Maria A. Ressa
Đỗ Hùng chuyển ngữ
“Những ai có quyền và có tiền phải lựa chọn. Hãy hỏi bản thân những câu hỏi này: Quý vị là ai? Quý vị ủng hộ điều gì? Quý vị muốn thế giới sẽ như thế nào trong thập niên tới?”
(Bài viết dưới đây mình dịch từ diễn văn nhận giải Tự do Báo chí Thế giới UNESCO/Guillermo Cano 2021 của Maria A. Ressa, tháng 5.2021. Maria Ressa vừa đồng nhận giải Nobel Hòa bình 2021. Bà – nếu ở ta – vừa vặn cho chân dung một phản động cộm cán.)
Bài này khi đăng trên Rappler, tờ báo do Maria Ressa sáng lập, có nhan đề CHỐNG VI RÚT DỐI TRÁ. Mình dịch vội, chưa đọc lại, chắc còn nhiều lỗi lắm. Khi nào rảnh sẽ dò và sửa. Xin lượng thứ!
———————
Xin cảm ơn UNESCO, ban giám khảo độc lập, hơn 80 tổ chức tự do báo chí và cơ quan báo chí đã giúp chúng tôi giữ vững chiến tuyến. Phần thưởng này dành cho Rappler và cho những nhà báo Philippines, những người – bất chấp rủi ro ngày càng tăng đối với nỗ lực làm nghề – đã tiếp tục thực hiện việc giám sát quyền lực. Đây cũng là sự phản ánh thế giới đang nhìn về chính quyền Duterte hôm nay và màn lăng trì nền dân chủ diễn ra trước mắt chúng tôi như thế nào.
Ước gì tôi có mặt với các bạn hôm nay tại Namibia, nhưng giờ tôi đang ở Manila, bị cấm túc theo lệnh tòa án – trong cuộc chiến mà tôi tiếp tục chiến đấu giữa lúc các đòn tấn công pháp lý của nhà nước đang được triển khai nhằm vào tôi trên nhiều mặt trận. Tôi cũng không thể đi do quốc gia của tôi đang phải chịu đựng hậu quả của việc đưa các tướng lĩnh về hưu lên quản lý cuộc khủng hoảng y tế – khi mà sự ban phát và lòng trung thành chính trị, chứ không phải năng lực, là thước đo của quyền lực.
Đây là lúc dối trá và vô năng gieo chết chóc.
Trong chưa đầy hai năm, chính phủ Philippines đã tống đạt 10 lệnh bắt đối với tôi.
Năm 2017, dư luận viên nhà nước đã tìm cách phát tán từ khóa #ArrestMariaRessa (Hãy bắt Maria Ressa). Họ thất bại, nhưng vẫn tiếp tục, và hai năm sau, tôi bị bắt – hai lần – chỉ trong vòng hơn hai tháng một chút. Họ vi phạm quyền của tôi khi cấm tôi đóng tiền bảo lãnh tại ngoại và giam giữ tôi qua đêm. Tôi cho rằng họ muốn tôi chấn động và cảm nhận được quyền lực của họ.
Hỡi các nhà độc tài mầm non của thế giới này, nếu các người lạm quyền để khiến cho mình cảm thấy mạnh mẽ, thì các người không hề mạnh mẽ – chẳng qua chỉ là kẻ bách hại và ti tiện mà thôi.
Điều mà tôi và những người-nói-lên-sự-thật khác ở Philippines đã sống qua cho chúng tôi những trải nghiệm trực tiếp về việc bằng cách nào mà pháp luật và sự thực thi pháp luật đã được sử dụng để chống lại nhân dân tôi. Hơn lúc nào hết, quyền và tiền đang thống trị.
Năm 2016, bốn tháng sau khi Duterte trở thành tổng thống, Rappler và tôi đã viết một loạt bài điều tra cho các bạn thấy bằng cách nào mà thương vong đầu tiên trong cuộc chiến đi tìm sự thật của quốc gia chúng tôi chính là số người thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy tàn bạo của đất nước chúng tôi. Bạo lực đó được tạo điều kiện và thúc đẩy bởi các công ty truyền thông xã hội Mỹ. Dựa trên phân tích dữ liệu lớn (big data), chúng tôi đã chỉ ra các mạng xã hội đó đang thao túng chúng ta ở trên mạng, nhằm đến và tấn công những người-nói-lên-sự-thật, giam hãm những người thách thức quyền lực, tạo nên cỗ máy tuyên truyền mạng xã hội khổng lồ.
Năm năm trước, chúng tôi đã đề nghị chấm dứt miễn trừ trên hai mặt trận: cuộc chiến chống ma túy của Duterte và Facebook của Mark Zuckerberg. Ngày hôm nay, tình hình chỉ càng trầm trọng thêm mà thôi – các tội ác của Thung lũng Silicon đã dội ngược lại trong làn sóng bạo lực ngày 6 tháng 1 tại Đồi Capitol.
