Tất cả những ai có một chút trí tuệ đều thấy những cái bất cập của thể chế hiện nay ở Việt Nam.
Chưa nói những thứ vĩ mô như: ngoại giao, quốc phòng, an ninh, … mà ngay những thứ thiết thực hàng ngày với người dân như y tế, thực phẩm, nước sạch, giáo dục,… đều thấy bất cập và đi ngược lại với thế giới .
Nhà tôi ba đứa con, chúng đi học mà như đi chơi vậy. Chúng học những thứ mà có lẽ ở Việt Nam cho là vớ vẩn. Ngay từ mẫu giáo chúng đã phải học bơi, học đi xe đạp, học luật giao thông, học hát, học nhẩy,… .
Lớn tý nữa thì chúng học các kỹ năng sống, học ngoài thiên nhiên, học giới tính. Năm lớp 3 cậu con trai về khoe: Con biết tại sao mà có em bé rồi nhé!
Ngoài chương trình học chính khóa, năm nào nhà trường cũng tổ chức cho học sinh học ngoại khóa và đi du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Nói chung là chúng học những thứ “vớ vẩn“ đó và không bị nhồi nhét học thêm như ở nhà, thứ sáu cuối tuần thầy cô không được cho bài tập về nhà, nghỉ đông, nghỉ xuân, nghỉ hè, nghỉ thu, không phải đi học thêm.
Càng học lên cao, đặc biệt là vào đại học thì mới thấy là học thật sự. Tất cả các nước phương Tây họ đều học như vậy nhưng vẫn phát triển hơn nước Việt Nam rất nhiều, mặc dù trẻ em Việt Nam học rất nặng.
Ai cũng nhìn thấy cái việc học ở Việt Nam là sai lầm, chính quyền thì liên tục cải cách, càng cải cách thì càng rối. Nếu điều đó xẩy ra ở các nước phương Tây thì người dân đã rầm rộ biểu tình và thay cái chính phủ kém chất lượng đó và bầu ra những đảng phái khác để lập chính phủ. Ngay Cộng hoà Séc 6 tháng nay chưa lập được chính phủ nhưng tất cả vẫn hoạt động tốt, chứ không loạn như Việt Nam vẫn tuyên truyền.
Còn ở Việt Nam thì bấy lâu nay học sinh vẫn như những con chuột bạch để cái chế độ lấy ra làm thí nghiệm, mà người dân vẫn không dám đến Bộ giáo dục để biểu tình phản đối.
Người có tiền thì làm cái thẻ định cư ở các nước phương Tây, trong đó lý do chính là để cho con cái được hưởng nền giáo dục ưu việt. Mấy ông, mấy bà quan chức, đại biểu quốc hội khi bị khui ra thì đều có quốc tịch hay thẻ định cư nước ngoài cả.
Khi các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc,… thắt chặt thì họ chuyển sang các nước khác để làm.
Trong những năm gần đây, nhiều ngàn người đã sang Ba Lan, sang Hungary làm thẻ định cư. Trong số đó, không ít các quan chức, văn nghệ sĩ, giới kinh doanh.v.v. Nếu những năm trước kia chỉ thấy những người nghèo khó, hay chưa có địa vị xã hội đi tìm kiếm cơ hội đổi đời ở các nước châu Âu, thì mấy năm gần đây, không hiếm những người khá giả, có công ăn việc làm tử tế tìm cách định cư tại nước ngoài. Nhiều người trong số đó nói rằng, họ ra đi vì tương lai của con cái, vì một môi trường giáo dục tử tế hơn, công bằng hơn.
Cách đây khoảng 1 năm một gia đình người bạn quyết định bán căn nhà được hơn 10 tỷ VND và làm thẻ định cư cho cả gia đình ở một nước trong EU. Tiền nộp cho nhà nước đầu tiên thấy bảo là 100 000€ và mua một căn nhà khoảng 60 000 € là được định cư.
Nghe tin tôi vội gàn và bảo phải tìm hiểu thêm đã, nhờ bạn bè ở quốc gia đó hỏi, thì ai cũng chỉ dám trả lời chung chung. Nhưng gia đình đó vẫn liều mà bỏ tiền ra để đi, sau đó mới biết là tìm được ‘cửa’ khác chỉ mất có 70 000 € , chứ không phải 100 000 € như trước đó. Nghe kể lại, nhiều người đã nhờ giới thiệu để làm thẻ để cho bọn trẻ đi học bên này, càng sớm càng tốt
Đó cũng là một hình thức tị nạn giáo dục. Thế nhưng còn 90 triệu dân Việt trong nước không có tiền, không có cầu , không có cửa thì đành chấp nhận là những con chuột bạch trong cái lồng vĩ đại của cái “ ĐẢNG QUANG VINH “ và thỉnh thoảng có những tiếng kêu nhỏ nhoi, đơn lẻ như bài viết này (1).
Hoàng Hùng (Tác giả sống tại Praha, Cộng Hòa Séc và hiện có 3 con theo học trong các trường tại Séc)
Phụ chú: (1)
“Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!
Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.
Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi.
Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.
Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.
Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước.
Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?
Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.
Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.
Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.
Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.
Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu.
Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm.
Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.
Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!
Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 18, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.
Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.
Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra.
Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.
Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.
Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!
Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?
Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.
Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng “Chuyển động tròn đều”, “Chiều tăng giảm của hàm số” hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?
Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.
Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm.
Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ – con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.
Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn.
Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.
Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày.
Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày.
Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.
Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường.
Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.
Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.
Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu.
Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.
Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.
Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể.
Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém.
Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.
Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC”.
(Nguồn FB)
Một khi người ta đã “rũ áo ra đi” dù vì bất kỳ một lý do gì đi chăng nữa thì làm sao có thể ca ngợi cái nơi mình đã bỏ mà đi. Phải tìm đủ lý do lý trấu, bới bèo ra bọ mà phê, mà phán mà chê ỏng chê eo chứ có mấy ai thật thà khen nơi ấy tốt đẹp, nơi ấy lịch sự, văn minh nhưng mà tôi vẫn cứ bỏ đi vì…. Thôi, hỡi những con người đã không còn chút tình lưu luyến nơi chôn rau cắt rốn của mình, đã rứt tình phủi đít, vẩy tay ra đi kiếm tìm nơi sống khác cho dù trăm vạn lần hơn thì cũng đừng cố tình ngoảnh mỏ chửi rủa nơi đã sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn để rộng chân thẳng cánh mà bay được đến nơi xa. Nếu có tâm hay có chút trí tuệ thì hãy tìm biện pháp phù hợp góp ý, xây dựng chứ đứng dài mồm ngỏng cố chê bôi theo cái kiểu bươi móc nói cho sướng cái mồm. Nếu không được ăn học tử tế, không được tạo điều kiện cho xuất ngoại liệu có cơ hội đến được nơi văn minh để giờ quay mặt chê đất nước mình?
(Trích ) “Tâm sự của một dư luận viên ” : Tôi là một thanh niên trẻ vào đảng tầm 10 năm, tốt nghiệp học viện báo chí tuyên truyền, công việc là tuyên giáo. Một nghề mà chỉ có ở những nước XHCN mới có…..
..Tôi thấy mình như một con chó không hơn không kém, con chó được ông chủ nó cho ăn uống tốt để sủa. Sủa để nó vinh thân, sếp nó phì gia trong cảnh dân tình đói rách….Tôi thấy mình khốn nạn quá. Tôi đang nói láo, tôi phải nói dối người dân để có miếng ăn…Tôi thật sự phát tởm trong các cuộc họp kín nội bộ, lãnh đạo không cần che dấu mà nói toạc ra là chúng tôi phải làm hết mình để giữ vững chế độ vì chỉ có chế độ này mới trọng dụng người như chúng tôi…
(Trích) – “Thư xuân gửi đội quân 47 và toàn thể dư luận viên” : Cộng sản Hà nội vừa tung thêm một đạo quân gồm 10.000 ” dư luận viên” được mệnh danh là đội quân 47 . Dù trước đó đã có cả hàng trăm ngàn dư luận viên ăn cơm dân, bảo vệ Đảng mà vẫn không đủ bởi vì tất cả cái độc tài sắt máu và gian ác, buôn dân bán nước của Cộng sản Việt nam đã lồ lộ, không còn cách nào có thể che đậy được nữa. Lại còn có cả những đoạn video thu hình, thu thanh những sự dã man tàn bạo, sự hối lộ tham nhũng, cướp đất cướp nhà của nhà cầm quyền, của bọn công an, quân đội , sự vi phạm nhân quyền trong các vụ xử án bất công của các tòa án giả hình, cả sự đấu đá nội bộ kinh hồn của đảng, sự vô pháp và bất nhân của bọn “cờ đỏ” xúc phạm tôn giáo, đánh phá người dân, với đầy đủ nhân chứng, vật chứng, khiến Cộng sản Hà nội không còn đường chối cãi, dù có cả hàng trăm ngàn dư luận viên ngày đêm lo viết bậy, nói bậy, nói ngu và nói gian để bảo vệ đảng, mà vẫn không thể lấp dập được những nhận định chỉ trích đầy xác đáng, thuyết phục của người dân “.
Nói chung cũng tại cái thằng giả mặt xấu như khỉ cô hồn các Đảng có cái tên giống Tàu là Hồ Chí Minh lên làm “lãnh tụ vĩ đại”,”người dẫn đường số một” nên Việt Lam mới bầy hầy nát bấy cà giựt cà giựt như ngày nay.
Hải Vũ nói :”Thôi, hỡi những con người đã không còn chút tình lưu luyến nơi chôn rau cắt rốn của mình, đã rứt tình phủi đít, vẩy tay ra đi kiếm tìm nơi sống khác cho dù trăm vạn lần hơn thì cũng đừng cố tình ngoảnh mỏ chửi rủa nơi đã sinh ra mình, nuôi mình khôn lớn để rộng chân thẳng cánh mà bay được đến nơi xa. ”
Nếu ai vì nặng tình lưu luyến quê hương và không nghiệm kỷ ý chính của tác giả bài chủ thì dễ bị lọt bẫy lối lý luận nguỵ biện ở đoạn comment trên đây của Hải Vũ.
Với tựa đề “Tị nạn giáo dục”, Hoàng Hùng đã làm rỏ quan điểm và nguyên nhân nào đã làm cho nền giáo dục VN phải bị tị nạn là bởi vì đường lối giáo dục một cách vô giáo dục ở VN hiện nay là do đảng CSVN chủ trương, chứ “nơi chôn nhau cắt rốn” nào làm mà ví von vào đây?
Đồng ý Hoàng Hùng đã dùng từ VN, nhưng Túc từ ở VN có nghĩa là HH chửi đám cầm quyền ngu dốt, tham lam, ác độc ở VN, chứ “nơi sinh ra mình” có tội gì mà chửi rủa?
Không cần phải ở hải ngoại tiếp xúc với nền văn minh thế giới, mà mọi người dân ở VN hằng ngày đang chửi rủa các cơ sở giáo dục bòn rút tiền của của dân, thầy giáo tống tiền, tống tình học sinh khi thi cử, và thậm chí hiếp dâm học sinh, sinh viên.
Nó cho thấy đây là “di sản” nền giáo hoang dã được kết tụ từ hang động… Pắc Pó của cáo Hồ để lại.
Đánh động lương tâm bằng từ ngữ “quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn” thì cũng giống như kết tội những người đấu tranh dân chủ là cố ý “lật đổ” nhà cầm quyền.
Cái lối chụp mũ người khác quan điểm hơn nữa thế kỷ nay vẫn được áp dụng cho thấy VC còn lâu mới theo kịp thế giới.