Mikhail Gorbachev được phương Tây thương tiếc và xem là một chính khách lừng lẫy, một nhân vật đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng sự ra đi của ông đã nhận được phản ứng lạnh lùng ở Nga.
Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, qua đời ở tuổi 91 tại một bệnh viện ở Moscow sau hai năm bệnh nặng.
Anatoly Verbin, một cựu phóng viên gốc Nga của Reuters nhớ lại những năm tháng của Gorbachev với những hy vọng đã tan thành mây khói.
VUI SAO NƯỚC MẮT LẠI TRÀO
Không có từ nào tốt hơn để diễn tả cảm xúc của tôi, cảm xúc của nhiều người trong giới trí thức Liên Xô, khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền và thực hiện những cải cách mà thế giới biết đến như perestroika và glasnost.
Đó là sự hưng phấn khi được giải phóng, có tự do và hy vọng.
Những thay đổi tưởng chừng như không thể tưởng tượng được bỗng chốc trở thành hiện thực, hiện thực đến độ nhiều người vẫn hoài nghi. Bạn biết chưa? Bạn nghe chưa? Bạn đã đọc chưa?…
Bạn có biết nhà bất đồng chính kiến Andrei Sakharov không còn bị lưu đày ở Gorky? Bạn có nghe nói đích thân Gorbachev đã gọi điện thoại cho Sakharov và yêu cầu nhà khoa học trở lại Moscow và tiếp tục “các hoạt động yêu nước”?
Và Sakharov đã làm y như vậy. Ông được bầu làm đại biểu tại Quốc hội, nơi tập hợp đại diện của tất cả 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô, lần đầu tiên được bầu tự do kể từ cuộc cách mạng Bolshevik.
Sakharov đã bước lên bục vào ngày khai mạc trong lúc thảo luận có nên bầu Gorbachev làm người đứng đầu ủy ban thường vụ hay không, dù ai cũng hiểu đó là chuyện đương nhiên. Ông mạnh dạn tuyên bố “Tôi ủng hộ Gorbachev, nhưng ủng hộ có điều kiện.”
Vào ngày cuối cùng của phiên họp kéo dài hai tuần, ông nắm micrô và phát biểu rằng đất nước cần phải cải cách triệt để hơn.
Gorbachev, rõ ràng là lộ vẻ khó chịu, tắt âm thanh nhưng không nhận ra rằng, mặc dù hội trường không còn nghe tiếng nói của Sakharov, phần còn lại của đất nước vẫn nghe được, vì khi đó truyền hình vẫn phát trực tiếp.
Đó là một dấu hiệu nhỏ cho thấy Gorbachev, dù không bịt miệng phe đối lập, vẫn muốn kiểm soát tốc độ và hướng đi của quy trình mà ông đã bắt đầu.
CHẠM TRÁN Ở ĐIỆN KREMLIN
Quay ngược lại thời gian hai năm trước khi đến cuối mùa xuân năm 1991, khi tôi cùng một nhóm nhà báo vẫn bám cứng Gorbachev ở tòa nhà quốc hội bên trong Điện Kremlin. Một số vệ sĩ vẫn đi cùng để bảo vệ ông.
Một người trong nhóm nhà báo chúng tôi đã lớn tiếng hỏi những câu đại loại như: “Mikhail Sergeyevich, có những tin đồn dai dẳng rằng nhiều người xung quanh ngài không hài lòng về những cải cách của ngài và có ý định loại bỏ ngài.”
Tôi chưa bao giờ thấy Gorbachev tức giận đến thế. Gần như muốn nhổ nước bọt, ông phủ nhận những tin đồn và bất kỳ gợi ý nào cho rằng có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo.
Nhưng vào ngày 19 tháng 8 năm 1991, chính những người vệ sĩ đó đã tham gia một cuộc đảo chính khiến Gorbachev bị cô lập ba ngày tại biệt thự nghỉ dưỡng của ông ở Crimea.
Trong ba ngày đó, tôi đang ở Nhà Trắng để tường trình chuyện Boris Yeltsin, đối thủ của Gorbachev, lãnh đạo cuộc đảo chính và đắc cử tổng thống.
Vụ đảo chính nhanh chóng thất bại và Gorbachev quay trở lại để cố gắng lần chót cứu Liên Xô để nước này trở thành một hình dạng nào khác. Nhưng trước cuối năm đó, Yeltsin và lãnh đạo các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã giải thể Liên bang, Gorbachev mất việc.
DI SẢN CỦA GORBACHEV
Ở cấp độ toàn cầu, Gorbachev đã thay đổi tiến trình lịch sử thế kỷ 20 theo hướng tốt đẹp hơn. Ông đóng một vai trò lớn để kết thúc Chiến tranh Lạnh; ông đã không chống lại hoặc sử dụng vũ lực để ngăn chặn sự tan rã của Hiệp ước Warsaw, để yên cho các quốc gia cộng sản Đông Âu đi theo con đường riêng của họ; và ông đã rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan để bớt tốn xương máu một cách vô ích.
Nhưng trên phương diện quốc gia, Gorbachev phần lớn đã thất bại. Những cải cách trong chính sách “perestroika” của ông không thể làm mới và bảo tồn Liên bang Xô viết. Quyền tự do ngôn luận – “glasnost” – mà ông hô hào đã biến mất hoàn toàn đối với công dân của hơn một nửa các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, trước hết là Nga, nơi các nhà lãnh đạo độc tài ít chấp nhận hoặc không dung thứ những người đối lập.
