestine để có nước Do-thái vào tháng 11 năm 1947. Năm 1948, khối Á-rặp đánh Do-thái thì tình trạng lãnh thổ và dân chúng đã thay đổi. Qua năm sau, Do-thái thắng khối Á-rặp, nghĩa là «Do-thái ra đời và định hình bằng chiến tranh và sống còn cũng bằng chiến tranh (Alain Dieckhoff). Ngay cả lúc bình yên, Do-thái vẫn phải đặt mình trong tình trạng chiến tranh và như thế từ năm 1948.

Nguồn gốc phức tạp

Hamas tấn công Do-thái hôm 7/10 với cảnh rùng rợn giết người, phần lớn thường dân, người già cả và nhứt là trẻ con, đã làm chấn động lương tâm thế giới, nhưng vẫn không phải là điều lạ nếu hiểu ý hệ của Hamas và khối Á-rặp. Thật vậy, phải hiểu những hành động tàn ác dã man của quân Hamas là phản ứng hợp lý của họ từ lòng thù hận Do-thái từ những năm 1988 . 

Đó là tinh thần chống do-thái của người hồi giáo đã có từ đầu thế kỷ XX và nó đã kích động khối Á- rặp trong chiến tranh 1948-1949 . Đó là một thứ chủ thuyết kết hợp từ hai tư tưởng « quốc-xã với hồi-giáo » (nazisme với islamisme) xuất hiện vào những năm 1939 và 1940.

Chủ thuyết này tự nguồn gốc đã chủ trương chối bỏ tính chánh thống của một Quốc gia Do-thái hoặc cả mọi chế độ không phải là hồi giáo (islamiste) mặc dầu chế độ đó được đặt trên lãnh thổ Palestine đi nữa. Khi tấn công Do-thái hôm 7/10, Hamas còn có ý nói rỏ là những dự án khủng bố khác cũng chỉ để phá vở những nổ lực ngoại giao nhằm giải quyết sự xung đột vì lãnh thổ và ý hệ đã từ xưa. Nên sự tàn sát Do-thái trên xứ Do-thái hôm 7/10 chứng minh rõ cường độ câm thù Do-thái của người Á-rặp hồi giáo. Và đó cũng là mục đích dài hạn của Hamas theo đuổi khi còn Do-thái trên đất Palestine.

Tiêu diệt Do-thái là những đam mê ý hệ làm sôi sục lòng hiếu sát của Á-rặp hồi giáo . Nó thể hiện không cần nhiều nổ lực . Theo người Hamas hiểu, sự thù hận người do-thái là một đức tính và Hamas đã tìm cách kết họp ý hệ và chánh sách làm một để lãnh đạo chiến tranh chống Do-thái từ nhiều thập niên qua .

Hamas ra đời cuối năm 1987 như là một nhánh « Huynh đệ hồi giáo » của Palestine . Hamas chống Do thái không phải chỉ là thù hận vì bị chiếm lảnh thổ mà còn là chánh nghĩa cao cả vì tôn giáo . Lý tưởng của Á-rặp là làm lại thế giới theo Hồi giáo : « Allah là mục đích, Mohamed là mẫu mực, Coran là Hiến pháp, thánh chiến là con đường phải theo và sau cùng, chết cho Allah là điều mong ước cao cả hơn hết » (Điều 8, Hiến chương Hamas, 1988) .

Nhưng đừng quên trước và trong lúc Đệ II Thế chiến, tên á-rặp Hadj al-Husseini hợp tác với nazi nhờ đã gặp Hitler năm 1941 và hắn chỉ huy lực lượng á rặp-palestine . Hắn còn hoạt động trong cơ quan tình báo nazi và cùng tổ chức sư đoàn hồi giáo SS hoạt động ở Nam-tư. 

Hắn còn quả quyết với ông Joachim von Ribbentrop, Bộ trưởng Ngoại giao của Hitler, người Hồi giáo vốn là bạn thật tình của Đức Quốc xã bỡi vì họ tranh đấu chống lại ba kẻ thù: «người Anh, Do thái và cộng sản » . Theo hắn, chiến tranh là do « Tổ chức Do thái quốc tế » khai chiến và chinh tổ chúc này kiểm soát Huê kỳ và Liên-xô .