Những gì xảy ra trên mạng xã hội không dừng lại trên mạng xã hội.
Bạo lực mạng xã hội dẫn dắt bạo lực thế giới thật.
Từ 2016, tôi đã cảm thấy mình vừa như Sisyphus vừa như Cassandra, liên tục cảnh báo hiện tại lầm lạc của chúng tôi chính là tương lai của các bạn. Nhà sinh học người Mỹ E.O. Wilson đã nói rất chí lý: chúng ta đối mặt với những cảm xúc thời nguyên thủy, những thiết chế trung cổ và công nghệ như thánh thần.
Truyền thông xã hội, với cơ chế định vị vi mục tiêu đầy béo bở, đã trở thành một hệ thống điều chỉnh hành vi, và chúng ta là những con chó của Pavlov được thí nghiệm trong thời gian thực – với những hậu quả thảm khốc. Facebook là nhà phân phối tin tức lớn nhất thế giới, thế nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dối trá đan kết cùng cuồng giận và lòng thù đã lan truyền nhanh hơn và xa hơn so với những sự thật buồn tẻ.
Các nền tảng truyền thông xã hội chuyển tải dữ kiện đến cho bạn có thành kiến với sự thật, với nhà báo, với các đối thoại có ý nghĩa. Chúng – theo thiết kế – chia rẽ chúng ta và cực đoan hóa chúng ta. Đây không phải là vấn đề tự do ngôn luận. Đây không phải là lỗi của người dùng. Những nền tảng này không chỉ đơn thuần phản chiếu nhân tính. Chúng đang biến chúng ta thành những phiên bản tồi tệ nhất của chính mình, kích tạo hành vi bột phát hấp thu bạo lực, nỗi sợ, sự bất định, và từ đó thúc đẩy sự trỗi lên của chủ nghĩa phát xít.
Hãy nghĩ về điều đó như thế này.
Không có dữ kiện, bạn sẽ không có sự thật. Không có sự thật, bạn sẽ không có lòng tin. Không có lòng tin, chúng ta sẽ không có một thực tiễn chung, và từ đó khiến cho việc xử lý các rắc rối hiện hữu của thế giới trở nên bất khả: vi rút corona, khí hậu, bom nguyên tử phát nổ trong hệ sinh thái thông tin của chúng ta khi các nhà báo đánh mất quyền năng giữ cửa về tay các công ty công nghệ. Công nghệ thoái thác trách nhiệm đối với công chúng và dường như không thể nhận thức được rằng thông tin là một hàng hóa công cộng.
Phụ nữ, người da màu, người LGBTQ, những người vốn đã bị gạt ra rìa càng trở nên dễ tổn thương, như quý vị sẽ thấy trong báo cáo “Lạnh Gáy” (The Chilling) của UNESCO, với tác giả chính là Julie Posetti từ Trung tâm Nhà báo Quốc tế, người đã thuyết phục tôi cất tiếng khi các đòn tấn công nhằm vào tôi bắt đầu được triển khai nhiều năm về trước.
Đương nhiên, nói lên sự thật có cái giá của nó.
Vào đêm vọng Lễ Giáng sinh hai năm về trước, Amal Clooney gửi cho tôi một thư điện tử. Tới lúc bấy giờ, chưa ai thực sự có đủ thời gian để tìm hiểu thấu đáo những tội danh nực cười mà tôi đối mặt và những đòn trừng phạt của họ. Hóa ra tôi có thể đi tù đến hết đời. Theo tính toán trước đó của cô ấy – trên giấy tờ – tổng cộng là hơn một trăm năm tù giam. Vì thế tôi bắt đầu chống chọi với cảm giác trĩu nặng trong lòng – đây là điều mà luật sư của tôi nói với tôi, đúng không? Thế rồi tôi quyết định: Không mở thư điện tử của Amal vào đêm vọng Lễ Giáng sinh! Đôi lúc cần phải cười cái đã.
Có thể khó tin, nhưng tôi quả là may mắn. Khi bạn trở thành mục tiêu tấn công, bạn là người duy nhất nhìn thất tất cả, nhưng bạn cũng có thể thấy chính xác chiến thuật đã thay đổi như thế nào. Sự biết là quyền năng. Và bởi tôi đã có hai thập niên trong sự nghiệp sống ở bên ngoài Philippines, cộng đồng thế giới biết tôi, biết chất lượng công việc, giá trị của tôi và đạo đức nghề nghiệp của tôi.
Rất nhiều người khác không có may mắn đó.
Như Ritchie Nepomuceno, 35 tuổi, người tố cáo cảnh sát bức cung, tra tấn và hãm hiếp. Cô là một trong ít nhất ba phụ nữ Philippines đã nộp đơn kiện 11 cảnh sát mà họ cho biết đã nhốt họ trong một đồn cảnh sát. Cách đây chưa đầy hai tuần, vào ngày 19 tháng 4, Ritchie đang đi dọc đường phố thì bị bắn chết.
Nhà hoạt động nhân quyền Zara Alvarez và một đồng nghiệp khác đang sắp ra làm chứng chống lại chính phủ và quân đội. Cô ấy đã phòng xa khi đề nghị tòa án bảo vệ, ban đầu bị từ chối, và vụ việc hiện vẫn đang được tòa phúc thẩm xét. Nhưng vào tháng 8 năm ngoái, cô ấy đang mang đồ ăn tối trở về nhà – đồ ăn mới mua xong – thì bị bắn chết. Người đồng nghiệp kia cũng vậy. Không còn ai để làm chứng cả. Tôi có thể kể tiếp.
Giờ đến lượt các nhà báo.
Frenchie Mae Cumpio, hiện còn trong tù, mừng sinh nhật thứ 22 trong tù. Bị bắt và bị tống giam cách đây hơn hai năm, đấy là một chiến thuật quen thuộc: nhận trát bắt; thực hiện cuộc bố ráp; sau đó truy tố tội tàng trữ súng và chất nổ trái phép, tội danh không được bảo lãnh tại ngoại.
Đó cũng là điều xảy ra với Lady Ann Salem, một nhà báo trẻ khác. Bị bắt tháng 12 năm ngoái, Salem nói rằng cảnh sát ngụy tạo bằng chứng trong nhà cô và một thẩm phán khác đã bác bỏ lệnh bắt cô. Nhưng vẫn mất một thời gian nữa cô mới được thả, khiến cô phải ở trong tù ba tháng giữa đại dịch.
Bởi cô là nhà báo.
Không hề ngẫu nhiên khi các nạn nhân này là nữ. Tháng 2 vừa rồi, Thượng nghị sĩ Leila de Lima, người mà Ân xá Quốc tế gọi là một tù nhân lương tâm, bắt đầu thụ án tù năm năm. Bà gọi đó là luật rừng – khi luật được sử dụng làm vũ khí để bịt miệng những người chất vấn cường quyền.
Những vết cắt vào cơ thể dân chủ đang chảy máu. Những vết cắt ấy bao trùm và không thể làm ngơ được.
Năm ngoái, hai ngày, chỉ hai ngày sau Ngày Tự do Báo chí Thế giới, các nhà lập pháp Philippines, bị Tổng thống Duterte thúc ép, đã đóng cửa đài ABS-CBN, từng một thời là hệ thống truyền hình lớn nhất của chúng tôi, tập đoàn tin tức lớn nhất của chúng tôi, và cũng do một nữ nhà báo lãnh đạo. Hàng ngàn người mất việc.
Cũng khoảng thời gian ấy, Hồng Kông thông qua luật an ninh hà khắc, Philippines thông qua một luật chống khủng bố, kéo theo 37 đơn kiến nghị gửi lên Tòa án Tối cao yêu cầu tuyên vi hiến. Theo luật này, bất kỳ ai bị các bộ trưởng trong nội các gọi là khủng bố đều có thể bị bắt mà không cần trát tòa và bị giam giữ tới 24 ngày. Đây là một trong những dữ liệu mới nhất: số luật sư chết dưới thời Duterte nhiều hơn số chết trong 44 năm trước khi ông ta nắm quyền.
Và đây là điều quan trọng: vấn đề của chúng tôi không thể được giải quyết tại riêng Philippines. Xin nhắc lại, điều mà tôi đã nói nhiều lần: vấn đề địa phương cũng là vấn đề toàn cầu, và toàn cầu cũng là địa phương.
Giữa lúc chúng ta đối mặt với vi rút corona, có một vi rút nguy hiểm và dai dẳng không kém là vi rút dối trá được phóng thích từ hệ sinh thái thông tin của chúng ta. Nó được nuôi dưỡng bởi những kẻ nắm quyền muốn duy trì quyền lực, được truyền đi bởi các thuật toán được tạo ra và được thúc đẩy bởi lợi nhuận, một mô hình kinh doanh mà Shoshana Zuboff gọi là tư bản do thám. Phần thưởng là sự quan tâm của các bạn, và tất cả những điều ấy được liên kết tới một trò chơi quyền lực địa chính trị. Tuần qua, Liên minh châu Âu đã chỉ trích Nga và Trung Quốc về các chiến dịch xuyên tạc ráo riết của họ liên quan đến vaccine. Tháng 9 năm ngoái, Facebook đã gỡ các chiến dịch thông tin từ Trung Quốc vận động cho con gái Duterte tranh cử tổng thống – năm tới, năm bầu cử tổng thống của chúng tôi – mạng lưới đó đã tạo những tài khoản giả cho bầu cử Mỹ và nó cũng đã tấn công tôi.
Vi rút dối trá rất dễ lây. Nó nhiễm vào người thật, những người trở nên không thể tiếp thu sự thật. Nó thay đổi cách mà họ nhìn thế giới. Họ trở nên giận dữ hơn, bị cô lập hơn. Họ không tin mọi thứ.
Trong môi trường này, kẻ độc tài thắng, làm đổ vỡ các nền dân chủ của chúng ta từ bên trong.
Tôi trở thành nhà báo cách đây 35 năm khi quyền lực của người dân tại Philippines đã giúp châm ngòi cho các phong trào dân chủ khắp thế giới. Tôi có được đặc quyền tường thuật nhiều về sự dịch chuyển của Đông Nam Á từ chính thể toàn trị do một người nắm quyền sang dân chủ.
Không thể tránh khỏi, có thời khắc khi mà quyền và tiền đóng vai trò quyết định trong lựa chọn – giữ hiện trạng hay đổi thay: ở Philippines vào năm 1986, băng rôn của một gia đình tinh hoa xuất hiện trong một cuộc biểu tình đã giúp xả van từ đó dẫn tới cuộc lật đổ một kẻ độc tài. Tại Indonesia năm 1998, hàng tháng trời biểu tình của sinh viên đã không đi đến đâu cho đến khi cộng đồng doanh nghiệp và quân đội tham gia, chấm dứt gần 32 năm cầm quyền của Suharto.
Những ai có quyền và có tiền phải lựa chọn.
Hãy hỏi bản thân những câu hỏi này: Quý vị là ai? Quý vị ủng hộ điều gì? Quý vị muốn thế giới sẽ như thế nào trong thập niên tới?
Càng có nhiều, quý vị càng nên mạo hiểm nhiều.
Bởi lặng im là đồng lõa.
Dù quý vị đang ở Liên Hợp Quốc hay đang đứng đầu một quốc gia hoặc một doanh nghiệp, hoặc quý vị là chính trị gia, nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, hoặc một công dân, hãy đánh – và thắng – trận đánh cá nhân vì sự chính trực.
Tương lai chung toàn cầu đang bị đe dọa.
Hãy hành động ngay.
Hãy can đảm.
Xin cảm ơn.
Facebook Đỗ Hùng
“Im lặng là đồng lõa”, còn như nhà báo bắc kỳ 75 Đỗ Hùng chuyên moi móc, đăng nhật trình, những chuyện người lính bại trận trốn chạy sự tàn ác của đối phương, chuyện ngươi lính Afgahnistan thua trận trốn chạy sự tàn ác của lính Taliban, hoặc, chuyện từ 46 năm trước, người lính miền Nam thua trận trốn chạy sự tàn ác của cộng sản bắc kỳ & lính trần ích tắc hồ chí minh, thì sự “lên tiếng” ấy của nhà báo bắc kỳ 75 Đỗ Hùng, được gọi là gì? là “nhà báo cách mạng”? đê tiện?
Những đám tang!
Thành phố Sài Gòn vẫn còn đó
Có những đám tang làm rung rinh
Động lòng người – rung rinh thành phố
Đám tang Tây Hồ – Phan Chu Trinh!
Đám tang Nguyễn Tường Tam Nhất Linh
Tang lễ Hòa Thượng Thích Quảng Đức
Và mới đây Phi Nhung Tịnh Bình
Những Con Người làm nên lịch sử!
Không như bọn quỷ đỏ yêu tinh
Bọn cộng sản chó đẻ Ba Đình
Như Phùng Quang Thanh như Lê Duẩn
Như Nguyễn Văn Linh – Hồ Chí Minh!
Bán nước – đáng nguyền rủa rẻ khinh!
Nông Dân Nam Bộ
Nông Dân Nam Bộ sao bại hoại?
Có ai ngờ rằng có một ngày
Người dân thành hồ ùn tháo chạy
Trốn chạy bọn cộng sản độc tài
Bằng mọi giá dù phải quỳ lạy!
Chuyện xưa tích cũ trong dân gian
Không sợ loài thú dữ rừng hoang
Bằng lang sói hình người quan lại
Chệ độ hôm nay quá dã man!
Tại sao chúng ta phải quỳ lạy?
Nông Dân Nam Bộ sao bại hoại?
Tinh thần “Đồng Nộc Nạng” còn không?
Chế độ nầy không thể tồn tại!
Nông Dân Nam Bộ