Trong vài tuần tới, 2 vụ đại án mang gọn tên « Đinh La Thăng » và « Trịnh Xuân Thanh » sẽ được đem ra xét xử, theo lệnh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Ban phòng chống tham nhũng trung ương, theo phương châm « khẩn trương, tích cực, triệt để, theo đúng luật ».
Hai vụ án này liên quan chặt chẽ với nhau, cả 2 bị cáo đều thuộc bộ Công thương – là bộ đồ sộ nhất do các bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Thương nghiệp, Ngoại thương sát nhập – lúc ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng.
Hai bị cáo cùng giữ vị trí cao nhất trong Tổng công ty dầu khí PVN một thời gian dài, Tổng công ty to lớn nhất, từng mang lại cho ngân sách những khoản tiền lớn nhất trong một thời gian dài, được coi là con bò sữa béo mập nhất của nền kinh tế, nhưng về sau đổ đốn thành công ty tội phạm to lớn nhất, nhiều cán bộ cấp cao bị truy tố, tạm giam chờ ngày xét xử. Số bị cáo 2 vụ này đã lên đến trên dưới 40 người, làm tổn hại, thất thoát lên đến hàng vài trăm nghìn tỷ đồng của đất nước, liên quan đến hàng loạt ngân hàng tư và ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ 2 vụ án này rất đồ sộ, bao gồm hàng nghìn nghị quyết, thông tư, chỉ thị, thông báo, báo cáo, thống kê, kế toán, kết toán, các văn kiện ký kết, chứng từ, biên nhận, biên bản, các cuộc họp, bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận, thư riêng, thư điện tử, các vật chứng, nhân chứng… cho nên việc xử có thể kéo dài, theo phương châm « triệt để », xử đến nơi đến chốn, không để sai sót nào.
Hiện nay dư luận nên chú trọng vào những vấn đề then chốt nhất, không để lôi cuốn bởi những vấn đề thứ yếu.
Trong vụ án Đinh La Thăng, vấn đề lớn nhất là xác định số tiền tham nhũng, làm thất thoát công quỹ thực tế lên đến bao nhiêu, có thể thu hồi về bao nhiêu? Và số tiền tham nhũng đã chia cho những ai, bao nhiêu? mất chục nghìn tỷ hay mất trăm nghìn tỷ đồng?
Trong vấn đề trên cần làm thật rõ 1 điểm, đó là việc bán dầu cho các nước từng đợt, từng quý, từng năm là bao nhiêu? Trong mục này cần xác định có hay không chuyện bán dầu cho Trung Quốc với giá cực rẻ (giá một nửa so với các nước khác) với đổi lại là Trung Quốc trả bằng tiền tươi (Nhân dân tệ hay đôla Mỹ), không chuyển khoản qua ngân hàng, để các quan lớn dễ bề chia chác, đưa phong bì kín đáo riêng tư cho nhau.
Vì có một điều chắc chắn là Đinh La Thăng không thể ăn mảnh một mình, mà có chia nhau, với trên, với dưới, có phường, có nhóm. Vậy trong con số này là những ai, tòa án có công tâm cần xác định thật rõ, không để sót, như trường hợp bà Châu Thị Thu Nga đã bị tòa án cắt lời khi định khai rõ số tiền 30 tỷ đồng (bằng 1,5 triệu đôla) bà đưa cho ai để « chạy » được vào quốc hội, đến nay vẫn là ẩn số.
Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh (có tin sẽ xử ngày 10/1/2018), vấn đề số tiền tham nhũng, làm thất thoát bao nhiêu, vào túi những ai, mỗi người cụ thể là bao nhiêu, cũng là một vấn đề lớn, cần làm rõ ràng sòng phẳng, không che dấu, loại trừ một ai, không một ai thuộc vùng cấm.
Vấn đề quan trọng hơn là trước tòa cần làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài bằng con đường nào và trở về nước bằng con đường nào? Cần đi đến kết luận rành mạch rằng Thanh đã tự mình trốn về nước để tự thú hay bị bắt cóc như phía CHLB Đức nhận định?
Theo dư luận CHLB Đức, vấn đề trên đây là cái đinh nóng bỏng của vụ xử án. Đã có hai nghị sỹ Đức (trong đó có ông nghị Martin Patzelt) ngỏ ý định sang Việt Nam chứng kiến phiên tòa cũng là do vấn đề còn tranh cãi này. Vấn đề thông qua hay không Hiệp ước tự do buôn bán với Liên Âu sẽ tùy thuộc vào phiên tòa này. Sau khi TPP thất bại, đây là nguồn thu lợi duy nhất còn lại của Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng kinh tế, tài chính, nợ công chồng chất đến gãy lưng, chưa tìm ra lối thoát.
Đây là 2 vụ xử án đầu tiên trong số 12 đại án sẽ đưa ra xử trong 2 tháng tới. Cũng là cuộc sát hạch quốc gia và quốc tế để xem nền tư pháp Việt Nam đã đổi mới, tiến bộ đến mức nào, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền công minh hiện đại như đã hẹn tiến bộ đến đâu, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã thật sự được đẩy mạnh « tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng luật » hay không, theo lời cam kết, lời hứa danh dự với cử tri của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bùi Tín (Blog VOA)
Đến nay Chính phủ Đức cũng chưa đưa ra được bằng chứng nào nói rằng Chính phủ Viêt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Vậy lão già Bùi Tín còn đặt vấn đề đó ra để đai đi đai lại mãi cái câu chuyện đã cũ ấy làm gì? đừng có bới lông tìm vết, chơi sỏ chơi xấu nhau đâu có dễ.
Bùi Tín nên nhớ cái quy luật Nhân quả muôn đời không bao giờ tha cho bất cứ kẻ nào ngậm máu phun người đâu nhá. Để rồi xem khi xử Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bà Luật sư vô danh tiểu tốt người Đức đó có được hoan nghênh không? hay là lại bị stop ngay từ vòng gửi xe. Chính phủ Việt Nam dân Việt nam không hoan nghênh cái loại chỉ muốn phá hoại sự bình yên của đất nước Việt nam, Bùi Tín đừng mất công vô ích vào vài ba cái việc vô bổ không ai mướn nữa, nhàm quá rồi
Vấn đề chống tham nhũng luôn là vấn đề nóng của toàn xã hội, nhân dân đều mong chờ vào sự kiên quyết trong hành động của các cấp cơ quan chức năng nhưng khi đưa những vụ việc ra thì lại có những kẻ xấu miệng như Bùi Tín hoặc ai kia lại xem đó là đấu đá nội bộ này kia? Theo cách nhào nặn của các báo lề trái, đặc biệt là hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch đang tạo ra những khoảng trống nghi ngờ khi cho rằng ông Đinh La Thăng bị kỷ luật là dấu hiệu phức tạp của việc thanh trừng phe nhóm, hiện tượng suy thoái chính trị tư tưởng của nhân vật lãnh đạo cấp cao… Trong bối cảnh công tác phòng chống tham nhũng đang được đẩy mạnh và xu hướng dân chủ hóa ngày càng được mở rộng, dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngờ liên quan đến vấn đề này. Thử hỏi phải làm thế nào mới là phải cứ đúng theo nguyên tắc theo pháp luật mà làm.
Người dân cần có cái nhìn sáng suốt đối với các luồng thông tin hiện nay. Hiện tại có một số đối tượng lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, phức tạp để có những dụng ý không tốt, gây hoang mang cho người dân và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Chỉ cần TXT lên tiếng tại phiên tòa là : Tôi bị tra tấn ” là tòa án bể đĩa ngay. Còn nếu hắn im lặng ngu ngố thì rõ ràng là bị chích thuốc. Nghe đâu là vị đại diện của Đức xin hỏi TXT một câu lúc xử. Trọng lú có cho hay không thì cũng bể đĩa.