Bị chỉ định cư trú ở  Pháp, tới năm 1946, al-Husseini trốn thoát và được Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo đón tiếp ở Le Caire như vị anh hùng . Hitler và Quốc-xã không còn nữa nhưng al- Husseini vẫn tiếp tục đánh Do-thái và lãnh đạo « Ủy ban tối cao á-rặp » ở Palestine, vứt bỏ không thừa nhận kế hoạch chia đôi Palestine, và, trái lại, hồi giáo hóa phong trào dân tộc.

Bốn mươi năm sau, Hamas phục hoạt lại chủ trương hồi giáo chống Do-thái của al-Husseini.

Từ Tổ chức « Huynh-Đệ hồi giáo » của Egypte và Gaza tới Iran, tất cả người hồi giáo đều cho rằng các tổ chức dân tộc và xã hội thế tục của Palestine và cả những nước á-rặp đều bất lực vì đã không thanh toán được Do-thái trong cuộc chiến 1967 và 1973.

Do gạt bỏ mọi thỏa hiệp với Do-thái, người ta thấy chỉ còn lại chủ thuyết chánh thống tôn giáo biến những xung đột lảnh thổ hoàn toàn thế tục trở thành thánh chiến để có cớ ngăn cấm mọi kết thúc bằng đàm phán.

Theo ông Meir Litvak, Giám đốc nghiên cúu về Trung đông và Phi châu của Đại học Tel- Aviv (Do-thái), Hamas nhấn mạnh rằng hồi giáo là tinh hoa của chánh nghĩa Palestine chống Do-thái. Vì thế, cuộc chiến đấu phải được hiểu như hai « thể tuyệt đối » không thể vượt qua: một thứ chiến tranh tôn giáo và đức tin, giữa hồi giáo và do-thái giáo và giữa người hồi giáo và người do-thái, chớ không phải chỉ là thứ chiến tranh thông thường giữa ngưới Palestine vàngười Do-thái . Đó là một thứ xung đột mang  tính lịch sử, tôn giáo, văn hóa và đời sống giữa tôn giáo thật sự, đó là hồi giáo, đang chối bỏ mọi tôn giáo đã có từ trước và tôn giáo bị phế bỏ và bị thay thế, đó là do-thái giáo.

Thật khó tìm được một giải pháp ổn thỏa cho cuộc xung đột giữa Hamas Hồi giáo và Do-thái . Có đề nghị hai quốc gia ở Palestine nhưng đã bị bác bỏ.

Vậy chẳng lẽ  chỉ còn giải pháp duy nhứt là «một mất, một còn » ?

Nguyễn thị Cỏ May

10 BÌNH LUẬN

  1. Thế giới quan, chiến tranh về kinh tế và địa chính trị là điều quan trọng làm cuộc sống con người luôn có xáo trộn vì tranh giành lợi ích.

    Thế giới hiện nay có hai cuộc chiến lớn có tầm thay đổi địa chính trị mà cả thế giới đều quan tâm và có thể lôi kéo các nước vào cuộc là chiến tranh Nga – Ukraine và Israel với Hamas. Tùy mỗi người chúng ta đang sống ở đâu mà tự đứng trên quan điểm và lập trường bên nào để có cái nhìn khách quan vô tư hoặc bênh hay chống bên này hay bên kia.

    Trước đại dịch là trao đổi thương mại toàn cầu, tưởng thế giới có nền hòa bình yên ổn bỗng xảy ra đại dịch, cố ý hay vô tình thì cũng đã xảy ra và bắt đầu từ đây là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước lớn mạnh nhất hành tinh. Tuy không có tiếng súng nổ nhưng trận đại dịch đã giết chết hàng chục triệu người trên thế giới và làm thay đổi hoàn toàn tiến trình kinh tế và thương mại toàn cầu để lại hậu quả là nước nào cũng suy yếu về kinh tế kể cả hai nước có nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và China. Chưa gượng lại sau trận đại dịch thì lại xảy ra chiến tranh nóng, Nga xâm lăng Ukraine và bây giờ là Israel đánh Hamas. Hai cuộc chiến nóng này vẫn còn đang tiếp diễn, ai thắng ai thua và ảnh hưởng làm thay đổi địa chính trị ra sao vẫn chưa biết rõ nhưng chắc chắn một điều là cơ hội chiếm toàn bộ đất nước Ukraine của Putin đã hoàn toàn thất bại.

