Hai kẻ tội phạm hình sự-Đoàn Thị Hương và Lý Tống

3
Đón Đoàn Thị Hương tại sân bay Nội Bài hôm 3/5/2019

Đoàn thị Hương và Lý Tống đều là hai tội phạm hình sự tại hải ngoại nhưng hai vụ án được hai chính quyền liên hệ đối xử khác nhau: Đoàn thị Hương quốc tịch Việt Nam, phạm tội cố ý gây thương tật cho người khác tại Malaysia bằng phương tiện nguy hiểm (“purposely causing injury” by employing “dangerous means”); Lý Tống quốc tịch Hoa Kỳ, hai lần phạm tội không tặc trên đường bay từ Thái Lan về Việt Nam.

Khi Đoàn Thị Hương mới bị bắt và khởi tố tại Malaysia về tội sát nhân (murder charge), giới lãnh đạo luật pháp Việt Nam nhanh chóng, và nhiệt tình lên tiếng bênh vực qua hai đề nghị: 1-Gửi luật sư sang toà án Malaysia để biện hộ cho Hương. 2-Xin dẫn độ Hương về Việt Nam để xét xử (1). Cả hai đề nghị này cho thấy giới lãnh đạo tư pháp Việt Nam (Liên đoàn luật sư Việt Nam) thiếu hiểu biết về Quốc tế tư pháp, một trong năm ngành luật cơ bản của quốc gia. Thậm chí Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong ngày 12/3 đã gọi điện cho Ngoại trưởng Malaysia, đề nghị Malaysia trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương (2) chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam không không có tinh thần thượng tôn luật pháp và cũng không biết giới hạn của quyền bảo hộ lãnh sự đối với công dân của mình. Quyền bảo hộ lãnh sự (consular protection) sẽ được trình bày dưới đây.

Ở Trường hợp Đoàn thị Hương, bằng chứng hành động đưa hai tay từ phía sau chụp vào mặt nạn nhân đã được video thu lại quá rõ ràng cùng với lời khai của đương sự thì tòa án Malaysia không thể nào hủy bỏ hoàn toàn cáo trạng theo yêu cầu của luật sư biện hộ được. Nhưng cuối cùng Tổng chưởng lý (attorney general) Malaysia cũng đã tỏ sự khoan hồng khi chỉ thị công tố viên thay đổi bằng một cáo trạng giảm nhẹ như mọi người đã biết.

Và cuối cùng với bản án nhẹ, Đoàn thị Hương chỉ bị kết án 3 năm 4 tháng tù đã được trả tự do sớm vào ngày mùng 3/5 do có hành vi tốt trong tù và được cán bộ cao cấp tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia đưa về nước cũng như được đông đảo báo chí nghênh đón như một minh tinh, hay một anh hùng.

Thái độ và hành động của giới luật gia, báo giới và nhà cầm quyền Việt Nam đối với bị can (không còn là nghi can) phạm tội “cố ý gây thương tật cho người khác” hoàn toàn khác biệt với thái độ và hành động của báo giới và chính quyền Hoa Kỳ đối với can phạm không tặc Lý Tống.

Lý Tống

Lý Tống, quốc tịch Hoa Kỳ hai lần phạm tội không tặc, hai lần bị tù, ngoại trừ cộng đồng Việt Nam và cộng đồng người Cuba lưu vong là hoan nghênh Lý Tống như anh hùng chống cộng, dư luận và chính giới cùng chính quyền Hoa Kỳ hoàn toàn im lặng, không lên tiếng can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam và Thái Lan.
Lần thứ nhất năm 1992 Lý Tống cướp máy bay của Hàng Không Việt Nam cất cánh từ Bangkok Thái Lan buộc phi công bay ở độ cao thấp, bay chậm và nhiều vòng trên bầu trời Sài Gòn để anh rải hàng ngàn truyền đơn chống cộng, sau đó anh nhẩy dù ra ngoài và bị bắt, bị kết án 20 năm tù. Nhưng chỉ 6 năm sau, 1998, sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, anh được VN ân xá và trả tự do về lại Hoa Kỳ.

Ngày 11-11-2000, Lý Tống giả dạng là người xin học lái máy bay tại Thailand, và anh lại cướp máy bay này bay về Saigon lần thứ hai thả 50000 truyền đơn chống cộng, kêu gọi lật đổ cộng sản. Khi trở về Thái Lan anh bị bắt, truy tố ra tòa. Trong khi xét xử tội không tặc của Lý Tống, tòa Thái Lan ghi nhận trong cả hai vụ không tặc xuất phát từ Thái Lan, anh không có vũ khí, không nhằm gây thương tích cho ai và cũng không gây thương tích cho ai cho nên chỉ kết án anh 7 năm 4 tháng tù trong phiên tòa xử ngày 25-12-2003. Nhưng sau giảm án, anh mới thụ án 5 năm rưỡi thì được phóng thích năm 2006.

Trong khi Lý Tống đang thụ án tại Thailand, nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu Thailand, sau khi Lý Tống hoàn tất án tù sẽ dẫn độ Lý Tống về Việt Nam về tội vu khống chính quyền Việt Nam và vi phạm an ninh không phận (the territorial security) của Việt Nam. Nhà cầm quyền VN muốn xét xử Lý Tống về tội xâm phạm không phận và đe dọa an ninh quốc gia (invading its airspace and threatening its national security). Mặc dù tòa cấp dưới Thái lan không khởi tố anh về tội vu khống mà xem hành vi của Lý Tống có tính cách chính trị (a political offense), nhưng toà vẫn thấy có đủ lý lẽ để dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. (The Thai lower court in September did not consider the slander charge, deeming it a political offense, but ruled there was sufficient reason to extradite Tong.) Tuy nhiên quyết định của tòa cấp dưới này đã bị tòa phúc thẩm (appeals court) Thailand bác bỏ. Tòa phúc thẩm phán quyết rằng hành động của Lý Tống là 1 vi phạm chính trị chứ không phải một tội phạm hình sự, và Thailand không dẫn độ một người sẽ bị xét xử về các cáo buộc chính trị. Ngoài ra, Thẩm phán Wisarut Sirisingh nói rằng, “việc anh ta làm không gây tổn hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam”. Sau đó Lý Tống được trả tự do.

Trong hai vụ án không tặc xét xử tại Việt Nam năm 1992 và tại Thái lan năm 2000, báo giới, chính giới và chính quyền Hoa Kỳ KHÔNG CÓ MỘT THÁI ĐỘ, TUYÊN BỐ HAY HÀNH ĐỘNG CAN THIỆP NÀO để yêu cầu trả tự do hay giảm án cho Lý Tống.

Trước hết, báo chí Hoa Kỳ chỉ gọi Lý Tống là anh hùng trong cộng đồng Việt Nam (a folk hero) chứ họ không gọi Lý Tống là anh hùng của nhân dân Hoa Kỳ. Kế tiếp, chính quyền Hoa Kỳ chỉ thực hiện quyền bảo hộ lãnh sự (consular protection) đối với Lý Tống, giống như đối với mọi công dân Hoa Kỳ khác, chứ không có một can thiệp nào vượt qua giới hạn đó.

Về Quyền bảo hộ lãnh sự (consular protection), theo Công ước Vienna (Vienna Convention on Consular Relations), điều 36 (Article 36) thì “những người nước ngoài bị bắt hay giam giữ được quyền thông báo không chậm trễ (without delay) quyền thông báo về sự bắt giữ cho các viên chức lãnh sự của quốc gia họ và các viên chức lãnh sự sẽ có quyền thăm viếng, nói chuyện (converse) và trao đổi thư tín (correspond) với họ để thu xếp việc thuê luật sư đại diện pháp lý cho họ.”

Tuy nhiên, quyền này không mở rộng tới các việc 1-cố vấn pháp lý (legal advice) 2-thương thuyết với chính quyền sở tại về sự đối xử đặc biệt (special treatment), tại ngoại (bail) hay trả tự do sớm (early release from prison) 3-Cuộc điều tra hình sự (criminal investigation)

Chẳng những chính quyền, mà ngay cả chính giới Hoa Kỳ (giới Lập Pháp) cũng hoàn toàn im lặng trước cả hai vụ án không tặc của Lý Tống. Chính vì vậy cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đã phải tới gõ cửa văn phòng Dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn. Trước yêu cầu của cộng đồng, Luật sư Trần Thái Văn cũng e-ngại (3). Ông viết “Về lãnh vực chính trị trong dòng chính Hoa Kỳ, tôi đắn đo, cân nhắc rất nhiều về việc nên hay không liên hệ đến hồ sơ Lý Tống. Người dân Hoa Kỳ sẽ đặt câu hỏi tại sao một dân biểu Hoa Kỳ cấp tiểu bang lại đi vận động cho một tù nhân bị kết tội “không tặc” trên không phận quốc tế giữa Thái Lan – Việt Nam.” Hoa Kỳ là một nhà nước pháp quyền và người dân Hoa Kỳ luôn luôn có tinh thần thượng tôn luật pháp (rules of law), họ không thể bênh vực một kẻ không tặc, một hành vi đang bị cả thế giới lên án. Chẳng những vậy, ngay cả giới đại học Hoa Kỳ cũng lên án hành vi không tặc. Trước khi đi Thailand để thực hiện vụ không tặc đầu tiên năm 1992 Lý Tống sắp trình luận án tiến sĩ chính trị học dưới sự hướng dẫn của giáo sư Stephen E. Ambrose tại Đại học University of New Orleans. Nhưng sau vụ không tặc, vị giáo sư này đã từ chối không cho Lý Tống trình luận án tiến sĩ nữa.

Nhưng vì là đồng hương, lại có cùng thẻ căn cước chống cộng (nguyên văn LS Văn viết “căn cước quốc gia”) cho nên từ lương tâm lẫn trách nhiệm, LS Văn đã nhận lời can thiệp vụ xét xử Lý Tống tại Thái lan và ông gọi đây là “Một hồ sơ khó”. Nguyên văn ông viết, “dù không hẳn đồng ý với hành động thể hiện chính trị của Lý Tống, sau nhiều cân nhắc, tôi cuối cùng đã đồng ý vận động can thiệp cho anh. Là một thành viên của cộng đồng tị nạn cộng sản, lương tâm và trách nhiệm không cho phép tôi khước từ lời cầu cứu từ một công dân Mỹ gốc Việt, có cùng một thẻ căn cước quốc gia.” Tuy nhiên ông coi “việc can thiệp này như một việc làm có tính cách nhân đạo và vì tình đồng hương với nhau.” Vì xét thấy không thể vận động chính giới và chính quyền Hoa Kỳ can thiệp hồ sơ Lý Tống trên căn bản pháp lý nên LS Văn đã chọn giải pháp vận động dựa trên tính chất nhân đạo khi liên hệ với các Dân biểu tiểu bang, liên bang và viên chức cao cấp bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Nguyên văn ông viết “Khi đàm phán với các viên chức trên, tôi chia sẻ với họ quan điểm là hồ sơ Lý Tống có tính chất nhân đạo, và lập luận rằng Hoa kỳ không thể tạo một tiền lệ đưa một công dân Hoa kỳ về Việt nam, sau gần 7 năm thọ án ở Thái Lan.” Sau khi tòa cấp cao Thailand hủy quyết định dẫn độ Lý Tống về VN của tòa dưới của tòa dưới và trả tự do cho Lý Tống, ông Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế chi nhánh Thailand (The director of Amnesty International Thailand) Boonthan Verawongse đã hoan nghênh quyết định của tòa này và nói “Hệ thống tư pháp phải bảo đảm quyền của mọi người được xét xử công bằng” (The judicial system must guarantee the people the fair trial.) và ông cũng gọi quyết định này là sự bày tỏ tính độc lập của ngành tư pháp (a welcome display of judicial independence.) 

Sau khi theo dõi toàn bộ vụ án Lý Tống, chúng ta nên nhớ rằng, Hoa Kỳ, kể cả dân biểu Trần Thái Văn, hoàn toàn không can thiệp vào hai vụ xét xử không tặc của Lý Tống mà chỉ can thiệp trong diễn biến thứ ba chống lại quyết định dẫn độ Lý Tống về VN vì việc này trái nhân đạo và cũng trái luật pháp Thailand.

Tóm lại, khác với người dân, báo giới, giới đại học, chính giới và chính quyền Hoa Kỳ, chẳng những giới luật pháp Việt Nam không biết Quốc tế tư pháp là gì; mà nhà cầm quyền Việt Nam còn vượt ra ngoài trách nhiệm và quyền hạn của quyền bảo hộ lãnh sự cũng như không có tinh thần thượng tôn luật pháp khi can thiệp vào quá trình điều tra và xét xử một tội phạm hình sự tại nước ngoài trong vụ án Đoàn thị Hương. Chẳng những vậy viên chức cao cấp tòa đại sứ Việt Nam tại Malaysia còn đưa bị can Đoàn thị Hương về nước trong sự tiếp đón nồng nhiệt của báo giới Việt Nam. Lý Tống không được hưởng như vậy tại Hoa Kỳ.

Việt Nam, một đất nước mà cả chính quyền và báo giới cũng như tập thể luật gia không hiểu biết luật pháp, không có tinh thần thượng tôn luật pháp thì quốc gia đó còn lâu mới trở thành nhà nước pháp quyền như mong đợi và sẽ còn tiếp tục lụn bại trên nhiều phương diện; vì nhà nước pháp quyền là điều kiện cơ bản của mọi cải cách để phát triển đất nước.

Nguyễn Tường Tâm
————————————-
Tham khảo:

1-https://www.bbc.com/vietnamese/39113470
2-https://www.bbc.com/vietnamese/world-47526884
3-https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48019850

3 BÌNH LUẬN

  1. Lý Tống anh Hùng cá nhân ,chẳng làm nên chuyện gì , csvn nó không tuyên án Tử hình vì cha Lý Tống là liệt sỹ của csvn ,còn Trần văn Bá bị tử hình vì Cha của TVB là người chống cộng triệt để Trần văn văn ,it nhất Trần văn Bá cũng là người dấn thân kháng Chiến thiệt ./

  2. Đa phần luật sư ở VN hiện nay giỏi nhất là chạy án , số còn lại là ngồi trên tòa lấy vì để xử theo án bỏ túi .

  3. Em đã dại một lần rồi thì cũng nên sáng suốt hơn cho đời em bớt khổ, không phải tự nhiên mà chúng đón em một cách rầm rộ đến…lố bịch như vậy đâu, vì dù sao thì em cũng là tội phạm, vô tình hay cố ý thì cũng vẩn là giết người. Cái chính yếu ở đây là em đã giết người dùm cho đồng chí, đồng đảng của chúng nó.
    Cho nên sau khi đón tiếp quá…ồn ào như thế thì không ai biết được tương lai của em sẽ đi về đâu? chính trị mà!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên