Tôi vừa được xem bức biếm họa của Joel Pett, họa sĩ Mỹ đã có giải Pulitzer, có tác phẩm được nhiều báo Mỹ sử dụng. Bức tranh móc méo chuyến đi Ả Rập Xê Út vừa qua của tổng thống Mỹ Biden. Chuyến đi bị chỉ trích vì dư luận không muốn tổng thống một đại cường phải cúi mình đến một nước không tôn trọng nhân quyền và không chịu giải quyết vụ giết hại một nhà báo Mỹ gốc Ả Rập Xê Út bên trong lãnh sự quán của Ả Rập Xê Út ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên tay phải bức tranh là ông cụ có tướng đi “vì sao chân không vững” nâng ly tự chúc mừng vì thuyết phục được nhà vua Arab Xê Út bơm thêm dầu hỏa để giảm giá xăng đang tăng vọt hiện nay. Không biết có thuyết phục được hay không, phải chờ hồi sau mới rõ. Ông cụ cũng nâng ly tự chúc mừng là đã dụ được nhà vua tiếp tục mua vũ khí của Mỹ như thường lệ, thay vì làm mình làm mẩy dọa đi mua của nước khác nếu Mỹ cứ thắc mắc hoài về vụ sát hại nhà báo.
Bên tay trái là nhà vua có cái tên dài thòn của Ả Rập Xê Út cũng nâng ly ăn mừng, vì chuyến đi của Biden coi như cấp cho ông tờ giấy phép tiếp tục vô tư đàn áp người dân trong nước có những ý kiến trái chiều “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của hoàng gia”, tiếp tục làm ngơ không thèm giải quyết vụ nhà báo Mỹ bị chặt làm mấy khúc, tiếp tục được ném bom ở Yemen mà Mỹ không dám làm gì; và tiếp tục… “sportswashing”.
Lần đầu tiên gặp “sportswashing”, tôi bèn đi hỏi bác Gúc. Bác ấy cho biết, tắm rửa thể thao là hoạt động của một cá nhân, nhóm, công ty hoặc nhà nước sử dụng thể thao để cải thiện danh tiếng của họ đã bị hoen ố, thông qua việc tổ chức các sự kiện thể thao, mua hoặc tài trợ cho các đội thể thao, hoặc đích thân tham gia vào môn thể thao đó. Ở cấp độ quốc tế, hành vi tắm rửa thể thao đã được sử dụng để hướng sự chú ý của dư luận ra khỏi hồ sơ nhân quyền kém cõi và các vụ bê bối tham nhũng; ở cấp độ cá nhân hoặc công ty, tắm rửa thể thao được sử dụng để che đậy các tệ nạn, tội ác hoặc chuyện bê bối.
Thì ra là như vậy. Trong khi “money laundering” là rửa tiền, giặt tiền, quan chức nhận được hối lộ, đem tiền hối lộ mua một căn nhà rồi cho người khác đứng tên, biến tiền bẩn thành tiền sạch, không để lại dấu vết gì nếu bị kê khai tài sản; thì “sportswashing” là rửa tiếng bằng thể thao. Một đàng là rửa tiền, một đàng là rửa tiếng, như bầu với bí.
Trông người lại nghĩ đến ai
Hóa ra những cuộc “đi bão” sau những đại thắng bóng đá giải ao làng đã được các nhà nghiên cứu chính trị nhắc đến. Các nhà nước độc tài độc đảng thường khuyến khích những cuộc “đi bão” để người dân tạm quên đi những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, một hình thức xả van, xả xú bắp.
Đi bão thì không cần xin phép, có mặc quần áo hay không mặc cũng được, tênh hênh chừng nào càng tốt chừng nấy; chứ còn “tụ tập đông người” để chống Tàu chiếm Hoàng Sa Trường Sa thì không có được, cho dù ăn mặc chững chạc, có xin phép và chỉ chừng trăm người.
Khi xưa, thực dân Pháp cũng cho đá banh, thuốc phiện, nấu rượu, Khâm Thiên, Bình Khang… để cho người Việt bị trị quên đi cái nhục bị đè đầu đè cổ.
Đâu phải chỉ có thể thao, văn hóa nghệ thuật cũng được sử dụng để đánh lạc hướng dư luận đang cực kỳ “bức xúc” vì vụ Việt Á, vụ giải cứu công dân, bao nhiêu người chết oan, bao nhiêu người trắng tay trong lúc bác Trọng nói đánh tham nhũng không có vùng cấm, đất nước chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, tham nhũng chỉ là cá biết thay vì lỗi hệ thống.
Đùng một phát, báo chí lề phải bới lên cái vụ Khánh Ly hát Gia Tài Của Mẹ ở Đà Lạt. Dư luận lại chia làm hai phe bênh chống, tạm quên ba cái chuyện Việt Á và giải cứu. Nước nóng trở thành nước sôi khi có cái ảnh bà cựu chủ tịch Quốc hội tặng hoa cho cụ bà danh ca sau buổi diễn.
Có lẽ Khánh Ly cũng khó xử khi biết chuyện “đột xuất” này, nhận hoa cũng bị chửi mà không nhận cũng bị chửi, cuối cùng chỉ có đảng Cộng sản là có lợi vì tấm ảnh càng tạo thêm chia rẽ giữa hai phe trong ngoài yêu ghét Khánh Ly.
Thôi thì chúng ta thử tưởng tượng xem hai bà này nói gì mí nhau trong lúc Khánh Ly đành phải nở một Nụ Cười Sơn Cước để nhận bó hoa?
Một bà chọc quê: “Chị Mai à, tại sao trước đây chị nói chừng nào Diệt Nam hết cọng sảng thì chị mới dìa, bi giờ chị lại dìa dậy chị Mai?”
Bà kia cũng không vừa: “Còn chị, giờ này chị đã làm gì được cho đất nước chưa? Mấy đứa theo máy bay chị trốn lại bên Hàn Quốc có bắt được đứa nào không? Khi chị còn làm Phó chủ tịch quốc hội, lúc chị gặp thằng Blinken ở Washington, bây giờ là bộ trưởng ngoại giao, lúc bấy giờ là Phó cố vấn An ninh quốc gia, nó có nói về ‘Trò chơi Tổng bằng không’ chị có hiểu là gì không?”
Hết vụ Khánh Ly đến vụ hai ông nghệ sĩ bị bắt ở Tây Ban Nha, dư luận lại càng quên đi Việt Á và giải cứu, quay sang tranh cãi những mặt linh tinh, ví dụ như trong lúc người ta chưa có bản án thì cơ quan họ đang công tác có nên đuổi họ không, bởi vì luật Việt Nam cũng có nguyên tắc mọi người được suy đoán vô tội khi chưa bị kết tội.
Tự phát hay dàn dựng?
Có người cho rằng những vụ scandal như vậy là do những tay phù thủy của đảng CSVN dàn dựng để chữa cháy trong lúc có đấu đá nội bộ hoặc trong lúc lòng dân đã chán lại càng chán thêm.
Có người cho rằng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi chứ nếu mà dàn dựng được thì ta đánh giá cao cộng sản quá, cái gì họ cũng làm được thì họ quá giỏi.
Cho dù tự phát, tự nhiên, trùng hợp hay có bàn tay dàn dựng; tôi cũng nghiêng về lý do có bàn tay dàn dựng, với hy vọng rằng các mặt kinh tế xã hội văn hóa giáo dục họ cũng làm hay như vậy.
Có như vậy thì các quan chức cấp to nào cũng được người dân bầu lên, thay vì chỉ cần đội cái nón mang logo CS, các ông các bà này khỏi phải tuyên bố những câu ngớ ngẩn, khỏi cần chửi Mỹ nhưng vẫn tích lũy càng nhiều càng tốt để mua nhà bên Mỹ, nếu lỡ phải ra tòa vì không cùng phe cánh khỏi phải chua chát thốt lên “trong một xứ gù, người nào thẳng lưng trở thành khuyết tật”…
Có như vậy thì các thanh niên nam nữ đang ở độ tuổi sung sức đáng lẽ phải đóng góp cho Việt Nam giàu mạnh lại chen nhau một suất Xuất khẩu Lao động, chen nhau trở thành hoa hậu, hot boy, hot girl, chen nhau sang Campuchia tìm “việc nhẹ lương cao” để rồi hối hận không kịp…
Có như vậy thì các em các cháu học sinh khỏi phải oằn mình học thêm ngoài giờ học chính thức ở trường, học thêm quan trọng hơn học chính thức, để dành thời gian tung tăng vui đùa trong thế giới tuổi hoa…
Có như vậy thì nay mai Việt Nam mới bắt kịp Lào, Campuchia, chứ còn Thái Lan thì vô phương.
Và còn nhiều thứ nữa, nói ra cũng chỉ như đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt.
Còn nếu không có như vậy thì cũng giống như trong Chiều Tây Đô nhạc sĩ Lam Phương có hỏi “bao năm giải phóng như thế này phải không anh?”
Rồi có một ngày, tã trắng thắng cờ hồng, đi bão ăn mừng bóng đá sẽ thành đi bão lật đổ độc tài, giấc mơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện sẽ thành hiện thực.
Châu Quang
Một bà chọc quê: “Chị Mai à, tại sao trước đây chị nói chừng nào Diệt Nam hết cọng sảng thì chị mới dìa, bi giờ chị lại dìa dậy chị Mai?”
Bà kia cũng không vừa: “Còn chị, giờ này chị đã làm gì được cho đất nước chưa? Mấy đứa theo máy bay chị trốn lại bên Hàn Quốc có bắt được đứa nào không? Khi chị còn làm Phó chủ tịch quốc hội, lúc chị gặp thằng Blinken ở Washington, bây giờ là bộ trưởng ngoại giao, lúc bấy giờ là Phó cố vấn An ninh quốc gia, nó có nói về ‘Trò chơi Tổng bằng không’ chị có hiểu là gì không?”
Là một con đ(ĩ)ếm làng xã mà chọt cái mỏ tà với KL Bà Bà thì thiệt là đảng cs Hà nội chỉ có thế thôi.
Nếu TCS lỡ di tản sang Mỹ năm 75, thì bài hát Ngày Dài trên QH sẽ có thêm lời 3 như sau:
Một thằng HỀ trong Nhà Trắng
Một mụ già trong Quốc Hội
Một bầy LỪA lúc nhúc theo.
“Một bà chọc quê … Bà kia cũng không vừa”
OK thì 2 bà sêm xít . Có sư tử Hà Đông thì cũng có cọp Khánh Hòa .
“Có người cho rằng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi chứ nếu mà dàn dựng được thì ta đánh giá cao cộng sản quá, cái gì họ cũng làm được thì họ quá giỏi”
Điều này đúng . Nhưng dân ở trong nước, tới 9/10 theo Đảng . Ngoài lon & Bác ra, them dont know xít .
“Có như vậy thì nay mai Việt Nam mới bắt kịp Lào, Campuchia”
Cứ hy vọng thôi các bác ạ . Đảng đã cho các bác 1 niềm tin, cứ dựa vào niềm tin đó mà hy vọng . Tớ cũng tin Đảng, nhưng hơi ngược lại với các bác . Các bác tin Đảng thế nào, tớ tin ngược lại . B4 you can call me pessimist, mite wanna prove me wrong.
Lại 1 thằng điên muốn làm trí thức ở VN. Làm nhớ tới lời nhạc chế ngày xưa . 1 thằng mù coi TV, 1 thằng điên đang ngồi hát, 1 thằng què đi xe đạp, thằng điên đi đạp xích lô . Vận vô ngày hôm nay, Tiến sĩ Toán thì viết về tất cả những thứ khác ngoài toán, nhạc sĩ thì … yikes! Lũ điên thì ngày xưa còn có xịch lô, nhưng dẹp hết nên chúng nó chỉ còn dạt vòm vô nghề phản biện
1 thằng câm đang ngồi hát
He he he …
Phét mà (dám) đọc hết bài này thì thế nào cũng nổi cơn…điên nhảy vào xổ (hay sủa) một tràng dài, ngây ngô…vô nghĩa như “cờ hó” sủa…trăng.
Tội nghiệp Phét!