(Viết nhân 10 năm ngày mất của thi sĩ Hữu Loan)
Thế hệ tôi ở miền Bắc trước 1975, dường như rất ít người biết đến nhà thơ Hữu Loan. Bởi, thơ ông không được in ấn, nhắc nhở đến. Nếu không có văn học, âm nhạc miền Nam, và sự cởi trói cho các văn nghệ sỹ vào những năm cuối của thập niên tám mươi, thì thơ văn, cũng như con người Hữu Loan vẫn còn nằm đó, hóa thạch với thời gian. Hữu Loan viết không nhiều. Và cùng Trần Dần, Lê Đạt… ông là người tiên phong trong việc cách tân thơ Việt ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Do vậy, tính mộc mạc, dân dã trong thơ Hữu Loan đã được mọi tầng lớp người đọc yêu mến, đón nhận. Song giống như các nhà thơ cùng thời, không phải bài thơ nào của Hữu Loan cũng đạt được những điều mong muốn. Tuy nhiên có thể nói, Hữu Loan là một trong những linh hồn và nhà thơ có sức sống lâu dài nhất của thi ca kháng chiến (ở giai đoạn 1946- 1954).
Đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, Đèo Cả và Màu Tím Hoa Sim là hai bài thơ hay, và tiêu biểu nhất cho sự nghiệp sáng tạo của Hữu Loan. Cùng tính chân thực, nhưng nếu Đèo Cả đậm chất hào sảng, phóng khoáng, thì Màu Tím Hoa Sim mang nặng chất trữ tình, bi thương của người lính. Ngoài ra, sự mâu thuẫn trong tư tưởng, trong thi ca của ông cũng là những vấn đề được đặt ra.
Lật lại văn học sử kháng chiến, thấy một điều lý thú. Bởi, cùng năm 1946, hai tú tài, người Thanh Hóa, ở mặt trận Tuy Hòa, chung một cảm xúc, đã cho ra đời hai thi phẩm rất mới lạ về cả nội dung, lẫn thi pháp nghệ thuật. Nó như một luồng gió mới, thổi vào thơ ca gà gật của ngày đầu kháng chiến vậy. Đó là Trần Mai Ninh với Nhớ Máu, và Hữu Loan với Đèo Cả. Tuy nhiên, hai bài thơ có số phận hoàn toàn khác nhau. Nếu “Nhớ Máu” lạnh tanh, với những câu thơ ằng ặc máu, đọc lên phải dựng tóc gáy, được đưa vào giảng dạy nơi học đường, thì Đèo Cả kể từ sau 1956 đã hóa đá cùng Hữu Loan.
Có thể nói, Hữu Loan đến với thi ca khá muộn, bằng bài thơ đầu tay Đèo Cả, ở cái tuổi ba mươi. Ngay từ bài thơ đầu, ông đã bộc rõ tài năng với lối cách tân độc đáo, và đã mở ra một con đường thơ riêng của mình. Cùng giọng điệu mới, với từ ngữ dân dã, (khẩu ngữ) những câu thơ bậc thang, Hữu Loan đã làm cho nhịp thơ dứt khoát, nhất là khi miêu tả, bộc lộ cảm xúc, rung động có tính đa chiều. Vâng, và cái cảm hứng lãng mạn, với khuynh hướng sử thi ấy, làm cho Đèo Cả mang đậm nét bi tráng, nhưng cũng rất đỗi tĩnh tại:
“Biệt nhau
rừng hoang canh gà
Râu ngược
chào nhau
bên vách núi…
Sau mỗi lần thắng
Những người trấn Đèo Cả
Về bên suối
Đánh cờ
Người hái cam rừng
Ăn nheo mắt
Người vá áo
Thiếu kim
Mài sắt
Người đập mảnh chai
Vểnh cằm
Cạo râu….” .
