ĐCV: Ông Phạm Hữu Uyển, một Việt kiều sinh sống ở Séc từ thập niên 1980s mới đây ‘hân hạnh’ nhận được lời mời góp ý vào văn kiện đại hội 13 của Đảng CS Việt Nam. Ông Uyển là cựu lưu học sinh, là tiến sĩ tin học, chủ tịch cộng đồng thiểu số Việt Nam tại Séc. Đây là cái chức mà sứ quán và những người thân sứ thèm muốn và đã nhiều lần nhăm nhăm muốn lật đổ, nhưng không được. Họ không muốn một người cấp tiến, có tư tưởng dân chủ, một người từng làm báo Diễn Đàn (tờ báo Việt ngữ tự do đầu tiên ở đông Âu) nắm giữ vị trí này; nhưng cuối cùng cũng đành ngậm bồ làm ngọt.
Dưới đây là phần góp ý của ông Phạm Hữu Uyển với đại hội 13, không biết nó có làm cho mấy cái đầu u mê ở Ba Đình sáng ra được chút nào không?
Cuối tháng 10 năm 2020 tôi nhận được thư của cơ quan đại diện Việt nam mời tham gia góp ý cho văn kiện đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt nam trong khuôn khổ lấy ý kiến của nhân sĩ, trí thức trong cộng đồng người Việt tại CH Séc. Đối với tôi và có lẽ đối với nhiều người Việt sống tại Séc đây là một lời mời bất ngờ, thể hiện một cách nhìn và ứng xử khác với thời gian trước đây. Trân trọng tinh thần cầu thị của cơ quan đại diện Việt nam tôi đã tham gia một cách chân thành và trong khuôn khổ thời gian khá hạn hẹp tôi đã liều lĩnh mạo muội đưa ra một số ý kiến.
Hội nghị Trung ương 14 của Đảng cộng sản Việt nam hồi trung tuần tháng 12 đã tuyên bố hoàn tất văn kiện đại hội và đại hội 13 sẽ diễn ra từ ngày 25. 01, nghĩa là trong vòng chưa đầy 2 tuần nữa. Tuy nhiên giờ này nhiều người đang chờ đợi hội nghị Trung ương 15 chốt về vấn đề nhân sự. Trong không khí chung trong đảng cũng như giữa dân thường hầu như mọi người chỉ ngóng trận đấu nhân sự kéo dài đến giờ chót và hầu như chẳng ai quan tâm đến văn kiện, tôi đã định để chuyện tham gia góp ý cho văn kiện đại hội 13 đi qua trong quên lãng, nhưng một số bạn tò mò muốn biết tôi đã góp ý như thế nào nên tôi quyết định chia sẻ toàn văn bản góp ý tôi đã gửi hồi đầu tháng 11. 2020.
Góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt nam, phiên bản ngày 12. 10. 2020
Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 (DTVK) nhấn mạnh về giai đoạn 35 năm đổi mới. Công cuộc đổi mới này được bắt đầu từ Đại hội 6 năm 1986, và lịch sử đã ghi lại một sự kiện quan trọng trước đại hội, khi tổng bí thư đương nhiệm Trường Chinh sau quá trình nghe báo cáo của các địa phương và khảo sát tình hình đất nước “Ông đi đến một quyết định táo bạo, quyết đoán chưa từng có: viết lại toàn bộ báo cáo chính trị theo quan điểm: quyết tâm đưa đất nước phát triển theo đường lối mới. Chấp nhận hi sinh, mất mát để khắc phục những hậu quả sai lầm”
Công cuộc đổi mới đã mang lại một số thay đổi xã hội đáng kể, nhưng có thể nói các đại hội sau đó không có những cái mới và ngày nay, khi ĐCS chuẩn bị tổ chức ĐH13, Việt nam đang đứng trước những thách thức có tính chất quyết định cho tương lai của đất nước trong nhiều thập kỉ tới, và nếu để mất cơ hội phát triển lần này, thì khoảng cách tụt hậu của Việt nam sẽ tăng và tăng nhanh.
Những thách thức đó xuất phát từ thực trạng văn hoá, xã hội, kinh tế, tình hình thế giới và xu hướng phát triển kinh tế trên toàn cầu và đặc biệt là mô hình thể chế của Việt Nam, thực trạng của ĐCS Việt nam.