Tôi không thể tưởng tượng được sự dằn vặt của Gorbachev nếu tâm trí ông vẫn tỉnh táo vào ngày 24 tháng 2, khi quân đội Nga xâm lược Ukraine. Ông ấy có thể tự hỏi mình thuộc về nước nào, vì mẹ ông là người Ukraine, và cha của Raisa, người vợ quá cố yêu quý của ông cũng là người Ukraine.
Gorbachev đã thể hiện một phần con người của mình, mà tôi chưa từng thấy trước đây, trong bộ phim tài liệu “Thiên đường” do Vitaly Mansky thực hiện vào năm 2020.
Tướng người mập mạp và đi đứng khó khăn, nhưng vẫn tỉnh táo, ông né tránh khéo léo những câu hỏi hóc búa và tự hào về thành tích của mình – nhưng ông chỉ thực sự sống động khi nói về người bạn tri kỷ.
“Ý nghĩa trong cuộc sống? Không còn nữa,” ông nói. “Có – khi Raisa còn sống.” Sau một vài ly vodka, ông hát nhỏ và nhẹ nhàng bằng tiếng Ukraina trong cảm giác như một dư âm của thời gian hai người còn bên nhau.
CƠ HỘI ĐÃ MỞ, VÀ ĐÃ KHÉP
Trên phương diện cá nhân, tôi vĩnh viễn biết ơn Gorbachev. Trước perestroika, thật vô lý khi nghĩ rằng một người như tôi – một cựu thành viên của đoàn thanh niên Cộng sản Komsomol, con trai của một giảng viên triết học Mác-Lênin – lại có thể làm phóng viên được cấp phép cho một hãng tin phương Tây. Gorbachev giúp tôi có thể sống cuộc sống do mình lựa chọn, chứ không phải được quyết định bởi vì tôi được sinh ra ở xứ Liên Xô cộng sản.
Bây giờ tôi thấy thật thấm thía khi nhớ lại bài phát biểu từ chức của ông vào ngày 25 tháng 12 năm 1991: “Chúng ta đã tự mở cửa với thế giới, từ bỏ can thiệp vào công việc của người khác, từ bỏ sử dụng quân đội vượt ra ngoài biên giới đất nước – và đáp lại, chúng ta đã nhận được sự tin tưởng, đoàn kết và tôn trọng. Chúng ta đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng để chuyển đổi sang một nền văn minh hiện đại dựa trên nền tảng dân chủ hòa bình.”
Đáng buồn thay, với cuộc chiến ở Ukraine, tất cả những chuyện này đã bị phá bỏ. Có thể nó cũng chỉ mới bắt đầu, giống như Gorbachev vừa mới qua đời.
Hãy yên nghỉ, Mikhail Sergeyevich, và xin cảm ơn ông.
Đàn Chim Việt
……Gorbachev biết mình đứng đâu trong thế giới này!!!!….Còn thằng láo cá khùng điên là Putin thì tự sướng y như tụi Việt cộng với mớ vũ khí dõm và ăn mày quá khứ rổng tếch…khoát lác…Cộng với tiền tham ô tham nhũng tỉ tỉ đô, Putin nghĩ mình là cái rốn thiên hạ, coi trời bằng nắp vung. Gorbachev nữa đời theo cộng sản, để thức tỉnh……cộng sản chỉ là tuyên truyền và dối trá, vậy mà có nhiều thằng Việt cộng vẫn khoát lác, tui là Việt cộng nhưng chống cộng và tuổi tác lớn, vậy thì trước khi chết nên từ bỏ cộng sản y như Gorbachev á……Từ bỏ đảng láo lừa Việt cộng thành người Việt tự do yêu nước rồi hẳn chống cộng…!!!!!!____Chống cộng mà vẩn tự nhận mình là Việt cộng chỉ có tụi dư luận viên đổi màu y như con tắc kè bông____chống cộng mà vẫn tự nhận mình là Việt cộng tức là:…Cái gốc tuyên truyền láo lừa vẫn còn đó, y như Gorbachev nói tụi cộng sản chỉ toàn là tuyên truyền và dối trá. Nga cộng là thầy của tàu cộng và Việt cộng, giời đây chiến tranh Ukraina Putin đã lột trần truồng nước Nga ra cho thế giới thấy, từ thằng NGa đến thằng tàu cộng và Việt cộng….đội quần mãi mãi, quá nhục…nhục như con cá nục. Mỹ đã dùng bùa Pelosi hạ nhục thằng tàu cộng…làm tụi Nga và Việt cộng đội quần gấp bội lần. Tàu cộng chiếm đất chiếm biển Việt nam, đánh đập ngư dân Việt nam, vậy mà có nhiều thằng Việt nam có học thức lên diễn đàn viết bài nên sợ tàu cộng………đúng là mấy thằng Việt nam mất dạy, lũ mất dạy……..Gorbachev đã ra đi, cầu mong cho ông về nơi vĩnh hằng an nghỉ trong hạnh phúc, tui xin nhắc lại câu nói cũa bà cựu thủ tướng Đức Angela Merkel, chính nhờ Gorbachev mà tụi mới có được ngày hôm nay……….Gorbachev đã đi vào lịch sử như một vĩ nhân…..Còn thằng nhái ranh Putin sẽ đi vào lịch sử như một thằng quỷ nhân, Putin trên diễn đàn nhiều nơi gọi là yêu tinh. Tụi Việt cộng tung hô Putin đại đế, hãy đội quần với thằng quỷ Putin yêu tinh…….nay kính.