Là nhà văn, tôi đọc nhiều, viết nhiều, từng nhiều lần phả hồn vào mỗi câu chữ giúp những câu chữ chân tình, mộc mạc có thần khí và hồn cốt cao quý, thâm sâu hơn. Làm nghề gì có chân dung của nghề đó , vì vậy tôi rất thích một nhận định vô cùng súc tích của một tác giả bậc thầy trong làng thơ Việt Nam:“Thơ là những âm tiết nở ra từ trái tim”.. Đọc bài “tự lòng” của Bình tôi càng tâm đắc với nhận xét tinh tế của bậc thầy nói trên, đơn giản vì những âm tiết nở ra từ cõi lòng sâu thẳm với quê hương, đất nước trong thời mạt vận cộng sản của Bình thật sự da diết , đầy nghĩa khí, hàm chứa bao sự suy tư, nỗi trăn trở, dằn vặt…Đọc đi đọc lại bao lần không biết chán.
Phận trời sanh trong nước non này
Trưởng thành trai trí tận trời mây
Kiếp số nổi trôi trong đời loạn
Nhìn đời rơi lệ viết nơi đây
Cả bài chỉ là thơ mặt phẳng, là hiện thực tả chân nhưng có sự rung động sâu xa. Cái thần, cái tài ,cái tình, xuất hiện trong mỗi câu mỗi chữ , lan tỏa nồng nàn tận cuối bài, cụ thể trong câu này : “Trưởng thành trai trí tận trời mây” Trong khi mọi người trưởng thành khác, dù là trai hay gái chỉ mong yên phận, cả đời làm “giá áo túi cơm” cho mình và gia đình nhỏ :
“Hạnh Phúc đựng trong một tà áo hẹp .
Giấc Mơ con đè nát cuộc đời con”
( thơ Chế Lan Viên)
thì Bình chọc trời như chim báo bão lên tít tận trời mây, cho dù dưới chân là vực thẳm, trước mặt là vách đá cheo leo…Để chiếm lĩnh được không gian bao la, Bình phải mạnh hơn bão tố , nếu không may phải gãy cánh ngang trời mỗi khi gặp bão, cũng là một cú ngã đầy màu sắc, ấn tượng, để rồi sau khi dưỡng thương lại tiếp tục hướng tâm trí mình tít tận trời mây, không bao giờ chịu bò sát đất như giun hay quên mình là loài có cánh, đồng nhất mình với lồng sắt, nan tre hoặc vào ra quanh quẩn như bầy vịt, ngan …Cái thần, cái tài, cái tình còn lan xuống tận câu cuối khi Bình tâm sự : Nhìn đời rơi lệ viết nơi đây
Nước mắt đâu phải là nước lã mà kết tinh từ sự mặn mòi, day dứt lắm, đặc biệt là nước mắt nam nhi – vốn không dễ dàng rơi lệ như những nữ nhi thường tình khác.
Giải thích cho sự “rơi lệ” của một Nam nhi đại trượng phu như mình, Bình nặng lòng viết tiếp :
Thương đồng bào mình vận nổi trôi
Thương những mảnh đời đầy tăm tối
Thương người yêu nước trong tù ngục
Thương đất trời Nam tan nát rồi .
Phận dân nghèo như những cánh bèo dạt trôi trong xoáy nước, nơi vật giá leo thang, cứ mỗi ngày lại “bù giấy vào lương, bù rơm vào thóc, người nghèo thì khóc, kẻ ác lại cười”. Sống ngay mảnh đất của tổ tiên cha ông mình mà cuộc đời mỗi người , mỗi ngày thêm khốn khó, đặc biệt là thân phận dân oan mất đất, mất nhà , vật vờ, nổi trôi không biết đến bao giờ ? Thậm chí nhiều tiếng nói thống khổ phải cất lên:
Khổ ba họ, khó ba đời.
Tả tơi suốt kiếp làm người Việt Nam.
Người yêu nước cất lên tiếng nói phản kháng thì bị giam thân trong ngục tối…Một xã hội không có sự phản biện, phản kháng có khác gì một xã hội chết ? Dẫu chưa tới tận cùng của sự chết, cái chết cũng đang dần tan nát, lụi tàn vì thể chế độc tài, vô luân do đảng lãnh đạo . Đời tàn, cảnh sắc cũng điêu linh, hoang phế vì lũ lãnh đạo liên tục cắt đất, bán biển, đảo , đặc khu và tài nguyên thiên nhiên cho Tàu .
Thương dân, hận kẻ hại dân là sự tiếp nối hết sức hợp lý trong tư duy của một người có nghĩa khí như Bình. Chỉ vì những kẻ cầm đầu ngu xuẩn, dốt nát, hội tụ đủ bốn tiêu chuẩn của thời cộng sản : “Nhất dốt, nhì tham tam ngông, tứ độc” coi dân như súc vật trong chuồng, thu thuế như vặt lông, chỉ cần làm cho vịt bớt kêu. Chính những kẻ lãnh đạo mê chấp, cùn nhụt mà tưởng mình vĩ đại, sắc bén , làm hại cả giang sơn, đất nước khiến trăm dân đói khổ, nhà nhà lầm than là lý do Bình nặng lòng tố cáo:
Hận kẻ tay sai bọn bán nước
Hận kẻ tàn phá quê huơng ta
Hận kẻ lừa người dối trời đất
Hận kẻ đàn áp nhân dân ta.
Khổ tiếp theo, Cái nhìn của Bình xuyên thấu nỗi khổ của dân đen trong thời Đảng trị
Loạn thời lạc thế khổ bi ai
Thế thái nhân gian lắm bi hài
Thay vì vô cảm , thờ ơ như số đông phi cá tính đông như rừng quanh mình , Bình hướng lòng mình theo những bậc đại nhân, đại nghĩa một thời:
Nghĩ cùng thế sự lòng như đốt
Trông suốt nhân tình dạ muốn sôi “
Bình cũng vậy, không những : Thắt lòng chua xót tâm tự ngẫm mà còn bản lĩnh, quyết liệt hơn , muốn đốt cả đời mình bằng cách : Quyết hướng thân mình góp tương lai”
Đọc đến đây,trong tôi trào dâng sự ngạc nhiên, nỗi xúc động về phẩm giá và năng lực của Bình, có cảm giác Bình đã lớn thêm vài chục năm để thu hết toàn bộ nỗi đau dân nước vào lòng , dồn mọi sự hiểu biết ,lẽ sống của mình vào một câu thơ hào hùng đến vậy.
Tiếp theo,Bình khai tâm, mở trí cho thế hệ hậu sinh như mình
Nhị thập niên sanh chất trong lòng
Thất phu hữu trách luyện tâm công
20 tuổi đã kịp trưởng thành, thu nhận lẽ đời và sự hiểu biết như một người già cả từng trải, biết mệnh trời, nên chứa chất trong lòng bao nhiêu suy tư sâu lắng, bao ước mong, hoài bão… vì thế câu nói bất hủ của người xưa luôn nằm trong con tim, khối óc Bình: “ Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách (nước nhà dù hưng thịnh hay suy vong , người dân đều phải có trách nhiệm) Trong khi bao người trẻ tuổi “đưa mắt ngó” hoặc “bình chân như vại” bên bàn tiệc trong quán nhậu, hay say sưa trong ván cờ giải trí như lời đảng dặn : “Mọi sự đã có đảng và nhà nước lo”thì Bình tự mình luyện tâm , rèn trí ,tu nhân tích đức để làm những việc có ích cho đời …
Thẹn tài không bì được Công Cẩn
Trí mọn không thể như Tử Phòng.
Cảm giác bé nhỏ trước các bậc vĩ nhân là cảm giác của một người có nhân cách thật sự, cho dù những bậc vĩ nhân đó đã có mặt trước chúng ta cả vài ngàn năm lịch sử. Thế hệ nhỏ tuổi như Bình mấy ai biết đến nếu không chịu dùi mài kinh sử, đọc sách thánh hiền. Bình không những đọc, hiểu mà còn tự lấy làm hổ thẹn vì tài năng, trí tuệ không bằng được họ . Cụ thể Công Cẩn họ Chu, thường gọi là Chu Du hay Chu Lang, sinh năm 175, mất năm 210 sau Công Nguyên, là danh tướng và khai Quốc công thần của nước Đông Ngô, thời Tam Quốc, nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo. Đương thời là người hào kiệt, Tuấn tú có nhiều tài lạ, ngay cả cái chết cũng lạ, còn được người đời truyền tụng bàn tán đến bây giờ.
Tử Phòng tên thật là Trương Lương, sinh năm 250, mất năm 186 trước Công Nguyên, là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán, cùng Hàn Tín, Tiêu Hà giúp Lưu Bang đánh đổ nhà Tần lập ra nhà Hán , được xếp thứ 3 trong số 10 đại quân sự kiệt xuất nhất của thời phong kiến Trung Hoa, trên cả Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn. Người đời còn gọi ông là Mưu Thánh.
Luôn luôn “hữu trách”, dù ở cương vị “thất phu”, Bình khẳng định lại trách nhiệm công dân của mình, đẩy ý nghĩ cảm xúc trong thơ lên cao hơn:
Chất chứa trong tâm bầu nhiệt huyết
Thổi cháy bùng lên ngọn lửa lòng
Thiêu rụi tà gian cùng dựng lại
Chấn hưng dân khí giống tiên rồng
Ý chí mạnh mẽ của Bình được nuôi dưỡng bằng máu huyết họ tộc Huỳnh Đức bao đời, gần gụi nhất là người cha của em :ông Huỳnh Đức Thịnh , sinh 1952, hạ sỹ quan, pháo binh sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cũng vì hoài thai ra em , truyền cho em cả bầu nhiệt huyết, biết căm thù chế độ cộng sản gây hoa cho dân tộc trong đó có gia đình nhỏ của mình, mà ông cũng bị vạ lây. Trong khi Bình bị nhà nước Chẳng- Hề- Xấu- Hổ -Chút -Nào- Vì Ngu kết tội “lật đổ” thì ông :”Đồng lõa và bao che cho các hoạt động của con và bạn bè”, phải lĩnh án thêm 1 năm tù, sau bao ngày tạm tha, quản chế, bắt cóc, hiện vẫn đang lĩnh án tại trại Tân Phú, Đồng Nai, còn gọi là Z30.
Trước đó vì tham gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ông bị bắt đi học tập cải tạo, trở về không chịu nổi cảnh “ Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở vói người ngu nặng mình”, ông bí mật tham gia các tổ chức kháng chiến, rải truyền đơn tố cáo tội ác của nhà cầm quyền và bị bắt, tổng cộng 7 năm…Cũng bởi quá khứ có sức mạnh di truyền mà trong lúc hưng phấn tột đỉnh nhất, ông đã truyền cả hệ ADN của mình cho Bình, giúp Bình từ khi chập chững bước chân đầu tiên vào đời đã buộc phải trở thành người quan sát và chớm vào tuổi dạy thì đã phải “ngậm một khối căm hờn trong tim óc” khi chứng kiến bao thói hư tật xấu của Đảng mà tệ hại nhất- hèn hạ dâng giang sơn gấm vóc của tổ tiên cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để đổi lấy những đồng tiền tệ bạc, bẩn thỉu và một tình hữu nghị viển vông, nguy khốn.
Tình nguyện theo gương cha, đi vào vết chân beo đầy ám khí mà cha, anh và bao người khác đã đi, để đòi lại lẽ công bằng, quyền làm người cho mình và dân tôc, Bình bộc lộ nỗi ao ước khôn cùng của đời mình:
Quốc thái dân an là tâm nguyện
Sống sao không uổng một kiếp người
Hiên ngang bất khuất trong trời đất
Sống làm hào kiệt, chết kiêu hùng.
Trong văn học Việt Nam , đã có nhiều cuộc chia ly giữa bản thân tráng sĩ và gia đình nguòi thân, nhưng chưa có sự chia ly nào day dứt, bi hùng như Thâm Tâm trong “Tống biệt hành”
Người đi ừ nhỉ, người đi thực
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.
Bình cũng đầy tính bi hùng nhưng trữ tình, lãng mạn , sâu lắng hơn:
Nếu một mai này tôi phải đi
Khổ nạn chông gai sinh tử thì,
Cha Mẹ tha lỗi con bất hiếu…
Công ơn dưỡng dục tâm khắc ghi!
Nếu một mai này tôi phải đi
Người thương tôi xin chớ đau lòng!
Kiếp này tôi trọn tình dân tộc
Nợ người kiếp sau sẽ tương phùng…
Người thương của Bình, theo tâm sự của chị Nguyễn thị Huệ- mẹ Bình , có cái tên xinh xắn là Hoa, thường được gọi là bé Bông- chỉ vì quý trọng tư tưởng lớn cũng như tính cách già dặn, từng trải, sớm trưởng thành của Bình mà đem lòng cảm mến, cũng bị lũ mũi thính, tai dài, mõm nhọn làm phiền hết lần này, lần khác. Người cùng mẹ chôn chân đứng đợi Bình tại bến xe Sài gòn suốt ngày 7-7-2018 , lòng hoang mang lo lắng tột cùng khi Bình không trở về như lời hẹn tối 6-7 trước đó. Dưới sự dàn dựng của công an, Bình và hai người bạn đã bị bắt cóc ngang đường lúc 3 giờ sáng, ngay trên xe bus, khi cả nhóm đang trên đường từ khu du lịch Đà Nẵng về Sài Gòn, rồi bị kết án 10 năm tù mà không hề sợ sệt, ta thán…
Viết đến đây, óc tôi hiện lên hình ảnh đức Jesus Christ vác cây thánh giá tuẫn nạn . Chúa nhận cái khổ nạn, cái đau đớn để hiến cho con người niềm vui sống , còn em tự nguyện vác còng số 8 trên thân thể suốt 10 năm trời để hiến cho dân tộc này sự tự do, độc lập, quyền sống…Càng cao cả hơn vì sự hi sinh dâng hiến của em mang bản tính hồn nhiên của tuổi 22. Tuổi mà ít người cùng trang lứa có thể làm được
Khổ thơ kết, sau khi đã tự bộc bạch nỗi niềm, tâm nguyện của mình , em xác quyết:
Đời này hoài bão tấm lòng son
Dù cho nước chảy khi đá mòn
Hồn trao dân tộc nguyện dâng hiến
Chỉ mong ta mất, nước non còn !
Thật không còn gì để nói về viên ngọc quý của thời đại là Bình vào khoảnh khắc này.
Ngày 24-6- 2019, phiên tòa xử Bình diễn ra, trong khi mẹ khóc vì bất lực, yếu đuối , luật sư tìm mọi cách để giảm án cho thân chủ của mình ở phiên phúc thẩm thì Bình gạt đi: -Mẹ đừng tốn tiền vô ích, nhà cầm quyền đã tự quyết định rồi . Còn con ngay từ khi dấn thân vào con đường này, con đã hiểu một chân con đã bước vào tù, chân còn lại trước cửa quỷ môn quan …nhưng sống mà suốt đời làm nô lệ thì cuộc sống đó có ý nghĩa gì? Vì vậy mẹ cũng đừng nghe theo lời phỉnh nịnh, dụ dỗ của họ, đem bằng khen, thành tích trong ngành giáo dục hoặc y tế ra để quỵ lụy, xin sỏ …
Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên ,luôn hàm chứa trong nó sự bí ẩn, tính bất ngờ. Hiện tại đang là thời kỳ đen tối nhất của Việt Nam , nhưng hết cảnh thường sẽ đến cảnh biến. Hy vọng em cũng như rất nhiều tù nhân lương tâm trong các trại tù cộng sản minh định rõ điều này, để một ngày không xa sẽ ngẩng cao đầu bước ra khỏi nhà tù trong tiếng reo hò phấn khởi của cộng đồng, trong vòng ôm của mẹ và “người thương”, chấm dứt nỗi sợ hãi, những bất công vô lý của mọi hoàn cảnh, tình huống trong thời đảng trị.
Sacto, đêm Thanh Bình 28-7-2020
T.K.T.T
Thời Lê – Trịnh, các vua Lê – chúa Trịnh không quê ở xứ Thanh. Thời Lê – Trịnh, các vua Lê – chúa Trịnh phần lớn có quê ở Hà Nam Ninh xứ Sơn Nam. Chúa Trịnh quê gốc là Hà Nội. Hà Nội gốc. Xem bài viết Chủ đề: “tỉnh Hà Nam Ninh là cái nôi sản sinh Vua Chúa Việt.” là đúng, chính xác. Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một “phiên bản” đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh, theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN. Bùi Văn Nguyên lừa đảo viết sách, nói sai. Chùa Hương Tích ở Hà Nội là chùa gốc, là đúng, chính xác. Chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh là Miền Trung lừa đảo viết sách, nói sai. Miền Bắc văn hóa lâu đời. Thanh Nghệ Tĩnh là Miền Trung. Historian. Write. Miền Bắc văn hóa lâu đời. Thanh Nghệ Tĩnh là Miền Trung. Hòa Ái tên gọi Hà Nội Việt Nam, Ái Châu tên gọi Hà Nội Việt Nam, Châu Ái tên gọi Hà Nội Việt Nam. Miền Bắc là Giao Chỉ. Giao Chỉ sau đổi tên là Ái Châu, Tượng Quận. Miền Bắc là Ái Châu, Tượng Quận. Miền Trung là Cửu Chân. Cửu Chân là tên gọi từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Giao Chỉ sau đổi tên là Ái Châu, Tượng Quận. Cửu Chân là tên gọi từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Thanh Hóa là Miền Trung là Bản đồ đúng, chính xác. (Historian. Write.). Tập đoàn An Viên và Tập đoàn Vingroup, Anh em chủ tịch Phạm Nhật Vũ, Phạm Nhật Vượng là Miền Trung lừa đảo viết sách, nói sai, và nhân viên truyền thông, báo chí là Miền Trung lừa đảo viết sách, nói sai. Historian. England. Write.
Cám ơn t/g thông báo về chuyện này! Mẹ Việt Nam Cộng Hòa của con rất linh thiêng, giờ phút này vẫn còn người tranh đấu vì Mẹ. Thật là cảm động!
Ngày trước khi Will Nguyễn bị giam, người thân có đến xin gặp. Tên vi xi cán bộ trại giam ko cho vào với lý do :” Will Nguyễn chưa ký văn bản (nói thế thì tự hiểu là văn bản nhận tội) nên người nhà chưa thể gặp được.”
Một việc như đùa thế cũng nói được. Will có thể dùng chi tiết này để phủ nhận tất cả giấy tờ mà hắn ký trong tù. Vì đó là bị sức ép, bị khủng bố (ít nhất là khủng bố tinh thần)… nên bị buộc phải ký.
Nhưng thực tế ghì Will im luôn, chẳng đính chánh gì. Có lẽ hắn đã tự nhận là hắn cũng phạm tội ?
Lấy từ trang mạng SBS tiếng Việt
Tù nhân lương tâm bị đánh nhập viện và bị biệt giam
Sáu tù nhân lương tâm tại trại Xuân Lộc Đồng Nai trong đó có em Huỳnh Đức Thanh Bình bị đánh đập và biệt giam, và ông Ngô Văn Dũng là một trong hai người khác tại Số 4 Phan Đăng Lưu bị đánh phải nhập viện. Người nhà của họ đang rất lo lắng cho sư an nguy của người thân trong tù.
Updated Updated 15/05/2020
By Mai Hoa
Bà Nguyễn Thị Huệ – mẹ của sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình đang bị giam tại phân trại 2 trại giam Xuân Lộc Đồng Nai, cho biết vào ngày 12/5, sau gần 4 tháng bà mới được thăm gặp con và tđược trại giam cho biết Huỳnh Đức Thanh Bình đang bị kỷ luật nên không thể thăm gặp.
Bà hỏi lý do và nhất định đòi gặp con, sau hai tiếng đấu tranh thì cuối cùng bà được cho gặp.
Khi Bình đi ra bà thấy mặt con bị bầm.
Bà hỏi thăm con, khi Bình vừa kể bị đánh và biệt giam thì liền bị công an trại giam lôi ngay vào trại cắt ngang buổi thăm gặp của bà.
Huỳnh Đức Thanh Bình bị bắt cùng nhóm với “Michael Phuong Minh” Việt kiều Mỹ khi họ dự định tham gia biểu tình chống luật đặc khu và luật an ninh mạng vào ngày 10/6/2018 tuy nhiên họ bị bắt trước khi cuộc biểu tình diễn ra.
Huỳnh Đức Thanh Bình bị kết án 10 năm tù giam 3 năm quản chế. Cha của em là ông Huỳnh Đức Thịnh cũng bị kết án 1 năm tù giam vì tội “Không tố giác tội phạm”.