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng thể hiện hạn chế rõ rệt, có tính chất hệ thống kìm hãm phát triển kinh tế dựa trên sự cạnh tranh lành mạnh vốn là cơ sở để chọn tốt, loại xấu, mang lại lợi ích cho người dùng và để VN tạo được sản phẩm, dịch vụ có thể ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mô hình kinh tế và thể chế đã mang đến sự phát triển đặc trưng bằng sự thao túng của các nhóm lợi ích kế hợp với tham nhũng trên qui mô hầu như của toàn bộ bộ máy công quyền và đa phần dựa vào việc khai thác tài nguyên, ngân sách.
Nếu nhìn trên con số tăng trưởng GDP, Việt nam có thể tự hào nằm trong nhóm có GDP tăng nhanh trên thế giới, nhưng đánh giá sâu hơn thì đó là các con số đáng buồn.
Trong khung cảnh sau khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, nhiều nước, nhiều công ty lớn muốn thoát Trung và chuyển một phần sản xuất sang các nước khác, Việt nam đã có lợi thế lớn để thu hút đầu tư phát triển, nhưng kết quả so sánh các chỉ số với Trung Quốc thì Việt nam thất bại lớn: mặc dù phát triển sau, GDP bình quân đầu người thấp hơn TQ nhiều lần, nhưng trong suốt quá trình từ đó đến nay tốc độ tăng trưởng của VN luôn thấp hơn TQ và đáng ngại nhất là sau giai đoạn làm thuê, gia công cho nước ngoài, TQ có trong tay công nghệ và nguồn vốn tích trữ lớn, trong khi đó Việt nam không có công nghệ, không có vốn tích lũy và đó là bất lợi rất lớn trong thời đại mà DTVK cũng nói tới là thời đại “Công nghiệp lần thứ tư” sẽ còn được đề cập tiếp.
Tình trạng xã hội Việt nam từ thời Đổi mới chưa bao giờ bị phân cấp mạnh mẽ như trong trên chục năm nay và tình trạng bất công bằng trong xã hội ngày càng tăng. Sự xuất hiện tới hàng triệu dân oan từ khắp mọi miền đất nước phải được đánh giá như một vấn đề của hệ thống và phải điều chỉnh hệ thống để loại bỏ nguyên nhân. Vụ Đồng Tâm là một cảnh báo mạnh mẽ, cần thay đổi chính sách vốn không phù hợp, lại dễ bị lạm dụng và là nguyên nhân dẫn đến rối loạn xã hội và bạo động.
Lòng tin của dân vào bộ máy công quyền giảm sút, thể hiện rất rõ qua việc cứu trợ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lụt vừa qua với hiện tượng ca sĩ Thủy Tiên, hay trong vấn đề cải cách giáo dục, soạn sách giáo khoa. Nhiều chuyên gia kêu gọi thay đổi thể chế, tạo bộ qui chế chọn tuyển nhân sự cho bộ máy nhà nước để thu hút được người có năng lực và đạo đức, nhưng đến nay không làm được.
Mọi tầng lớp tìm đường đi nước ngoài, một lượng tài chính lớn bị đi ra nước ngoài để tìm đường cư trú và cho con em đi học. Đây là một sự phí phạn to lớn về tài chính và chất xám. Phải xoay đổi tình trạng này, không những dừng dòng người và tài chính ra đi mà phải thu hút được người Việt ở khắp thế giới, làm việc trong nhiều lĩnh vực, kể cả các ngành công nghệ và công nghệ cao.
Cộng đồng gần 4 triệu người Việt ở khắp mọi thị trường là một tiềm năng rất lớn mà hiện tại sử dụng được ít. Phải thay đổi môi trường và cơ chế để thu hút người, thu hút đầu tư. Kêu gọi tình yêu quê hương, đất nước là không đủ, cơ chế ưu đãi đặc biệt cũng không cần thiết, cái quan trọng là môi trường kinh doanh, đầu tư lành mạnh được bảo vệ bằng pháp luật.
Tình hình thế giới ngày nay phát triển phức tạp hơn và trong giai đoạn tới cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tranh vị trí bá chủ thế giới sẽ tiếp tục, không phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đang vào giờ kết. Biển Đông là chảo lửa trên bàn cờ quyền lực thế giới và dù muốn hay không Việt nam sẽ đóng vai trò trong cuộc chiến này vì vị trí địa lý chiến lược và là hướng đi ra thuận tiện của Trung Quốc. Các tham vọng của Trung Quốc trong những năm gần đây trên Biển Đông phải là tín hiệu rõ ràng rằng không thể dựa vào tình hữu hảo tương đồng chế độ và hệ tư tưởng.
Việt nam phải bảo vệ lợi ích và toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng việc phát triển nội lực và sử dụng tiềm năng của chính mình. Cộng đồng xấp xỉ 4 triệu người Việt ở khắp nơi mà nhiều nhất tại chính các cường quốc là lực lượng vận đồng đồng minh tuyệt vời, nếu họ có điều kiện để tham gia vì một Việt nam mà họ có thể hướng tới. Cộng đồng người Việt ra đi sau thất bại của VNCH trong thời gian qua luôn chứng tỏ lòng yêu nước theo cách của mình và luôn hướng về một nước Việt ngàn năm văn hiến do cha ông để lại. Chương sử đau buồn này cần phải được khép lại, với cương vị “bên thắng cuộc” và đang điều hành đất nước, tiến hành một chính sách hòa giải thực sự, tôn trọng quá khứ và bình đẳng về cơ hội là điều nằm trong tầm tay của ĐCS.
Tình trạng trong chính ĐCS Việt nam cũng như một bức tranh xã hội thu hẹp: đảng viên mất lòng tin vào bộ máy lãnh đạo và khả năng lãnh đạo của chính đảng mình. Vai trò lãnh đạo xã hội của ĐCS cũng như việc nhân dân chấp nhận sự lãnh đạo của ĐCS chỉ là quán tính chấp nhận hiện trạng, ĐCS không thực hiện vai trò lãnh đạo đất nước thật sự mà phần lớn thời gian dành cho việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh và bảo vệ quyền lực của đảng nói chung và của các nhóm, các cá nhân nói riêng.
Vấn đề trung tâm của ĐCS là vấn đề nhân sự và trong lĩnh vực này thì ĐCS đang trong cuộc khủng hoảng lớn đã qua nhiều nhiệm kỳ và ngày càng gia tăng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội trước, dù quá tuổi đã tạm ở lại với thông điệp là sẽ có người thay trong khóa. Nhưng đến hôm nay vẫn chưa giải quyết được và tình hình còn bi đát hơn so với thời kỳ trước đại hội trước. Nguyên nhân của tình trạng này là nguyên lý tập trung dân chủ và thiếu quyền kiểm soát của xã hội. Quyền kiểm soát của xã hội ở đây phải được hiểu là quyền của báo chí được thông tin đầy đủ và trung thực về mọi mặt xã hội, quyền của công dân được tiếp cận thông tin và quyền của cử tri được truất quyền lãnh đạo của một đảng phái khi thấy vai trò lãnh đạo không còn phù hợp. Nhiều đảng viên mong muốn có một cơ chế đa nguyên, nhưng cũng như nhiều người ngoài đảng, họ lo sợ viễn cảnh rối loạn xã hội hay thậm chí nội chiến khi xảy ra tranh chấp quyền lực giữa các đảng phái. Những lo sợ này không phải vô căn cứ khi khung pháp lý cho cơ chế tranh chấp quyền lực chính trị trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh chưa có.
Phát triển kinh tế đóng vai trò mấu chốt cho tương lai quốc gia. Mô hình tăng trưởng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập đến trong DTVK. Nhưng có lẽ phải đánh giá đúng ý nghĩa và vai trò của nó với Việt nam.
Mấu chốt của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là nền kinh tế số và sử dụng công nghệ, robot thay sức lao động, đặc biệt lao động thô sơ. Vì vậy nhìn từ phương diện Việt nam, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội lớn cho các ngành công nghệ cao, nhưng đồng thời là một đe dọa lớn cho khu vực gia công, dịch vụ thủ công và lao động thấp sẽ bị giảm thiểu công ăn việc làm (bên cạnh đó hậu quả của đại dịch covid-19 – tình trạng lockdown đã đưa các nhà hoạch định chiến lược quốc gia các nước đến kế hoạch tự sản xuất các mặt hàng cần thiết sẽ có hậu quả trực tiếp cho nhóm lao động này).
Đối với các ngành công nghệ cao, đây là cơ hội nhưng cũng sẽ rất khó khăn vì đây là sân chơi yêu cầu có công nghệ và nguồn vốn. Việt nam đã có một số tập đoàn lớn, nhưng bức tranh chung là cả 2 mặt này đại đa số các công ty Việt nam đều yếu. Nhưng với ưu thế là thị trường lớn, nếu có môi trường cạnh tranh lành mạnh thì chiến lược “Make in Vietnam” được chính phủ Việt nam ủng hộ trong mấy năm qua có thể thu hút cộng tác giữa cộng đồng trong nước và người Việt hải ngoại.
Từ những hiện thực trên tôi cho rằng tiếp tục con đường phát triển trên mô hình cũ với một vài chỉnh sửa theo áp lực thời đại sẽ làm khủng hoảng sâu thêm, khoảng cách giữa Việt nam với các nước tiên tiến sẽ lớn hơn, lòng người Việt nam sẽ ly tán hơn.
ĐCS VN với độc quyền quyền lực được ghi trong hiến pháp cần phải chủ động tiến hành Đổi mới lần 2 và “cũng cần chấp nhận hi sinh, mất mát để khắc phục những hậu quả sai lầm và quyết tâm đưa đất nước phát triển theo đường lối mới” như tinh thần 35 năm trước mà cụ thể là xây dựng chế độ, thể chế mới theo mô hình phát triển đã được kiểm chứng và chấp nhận xu hướng không thể khác được trong quá trình phát triển nhân loại mà hai tiêu chí quan trọng từ phương diện của ĐCS Việt nam là:
1. Vì sự phát triển mọi mặt của nước Việt nam, vì cuộc sống và tương lai của mọi tầng lớp nhân dân Việt nam
2. Vì tương lai của ĐCS VN không chỉ trong nhiệm kỳ tới. ĐCS Việt nam tự thay đổi, là nhân tố thay đổi xã hội Việt nam và xây dựng vị trí của mình trong tương lai.
Và trên tinh thần đó thì VKĐH nên được tổ chức viết lại với mục đích để trong nhiệm kỳ tới Việt nam hoạch định cụ thể khung thời gian cho việc xây dựng xong khung pháp lý cơ bản để đến nhiệm kỳ tiếp theo Việt nam có thể thay đổ cơ chế, thể chế để tiến đến mô hình dân chủ và đa nguyên một cách ổn định, trên khuôn khổ pháp luật. Đặc biệt là các vấn đề pháp luật trong các lĩnh vực:
– Phi chính trị hóa Quân đội, An ninh, Tư pháp, Toà án, Hành pháp
– Luật về đảng phái, các tổ chức chính sự, dân sự
– Luật về sở hữu và tự do cá nhân
– Luật báo chí, truyền thông
– Luật viên chức và cải tổ cơ chế
V.v.
Song song với việc chuẩn khung luật pháp như trên thì ba vấn đề quan trọng phải được quan tâm hơn là bắt kịp mô hình phát triển kinh tế thế giới, cải cách giáo dục và chính sách hòa hợp dân tộc một cách thực thụ, quy tụ người Việt khắp thế giới cho một tương lai chung cho các dân tộc Việt nam. Các vấn đề còn lại như ngoại giao, văn hoá v.v. sẽ được phát triển tiếp sau khi khung của VKĐH được thông qua.
Phạm Hữu Uyển
Praha 8. 11. 2020
Toàn là làm chuyện ruồi bu .
Góp ý với bọn bán nước đó ,chẳng thà ngồi nghĩ cách
làm sao kêu gọi toàn dân đứng lên lật chúng còn hơn .
Biểu chúng tự thay đổi , chắc là đến tết công-gô .
Gớm, góp ý với kiến nghị! Trí thức và giới bình dân VN đã “góp ý” với bọn đầu trâu mặt ngựa này hàng bao nhiêu lần rồi mà có thấm thía gì đâu!
Ối giời ơi, bác viết cứ như là bố chó xồm! Bây giờ lỏng cương một cái là các bác lãnh đạo đảng ta ở mọi cấp sẽ bị giết ngay. Bọn Ngụy chưa kịp giết các bác ấy đâu, dân nó giết trước đấy các bác ạ.
Đảng đã hết cách, phải đàn áp tối đa nhân dân thôi, được thêm ngày nào hay ngày nấy… bị giết muộn vẫn hơn là bị giết ngay lúc này các bác ạ. Thôi bác đừng nằm mơ nữa nhé !
Đồng chí Trọng không thể bỏ chức vụ trong lúc này, lúc mà các anh em trong đảng đang hồ hởi chuẩn bị “đồ chơi” để chúc thọ cho đồng chí.
Rảnh quá ha !
Đúng là dậy đĩ vén váy,
Dậy ăn cướp hoàn lương .