Trong thương mại, Donald Trump chỉ phá chứ không biết xây. Đó là nhận xét của Paul Krugman, một cây bút chuyên viết bình luận cho New York Times khi phân tích về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Liệu Mỹ sẽ có một cuộc chiến toàn diện về thương mại với Trung Quốc, thậm chí với phần còn lại của thế giới? Không ai trả lời được câu hỏi này vì điều đó phụ thuộc vào Trump, nhận vật tự nhận là Người Áp Thuế nhưng Krugman khẳng định đó là người không biết gì về thuế, tâm tính thất thường và có dấu hiệu hoang tưởng.
Báo giới và nhiều chuyên gia từng dựa vào kết quả cuộc Trưng cầu dân ý tại Anh về việc Anh nên ở lại hay rút ra khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit) cũng như kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 để chứng minh cho nhận định, chống toàn cầu hóa là khuynh hướng chung. Tuy nhiên thực tế hai năm vừa qua cho thấy, nhận định vừa kể không chính xác. Thậm chí ngược lại.
Chẳng hạn tại Mỹ, chẳng phải chỉ có các đại công ty công khai chống chiến tranh thương mại mà công nhân, nông dân nay cũng không ưa chiến tranh thương mại. Tỷ lệ người Mỹ tin rằng ngoại thương tốt cho nền kinh tế đã tăng vọt. Thế thì tại sao không có nhiều người ủng hộ bảo hộ mậu dịch nhưng chiến tranh thương mại vẫn là một nguy cơ có thể bùng phát bất cứ lúc nào?
Đó là vì luật thương mại.
Ngày trước, sau khi lập quốc, Quốc hội Mỹ từng đặt định những qui phạm hết sức chi tiết về thuế quan với hy vọng tạo ra những lợi ích đặc biệt cho nước Mỹ. Tuy nhiên hậu quả lại là nước Mỹ thua thiệt cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Do đó, đến thập niên 1930, Tổng thống Franklin D. Roosevelt phải thiết lập một hệ thống mới, thoáng hơn trong đàm phán về giao dịch thương mại với các quốc gia khác, Quốc hội chỉ còn vai trò quyết định tăng hay giảm các giao dịch thương mại. Theo thời gian, hệ thống mới ấy đã trở thành mẫu mực trong đàm phán về thương mại trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization).
Khi thiết lập hệ thống mới để gia tăng hiệu quả đàm phán về giao dịch thương mại, những người thiết lập từng thấy rằng không thể quá cứng nhắc mà phải linh hoạt trong ứng phó với tình thế. Đây là lý do luật thương mại dành cho người đứng đầu hành pháp quyền áp đặt mức thuế trong một số trường hợp nhằm bảo vệ cả quốc gia lẫn doanh giới khi cần. Việc gia tăng quyền lực của Tổng thống trong thương mại vốn để hạn chế ảnh hưởng có thể gây hại của Quốc hội và trên thực tế, điều này thực sự hữu hiệu trong tám thập niên vừa qua.
Luật thương mại chỉ bộc lộ khiếm khuyết khi xuất hiện một Tổng thống như Donald Trump. Trump đã tận dụng quyền lực để khuấy động các xung đột thương mại. Không ít lần bày tỏ mong muốn phá sạch mọi thứ có tính nguyên tắc nhưng chưa bao giờ có thể trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng rằng sẽ thay thế những thứ ông ta muốn phá bằng gì. Dẫu tự nhận mình là Người Áp Thuế (Tariff man) nhưng thực tế cho thấy chính Trump không biết cách thức, tác động của thuế quan ra sao. Thành ra lúc áp đặt thuế lên hàng nhập khẩu, Trump biến người tiêu dùng Mỹ thành đối tượng phải trả số tiền đó.
Cho đến giờ chỉ có một yếu tố thật sự rõ ràng là trong các cuộc đàm phán về giao dịch thương mại với các đối tác thương mại, Trump chỉ quan tâm đến chuyện ông ta có cơ hội để khoe rằng đã thắng hay không (?). Cho nên dẫu USMCA không khác gì và chẳng lợi hơn NAFTA nhưng Trump vẫn thích USMCA vì nó là bàn thắng của Trump. Tương tự, cuối tuần trước, Trump khoe đã đạt được sự thông hiểu lớn về thương mại với Trung Quốc. Còn J.P. Morgan thì cảnh báo khách hàng của họ rằng, tuyên bố của Trump nếu không phải hoàn toàn bịa đặt thì cũng thái quá. Trên thực tế, diễn biến thị trường chứng khoán đầu tuần này cho thấy các nhà đầu tư có tin ông Trump hay không.
Cũng cần phải nói một cách rõ ràng rằng, Trung Quốc đã hành xử hết sức sai trái, đặc biệt là về sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ của Mỹ và Mỹ cần phải rắn hơn. Song muốn cứng rắn tạo ra hiệu quả thì phải có mục tiêu rõ ràng, phải tạo được sự đồng thuận của những quốc gia cũng bị thiệt hại vì kiểu hành xử sai trái của Trung Quốc. Đáng tiếc là người giữ vai trò như một nhạc trưởng lại không hiểu biết gì về những vấn đề vốn là căn bản trong chính sách thương mại, biểu lộ sự hung hăng với cả bạn lẫn thù. Chẳng lẽ áp thuế nhôm lên Canada thì sẽ “bảo vệ sự an toàn của Mỹ”?
Thật đáng ngại khi một người như Trump lại có nhiều quyền hạn như vậy về thương mại? Quốc hội có kềm giữ được Trump không? Thật khó đoán biết. Thật đáng buồn khi tương lai của thương mại thế giới ra sao phụ thuộc vào sự thất thường, ưa thành tích ảo của Trump. Viễn cảnh này quả là chẳng dễ chịu chút nào.
Paul Krugman “The Art of the Imaginary Deal” Dec. 6, 2018
Thạch Đạt Lang biên dịch
Người xưa nói : ở đời có bốn cái ngu
làm mai, lãnh nợ, gác cu , cầm chầu.
Đó là vì người xưa chưa biết đến cái họa cộng sản ! Ngày nay, chúng ta phải thêm vào cái ngu thứ năm là làm ăn với cộng sản. Krushev, lãnh tụ cộng đảng Nga từng nói : “Bọn tư bản sẵn sàng bán giây thừng (vì mục tiêu làm giàu) cho chúng ta để siết cố chúng”. Vậy mà từ mấy chục năm nay, người ta chứng kiến cái cảnh tư bản toàn thế giới dưới tiếng súng lệnh của Clinton đổ xô vào tàu để đầu tư, sản xuất đủ mọi mặt hàng rồi bán ngược trở lại về các quốc gia gốc, hưởng lợi lớn từ sự chênh lệch mức lương giữa hai bên. Không những họ tạo ra nạn thất nghiệp đi đôi với nghèo khổ trầm trọng tại chính quốc lại còn tạo ra sự lệ thuộc đến mức độ sinh tử mà người ta vỡ lẽ ra sau khi dịch covid-19 bùng phát.
Chính phủ Mỹ đã ngụy biện giúp bọn tư bản rằng thi là : làm cho cộng sản giàu lên thì chúng sẽ từ bỏ chủ nghĩa của chúng ( thật là ngây thơ quá trời) Từ khi giàu lên nhờ vào sự đầu tư của Mỹ và tây phương, tàu cộng không những đã không đáp ứng đúng theo tranh vẽ của bọn tư bản , chúng lại củng cố đảng của chúng, sắt máu hơn ,canh tân mọi mặt trong đó có quân sự và trở thành mối lo cho các quốc gia trong vùng : Đài Loan, Nhật, nam Hàn, Ân’ Độ, Uc’, Phi Luật Tân, Việt Nam… Những đảo, đá trong vùng bị xâm chiếm một cách ngang ngược bất chấp án lệnh của tòa quốc tế La Haye. Obama đã nói gì ? Hắn bảo :” Không thể để bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp chỉ vì mấy con cá và mấy hòn đá.” Có nghĩa là Obama ở ngôi vị tổng thống một siêu cường quốc đã bất chấp các định chế quốc tế như thằng tàu lại còn bất chấp luôn cả an nguy của đồng minh hay của những quốc gia bé nhỏ phải nương bóng tùng quân của Mỹ. Tất cả chỉ vì sự ổn định cho đầu tư của bọn tư bản. Đây là nỗi đau của những người vẫn còn niềm tin vào chính nghĩa, lẽ phải.
Bọn tàu không che giấu gì tham vọng bá chủ của chúng và đang thực hiện từng bước điều đó; thế giới đã khám phá ra sự lệ thuộc của mình vào hàng hóa tàu lại vẫn nghiễm nhiên tiếp tục làm ăn với chúng, để mặc cho các chính phủ phải lo hốt cứt cho bọn tư bản vì chúng ăn bên tàu và ị tại nước mình, các vấn đề nảy sinh từ nạn thất nghiệp đã đến mức gần như vô phương giải quyết.
Trong bối cảnh tăm tối đó ông Trump xuất hiện . Ông này không phải là chính trị gia nhà nghề nhưng xin lỗi nhà nghề mà như Cliton hay Obama thì đừng; ông này là thương gia và với ánh mắt của một thương gia , nhìn thấy được những thua thiệt cho nước Mỹ, tuy nhiên không thể bẻ cua một cú quá gắt, nhiệm kỳ lại quà ngắn cho kế hoạch dài hạn, ông ấy áp thuế . Tác giả Krugman đã không công bằng cả ông Thạch đạt Lang cũng vậy khi không nói gì về nạn thất nghiệp đã được giải quyết một cách thần kỳ chỉ vỏn vẹn sau một hai năm cầm quyền của ông Trump, người ta lại thấy rõ Tập Cận Bình đã không dám giỡn mặt với Trump như đã làm với Obama, rồi Krugman lại đòi hỏi Trump phải giải quyết tốt đẹp những vấn đề nảy sinh từ chính trị của Clinton và Obama qua” kinh tế toàn cầu”. Kinh tế toàn cầu tốt chớ, đầu tư vào những nước nghèo tốt chớ ví dụ như đầu tư vào Ân’ độ, Phi Luật Tân…những quốc gia không có lịch sử thù hằn với các nước tây phương hay tham vọng bá chủ… còn tàu cộng thì cứ để cho chúng tự xoay sở lấy với chủ nghĩa cộng sản của chúng cho đến khi người dân của chúng vùng lên đòi lại sự sống, công lý …
Có câu nói này, hình như là của bà Thatcher, cựu thủ tướng Anh : “Trung quốc là một con rồng đang ngủ”.
Chính bọn tư bản núp sau lưng Clinton đã đánh thức nó, mài giũa móng vuốt cho nó và đưa nó ra biển lớn cho nó tha hồ quậy bùn vỗ sóng, ô hô, ai tai !
Ông Phước nhắc lại 4 cái ngu của người xưa nói và thêm cái ngu thứ 5 khi làm ăn với CS là rất đúng và rất hay.
Cũng xin nhắc thêm lời người xưa cũng có câu: ngưu tầm ngưu mã tầm mã.
Và quả thật vậy, Thạch Đạt Lang là một tên “cuồng chống Trump”, cho nên hắn viết nhiều bài chống Trump và chỉ tìm những bài chống Trump để dịch vì…Trâu thì tìm bầy, Ngựa thì tìm đàn. Bài này được đăng hồi tháng 11/2018, nhưng từ khi Biden nắm quyền đến nay đã đưa nước Mỹ rơi xuống cảnh thảm hại thì TDL biến mất.
Điều cũng làm chúng ta nhớ lại cuộc chiến thương mại bùng nổ ở thời điểm đó đã làm cho băng đảng Tập Cận Bình chạy sốt vó với ông Trump.
Được tàu cọng trả nhiều tiền để viết lên bài này. Đồ bất đậu áp thuế để hàng dắt lên dân bớt mua vì hàng trung cọng chỉ toàn là là hàng rẻ tiền và không thiết yếu đến cuộc sống có cũng được không cũng không sao. Mua cho nhiều để sau này con cháu phải trả nợ.