Dù viết về chiến tranh, nhưng tính nhân bản, tình đồng đội xuyên suốt trang thơ Hữu Loan. Cái hào sảng, can trường của người lính trong Đèo Cả, đọc lên tưởng chừng đâu đó phảng phất bóng hình, hồn vía của những tráng sĩ, người lính trong dân ca, ca dao, hay trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn vậy. Có thể nói, cùng với đoàn quân, người lính không mọc tóc trong Tây Tiến của Quang Dũng, người lính tóc râu trùm vai rộng trong Đèo Cả của Hữu Loan là hình tượng độc đáo nhất của văn học sử Việt Nam. Và nó cũng là những bài thơ hay nhất, hào khí, và bi tráng nhất về người lính của thi ca kháng chiến (1946-1954):
“Dưới cây bên suối độc
cheo leo chòi canh
như biên cương
tóc râu trùm
vai rộng
Không nhận ra người làng
rau khe
cơm vắt
áo phai màu chiến trường
ngày thâu
vượn hú
đêm canh gặp hùm
lang thang
Gian nguy
lòng không nhụt”
Núi bia cao ngất, mù sương, một khung cảnh chết, song chỉ với hình ảnh một cái quán, hay một chòi nghỉ chân dọc đường, tác giả điểm lên đó một sự sống, một câu thơ sống. Nó như một bức tranh ký họa sinh động, giàu hình tượng (khái quát) về sự rùng rợn, và khốc liệt ở nơi chiến trường vậy:
“Đèo cả!
Đèo cả!
núi cao ngất
mây trời Ai Lao
sầu đại dương
dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Bên quán Hồng Quân
người
ngựa
mỏi
nhìn dốc
ngồi than
thương
ai
lên
đường!…”
Phải nói, Màu tím hoa sim là một trong những bài thơ được nhiều người yêu mến nhất, bởi cái tính chân thật. Cả bài thơ như một lời tự sự, hay một tiếng bi ai về cái chết của người vợ trẻ hậu phương của người lính nơi trận tiền. Không phải chỉ có Màu tím hoa sim, mà sau này, những Khúc Thụy Du của Du Tử Lê, hay Khúc Tình Buồn, Cô Bắc Ky Nho Nhỏ của Nguyễn Tất Nhiên, đều được viết ra từ cảm xúc về những mối tình thực của mình. Do vậy, nó gây nhiều hứng cảm đi sâu vào lòng người đọc một cách sâu sắc. Từ cảm xúc chân thực như vậy, cùng khẩu ngữ giàu nhạc tính rất dễ lay động người nhạc sỹ khi chuyển thành ca khúc. Thật vậy, những câu chuyện tình sử ấy, đều trở thành những giai thoại dưới nét nhạc của Phạm Duy, Anh Bằng, hay Duy Khánh…khắc sâu trong lòng người vậy.
Tuy nhiên, với tôi, Màu tím hoa sim không phải là bài thơ hay nhất của Hữu Loan. Nhưng nó là một trong những bài thơ tình bi đát hay, và chân thật nhất của người lính, kể từ khi có thơ mới cho đến nay:
“…Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
—-
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
—-
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt…”
Đi sâu vào đọc, và nghiên cứu, ta có thể thấy, Hữu Loan có sự mâu thuẫn khá sâu sắc về tư tưởng cũng như trong thơ văn. Bởi, trước khi về quê thồ đá, ông có đến ít nhất là ba bài tụng ca, được viết vào khoảng những năm 1955- 1956. Một thứ đại kỵ với thơ ca đích thực. Nó hoàn toàn trái ngược với nhân cách, con người cũng như thơ ca Hữu Loan trước và sau đó. Với tôi, cái sự mâu thuẫn này của ông quả thực khó lý giải. Được biết, ở thời gian đó Hữu Loan có tham gia đội Cải cách ruộng đất. Chắc chắn ông là người chứng kiến và hiểu rất rõ về nó. Nhưng bài Chờ Đội Về, không những ông đã viết ngược lại với những hiện thực ấy, mà còn cổ xúy cho cuộc chiếm đoạt, đấu tố long trời lở đất này. Bài tụng ca này, được Hữu Loan viết và in vào tháng 2-1956 trên báo Văn. Vâng, đọc nó ta có thể hiểu thêm rằng, dù cách tân hay với hình thức nghệ thuật nào đi chăng nữa, dạng những bài này của tác giả “Màu Tím Hoa Sim” chỉ dừng lại ở mức vè không vần mà thôi:
“– Ai đã về quê tôi?
Nước sông Hồng
Quanh năm
Chảy mật
Ruộng hai mùa
Mông mênh biển vàng
Nhưng bần cố nông
Vẫn là những kẻ
Mất thiên đường
Lang thang
Trong hỏa ngục.
Vải ấm Đảng cho
Bần cố nông
Không được mặc
Gạo no Đảng cho
Bần cố nông
Không được ăn
Địa chủ
và tay chân
Đem bán chia nhau…. “
Khó hiểu, và bất ngờ hơn nữa, trong cùng một thời điểm Hữu Loan viết bài ngợi ca: Chế Độ Ta, khác hẳn với sự châm biếm, đả kích ở bài: Cũng Những Thằng Nịnh Hót. Sự mâu thuẫn, nhức nhối này, làm cho người đọc một cảm giác “Cây gỗ vuông chành chạnh” Hữu Loan, dường như còn một khuôn mặt khác nữa:
“…Chế độ ta
Đến đâu
Mặt trời theo
Đến đấy
Chế độ ta
Đã dạy
Cho mặt trời
Công bình…
Chế độ ta
Không còn hành khất
Không còn người ăn sương
Nhân loại cần lao
Lớp lớp
Lên đường
Mặc áo muôn màu
Hát muôn thứ tiếng
Tay nắm tay thân mến
“Ta giữ hòa bình
Cho chế độ ta đây…”
Có thể nói, Hữu Loan có cái nhìn méo mó về Hà Nội và Saigon, cũng như cuộc di cư của hơn một triệu đồng bào miền Bắc (sau1954), khi ông viết bài Đêm vào tháng 5/1956. Qủa thực, dưới cái tư tưởng, quan điểm phiến diện như vậy của Hữu Loan, Hà Nội trước kia, và Saigon hôm nay (1956), hiện lên trong thơ như một thứ ung nhọt, giang mai cùng mã tấu. Sự đĩ điếm, bỉ ổi ấy, càng rõ nét hơn dưới phép so sánh của ông: “Đêm Hà Nội/ Ngày nay/ Như em nhỏ nằm tròn/ Ru trong nôi chế độ”. Cái khía cạnh này, trong thơ Hữu Loan, dường như ít được các nhà nghiên cứu, và phê bình nhắc đến:
“…Hốt hoảng gọi nhau
Không kịp vớ áo quần
Những đêm Hà Nội ngày xưa
Lõa lồ
Mình đầy ung độc
Đã xuống tàu đêm
Vào Sài Gòn
Tất cả
Những đêm Sài Gòn
Ngày nay
Đêm giang mai
Tẩu mã
Đang mưng
Cấp cứu gấp vạn lần
Những đêm xưa Hà Nội
“10$ 1 cốc cà-phê
100$ 1 con gái…”
Quảng cáo đóng đầy
Ngực đêm
Như áo ngủ Sài Gòn
Đêm Hà Nội
Ngày nay
Như em nhỏ nằm tròn
Ru trong nôi chế độ
Những đèn dài đại lộ
Như những tràng hoa đêm
Nở long lanh
Trong giấc ngủ
Bình yên”
Sau 1954, những thi sĩ, nhà văn cùng thời như, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, hay Nguyễn Tuân… đều phải đảo bút, úp mặt quay lưng vì cuộc sống là điều dễ hiểu. Song với Hữu Loan một nhà thơ thẳng thắn, và can trường là một điều thật khó lý giải. Do vậy, cần lắm một sự nghiên cứu của các bậc tiền bối từ trong nước ra đến hải ngoại, để làm sáng tỏ một cách chân thật nhất về nhà thơ tái năng, đáng kính Hữu Loan.
Leipzig ngày 4-3-2020
Đỗ Trường
(Một số dẫn chứng của bài viết, trích từ những bài thơ sưu tầm của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân- Xin cảm ơn ông)
Không thể chối cãi được bài thơ hoa sim của Hữu Loan đầy tính nhân bản, ghi lại từ biến cố vợ chết đuối, năm 1949, được Trăm Hoa, Nguyễn Bính đăng khoảng 1956, bị cộng sản VN lên án thới vụ án Nhân Văn, và đã từ đảng sống đời làm công, và không được làm chủ như chủ nghiẽa cs đề cao.
Cho tới khi đọc bài này của Đỗ Trường, tôi chỉ biết có một tác phẩm Hoa Sim này, của Hữu Loan. Xin cảm ơn t/g Đỗ Trường.
Tuy chỉ đọc và biết một bài, và đọc nhiều ca ngợi về tính bất khất của Hữu Loan, tôi ngược lại, luôn tự hỏi về những mâu thuẫn của chính bản thân Hữu Loan từ sự kiện ông tự viết rằng, “Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty ViTek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài “Màu Tím Hoa Sim” của ông với gía 100 triệu đồng VN. Đây là một sự kiện được coi chưa từng xảy ra. Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến như vậy. Vì sao một doanh nghiệp thương mãi lại đi mua bản quyền một bài thơ? Có nguồn tin cho rằng đây là một sự sắp xếp, mua chuộc, để đền bù những mất mát thiệt thòi trong mấy chục năm của ông. 100 triệu đồng đủ để ông trang trải cuộc sống, bớt đi những khó khăn về vật chất trong những năm cuối đời, và mong ông “tái xuất giang hồ”. 100 triệu đồng trừ thuế còn 90 triệu, ông chia cho 10 người con hết 60 triệu, trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan và ông giữ lại 30 triệu phòng đau ốm lúc tuổi gìa. Sau đó cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng ông từ chối “Thơ tôi làm ra không phải để bán!”
Sự mâu thuẫn ở chỗ ông đã bán bài thơ Hoa Sim 100 triệu, rồi tự hiên ngang tuyên bố thơ làm ra không bán. Nhưng mà để dảnh tiền in thơ, có phải để bán kiếm lợi hay giữ bản quyền cho cá nhân và gia đình hay không. Dĩ nhiên điều này không có gì đáng trách. Tôi chỉ muốn nói rằng có sự mâu thuẫn trong tuyên bố này của ông, tương tự như những bài thơ của ông ca ngợi cs, trong chiến dịch Trăm Hoa Đua Nở của ông. Rõ ràng là ông đã luôn sống mâu thuẫn tới cuối đời. Vì con đảng cs, thì con người vẫn còn tự mâu thuẫn với bản thân.
Do đó tôi không ngạc nhiên với những câu thơ ca ngợi đảng cộng sản, và bài thơ Hoa Sim cũng không chống đảng, mà chỉ nói lên tham vọng cuộc sống con người là đời sống bình yên.
“…Chế độ ta Đến đâu Mặt trời theo Đến đấy Chế độ ta Đã dạy Cho mặt trời Công bình…”(Hữu Loan)
Chính sách của cộng sản là xiết và mở, để chỉ với mục đích là giữ được quyền lực độc tài toàn trị của đảng cs.
Chúng ta thấy từ cuộc đời Hữu Loan, đảng cs cấm thơ ông, rồi in thơ ông 1956, rồi mang lợi tức cho thơ ông năm 2004 v.v. để làm chi.
Khi US mở ra liên hệ với csVN thì mọi người phỏng vấn ông, ca tụng ông để làm chi, theo tôi để kêu gọi hải ngoại và US mang ngoại tệ vào cho đảng cs tàu & VN xử dụng. Nguồn lợi này lớn hơn tiền mua thơ của Hữu Loan rất nhiều. Tương tự như thế Phạm Duy cũng bán được một ít tác phẩm sau đó để cho hải ngoại hiệp tác, mang ngoại tệ vào cho đảng csVN, cũng là cho mẹ đảng csVN là đảng csTQ.
Cho đến chết những người VN đáng thương tội nghiệp như Hữu Loan cũng không thế có được một VN tôn trọng nhân bản tự do độc lập nếu chế cộng sản còn hiện hữu ở VN & China. Chúng ta không thể bảo vệ được người dân đáng thương nếu cộng sản còn cai trị.
US, Âu Châu và thế giới tự do không thể nhắm mắt làm ngơ mà không lên án CCP (China Communist Party = ĐCSTQ), cũng như theo Steve Bannon cần lên án những kẻ bênh vực CCP như Kissinger và đồng bọn vì những hành động dã man của CCP đã giết người lấy nội tạng, tiêu diệt áp bức tôn giáo v.v. chỉ vì lợi tức về kinh tế, tài chánh v.v.
Chúng ta, làm một thế giới tự do, không thể bị bịt mắt về tiền của mà làm ngơ cho những hành động dã man của CCP và csVN với chính người dân trong nước này.
Hy vọng một thế giới bình yên không còn cộng sản cho người dân rất chăm chỉ chịu khó nhẫn nhục và hiền lành của VN & TQ.
Thanks, Đỗ Trường again.
Have a good meditation time, social distancing, to All.
nếu là con người thì ai cũng nghj4 như Hữu Loan , một triệu người vo học , năm 1954 từ đã bỏ tất cả để chạy trốn Cộng sản m vào Nam sống và sau 1975 thì một lần nữa vượt biển chạy ra ngoại quốc để sống còn …Còn tên Tiến sĩ Tường , Thảo từ Pháp chạy về quỳ lạy Việt Công …
Văn nghệ sĩ dưới chế độ cọng sản muốn tồn tại đều phải sống hai mặt.
Tôi rất ngạc nhiên khi được đọc mấy bài tụng ca của Hữu Loan (từ nhiều năm trước). Tôi cũng thắc mắc như Đỗ Trường. Tiếc rằng, khi ông còn sống, những người ái mộ Hữu Loan, can đảm tìm đến thăm ông, ko ai nỡ “tra vấn” ông về mấy bài thơ đó, về tư tưởng của ông vào thời gian đó. Có lẽ ko ai muốn làm đau lòng một nhà thơ tài ba và dũng cảm, dám bỏ đảng, bỏ danh và lợi, chấp nhận cuộc sống nhọc nhằn hơn tù đày như trận chiến giữa chàng tí hon David chống lại kẻ không lồ Goliath là Đảng CS. Dù sao, có lẽ mọi người đều dễ cảm thông với Hữu Loan mà quên đi mấy bài tụng ca của ông hơn là với Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân…bởi vì ông đã nhận chân được sự thật tàn bạo của Đảng CS và có thái độ dũng cảm chống đối ngay sau chỉ 2 năm đầu của chế độ.
Cám ơn Đỗ Trường đã thay nhiều độc giả nêu lên vấn nạn này.
Tôi không biết gì về thơ,rất dỡ về thơ,nhưng không hiểu sao ,khi nghe tên tập thơ”Màu tìm hoa sim” của Hữu Loan,chứ chưa nói đến nghe các bản nhạc phổ từ thơ này,là tôi “nổi da gà” !
“chế độ Ta- đi đến đâu-Mặt Trời theo …” Cám ơn Đổ Trường đả cho mọi người biết thêm “một-khuôn-mặt- khác của Hửu Loan ! Nhưng không
sao !Tài năng ..vẩn là tài năng .Khi nguyễn Tuân cuối đời đả nói :”Tớ sông đến bây giờ ,là vì Tớ biết sợ!” Chế lan Viên thì nói “Biết bánh vẽ ,mà vẩn ngồi vào “.Khi nhà triết học Trần đức Thảo phát biểu lúc hết thời;”CNXH là Vô tưởng”. Tất cả đó đả biện minh cho Hửu Loan về những dòng thơ “lạc điêu”.Tôi đọc thơ Hửu từ lúc tấm bé .Tôi yêu thơ Ông ,không chỉ về Lảng mạn(cố nhiên)mà cả một trời nhân văn !Tình yêu đó đến nay không hề thay đổi.Tôi khoái nhất khi Hửu Loan gọi HCM là “Thằng”. Tôi củng vậy !, Mọt lần nửa cám ơn Đổ Trường ./