Trong thời gian tranh cử ở Mỹ, Thủ tướng Hun Sen của Cambodia đã ủng hộ Donald Trump hết mình.
Để rồi, ngay khi Donald Trump nhậm chức, Hun Sen gọi điên thoại cho Trump, với tư cách cá nhân, vừa chúc mừng chiến thắng vừa đòi xóa món nợ 500 triệu Mỹ kim có từ thời Chiến tranh Việt Nam.
Hun Sen đã từng làm như vậy với những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng đều bị từ chối. Hun Sen gọi món nợ này là “vấy máu” và “bẩn thỉu”.
Ngược dòng thời gian trở lại những năm đầu của thập kỷ 1970s. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cung cấp thực phẩm cho chính quyền Lon Nol trị giá 274 triệu Mỹ kim thời giá. Năm năm sau, Khmer Đỏ lật đổ Lon Nol. Bốn năm sau nữa, chính quyền Hun Sen được Việt Nam hậu thuẫn lật đổ Khmer Đỏ.
Hun Sen làm thủ tướng của Cambodia từ đó đến nay. Theo những quy ước quốc tế, chính quyền đương đại có quyền tiếp thu mọi tài sản, và cả nợ nần của chính thể tiền nhiệm.
Cambodia yêu cầu Mỹ phải xóa món nợ này. Thực ra, thì Mỹ đã xóa nợ cho nhiều nước khi có nhu cầu chính trị cấp thiết . Thí dụ, Mỹ xóa bốn tỷ Mỹ kim cho Iraq sau khi lật đổ chính quyền Saddam Hussein.
Những món nợ này thường được giải quyết thông qua Câu Lac Bộ bộ Paris. Vào năm 1995, Cambodia đã trả những món nợ tương tự cho Pháp, Đức, Ý, và Nhât. Cùng lúc, Mỹ muốn xóa 58% món nợ. Cambodia chỉ phải trả phần còn lại 42%. Nhưng Hun Sen từ chối.
Hun Sen lý luận rằng: Mỹ đã ném xuống quê hương ông 2.7 tỷ tấn bom đạn. Nếu tính tỷ lệ lượng bom đạn trên một cây số vuông thì Cambodia cao nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. “Thật khó để giải thích cho người dân Cambodia hiểu và chấp nhận món nợ này. Lẽ nào đi vay tiền mua vũ khí về giết chính mình.”
William Heidt, Đại sứ Mỹ tại Phnom Penh phát biểu: Đó là vấn đề của một giai đoạn lịch sử đau thương và phức tạp. Nếu cứ đào bới quá khứ thì chẳng lợi gì. Thay bằng ngồi lại với nhau để tìm ra cách giải quyết những bất đồng. Đó là điều đáng quan tâm cho tương lai của Cambodia.
Cambodia là một trong bốn nước định xù nợ Mỹ. Ba nước kia là Suddan, Somalia, và Zimbabwe.
Vào những năm của thập kỷ 1990s William Heidt đang là tùy viên kinh tế của Sứ quán Mỹ tại Phnom Penh. Ông đã đưa ra một lịch trình để Cambodia trả hết nợ trong vòng 40 năm. Ở thời điểm đó, nón nợ còn duới 500 triệu Mỹ kim. Hun Sen khăng khăng chối bỏ.
Mỹ đã gởi tới Cambodia thông điệm rõ ràng. Nếu Cambodia muốn được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một quốc gia ổn định và thịnh vượng – điều mà Hun Sen nhiều lần đòi hỏi – thì nên đưa ra một lộ trình trả nợ. Mỹ rất quan tâm đến thái độ chưa có tiền hay muốn quỵt nợ.
Gần đây, Đại sứ William Heidt phát biểu với truyền thông rằng Cambodia không thể hưởng quy chế xóa nợ. Bởi vì, kinh tế Cambodia phát triển nhanh, mạnh và ổn định 7% năm, trong cả thập kỷ nay. Đầu tư của nước ngoài rất dồi dào. Nhiều công trường xây dựng sầm uất nở rộ trên khắp mọi miền đất nước. Thu nhập của chính phủ tăng cao rất nhanh. Cambodia dư sức để trả nợ.
Hơn nữa, Mỹ rất thất vọng khi Thủ tướng Hun Sen tự ý hủy bỏ cuộc diễn tập quân sư Mỹ – Cambodia vào tháng Giêng vừa rồi mà không đưa ra những lý do thỏa đáng. Những động thái gần đây của Hun Sen nhằm hạ nhục Mỹ trên mọi diễn đàn khu vực và quốc tế. Trong khi lại tỏ thái độ cúi đầu, xu nịnh, bợ đỡ Trung Quốc.
Mỹ bắt đầu gây sức ép lên Qũy Tiền tệ Quốc tế nhằm giới hạn những hoạt động tài chính của Cambodia.
Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã dùng lá bài Cambodia để chia rẽ khối ASEAN và thao túng sân khấu chính trị Đông Nam Á. Cambodia nhiều lần phá bĩnh hội nghị của ASEAN về vấn đề Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đổi lại, Trung Quốc cấp 600 triệu Mỹ kim tín dụng cho Cambodia.
Tuy vậy, có ý kiến cho rằng: Món mợ này chỉ có tính cách biểu tượng. Nếu Mỹ làm quá, có thể Mỹ sẽ mất cả chì lần chài. Nợ không đòi được mà Cambodia sẽ ngả hẳn vào vòng tay Trung Quốc.
Không biết chính quyền mới của Tổng thống Trump sẽ giải quyết món nợ này như thế nào: Xóa hay xiết nợ?
Calgary, Alberta Canada
Wednesday, March 29, 2017
Trần Gia Huấn
NỢ QUỐC TẾ
Trên đời ai có cho không
Nhất là các nước luôn trông nhiều bề
Tinh thần vật chất thỏa thuê
Mới không hoàn lại cho rồi thì thôi
Cạnh tranh vẫn chuyện trên đời
Mua phe kéo cánh cũng thời khác sao
Đông Âu cùng với Liên Xô
Cũng từng viện trợ có nào cho không
Hiện giờ Trung Quốc lên đòng
Cũng chơi trò ấy có hòng ngu đâu
Phi Châu cùng số nước nghèo
Campuchia cả Philipin giở trò
Cùng nhau o bế anh giàu
Cho dù giàu mới chẳng giàu bao nhiêu
Hun xen bởi vậy theo chiều
Giở trò mánh khóe Mỹ chìu được không
Dù sao thời thế đổi dòng
Chiến tranh lạnh đã tiêu tan ngày nào
Bây giờ Mác hóa tào lao
Mỹ và Trung Quốc đã chào lẫn nhau
Chỉ hèm những loại lau nhau
Cứ theo thói cũ đặng hầu se sua
Đỉnh cao trí tuệ phải rồi
Độc tài vô sản có ngồi mà than
Thời xưa viện trợ tràn lan
Đánh nhau chí chóe nợ càng phồng to
Bây giờ ý hệ qua rồi
Ai từng trả nợ những hồi xưa kia
Chẳng qua quan điểm cùi dìa
Một thời phấn phát làm vua cõi đời
Bây giờ thời thế đổi rồi
Hóa thành vua cỏ với toàn vỏ cua
TIẾU NGÀN
(08/5/17)