    Riêng cuộc chiến Israel và Hamas, nếu đứng trên lập trường vì lợi ích của người dân và đất nước, người Do Thái có lý do để đòi diệt trừ Hamas và diệt tận gốc nhóm Hamas để không còn bị tấn công như ngày 7 tháng Mười vừa qua. Nhưng nếu đứng trên lập trường của người Palestine thì người Palestine cũng có quyền đòi quyền lợi của họ là được trở thanh một nhà nước như người Do Thái. Nhưng dù có được thừa nhận là một quốc gia thì vẫn không hy vọng sẽ có hòa bình vĩnh cửu mà chiến tranh vẫn sẽ tiếp tục. Chỉ là nóng hay âm ỉ, lớn hay nhỏ, yên hay động. Người Do Thái sống trong vòng vây của người Hồi Giáo các nước như đang sống trong lòng địch. Họ sống như vậy 3/4 thế kỷ rồi và cứ chiến tranh triền miên để giành thêm đất thì ai bảo đảm sẽ có hòa bình? Hòa bình, nếu có, thì cũng là để mỗi bên có thời gian để tích lũy thêm vũ khí, củng cố thêm sức mạnh để chuẩn bị cho chiến tranh, và chiến tranh sẽ tiếp tục mãi mãi. Trừ khi không còn người Do Thái ở vùng này và đó là điều bất hợp lý và cũng là lý do người Do Thái sẽ không nhượng bộ bất cứ điều kiện gì có lợi cho Hamas.

    Và trừ phi nước Mỹ suy tàn để một đế quốc khác nổi lên thay thế. Sẽ có thay đổi về địa chính trị, không lâu, có thể chỉ một hoặc hai thế hệ nữa. Hãy để ý hai nước có dân số khổng lồ, họ sẽ không sống dưới áp lực của nước nào khi họ đủ mạnh. Di dân ồ ạt hàng triệu người đủ mọi loại thành phần vào nước Mỹ tại vùng biên giới là nguyên nhân làm nước Mỹ suy yếu và tàn lụi nếu chính phủ Mỹ không sáng suốt nhận định và có biện pháp thay đổi kịp thời trước khi không còn thay đổi được. Tự do cũng có cái giá của tự do nếu tự do trở thành mất kiểm soát hay không muốn kiểm soát mà cứ để nó tự do. Di dân là vấn nạn quan trọng nhất trong lúc này của nước Mỹ.

    • Uh dễ gây hiểu lầm, ở đây là Do thái và Palestine.
      Hamas là 1 phần Palestine
      Harry Ngô, hậu duệ của nhà họ Cụ Ngô Đình Diệm?

  2. Chỉ là lâu dài 2000 năm và ngắn ngủi 20 năm.
    Câu chuyện hai dân tộc Do Thái và Palestine có chung một nguồn gốc tổ phụ giết nhau chẳng khác gì Nam Bắc VN chia cắt bởi cộng sản rồi chiến tranh tàn sát giết nhau và cuối cùng VNCH thua trong cuộc chiến.

    Nếu cứ đem lịch sử và nguồn gốc cuộc xung đột ra bàn chuyện thì không giải quyết được chuyện hiện tại. Lịch sử đã sang trang và thay đổi kể từ khi người Do Thái khắp nơi quay trở về chiếm dùi thành lập quốc gia Israel năm 1948. Và mảnh đất họ cắm dùi thành lập quốc gia ngày đó tới nay đã 3/4 thế kỷ người Do Thái vẫn tiếp tục lấn chiếm thêm. Họ được quyền thành lập quốc gia cho riêng họ nhưng lại không cho người Palestine cái quyền này thì thử hỏi nếu ngược lại là người Do Thái thì họ có chấp nhận? Vấn đề xung khắc và chiến tranh kéo dài là vậy. Đòi hỏi sự ổn định hòa bình và sinh mạng người Do Thái là quan trọng ra sao thì đòi hỏi của bên kia cũng phải được như vậy.

    Cả hai dân tộc này không muốn sống chung hòa bình bởi những đòi hỏi riêng của mỗi bên không đạt được như ý muốn. Một bên muốn đòi lại những gì đã mất và một bên cố lấn chiếm thêm. Ai đúng và ai sai hoàn toàn tùy vào lập trường cố định khác biệt của mỗi bên. Chỉ có điều nếu người Do Thái tiếp tục chiếm đất và tiếp tục đòi kiểm soát vùng đất này thì hòa bình sẽ không bao giờ có.

    Liên Hiệp Quốc đã không giải quyết được chuyện hai dân tộc người Do Thái và người Palestine sống chung hòa bình trên một mảnh đất nhỏ này. Thậm chí một số nước còn muốn dùng sự xáo trộn của hai dân tộc này để nhúng tay vào vì mưu cầu lợi ích riêng.

    Hòa bình nhưng hòa bình có ý nghĩa gì khi mất tất cả để trở thành nô lệ cho bên kia? Chắc chắn là người Palestine sẽ không chấp nhận. Cũng như VNCH không bao giờ chấp nhận cộng sản. Cho tới ngày nay cũng vậy.

    • Một giải pháp công bằng sẽ là nguyên lý để bắt đầu. Thuyết phục và cũng cố sẽ hình thành bước đầu của hoà bình. Hai quốc gia sẽ phải được tạo dựng với ranh giới và sự độc lập của họ. Nước Mỹ bị nhiều kẻ thù ở các quốc gia Hồi giáo cũng vì thiên về Israel từ trước. Biden chủ truong hai quốc gia là đúng. Cái nguy cơ là cộng đồng Do Thái tại Mỹ sẽ chống lại bằng cách nào?

  3. Chuyện chiến tranh liên tục của dòng dõi Abraham với Ismael và Isaac giữa khối Hồi giáo và Do-thái hay Ismael & Isaac đi từ Cựu Ước. US và phương tây hiện nay theo phe Isaac. Nhưng phe Ishmael cũng lớn mạnh như ý của Thiên Chúa.

    Tôi thật sự không rõ nhiều về Ismael hay kinh Coran hay Islamic hay Ả Rập etc. Tôi có thể lẫn lộn lung tung và không rõ tôn giáo nào vào tôn giáo nào.

    Tôi theo Thiên Chúa giáo nên biết Isaac từ dòng dõi Abraham. Nay từ cuộc chiến gần đây của Israel mới đọc biết thêm là dòng Abraham còn có Ismael.

    Sarah đã lớn tuổi chưa có con và đã cưới nàng hầu Hagar cho Abraham để có con nối dõi, là Ismael. Khi Abraham 100 tuổi và Sarah 90 tuổi mới sanh ra Isaac. Như vậy Ismael là con trưởng của Abraham và Isaac là con thứ. Nhưng Chúa vẫn hứa cho cả hai Ismael và Isaac những điều tốt đẹp. Chuyện hơi dài bạn có thể tìm đọc thêm. Sau đây xin phép trích một chút từ web tìm thấy:

    CHUYỆN THÁNH KINH
    Chuyện Hagar và Ismael
    Pearl S. Buck
    Abraham một trăm tuổi khi ông cùng Sarah hạ sinh cậu con Isaac. Chúa đến thăm Sarah như ngài đã báo trước, và ngài làm tròn lời hứa được chờ đợi lâu năm ấy. Như thế, Sarah sinh một đứa con trai cho Abraham trong tuổi già của ông, đúng vào ngày giờ Chúa đã nói.

    Sarah nhớ lại bà đã cười ra sao khi nghe trộm lời tiên tri của người khách lạ đang ngồi nghỉ dưới tàng cây. Lúc đó, nụ cười của bà ẩn chứa nỗi cay đắng của một tấm lòng không tin tưởng. Nhưng lúc này, bà cười với tâm hồn chứa chan hạnh phúc. Sarah nói một cách hoan hỉ:

    – Thiên Chúa đã ban cho tôi lý do để mà cười, tới độ ai nghe tiếng tôi cười cũng đều bật cười với tôi. Ai dám nghĩ rằng Sarah này sẽ sinh cho Abraham một đứa con và rằng cả hai chúng tôi đều đã già lão?

    Cậu bé Isaac lớn lên và rời hai cánh tay bồng ẵm của mẹ. Khi cậu tới ngày thôi nôi, cứng cáp vừa đủ chập chững đi dò dẫm trong khu lều trại bao la và dưới những cây cao tỏa bóng mát, Abraham quyết định đã tới lúc con của mình khá lớn, đủ để có thế ra mắt các bạn ông và những người thân trong mấy khu lều trại gần đó. Ông tổ chức tiệc mừng rất lớn. Lòng đôi cha mẹ già nua ấy chan chứa niềm hãnh diện thầm lặng về đứa con trai nhỏ của mình. Đây là một cơ hội liên hoan thật tuyệt vời. Nhưng rồi chẳng may xảy tới một việc bất ngờ khiến kẻ nghĩ rằng mình lý ra được hạnh phúc nhất lại cảm thấy mất niềm vui sướng. Sarah thấy đứa con trai của người phụ nữ Ai Cập Hagar đùa nghịch với cậu nhỏ Isaac. Lúc đó Ishmael đã là một thiếu niên mười bốn tuối, và Sarah không thích cách cậu ấy cư xử với con trai bé nhỏ của bà.

    Bà nổi giận nói với Abraham:

    – Này ông, ông hãy đuổi người đàn bà Ai Cập ấy và đứa con trai của nó đi! Con trai của tôi sẽ không lớn lên với thằng bé đó. Và con trai của người đàn bà ấy không phải là người hưởng thừa tự chung với Isaac. Hãy đuổi hai mẹ con nó đi khỏi nơi này!

    Đối với Abraham, đây là điều rất khó yêu cầu ông. Trong cuộc đời, ông không đòi hỏi gì nhiều. Ông chỉ muốn mọi người sống theo đường lối của Thiên Chúa và sống an tâm. Ồng yêu Sarah thắm thiết và ông sẵn sàng làm bất cứ điều gì trong vòng khả năng của mình để bà được hạnh phúc. Tuy vậy Abraham cũng yêu cậu con Ishmael của mình và không muốn đuổi cậu đi khiến cậu có thể sẽ lâm nguy. Vì thuở đó, kẻ nào sống hoặc đi đường xa mà không được bảo vệ, thế nào cũng gặp không chuyện này thì chuyện nọ. Giả dụ không có vấn đề gì nguy hiểm, ông cũng không muốn đối xử quá đáng với Hagar và đứa con trai của nàng vì như thế, ông sẽ vuột mất đứa con trai này. Do đó, Abraham cảm thấy cực lòng quá đỗi.

    Thiên Chúa thấy nỗi thống khổ ấy của Abraham và bảo ông chớ đau lòng. Chúa nói:

    – Này Abraham, ngươi hãy nghe theo lời của Sarah. Ngươi hãy làm bất cứ điều gì bà ấy nói. Và ngươi chớ khổ tâm vì cậu bé đó hoặc vì người đàn bà đó. Chính với Isaac mà ta có lời giao ước của ta, và chính qua Isaac mà tên của ngươi sẽ được biết tới mãi mãi và dòng giống của ngươi sẽ được chúc lành. Còn về Ishmael, đứa con trai của người đàn bà Ai Cập, ta cũng sẽ làm cho nó trở thành một dân tộc vĩ đại vì nó là con của ngươi. Do đó, ngươi đừng lo sợ gì cho Hagar và Ishmael.

    Sáng sớm hôm sau, con tim của Abraham vẫn nặng trĩu khi ông thức dậy thật sớm để từ biệt Ishmael và người đàn bà đã cùng đi với ông từ Ai Cập và đã sinh con cho ông. Nhưng lúc này lòng ông bớt đau đớn và không còn lo sợ cho hai mẹ con nữa. Ông lấy bánh dự trữ ra, đưa cho Hagar và đặt lên vai nàng bình nước. Rồi ông tiễn biệt Hagar cùng đứa con trai lên đường.

