Hội ngộ Kiều

26

Nhân dịp Nhạc sĩ Trần Quảng Nam cuối tuần 30 tháng 4 này tổ chức gặp gỡ HỘI NGỘ KIỀU, mời các bạn đọc lại một phần bài viết của Nguyễn Hữu Liêm về Truyện Kiều của Nguyễn Du và văn chương Việt ngữ.

VẪN CHỈ LÀ CHÙM CƯỚC CHÚ CHO KIỀU

Có lẽ gia sản chính từ Truyện Kiều của Nguyễn Du là vậy: Văn chương chỉ diễn tả được bi kịch cá nhân trong hoàn cảnh – situational tragedy – chứ không khai phá được một tầng nhân cách trên cơ sở Ý chí – the tragic consequences of the individual Will.

Tác giả văn chương Việt bắt buộc từng nhân vật phải mang cho mình một số phận nạn nhân, hoàn toàn thụ động, bất lực. Thế gian chỉ là một bóng tối bao trùm mà ta không thể khai sáng, không muốn thắp một ngọn nến xua tan màn vô minh. Thực tại như là một con quỷ xé nát cuộc đời mà ta chỉ còn van xin ân huệ.

Từ đó, hầu hết văn chương tiếng Việt – và sau này di cư qua Mỹ, Pháp, văn tiếng Anh, Pháp bởi người gốc Việt – vẫn chỉ là những chùm cước chú cho Truyện Kiều. Từ trong quặng mỏ chứa thuần các lớp thân phận, ta cứ thấy hoài một chuyện – những biến hóa chữ nghĩa được mãi khai thác từ cái cuốc mòn văn chương nhà ta. Văn chương Việt – Việt hay Anh, Pháp ngữ – chỉ là những tuyển tập thú tội.

Ở đó, bi đát không vươn lên được tầm bi tráng; số phận cá nhân chỉ là một lát mỏng cắt ngang khúc cây từ hoàn cảnh tập thể dân tộc trong sự trống vắng về ý chí tác hành bằng ý thức sử tính và thời đại.

Đọc văn Việt thì như là nghe vọng cổ, hay nhạc bolero – cũng như cha ông ta đọc Kiều. Nó chỉ làm cho ý chí hành động bị tê liệt. Nói hơi đại ngôn một tí rằng, thể loại văn chương, thi phú nầy chính là nguồn gốc sâu xa cho hầu hết những thảm kịch lịch sử Việt Nam cho đến hôm nay – một lịch sử chỉ hoàn toàn chứa đựng những năng động thuần tình cờ, ngẫu nhiên – mà không mang một tinh yếu ý chí cá thể.

Trong khi thi ca Tây phương biến bi kịch cá nhân thành là một nguồn kích khởi ý chí hành động; thì ngược lại, văn thơ Việt nhấn chìm người đọc vào số phận bi đát của nhân vật. Càng đọc thi ca Việt ta càng bị đắm mình vào cái đập nước ngôn từ do chính chúng ta tự kiến lập lên.

VƯƠN VÀO NIETSZCHE

Trong tác phẩm kinh điển “Sự suy tàn của văn minh Tây phương” Oswald Spengler so sánh thi kịch Hy Lạp với Tây Âu, rằng, “Thiết yếu tính bi kịch Tây Âu là hành động tối đa, của Hy Lạp là thụ động đến cùng…

Chủ đề (theme) thi ca Hy lạp không phải là của một tác nhân Hành động mang ý chí dâng trào muốn phá vỡ bối cảnh khách quan hay là chinh phục con quỷ ác ôn ngay trong lồng ngực mình – nhưng mà là của một Nạn nhân bất lực không có ý chí khi đời sống bị hủy hoại bởi hoàn cảnh… Cái điên loạn của Vua Lear (Shakespeare) phát xuất từ hành động bi tráng của ông ta, trong khi cơn điên của Ajax (Sophocles) thì đã bị bối cảnh thị quốc Athens tạo tác ngay trước khi bi kịch bắt đầu.”

Một đằng, bi kịch con người Hy Lạp là nạn nhân hoàn cảnh, trong khi ở Tây Âu là từ khí chất và ý chí cá nhân. Tức là con quỷ ác ôn đối với Tây Âu nằm trong lồng ngực, đối với Hy Lạp lại là thế gian quanh ta.

Có thể nói theo ở đây rằng, phải chăng tinh thần văn thơ Việt cho đến hôm nay – chỉ ở trên bình diện luân thường và bản sắc ý chí mà thôi – một gia sản chính thống từ Truyện Kiều ở nơi chiều kích thụ động trước thế gian, tức là, bản sắc nội dung bất lực và chấp nhận số phận khổ đau – the will-less suffering – vẫn còn nằm ngủ quên trong Thời quán Thượng cổ Hy Lạp từ hơn hai ngàn năm trước!

Chính vì thâm nhiễm Kiều với chủ nghĩa số phận bi thương, thụ động mà Việt Nam đã phải bị Thực dân Pháp đem cho một linh hồn mới. Tiếp theo ta cầu cứu đến Marx với lời sấm Ý chí, “Ta sẽ dẫm lên đống gạch vụn từ quá khứ để tái tạo lại lịch sử như là một Thượng đế mới.” Nhưng, tai họa không thể rời nàng Kiều. Uống liều Marx vào hồn Kiều đã trở nên một thang thuốc tự vận. Cuối cùng, “Tướng về Hưu” của Nguyễn Huy Thiệp vực linh hồn Kiều sống lại trên nghĩa trang Marx.

Từ “Phận đành chi dám kêu oan”(Kiều) đến “Mẹ khỉ, cái thằng đểu này là điềm gở nhất của số phận mình” (NHT) ta mới thấy rằng: Cái ác, cái xấu đều ở bên ngoài ta, là từ xã hội, nơi tha nhân. Khi sự yếu đuối ý chí được lấy làm biện minh cho thụ động trong oán hờn liệt kháng thì thơ văn Việt chính là một lời nguyền tự phát – a self-fulfilling prophecy.

Rất có thế vì thế mà ở Việt Nam hiện nay phong trào dịch và đọc Nietzsche – với những khẩu hiệu tung hô mẫu người “Siêu nhân,” “Ý chí Quyền lực,” “Vượt qua Thiện-Ác,” “Phủ quyết tâm thức Nô lệ,” “Lên án tinh thần Bầy đàn” – đang khá thịnh hành.

“Cuộc đời không chỉ là sự đáp ứng nội tâm theo nhu cầu ngoại thân, nhưng mà là của Ý chí Quyền lực, phát khởi từ trong ta nhằm chinh phục và làm chủ ngoại cảnh,” Nietzsche viết. Ta có thể nói rằng những khái niệm “Siêu nhân”, “Ý chí Quyền lực” rất có thể là những câu sấm mới thay cho lời nguyền văn học VN – gia sản Kiều hiện nay.

Phải chăng, hiện tượng nửa triết nửa văn với Nietzsche nầy chính là một nỗ lực từ vô thức đi tìm một năng lực Ý chí mới nhằm thoát Kiều – khi văn học Việt đang thiếu những món ăn tinh thần cho một dân tộc đang muốn vươn ra khỏi tình trạng độc tài, thiếu tự do hiện nay.

Nguyễn Hữu Liêm

26 BÌNH LUẬN

  1. Từ một chuyên 3 xu của Tau mà sứ thần Nguyễn ,trong lúc ranh rổi việc công ,đã năm khểnh đọc tiêu tuyểtt vân xuôi của một ten tàu nào đó ,viết dâm dật ,gọi là tả “chân” đẻ câu khách chữ nghĩa ,kiêm tiền như mot số là văn sĩ XHCN ngày nay của annamit con cháu hồ dâm tự hồ nghệ hay hồ bắc cụ cung viét loạn có đẳng cấp về cái ấy ,chuyện ấy :lấy FUCK làm đè tài ,tha hồ tưởng tượng .Như MU vietnamese có đẳng cấp.MU đeo vương miện ,cười banh toe toét…
    Nguyễn tiên sinh viét lại tiểu thuyết bằng thơ lục bát ,thể thơ VN hay nhất thành áng văn chương tuyệt cú mèo 4,000 năm văn hiến mới có 01 và vẫn sống mãi vói không gian thời gian . Không những 300 năm mà binh phương lên vì “chuyên kiều còn ,người Việt còn ” hay “người vịet còn chuyên kiều còn ” .
    Nguyễn khiêm tốn ,nhưng cung có phần sự thực “mua vui cũng được một vài trống canh ” -vì quả thật Ngài ,trong những giờ rảnh rỗi ngoai giao vói triều đinh Tàu theo lệnh va Annam thì Ngài đọc mua vui hay giết thì giờ cuốn Thanh Tam tài Nhân của Tàu ,cảm cho phận nữ chính thương cho phận mình ,xuất thần phong tác lại băng thơ nên có câu “mua vui cung được một vài trống canh” .Bọn sĩ phu vào đọc đêm khuya thanh văng ,rồi mơ liêu trai,sáng ra giở trò đao đức “Đàn ông chớ đọc Phan Trần /Đàn Bà chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều”. Mà lạ chuyên nào cũng ý Tàu văn ta hêt!!!!
    Thuý kiều tài sắc vẹn toàn ,nếu thi MU bây giờ làm chi không đeo vương miện lên ngôi MU…Cho nên Hội ngộ Kiều là hội ngộ MU…Triết lý làm gì ,thân phận là gì mà ghê gớm lồng trong số phận của nước nhà ? Lý luận gì mà chuyện đơn giản lại hoá ra rối răm . “Niềm vui khó nói .điệu buồn dể hay .” Từ xưa nay văn chương thọc sâu vào bể khổ loài người, mà đã là “bể” thì sao cho hết …Nhưng con người vẫn phấn đấu ,dù nghiệt ngã vẫn cố gắng vươn lên ,Thuý Kiều cuối cung cũng hạnh phúc…Chỉ có bọn lên gân ,muốn tạo tiếng vang ,đem sung đạn ra chơi ,đem đau khổ của người ,của dan tọc làm niềm vui ,khủng bố ,”chủ nghĩa anh hùng ” như chiến tranh VN vừa qua ,chiến tranh Ukraine hiện tại …hay ở Mỹ ,bọn trọc phú có quyền ,cho mang sung tự do đẻ giết người dã man nhu thời 100 năm trước,BẮN CHẬM THÌ CHẾT .Các tên cao bồi deo sung lủng lăng ,ruou say xỉn ,động tới là rút sung (thật không phải sung nước ) COWBOY TEXXAS nay lại tái hiên “lịch sử “?Sáng nay vì cái bánh mì cho nhiều mayonnaise nên dã bắn nguowfi nữ 24 chét và26 tuổi bị thương .Phải chăng đó là xài luật của CS? Con người con giun cái kiến ,BÓP được cứ BÓP Phải chăng “lý lẽ của kẻ mạnh là đúng nhất ?” Lich sử lập lại khi bác bỏ quyền tự do của phụ nữ của phái đàn ông ,Đực rựa vùng lên vì đôi khi bị bắt nằm dưới chăng ? Bác bỏ luật phá thai ,phải chăng cái thai chỉ có trong bụng đàn bà tội lổi,còn đàn ông vô cản ?
    Cho nên “triét ly con tiều văn chương cốc.” Mà y như vậy .Đọc có ai hiểu không ?”…”caí học ích gì cho buổi ấy ,áo cơm nghỉ lại thẹn thân già”…Nói lại về danh tác Kiều của cụ Nguyễn ,ngày trước 75 thời TH cung không chính thức có trong GK ,Học sinh biet kiều qua nghệ thuật trich giảng những miêu tả bậc thầy về con người con vật đồ vật,nhân tình thế thái …Và giá trị lớn của Nó ở những vân thơ đó…
    Còn HỘI NGỘ KIỀU mà người tổ chức hôm nay có phải Tổ chức TỤ hỌP các MU không ?
    Hay là KIỀU lưu lạc một lần nữa ,47 năm sau cuộc chiến đầy khủng bố chét chóc cho một tham vọng của nước tàu ,bành trướng,nơi sinh góc của KIỀU, nay vẫn còn sống ,hội ngộ bà con ?
    Kiều ngày nay ra đường là gặp…Hội Ngộ kiều lây kiệu đâu mà rước ,lấy chỗ đâu mà đứng làm kiêu, làm kiểu…như “dáng đứng Bền tre”….
    “Chiều chiều dạo bến NINH KIỀU,dưới chân tượng bác ,ĐĨ nhiều hơn rươi ”
    Đó cun nói về các NÀNG KIỀU của BÁC vậy.

  2. Trước 75 , người ta nói chuyện bi kịch là nói đến Hy Lạp , nói đến nhạc Wagner , nói đển Nietzsche , rồi nói đến siêu nhân , rồi từ đó nói đến Hitler , chứ không ai truyện của Pháp , của Mỹ cả ! Vì Việt Nam là nước đặc biệt , Pháp nó đô hộ 100 năm và Mỹ nó ở 20 năm , nên cái nhìn của mình lệch lạc nó không giống “ mainstream “ thường thấy trên thế giới ! Nhưng mà cái đó cũng khó thể hiểu được là do “ óc sáng tạo “ là vì “ mải dọa nhau “ vì “ khả năng dịch “ !

  3. Ai cũng vậy , anh có thể học thuộc lòng cả truyện Kiều , nhưng mà anh không phải là cụ Nguyễn Du ; cũng như anh có thể học thuộc lòng tất cả cả các bài thơ của cụ Nguyễn công Trứ nhưng mà anh không phải là cụ Nguyễn công Trứ .

  4. Cho nên đặt câu hỏi như thế nó có tính chất “ sáng tạo “ hơn xa các bài viết “ con giun và con rồng “ hay là “ business card của ông Khai
    Trí “ hay “ Trung cẩu “ …. Nó tỏ sự kính trọng “ độc giả “ hơn cả hàng vạn các tựa đề rẻ tiền nhân nhãn !

  5. Cụ Nguyễn Du chỉ đơn giản nói :” chữ tài liền với chữ tai một vần “. Và cũng chính cụ Nguyễn Du chỉ khiêm tốn mà nói:” mua vui cũng được một vài trống canh “. Chứ cụ đâu có nói chuyện gì liên quan đến tiên tri cả . Còn quyền đặt câu hỏi là quyền của mỗi người.

  6. Đây không phải là bài biên khảo , đây chỉ đơn giản là chuyện tác giả thử đặt một câu hỏi :” có phải truyện Kiều đã báo trước như một lời tiên tri được ứng nghiệm “ ! Đây lại càng không phải là một bài dịch ( ngay cả chuyện dịch nó cũng có phóng tác , phỏng dịch, lược dịch ; và ngay cả chuyện dịch cũng có người coi “ dịch thuật đã có thể phản lại tác giả rồi “ ! )
    Khác với truyện của Pháp và Mỹ vì mình là dân một “ nước nhược tiểu “ và cho đến bây giờ “ vẫn là nước nhược tiểu “ cho nên tác giả mới dám thử đặt câu hỏi như thế ! Chứ mà dân Pháp và dân Mỹ nó chỉ enjoy cái truyện nó đọc mà không hề “ móc vào chính trị “ !

  7. Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du chỉ muốn nói về “ tài , mệnh tương đố “ mà thôi . Đơn giản là thế .

  8. Mình không làm được chuyện gì thay đổi bộ mặt của loài người, thì cái học của mình nó là chuyện cả một đời người, chứ không phải là cứ tìm sơ hở của người khác để đè người ta xuống, để mình lên . Không ai sợ chuyện đó , vì nó chỉ có thể làm chậm bước tiến người khác nhưng không hủy bỏ bước tiến của người ta .

  9. Các cháu cho người “ rình mò “ ông bành tổ dùng cái translator của Microsoft , cháu tưởng ông bành tổ “ chỉ có “ dùng cái đó mà trong khi ông bành tổ dùng nó là “ một trong những dụng cụ để “ cho nó thành “ chẻ tre “ để dịch smoothly trong óc !

  10. Cá tra đầu chim phải hiểu là người ta phải bỏ thì giờ ra làm những chuyện khác chứ không thể cứ “ đi tìm “ ai đó nổi danh hơn mình rồi tìm ra sự “ sơ hở “ của người ta để nhảy “ cà tưng , cà tưng “ rồi nói “ I win , I win “ ; như vậy là xấu thói và không nên !

  11. @ cá tra đầu chim : trong “ A self-fullilling prophecy “ được ngài dịch là “ một lời tiên tri biết tự hoàn thành công tác “ ! Thế thì chữ “ biết “ ở đâu ? Chữ “ công tác “ ở đâu ? Thế mà ngài lại bảo là quyển sách ở source “ chính nghīa “ là dành cho hay không dành cho thợ điện ! Mời ngài , nếu cần thì mời cả ngài Sateng vào đọc “ Le bon usage “ để xem các ngài vào cỡ nào ?!

  12. * Trong tác phẩm Les Misérables của Victor Hugo cũng có đầy những thảm kịch thân phận con người cùng khổ đấy. Thảm kịch chứa ngay trong chính cái tên của cuốn tiểu thuyết; không cần tìm đâu xa.

    * Những nhân vật chính trong Notre Dame de Paris cũng bị giằng xé trong thảm kịch dục vọng – tình yêu – tội lỗi, với các nhân vật thằng gù Quasimodo, cô gái digan Esmeralda và cha xứ Frollo, xoay vần giữa bối cảnh xã hội, tôn giáo của thế kỷ 19 ở Pháp.
    Kết thúc bằng cái chết của cả 3: Esmeralda bị treo cổ, Frollo bị chính đầy tớ Frollo ném xuống đất từ chính diện nhà thờ Notre Dame, và thằng gù nhịn đói chết theo mối tình tuyệt vọng của mình.
    Chẳng phải bi kịch thì là gì?
    Đâu phải riêng VN mới có bi kịch để NHLiem moi ra tả oán từ truyện Kiều của Nguyễn Du?

    * Jack London, nhà văn Mỹ nổi tiếng có nhân sinh quan mạnh mẽ trong xây dựng nhân vật, thế nhưng vẫn có đầy những bi kịch trong tác phẩm của mình đấy thôi…

    Trong The beefsteak, nhân vật chính Tom Kinh, võ sĩ quyền Anh hạng nặng đã hết thời, bụng lép kẹp khi lên võ đài trong một trận đấu chỉ để kiếm miếng ăn cho gia đình.
    Nện đối thủ ngã nhiều lần, nhưng cánh tay Tom không thể nào đủ sức hạ hắn đo ván nổi, chỉ vì hôm đó anh thiếu một miếng bip tết trong bửa ăn tối trước khi bước lên sàn đấu!
    Vợ nhịn đói đi vay hàng xóm được có 2 $, vừa đủ mua ổ bánh mì với ít bột làm một đĩa sốt cho riêng Tom ăn trước khi lên võ đài; 2 con nhỏ đã được cho đi ngủ sớm để chúng quên bửa tối!

    Cuối hiệp, Tom bị hạ gục. Đối thủ hồi phục rất nhanh, nhưng Tom thì không thể.
    Chuyện thật là vô hậu, phải không NHLiem?

    Trong An Odyssey of the North của J. London, nhân vật chính Naass và Unga cũng rơi vào bi kịch thảm khốc của chân lý “tiền của không mua được tình yêu”.
    Tù trưởng Naass thân tàn ma dại sau mấy mươi năm nằm gai nếm mật phiêu bạt khắp phương trời đi tìm người vợ bị chúa giặc biển cướp ngay giữa hôn lễ,
    để rồi khi Naass tìm thấy vợ cũ, nàng Unga âu yếm ôm lấy cái đầu hấp hối người chồng cướp biển, vừa bị Naass hạ gục; lắc đầu không chịu theo về cái hoang đảo lạnh giá khốn khổ của tù trưởng Naass, đã thế còn đâm “người chồng trong hôn lễ” thêm một nhát dao chí mạng sém vào trái tim vốn đã tan nát vì tình của hắn!

    Bi kịch thảm thương thật là chó đẻ, phải không NHLiem?

    Đâu phải chỉ VN có thảm kịch từ truyện Kiều!

    * Erich Maria Remarque, (tiểu thuyết gia Đức thời Quốc xã, lưu vong sang nhiều nước Tây Âu),
    với truyện Arch of Triumph, (Khải Hoàn Môn, lấy bối cảnh tp Paris)
    với các nhân vật chính: bác sĩ Ravic tài ba và người tình Joan Madou an ủi ông trong những ngày lưu vong, hành nghề bất hợp pháp vì không giấy tờ tuỳ thân,
    Theo đuổi cuộc săn người và trả thù trùm Gestapo Haake…

    Truyện kết thúc trong phản bội, cái chết và sự chán chường với cuộc sống vô nghĩa, tuyệt vọng giữa “buổi hoàng hôn của chư thần”, trước khi loài người lao vào Thế Chiến 2.

    Toàn là bi kịch thảm thương của cả châu Âu, với những cá nhân bị cuốn vào cơn lốc thời sự…

    Không riêng gì truyện Kiều, phải không NHLiem?

    * Đất nước nào trải qua chính trị bi kịch, tất yếu phải sản sinh văn chương bi kịch.
    Có gì lạ, mà NHLiem cố bi thảm hoá để nguyền rủa dân tộc VN (theo đơn đặt hàng của ai),
    ác miệng gọi truyện Kiều là định mệnh bi đát tiên tri cho hiện tại, tương lai của dân tộc Việt!

    Dựa vào truyện Kiều, vào nhạc bolero, NHLiem hồ đồ
    “…thể loại văn chương, thi phú nầy chính là nguồn gốc sâu xa cho hầu hết những thảm kịch lịch sử Việt Nam cho đến hôm nay – một lịch sử chỉ hoàn toàn chứa đựng những năng động thuần tình cờ, ngẫu nhiên – mà không mang một tinh yếu ý chí cá thể.”

    * Thế những dẫn chứng – những tiểu thuyết đầy bi kịch nói trên, có là “nguồn gốc sâu xa cho hầu hết những thảm kịch lịch sử của Mỹ và Châu Âu cho đến hôm nay” không vậy NHLiem?

    Coi chừng trả lời bậy không có đất sống, và phải qua Tàu ở đấy!

    ~ ~ ~ ~ ~ ~

    Đã bệnh hoạn với triết hoang tưởng, còn bậy bạ trong kiến thức tiếng Anh!

    NHLiem,
    “…một tầng nhân cách trên cơ sở Ý chí – the tragic consequences of the individual Will.”

    @ Thà đừng ghi chú ra, như một cầu chứng bằng ngoại ngữ có giá trị ý nghĩa tương đương, tức dịch thuật, để rồi chính sự diễn dịch nầy tố cáo ý tưởng của tác giả là sai lầm ngớ ngẩn:
    consequences chẳng hề mang ý nghĩa xa gần nào để được phép dịch thoát là “tầng nhân cách”; consequences là plural noun có s, sao lại dịch “một”(tầng);
    of cũng không thể dịch loạn là “trên cơ sở”.
    (trên cơ sở phải ít nhất là on/upon hoặc viết rõ ra on the basis of)

    * Cụm từ tragic consequences of the individual Will chỉ có thể dịch : những hệ quả bi đát/bi thảm/bi kịch của ý chí cá nhân/mỗi con người/mỗi cá thể…là cùng cạn ý nghĩa;
    không cho phép phóng túng xằng bậy để phăng đại nó ra thứ khác được!
    * Tác giả hãy chỉ ra, xuất xứ từ ngữ nguyên nào, từ nguồn sách vỡ, tự điển nào…cho phép ông dịch consequences thành “một tầng nhân cách”!
    Không thể tự loè mình là triết gia rồi thoải mái khoác lác ngôn từ, xem người đọc là dốt nát, nói gì chúng cũng phải ráng nghe và chấp nhận!

    Thêm một lập luận vu vơ huyễn hoặc nữa được “dịch” một cách kém cỏi, mất căn bản ngữ pháp:
    “một lời nguyền tự phát – a self-fulfilling prophecy”

    – Prophecy, trước hết, không có nghĩa là “lời nguyền” theo nghĩa nguyện cầu (prayer); cũng không có nghĩa nguyền rủa, chúc dữ, trù ẻo (curse).
    Prophecy có nghĩa rõ ràng, là lời tiên tri, báo trước.

    – fulfill có nghĩa
    * làm tròn, hoàn tất, thanh toán (bổn phận, nghĩa vụ, lời hứa);
    Sao có thể dịch lệch lạc xa lắc, rằng fulfill là tự phát, tự đưa ra, tự gây nên:
    là hoàn toàn vô nghĩa!

    * Nên dịch: “a self-fulfilling prophecy” là
    “một tiên tri tự linh ứng/tự ứng nghiệm”

    Ham kèm tiếng Anh để “bảo hiểm” cho ý tưởng của mình, NHL lại trở thành bị hố vì chưa vững dịch thuật.

    * Mong ông cẩn thận hơn trong công tác dèm pha dân tộc của chúng tôi!

    • Các người hãy trở về nguồn mà dịch cho đúng với tinh thần cách mạng.
      “tragic consequences of the individual Will” có nghĩa là một thùng nhân cách của cá nhân Will. Còn ” A self-fulfilling prophecy” thì là “Một lời tiên tri biết tự hoàn thành công tác “.

      • Chống Cộng vờ vịt, bây giờ rớt mặt nạ nhá. No cơm, rửng mỡ- cô đơn, cô độc ở nhà không có ai thèm giao tiếp?- như sk, nvmm bị NHL chửi như tát nước vào mặt mà vẫn còn mò vào đây đọc bài của nó. Ôi là nhục, nhục, nhục, nhục, nhục !

          • Việt gian Việt cộng Việt kiều,

            Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam

          • Nó xấc xược viết báo chửi cộng đồng, rồi nay còn mặt dạn mày dày mò vào đây đăng bài. Sao vậy cà? Là vì nó biết vẫn còn có những tên trở cờ ở đây thấy bài viết của nó liền hí hửng , sán lại đọc bài của nó.

            Nó liếm bọn Hà nội, còn bọn trở cờ ở đây thì liếm nó. Mẹ kiếp ! :

            Việt gian Việt cộng Việt kiều,

            Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam!

  13. “một gia sản chính thống từ Truyện Kiều ở nơi chiều kích thụ động trước thế gian, tức là, bản sắc nội dung bất lực và chấp nhận số phận khổ đau”

    Ý này làm tớ có ác mộng deja-vue về thời còn bị nhồi nhét trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn identical với những gì được giảng dạy trong bộ sách giáo khoa nitemare-inducing của nhà giáo Phạm Toàn đáng kính, được giải Phan Chu Trinh về văn hóa . Ý đó được Nguyễn Hữu Láp diễn đạt lại bằng thứ ngôn ngữ cũng khủng khiếp không kém của riêng mình .

    “Phải chăng, hiện tượng nửa triết nửa văn với Nietzsche nầy chính là một nỗ lực từ vô thức đi tìm một năng lực Ý chí mới nhằm thoát Kiều – khi văn học Việt đang thiếu những món ăn tinh thần cho một dân tộc đang muốn vươn ra khỏi tình trạng độc tài, thiếu tự do hiện nay”

    Not really, theo thiển ý của chính mình . Đọc Nietzsche vì họ muốn có ý chí để len chân vào hàng ngũ lãnh đạo hoặc tinh hoa kiểu Vượng Vin hiện nay . “Siêu nhân,” “Ý chí Quyền lực,” “Vượt qua Thiện-Ác,” … Yep, đầy đủ những đặc trưng của giới đang làm mưa làm gió xã hội Việt hiện naym be it chính trị, kinh tế hay cả 2

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên