LTS: Dưới đây là bài phát biểu của nhà thơ Hoàng Hưng tại bảo tàng SAO ROQUE LISBON ngày 18/10/2019 nhân tuần Văn Hóa Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bồ Đào Nha. Ác mộng hay nỗi đau của ông không phải của riêng ông, không phải của riêng thế hệ ông mà của hàng triệu người Việt Nam, của nhiều thế hệ.
————————————
Trước hết, tôi xin cảm ơn Santa Casa da Misericordia de Lisboa, là đơn vị tổ chức Tuần Văn hoá Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đào Nha, đại diện là bà Margarida de Montenegro; bà Teresa Morna giám đốc bảo tàng Museu de Sao Rocque, nơi cho chúng ta gặp mặt; bà Thuy Tien de Oliveira, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Bồ người đã góp nhiều công sức cho sự kiện; hoạ sĩ Manuella de Oliveira, tác giả một phụ bản mỹ thuật của cuốn sách thơ “Ác mộng-Nightmares”; các bạn tôi từ Canada và Pháp, GS – nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng… tới đây để động viên tôi… Và xin cảm ơn tất cả quí vị có mặt tại đây để nghe tôi tâm sự.
Trong hơn 1000 đêm ở các trại giam và trại cải tạo của Việt Cộng, ít có đêm nào tôi không ác mộng. Một mặt tường đậu kín những con chim đen. Bảy mặt trời vần vụ trên cánh đồng hoang mà tôi đi lạc. Một lưỡi rìu mài vào cái đầu mình. Một con cá vàng đồ sộ bị mắc vào tấm lưới mênh mông… Rồi rất nhiều đêm sau khi ra tù, ác mộng vẫn tiếp tục đi vào giấc ngủ: lúc này là bị săn đuổi, bị bắt lại, lại thấy mình trong trại tập trung… Tỉnh dậy, áo đẫm mồ hôi.
Trong cái “mùa Địa ngục” – dùng chữ của Rimbaud – ấy, Thơ là Thiên thần cứu rỗi. Những ác mộng đã được ghi lại thành thơ. Đó là những phác thảo thơ, những đoạn thơ, có cả những bài thơ trọn vẹn đã “vụt hiện” trong óc trong 39 tháng tù, không được phép ghi lại bằng giấy bút nhưng đã khắc sâu trong lòng. Sau khi ra tù tôi chép ra và hoàn chỉnh, và bổ sung bằng những bài thơ “hậu chứng” của nhà tù, ác mộng của kẻ không dễ dàng trở về đời sống bình thường.
Tôi quyết định phải tìm cách công bố những cơn ác mộng sản phẩm của nhà tù, để tự giải thoát khỏi chúng.
Một vài bài thơ đã được công bố nhờ sự dũng cảm của nhà vài xuất bản, và đã gây tiếng vang trong dư luận, bản dịch cũng được hoan nghênh ở Pháp, Mỹ. Nhưng toàn bộ tập bản thảo “Ác mộng” gồm 30 bài thơ thì bị các NXB Việt Nam từ chối nhiều lần, chỉ có thể công bố trên mạng (website talawas của các nhà văn Việt Nam sống tại Đức).
Cuối cùng, tập thơ song ngữ “Ác mộng- Nightmares” (bản tiếng Anh của các nhà thơ-dịch giả Trịnh Y Thư, Nguyễn Đức Tùng) gồm 33 bài cũng được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2018, với lời giới thiệu của Ellen Bass, đương kim Chancellor of the Academy of American Poets.
Đó là một tập “nhật ký bằng thơ” ghi lại trung thực những cảnh sống như dưới địa ngục, những tâm trạng bức bách, hãi hùng, tuyệt vọng của một người tù không án không biết được ngày về. Nhưng cũng có những giây phút ấm lòng vì tình gia đình qua một giấc mơ xum họp, tình quê hương qua một cánh hoa mà gió đưa vào qua song sắt, tình người qua những bài hát của một bạn tù không thấy mặt… Và rồi, đến những ám ảnh dai dẳng của người cựu tù trong cuộc sống hậu nhà tù, luôn cảm thấy sau lưng có con mắt theo dõi, nghẹn ngào như con chó phát điên vì không thể cất lên tiếng nói.
“Thơ tù” của tôi đã nhận được nhiều bình luận. Xin đơn cử ý kiến của ba nhà thơ Việt Nam, Mỹ, Pháp:
Một tập thơ căng mọng sự thật. Mỗi chữ mỗi dòng đều từ sự thật mà ứa ra, bật ra, bung ra. Những con chữ vỡ, nổ… Đó là nỗi trằn trọc, băn khoăn, day dứt vào nửa cuối thế kỷ XX mà sau hai cuộc tổng chiến khủng khiếp, tưởng là sau những Postdam, những Nuremberg, Paris, những Genève… sẽ yên ổn cả, hoá ra… Chao ôi! Nỗi quằn quại của đời anh, ngòi bút anh đang nói với chúng ta đôi điều mới lạ về số phận con người.
Hoàng Cầm
Nhà thơ trong nhóm cầm đầu phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm ở Việt Nam
Đọc bản dịch các bài thơ của ông, tôi rất xúc động vì những xúc cảm về sự lạc lõng và mất mát trong đó. Chắc là cả thế giới chúng ta đã đi đến cùng một chỗ đắng cay như thế.
– Robert Creeley
Chancellor of the Academy of American Poets 1999
Điều mà tôi yêu trong các bài thơ của Hoàng Hưng, đó là ông đã phục dựng cái thực tại khách quan, bên ngoài thông qua lăng kính của tinh thần, của cái thực tại bên trong, chủ quan, mộng mị và nhạy cảm. Cho nên trong thơ ông có những ghi nhận chính xác về các sự vật, nơi chốn hay biến cố, nhưng những cái đó truyền đạt tới chúng ta đã được phóng đại, biến dạng, sửa đổi bởi những gì mà tác giả nhìn thấy và bởi những gì rung lên trong ông.
– Marie Etienne
French Poet, Editor of Aujourd’hui Poeme
***
Tôi biết câu hỏi sẽ được quí vị đặt ra là: Chuyện gì đã dẫn tôi tới nhà tù trong khi tôi đang là một nhà báo của nhà nước?
Muốn hiểu câu chuyện, cần hiểu sơ lược đường lối văn hoá của Đảng CSVN từ khi họ nắm quyền ở miền Bắc VN (1954) và trên cả nước VN thống nhất sau 1975.
Sau khi đuổi được người Pháp và nắm quyền trên miền Bắc VN, chính quyền VNCS có một thời gian ngắn theo gương Trung Hoa CS cho phép “trăm hoa đua nở”, để cho trí thức văn nghệ sĩ lên tiếng tương đối tự do trên những tờ báo tư nhân. Đó là hậu quả của thời kỳ “giải Stalin” và đường lối “chung sống hoà bình” của ĐCS Liên Xô. Nhưng rất nhanh chóng, cũng theo đuôi Trung Cộng, đường lối ấy của ĐCS VN chấm dứt với cuộc đàn áp tập san “Giai Phẩm” (Belles Lettres) và báo “Nhân Văn” (Humanism), để sau đó nhà nước áp đặt triệt để hệ tư tưởng Marxist-Leninist nhưng thực chất là Stalinist, Maoist lên toàn xã hội, theo đúng mô hình của chủ nghĩa “toàn trị”.
Các nhà văn trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị tước quyền công bố tác phẩm.
Tuy nhiên, họ vẫn âm thầm sáng tác, và tác phẩm của họ – những bài thơ được kín đáo lưu truyền trong những người hâm mộ. Hoàng Cầm là một nhà thơ được yêu mến nhất trong số đó. Tập bản thảo chép tay của ông được truyền tay suốt hơn 20 năm (từ 1960 đến 1982). Sau khi có những người Việt ở nước ngoài đầu tiên được phép về thăm quê hương, một số bài thơ trong bản thảo của Hoàng Cầm được đưa ra công bố ở nước ngoài, khiến nhà cầm quyền Việt Nam giận dữ. Một tấm lưới bí mật được an ninh giăng ra xung quanh Hoàng Cầm. Tôi đã tình cờ sa vào đó khi đến xin ông một bản chép tay tập thơ. Họ bắt tôi với tội danh “lưu truyền văn hoá phẩm phản động”.
Chẳng may cho tôi là từ việc này, an ninh phát hiện trong nhà tôi những phác thảo thơ trong nhật ký mà họ thấy là “phản động gấp 100 lần” thơ Hoàng Cầm. Đó là những đoạn văn vần thể hiện sự hoài nghi về tương lai đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã nảy nở trong tôi ngay từ những năm 1970 với kết luận cay đắng:
Vâng
Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn
Sự nặng nề ngu độn của các anh
Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển
Đó là lý do thật sự khiến cho tôi, một nhà báo của “Nhà nước”, bị “tập trung cải tạo” cùng với hằng vạn sĩ quan, công chức của chế độ Sài Gòn thất trận sau cuộc nội chiến Bắc-Nam 1954-1975.
Đàn áp tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, luôn luôn là quốc sách của các chế độ CS. Lý do đơn giản là: Nhà cầm quyền CS thấu hiểu tác động lớn lao của việc truyền bá tư tưởng qua báo chí và văn học nghệ thuật. Bản thân các đảng CS khi chưa nắm quyền đã tận dụng sự tự do báo chí trong xã hội tư bản, thậm chí ngay cả trong xã hội thuộc địa của các nước tư bản, để tuyên truyền cho cuộc cách mạng của mình. “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” đã là một tuyên ngôn của nhà lãnh đạo CSVN thời đó. Cho nên, khi nắm được chính quyền, việc đầu tiên của họ là nắm độc quyền tuyệt đối về báo chí, xuất bản, để ngăn chặn mọi suy nghĩ trái đường lối của Đảng dù là nhỏ nhất, xa xôi nhất.
Ở Việt Nam, những vụ án về văn hoá văn nghệ gây chấn động dư luận đã được thi hành một cách hữu ý, nhằm cảnh cáo tất cả những ai có mầm mống phản kháng chớm nở trong đầu. Đó là những vụ án: báo Nhân văn-Giai phẩm, “Nhạc vàng” (kết án những người hát loại ca khúc tình yêu không mang tính cách mạng), tập thơ Hoàng Cầm … Từ khi Internet trở thành phương tiện lan truyền các ý tưởng tự do, VN đã thực hiện hằng trăm vụ bắt bớ, xử án nặng những người phát biểu chính kiến của mình trên mạng, và gần đây đã ban hành luật An ninh mạng với mục đích hợp pháp hoá việc đàn áp quyền tự do tư tưởng trên mạng. Việc này gây ra một tâm trạng tiêu cực trong xã hội: dường như ai cũng thấy mình là “tù nhân dự bị”, như thể hiện trong một câu thơ của một nhà thơ vốn trung thành với Đảng:
Tất cả chúng ta
Đang chờ bị bắt…
Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, suốt nửa thế kỷ qua, đã ra đời không ít tác phẩm viết về trải nghiệm nhà tù và hậu-nhà tù của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Xin chỉ kể vài cái tên. Tập thơ “Hoa địa ngục” của Nguyễn Chí Thiện, việc ông mưu toan đưa nó vào Sứ quán Anh ở Hà Nội đã khiến ông bị tù lần thứ hai và sau đó lưu vong sang Mỹ. Tiểu thuyết “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn đã bị thu hồi và nghiền thành bột giấy ngay sau khi phát hành.
Cũng như “Ác mộng” của tôi, các tác phẩm trên cũng như những tác phẩm gần đây của các tù nhân lương tâm trẻ tuổi như Phạm Thanh Nghiên cùng với nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam lưu vong viết về nhà tù Việt Cộng chỉ có thể xuất bản ở nước ngoài (như hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên ở Pháp, hồi ký “Đại học máu” của Hà Thúc Sinh ở Mỹ).
Tuy nhiên, gần đây, việc “tự xuất bản” và lưu truyền không chính thống các tác phẩm loại này ngày càng phổ biến ở Việt Nam, mới nhất là tập thơ “Thương ơi là thương” của tù nhân chính trị nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức.
Hôm nay, được có cơ duyên giới thiệu với quí vị những bài thơ “Ác mộng” của bản thân, tôi xin thưa với quí vị rằng: những cơn ác mộng của tôi chỉ là một phần rất nhỏ trong cơn ác mộng lớn kéo dài đã hơn một thế kỷ của người dân Việt Nam, từ thân phận nô lệ dưới chế độ thực dân Pháp đã trở thành tù nhân của một chế độ toàn trị của chính người bản địa, đúng như trong một ý thơ của một nhà thơ Ba Lan thế kỷ 19 mà tôi đã nhắc lại trong nhật ký từ năm 1970:
Họ tháo cho ta cánh tay xiềng xích
Rồi đem xiềng xiềng chặt óc tim ta
Xin cầu cho mọi xiềng xích gãy nát, mọi ác mộng tan biến trong ánh sáng của Sự Thật và Tình Thương. Đó là ước mong và lời nguyện cầu của tôi hôm nay, dưới mái nhà của Thượng đế nhân từ.
Museu Sao Roque, Lisbon, 18/10/2019
——————————
Bản Anh ngữ:
NIGHTMARES OF MINE AND NOT ONLY MINE
Hoàng Hưng
First of all, I would like to thank Santa Casa da Misericordia de Lisboa, organizer of the first ever Week of Vietnamese Culture in Portugal, represented by Mrs. Margarida de Montenegro; Mrs. Teresa Morna, Director of the Museu de Sao Roque, host of this meeting; Mrs Thuy Tien de Oliveira, President of the NamPro (Association of Vietnam-Portugal Friendship) for her great contribution to the event; the Painter Manuella de Oliveira, the artist who created one of the artworks printed in my book; my dear friends from Canada and France including Prof and Writer Nguyen Manh Hung including Prof and Writer Nguyen Manh Hung who came to encourage me … And thank you all, coming here to listen to me.
During more than 1000 nights in various jails including the so-called “re-education camp” of Việt Cộng (Vietnamese Communists), very few of my nights passed without a nightmare. A façade covered with black birds. I got lost amidst seven suns swirling above a wild field. An axe filing my head. A huge gold fish captured in an immense net… And after the prison time, nightmares still pervaded my sleep, they were fearing scenes such as being chased, being arrested again, finding myself in a re-education camp again… My shirt soaked with sweat when I woke up.
In that “season of Hell”, in Rimbaud’s words, my saving Angel was Poetry. Nightmares had been caught in poetry. There were drafts of poems, stanza of verse, even complete poems “flashing out” in my mind through 39 months of prison. Without paper and pen, I engraved them in my heart. Released from prison, I began to write them down, completing the drafts and adding the poems that were written after my time in prison, the nightmares of a man facing difficulties for rehabilitation in the ordinary life.
Some of them had been published with great public acclaim in Vietnam thanks to the courage of the publishers; their translations were welcomed in France and the US. But the total manuscript of “Nightmares” with 30 poems have been rejected many times by Vietmamese publishers, and I had a sole chance to publish them online (on the website “talawas” run by some Vietnamese writers and intellectuals living in Germany).
And eventually, the complete bilingual poetry book “Ác mộng – Nightmares” (Vietnamese and English version by Vietnamese-American poet Trịnh Y Thư & Vietnamese-Canadian poet Nguyễn Đức Tùng) was published in the US last year, with a foreword by Ellen Bass, the Chancellor of the Academy of American Poets.
The book can be seen as a “diary in the form of verses”, in such a way that it truthfully re-created the scenes of a real hell, the states of the mind of a prisoner, his feelings of repression, panic, desperation… But there were also warming moments, from the love for family through a dream of re-union, from the love for the country imported through cell bars in the wings of fragile petals, from the love for humanity in the songs of an invisible jail mate… Last but not least, it records the persistent obsessions of a former inmate who feels an eye persuing from his back, who is choking like a dog going mad for unable to talk in human language.
My “nightmares” poems have had received a lot of comments from different countries. I would like to mention here just a few from those: a Vietnamese, an American and a French poet.
A book of poems brimful with truth. Every word, every line is coming, is sprung out of the truth. The syllabes broken, explosed… That is the anxiety, the irritation of the second half of XX century, when the humanity have thought that after two total wars, after the trials in Potsdam and Nuremberg, after the peace conferences in Paris, in Geneva, there will be all peaceful… It turns that… Helas!… With the writhing of his life, Hung’s pen talked to us some new things about the human condition.
Hoàng Cầm
Vietnamese poet, leader of the democracy movement of writers & artists in 1950’s
Reading the translations of your own work, I am very moved by the insistent feelings of displacement and loss – it must be our whole world has come to that same bitter place.
Robert Creeley
Chancellor of the Academy of American Poets 1999
Ce que j’aime, dans les textes de Hoang Hung, c’est qu’il restitue le reel objectif, exterieur, a travers le prisme de l’esprit, du reel interieur, subjectif, onirique et sensible. Il y a donc dans ses poemes des notations precises sur les objets, les lieux ou les evenements mais elles nous sont transmises amplifiees, deformees, corrigees par ce que vit l’auteur et ce qui vibre en lui.
What I love in Hoang Hung writings, is that he restitutes the real exterior objective, through the prism of spirit, of the interior, subjective, oniric and sensible. There are then in his poems precise notations of objects, places or events, but they are transmitted to us as amplified, deformed, corrected by what the author lives and what is vibrating in him.
Marie Etienne
French Poet, Editor of Aujourd’hui Poeme
…
As for the questions about the cause of my imprisonment. How it happened while I was working for the government as a journalist?
To understand the case, you should know something of the cultural policy of the Vietnamese Communist Party since it has taken power in North Vietnam (in 1954) and all Vietnam after 1975.
There had been a short period, when the Vietnamese Communists, following their Chinese big brothers, as a consequence of the “deStalinasation” and “co-existing peacefully” policy of the Soviet Union, allowed “hundreds scholars to raise their voice, hundreds kinds of flowers to blossom”. But very quickly, always following the Chinese, the Vietnamese Communists gave up their opened policy and returned to repression, beginning with the trial of the group “Humanism & Belles Lettres” who were asking for some freedom of art creation and civic expression. Then the absolute imposing of marxist-leninist ideology in the whole social life, that was in fact the establishing of stalinist – maoist totalitarism.
Stripped off their right of publishing, writers of the “Humanism & Belles lettres” movement still created in darkness, and their works were circulated underground among admirers. Hoàng Cầm was the most beloved among them. A poetry manuscript of him went from hands to hands during more than 20 years (from 1960 to 1982). When some Vietnamese who had lived overseas were allowed to visit the homeland, they brought some poems of Hoàng Cầm out the country and published them in France. The fact made Vietnam authorithy angry, and a secret net was spread around Hoàng Cầm’s home. I had unfortunately fallen in the net when coming to ask him for a handwriting copy. I was then arrested and accused of “circulating a counter-revolutionary literary work”.
My bad luck went so farther, when policemen came to my home searching more evidence for my punishment, and they found there several drafts of poetry in my notebook that they considered “more reactionary than Hoàng Cầm poems by 100 times”. In fact, my verses expressed a suspicion for the future of my country in its way of socialism, the suspicion had sprung up in my mind back in 1970, resulting in the lines as follow:
Yes Sir
We are crossing our arms and closing our eyes, sitting here to see
Your heaviness and ignorance
Will slowly sink the ship towards the sea bottom.
I had been impregnated with such so bad thinking for too long time, since very young, the policemen concluded. And that was the true cause driving me to the re-education camp along with ten of thousands officers and officials of the South, after the Communist victory in 1975.
Repression of the freedom of thinking and expressioning is always the vital policy of the Communist regime. The cause is simple: The Communist authority has an insight of the big effect of propaganda via the mass media including literarure & art works. They have themselves abused that exact freedom in the capitalist societies, even under the colonisalist regime, to fight for their revolution. “Let us use the pen as a tool to change this regime” was a verse by a leader of Vietnamise Communist Party in the era of its struggle against French colonialism.
Therefore, after taking over the power, the first act of the Party is to hold up the absolute monopoly of the press and publication, for the sake of preventing every germ of thinking that contradicts the Party’s politics.
In Vietnam, the sensational trials of literature & arts have been planned and realized willingly to discourage any smallest idea of opposition. Those were the trial of Humanism & Belles-Lettres press, that of “Yellow music” for the singers of love songs considered weakening the revolutianary spirit of the population, and that of Hoang Cam poems that was my case… Since the Internet became the powerful media for viral ideas of freedom, Vietnam has done hundreds of arrests and given heavy sentences to the online voices of democracy, and last year, promulgated the Law of Internet Security to legalize its repression of liberal bloggers and facebookers. All in all, the result is a grey mooding over the whole society. Many found himself or herself a “preparatory prisoner”, as expressed in a verse of a poet who is considered pretty “loyal” to the Party:
All of us
Are awaiting
For being arrested
But, in such circumstances, in more than a half century, Vietnamese writers gave birth of several works of prison and post-prison experience. To cite some famous works. “Flowers from Hell” by the poet Nguyen Chi Thien, written of his first imprisonment; his attempt to bring the manuscript into the British Embassy gave him the second time of prison term and eventually a lifetime exile. “Tale of the year 2000”, a novel by the writer Bui Ngoc Tan has been revoked immediately after publishing and ground into powder.
Same as my “Nightmares”, the above mentioned books only found the chance of publishing outside the country, as well as works of former officers and officials of the Southern regime written their true experience, namely “Night at Midday” by Vu Thu Hien in France and “The Bloody University” by Ha Thuc Sinh in the U.S.
However, recently, we witnessed the phenomenom of underground “self-publication” and circulation that became more and more viral, the most renowed is the poetry book “Such the Love and Compassion” (“Thuong oi la thuong”) by the most famous political prisoner Tran Huynh Duy Thuc.
Today, I am so happy to have an opportunity to talk about my “Nightmares” poems, I would like to say that: my nightmares are just a very small part of the whole colossal nightmare of the Vietnamese people, that last for more than a century, from the slave condition in French colonialism to prisoners of the totalitarism of their own compatriots. The same condition that a Polish poet had written in a verse that I repeated in my notebook in 1970:
They dismantled the chains off our arms
Then put chains around our brains & hearts
…
May all chains broken, all nightmares dissipated in the light of Truth and Compassion. That is my wish and my prayer today, under the roof of our merciful God.
Trích câu thơ trong bài viết trên
“Tất cả chúng ta
Đang chờ bị bắt…”
Hãy để mùa hè yên nghỉ. Một bài thơ khác của Hoàng Hưng.
“Nhưng mùa hạ đã ra đi
Chân trời xa không ngấn nắng”
(Hoàng Hưng)
Nói đến mùa hạ là nói đến biến cố 30 Tháng 4, 1975. Ta sẽ không để mùa hè nghỉ yên. Ta sẽ mang một chế độ VNCH trở lại, mang chân lý và ánh sáng, nắng ấm cho VN. Sẽ không ai còn phải chờ bị bắt cho nhân quyền tự do.
“Sao em làm lòng ta đau
Nhớ ngọn lửa hè đã tắt”
(Hoàng Hưng)
Lửa hè của VNCH cho VN chưa bao giờ tắt.
Chúng ta cùng nhau. In solaridity for Việt Nam Cộng Hòa. Cho VN tự do độc lập và nhân quyền.
Have a great day to All.
Hãy để mùa hè yên nghỉ
Đường phố hôm nay mùa đông
Sao áo em mùa hạ?
Những sọc áo xanh cuộn sóng
Em mang trên ngực biển đầy
Biển những ngày hè đẹp lắm
Ngày nào tìm biển ta say
Nhưng mùa hạ đã ra đi
Chân trời xa không ngấn nắng
Sao em còn mang áo mỏng
Có còn mùa hạ nữa đâu
Sao em làm lòng ta đau
Nhớ ngọn lửa hè đã tắt
Chắc biển ngoài kia cũng xám
Lạnh co những sóng rộng dài
Ngực em cao làm tức ngực
Hãy chôn dưới lớp áo dầy
Đường phố hôm nay mùa đông
Hãy để mùa hè yên nghỉ.
Hoàng Hưng
Mua Ha Con Dau – Hoàng Hưng=Phú Quang-Thanh Long bass
https://www.youtube.com/watch?time_continue=22&v=4giNwjdG8bI
Giã biệt
Tôi lại quay trở lại
Thế giới bốn thước vuông
Có ăn ngủ ỉa đái
Có giận hờn ghen tuông.
Xa lạ quá mất rồi
Phố xá như trong mộng
Người trên đường như nộm
Cứ trân trân nhìn tôi.
Cả em nữa em ơi
Như thuộc về cõi khác
Hụt hẫng phút hàn huyên
Anh ôm em ngơ ngác.
Và xin em chớ giận
Khi nhìn thấy gói quà
Anh muốn ngay lập tức
Quay lại chỗ vừa ra
Để run run mở gói
Hau háu mắt bạn tù
Đêm nay là đêm hội
Cơm muối trắng như mơ.
Thôi em về đi nhé
May em không khóc oà
Quay lưng con bỗng thét
Giờ mới nhận ra cha.
Anh cúi đầu bước vội
Thầm nói em đừng chờ
Tôi lại quay trở lại
Thế giới của tôi đây
Em chỉ là giấc mộng
Bên trên khối mộ dầy
Hoàng Hưng
Tìm ra trang này, xin được chia sẻ:
http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/HoangHung/HoangHungAcMong.htm
Nam Dao giới thiệu
Ác Mộng của Hoàng Hưng
… để nhớ cơn oan nghiệt đổ xuống đời dăm người, tội danh là thơ, yêu và làm, mặc cho sống hay bắt chết. Và có tù trong hoặc tù ngoài thì vẫn cứ giữ một nhân cách, là những nhà thơ đích thực
ND