    Hagar đem Ishmael ra khỏi nhà Abraham. Hai mẹ con đi liên tục trong nhiều ngày, nhắm hướng quê nhà Ai Cập ở cuối đường xa diệu vợi, nằm bên kia bờ sa mạc Beersheba. Trong sa mạc, hai mẹ con côi cút lang thang, không người giúp đỡ. Họ đi mãi đi hoài mà không có ai cho lương thực hoặc một chỗ nghỉ ngơi. Rồi đến ngày thức ăn hết và bình nước cạn tới giọt cuối cùng. Hai mẹ con tiếp tục bước, càng lúc càng chậm hơn, cố tìm cho thấy một giếng nước hoặc một con suối để ít ra là được uống. Nhưng chẳng thấy nơi nào có nước. Không có gì cả ngoại trừ mặt trời nóng bỏng sáng rực trên đầu, sa mạc cát cháy chói chang lung linh với hơi nóng và những bụi cây thấp lè tè không cho họ được chút bóng mát nào. Và chung quanh không rịn ra được một giọt nước nào.

    Lê bước chân đi, khi ngã xuống khi gượng mình đứng lên, hai mẹ con vẫn trông mong đâu đó có người xuất hiện để giúp đỡ mình. Cuối cùng, Hagar không còn cất nổi chân. Nàng và cậu bé Ishmael ngất lịm vì không thức ăn chẳng nước uống và kiệt sức vì đường xa thăm thẳm như vô tận mà không ai bảo hộ mình. Niềm hy vọng tan biến, cơ thể suy sụp, hai mẹ con nằm yên tại chỗ vừa ngã xuông trên mặt cát nóng bỏng. Hagar nghỉ ngơi một chút, lấy hơi sức để làm điều có tránh cũng không được. Với con tim gần như tan nát, người mẹ bịn rịn để đứa con trai mình nằm lại dưới một bụi cây và mong sao nếu chắng có gì thì ít ra nó cũng được chút bóng mát còm cõi của bụi cây làm dịu người. Rồi Hagar đứng lên quay lưng đi thẳng, đi xa hết sức xa có thể. Nhưng nàng chỉ có thể đi tới ngang chừng tầm bắn một mũi tên. Thế thôi. Nàng mệt ngất người và tim buốt đau, không nhác thêm được bước chân nào. Nhưng Hagar cũng không thể lê nổi thân mình trở lại bụi cây vừa rồi để thấy Ishmael đang chịu đau khổ. Nàng ngồi phệt xuống. Nước mắt chảy ràn rụa khắp mặt.

    – Tôi làm sao chịu nổi khi nhìn đứa con trai của mình lịm chết!

    Hagar tự nhủ như thế trong tiếng nức nở và quay đầu qua chỗ khác. Tận đáy lòng, nàng chắc chắn rằng mạng sống của con trai mình sẽ chẳng kéo dài được bao lâu, và rằng chẳng mấy choc nữa, mình cũng sẽ chết theo với nó.

    Nhưng Thiên Chúa không quên Hagar, cũng không quên lời ngài đã hứa với nàng và Abraham. Hai mẹ con nàng không cô đơn và lạc loài trên sa mạc. Ngài đã nghe tiếng của họ, và ngài trả lời.

    – Này Hagar! Đừng sợ vì ta đã nghe tiếng của đứa bé ở ngay chỗ nó đang nằm. Hãy trỗi dậy! Hãy đỡ đứa bé lên và giữ chặt nó trong tay! Vì hai mẹ con của ngươi sẽ được cứu, và ta sẽ khiến con của ngươi trở thành một dân tộc vĩ đại.

    Kế đó Thiên Chúa mở mắt Hagar ra và nàng thấy một giếng nước. Với sinh lực mới, Hagar đứng lên, đổ nước vào đầy bình và mang tới cho con uống. Xong, cả hai mẹ con tiếp tục cất bước nhưng họ không đi tới xứ Ai Cập xa xôi nữa. Hagar kết thúc cuộc hành trình lang thang của mình khi họ tới hoang mạc Paran và dựng nhà cho nàng cùng con trai của nàng cư ngụ tại miền đất hoang dã đó. Thiên Chúa trông nom hai mẹ con trong ngôi nhà cô quạnh ấy và giữ không cho bất cứ cái gì có thể làm hại họ.

    Cậu bé Ishmael lớn lên, lực lưỡng dũng mãnh và trở thành một thợ săn sử dụng cung tên rất thiện xạ. Mẹ cậu cưới cho cậu một người vợ gốc xứ Ai Cập. Chẳng bao lâu, hai vợ chồng sinh con đẻ cái. Các con trai của Ishmael là dân sống ngoài trời, cường tráng và mạnh bạo chẳng kém cha mình. Chúng gồm cả thảy mười hai ông hoàng và mười hai thị tộc. Và như thế, từ Ishmael, ra đời một dân tộc.

  4. Nước Đức 1939

    Cartoon depicting Jewish refugees as rats, thrown out of Germany and Nazi occupied territories, denied entry to Europe, published in an Austrian newspaper Das Kleine Blatt in 1939

    Bi giờ trong 1 số “người” Việt

    No Chinese & dogs allowed

  5. Khà khà khà, thèng ISRAEL đuọc rặn ra bởi UN , mà UN thì củng là bu MẼO ám xì bùa trong đó. Sau khi ám xì bùa cho thèng ISRAEL ra đời để làm trái độn tại vùng TRUNG ĐÔNG , nguồn dầu hỏa vô tận mà bu MẼO muon’ mọi nuóc trong vùng luon luon là nguồn cung cấp cho bu MẼO để vuon lên hàng thứ 1 thé giói và nắm vửng vị trí đó cho tói muon đòi.

    Để làm duọc đièu dó thì buộc bu MẼO phái biến thèng ISRALE thành tên XUNG KÍCH trung thành và hủu hiệu nhất . Để ISRAEL làm đuoc viêc thì bu MẼO luon luon cungcap’ tài trợ dồi dào nguon TÀI LƯC, NHAN LỰC củng như TRÍ LỰC và luon luon đứng đằng sau và hậu thuản vói bất cứ giá nào.

    Đẻ chấm dứt chiên tranh giủa ISRAEL va PALESTINE thì bu MẼO chỉ cần KHÔNG đứng đăng sau lưng ISRAEL nửa thì mọi viêc sẻ trở nên bình an và chết chóc sẻ khong còn.

    Vấn đề là bu MẼO chắc chắn sẻ KHONG BAO GIÒ muón bỏ roi thèng XUNG KICH Israel vì chỉ có ISRAEL hoàn thiện vai trò xung kich hủu hiệu nhất mà nguoi MẼO muón vì mối lợi cho nuoc MẼO.

    Trong quá khứ thèng bu MẼO củng đả cố đào tạo ra nhiêu thèng XUNG KÍCH cho nhiêu mục đích khác nhau và cho nhiều vùng địa lý khác nhau, nhưng xem ra những thèng XUNG KÍCH đó như NGỤY SAI GÒN, NGỤY KABUL đều không hủu hiệu cho mục đích của bu MẼO do đó những thèng XUNG KÍCH đó đều bị bu MẼO kết liểu bằng chính kẻ thù của bu MẼO , duy chỉ còn thèng ISRAEL là thèng cuói cùng mà bu MẼO khong thể hy sinh vì nêu’ HY SINH ISRAEL thì củng đồng nghỉa là bu MẼO thua cuọc trong van đề TRUNG ĐÔNG và kẻ ngắm nghé thay thé vai trò đó là thèng CHINA.

    • Ấy chết! Sao em lại dại thế? Mồm miệng thì còn đầy…foaming mà đã vòi Israel ra làm gì? Công tác bù trừ hay bú…trừ gì đấy là khuynh hướng…long term. Không việc gì phải gấp. Em đang ở tại Mỹ thì nắm lấy thắt lưng địch ngay phố Bolsa rồi bú cho bọn tàn dư giẫy chết em ạ. Sau đó thì mới bàn tới việc circumcise bọn Do Thái. Anh Mười bảo đảm Phét sẽ dư việc làm. Không chừng mang được u và chị em gái mở hẳn công ty nữa đấy.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên