Gió

23

Tặng các thiếu nữ Việt Nam còn thích mặc quốc phục.

Bức tranh trên đây là của họa sĩ Bửu Long ở Sài gòn, do người bạn chung là BS Ngô Văn Long giới thiệu anh với tôi. Anh là một đồng nghiệp trẻ, sau tôi vài lớp, thật đặc biệt. Sau 20 năm hành nghề y khoa, một ngày đẹp trời, nổi hứng, như Từ Hải “giang hồ quen thói vẫy vùng”, thay vì vác kiếm anh vác cọ, thi vào đại học Mỹ thuật, học năm năm trở thành họa sĩ, vừa hành nghề y khoa vừa vẽ, chưa kể còn làm thơ, đánh đàn v.v…nhiều tài quá !

Tôi hỏi anh tựa của bức tranh, anh nói “cô thiếu nữ”, tôi đáp nên gọi là “gió”, anh hỏi tại sao? Tôi giải thích bằng bài viết này:

Trong quyển tùy bút của ông Võ Phiến, ông kể về nhận xét của nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm trong lúc dự hội chợ Osaka Nhật bản, rằng “sở dĩ áo dài VN thắng lớn ở trong và ngoài nước, là do nó cho thấy gió. Chiếc áo dài mà cho ta thấy gió thì lạ thiệt!

Theo ông Võ Phiến, mặc áo dài mà đứng yên thì chưa chắc ăn đứt các y phục khác. Nhưng mặc áo dài mà đi, mà múa v.v.. thì người con gái VN linh động hẳn lên, không ai qua mặt nổi!

Chắc ai cũng nhớ, thuở sinh thời, Marilyn Monroe mặc cái áo đầm xòe, đứng trên miệng thoát hơi của métro, rồi gió thổi bay lên, gợi hình hết sẩy. Nhưng hình ảnh này tục chớ không thanh như chiếc áo VN trong gió.

Đầu năm 2017, bạn bè đồng môn gởi lên mạng vô số hình ảnh chiếc áo dài, thôi thì đủ màu, đủ kiểu. Nhưng đã nói, áo dài, thì tà áo không thể nào ngắn được, cũng không thể dài 3 thước như áo của bà Thúy Nga! Dị hợm lắm vì nó không cho thấy gió. Thế là hỏng!

Áo dài VN kể từ khi ông Cát Tường vẽ ra đến nay, qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu biến đổi, từ cổ cao đến cổ thấp, cổ hở như áo bà Nhu, tay nối, tay raglan. Eo nhấn như đồng hồ cát, rất không thẩm mỹ. Eo không nhấn thon thả mượt mà, đạt đến sản phẩm cuối cùng ngày nay, thì tôi xin các ngài, cứ làm ơn để yên như vậy cho em nhờ, chớ nên thay đổi nữa, vì nó đã đạt tới đỉnh cao (không phải của trí tuệ noài người đâu, mà…) của mỹ thuật đấy!

Theo ông Võ Phiến, áo dài vừa theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người, lại vừa thêm cho tấm thân ấy sự linh động phơi phới mà nó vẫn ao ước – Ai ao ước? Tấm thân ao ước ? Ao uớc cái gì ? Ghê chưa cái ông Võ Phiến!

Phía thân dưới của áo dài, chỉ thấy gió, có cái thướt tha, cái bay bướm. Mà áo dài chế ra là cho các cô gái VN mặc, vì người ngoại quốc, thân hình họ, dáng đi họ không hợp với chiếc áo dài. Họ vạm vỡ quá. Trừ số ít người thon thả dĩ nhiên!

Nhìn kìa, chiếc Kimono, trông sự xếp đặt kỹ quá, khó quá (lại ông Võ Phiến nữa!) không còn thấy đâu là thân người, kín đáo tựa tâm hồn người Nhật, phải theo đúng đạo, thứ tự, lớp lang, tuyệt nhiên không được phá rào. Trà đạo, kiếm đạo, tự tử cũng phải theo một qui củ rõ ràng, thì làm gì có bay với bướm?

Chếc áo Hanbok của Đại Hàn cũng thế. Có kẻ xấu mồm bảo họ may thùng thình để che cái bụng bầu non désiré bất đắc dĩ, vì thuở đó mấy chú Nhật lùn qua Đại hàn hãm hiếp hàng loạt để tạo ra các chú lính con cho Nhật Hoàng – thiệt không ? – Vì lẽ đó, người Đại hàn thù Nhật bản muôn kiếp.

Còn chiếc xường xám của Trung Hoa, có bọc theo sát các đường cong tuyệt mỹ của các á xẩm thật, nhưng tuyệt nhiên không có gió.

Nói chi cái váy của người Lào, người Kampuchia, Thái lan chung quanh ta. Thật chẳng đáng so bì.

Tôi có cho các bạn canadiens xem ảnh và vidéo trình diễn thời trang áo dài VN, thì các bạn đều trầm trồ khen ngợi, thật tuyệt mỹ! Có bạn đã đi viếng VN, thì bảo rằng: trông các cô nữ sinh, sinh viên, tan trường về, đi ngược gió thì sexy vô cùng. Tôi cãi, nhưng chiếc áo dài của chúng tôi đâu có hở mà bạn bảo là sexy ? Bạn cười trả lời: Ấy, nó không hở như mini jupe, không kín như jupe dài, mà nửa kín nửa hở nên nó mới sexy, vừa gợi hình vừa gợi cảm. Gì mà ghê vậy ?

Chị họ tôi, nữ sinh trường áo tím kể lại: Có bà tổng giám thị, giờ ra chơi, bà cầm cây thước rảo trong sân trường, coi cô nào mặc áo dài mà hở khoảng giữa 2 tà và phần trên của quần, tức vùng “tam giác vàng”, là bà gọi vào văn phòng làm việc ngay, vì có vấn đề!

Bà dạy : Ở đây là chốn học đường, đứng đắn chứ không phải chỗ bán bánh ít trần. Ôi cái bánh ít trần, chắc phải lợi hại lắm nên bà Tổng giám thị mới phải ra công mà lùng địch và diệt địch.

Cứ tưởng tượng một nữ sinh mặc áo dài đi ngược gió hiện lên qua lời thơ Phạm Thiên Thư .”đôi gò bồng đảo trên miền tuyết hương”.

Hay qua hai câu thơ rất gợi hình sau đây:

Em khoe áo mỏng giữa trời,

Cho anh nhìn thấy núi đồi thảo nguyên.

… thì thấy các bạn canadiens chí lý thật!

Đấy là tôi mượn bài thơ tả cái váy mà sửa lại nên núi đồi quả tôi có thấy, còn thảo nguyên thì không.

Nhà thơ Nguyên Sa mà viết thơ tình thì ai không mê ? Nhưng đến bài thơ ít người biết này, tựa là “Tương tư” thì không bài nào qua được, để tả chếc áo dài:

Có phải em mang trên áo bay,

Hai phần gió thổi, một phần mây.

Hay là em gói mây trong áo,

Rồi thổi cho tà áo trắng bay ?

Bạn đã thấy gió chưa ?

03/2017

23 BÌNH LUẬN

  1. Có ai đã từng mặc chiếc áo dài của nam
    giới ,không phải là những chiếc “áo the
    thâm,thùng thình và cũ rích” của mấy
    ông già thường mặc,và cũng chẳng phải
    mấy chiếc áo dài diêm dúa ,cải lương,Tàu
    chẳng Tàu,ta chẳng ra ta của bọn ngu
    đần trong nước vẽ kiểu. Mới thấy được
    cái vẻ đẹp mạnh mẽ của kiểu áo dài mà
    người phụ nữ đã mặc trong bức họa ở
    trên .

  2. Đây là bài thơ:Áo Trắng ,của Huy Cận .

    “Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong
    Hôm xưa em đến,mắt như lòng.
    Nở từng ánh sáng.Em đi đến
    Gót ngọc dồn hương,bước toả hồng .


    Em lùa gió biếc vào trong tóc
    Thổi lại phòng anh cả núi non.

    Em nói ,anh nghe tiếng lẫn lời
    Hồn em anh thở ở trong hơi.
    Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
    Lá nhỏ mừng vui phất cửa hoài

    ….”

    Bài nầy tác giả nói đến :áo dài ,gió ,nắng
    ..màu sắc ,âm thanh,hình ảnh hợp với
    bức tranh hơn là mấy câu “nóng bỏng”
    của Phạm Thiên Thư :

    “Em khoe áo mỏng giữa trời,
    Cho anh nhìn thấy núi đồi thảo nguyên ”

    Bức tranh vẽ nét đẹp khá kín đáo của
    một phụ nữ VN với tà áo dài ,với màu
    sắc nhạt ,lạnh,êm êm dìu dịu … không
    có một màu nóng bỏng,chói chang của
    “áo lụa Hà Đông” nào cả. Hình ảnh của
    những khối vuông làm nền cho toàn cảnh
    bức vẽ làm cho sức “nóng bỏng” của cánh
    áo dài ôm ấp “núi đồi thảo nguyên ” của
    người phụ nữ không còn lồ lộ “giữa trời ”
    nữa. Vai ngang, tà ngắn,cổ áo thấp ,ngay
    cả chiếc eo thon cũng bị dấu kín bởi nét
    cọ màu đậm nét. Sức sống mạnh mẽ,
    khỏe đẹp với bờ vai vuông ,cánh tay
    trần được hoàn toàn dấu kín,bàn tay phải
    như đang cố giữ lại tà áo đang bay.
    Vẻ đẹp kỷ hà đã hoàn toàn được dấu
    kín,thay vào đó là những hình vuông
    mạnh mẽ .
    Hình ảnh nóng bỏng cân đối ,núi đồi
    cao nguyên đã được thay thế bởi những
    nét khoẻ đẹp kín đáo ,mới lớn của “tuổi
    17,bẻ gãy sừng trâu”.

    Một bức tranh khá là kín đáo của tà áo
    dài phụ nữ thời 70 ,mà tác giả liên tưởng
    tới “gió” ,thổi tung núi đồi cao nguyên.
    Thì cũng là chuyện lạ .

    Tuy tác giả ca tụng nét “sexy” của tà áo
    dài ,nhưng lại lên án ” eo nhấn ,rất
    không thẩm mỹ” ,và eo cao để hở ”
    vùng tam giác vàng” . Thú thật tác giả
    cũng là người quá cổ hủ không giống
    như kẻ phóng khoáng mà tác giả đã tự
    nhận .

    Áo dài mà không eo, chỉ có bà cụ tôi
    thường mặc ,mỗi khi lên chùa.

  3. Gió hay không có Gió, theo tôi, áo dài Việt Nam vẫn rất đẹp và có lẽ được biết tới trên thế giới nhiều nhất là vào thập niên 1960s.
    Áo dài như thành biểu hiệu của y phục người phụ nữ Việt Nam thời ấy cho tới bây giờ.

    Trong video nhạc Lưu Hữu Phước, Thiếu Nữ Việt Nam, yt Nguyễn Thục Đoan, chứa những hình ảnh áo dài VN. Nhiều hình từ tạp chí Time. Áo dài và nón lá hay tóc thề. Áo dài đi trên bờ sông, trên đường phố Sài Gòn, trên xe đạp hay xe Vespa. Áo dài đoàn nữ sinh Gia Long và Trưng Vương v.v.

    Sau 1975, áo dài như bị cấm mặc. Rồi lại cho mặc. Giải phóng miền nam, mọi thứ đều như thế. Muốn hay không áo quần mặc thế nào cũng phải theo luật của Việt Cộng. “Đâu là chỗ đứng của văn hoá Việt Nam”, như Nguyễn Văn Lục tự hỏi, hay là đúng hơn phải hỏi Việt Cộng xem chúng nó có giữ văn hóa Việt Nam.

    Bây giờ tình hình thay đổi thế này: Theo Mỹ hay theo Tàu là câu hỏi. Quốc gia lãnh thổ độc lập hay lệ thuộc. Mỹ hay Tàu sẽ khống chế thế giới hay cả hai cùng chia chác quyền lực và như thế nào. Hãy chờ xem.

    Chiến tranh thế giới cứ thế đang tiếp diễn. “Con chim hòa bình đang đau nặng) (Lê Thương)

    Quốc phục hay độc lập chủ quyền quốc gia lãnh thổ Việt Nam, cả hai đều quan trọng.

    Gió Bay bay. (Hai Tà) Áo Dài Việt Nam. Áo Bay vì Gió hay vì có Mây.
    Áo không bay đi mất, chỉ có hai tà áo bay bay theo gió vào khi trời có mây hay có gió. Hay mây bay vì có gió. Và Gió đến từ đâu.

    “Lặng nghe trăng gió bảo nhau Chị kia quê quán ở đâu Gió không có nhà Gió bay muôn phương Biền biệt chẳng ngừng Trên trời nước ta” (Thằng Cuội, Lê Thương)

    “Có phải em mang trên áo bay
    Hai phần gió thổi, một phần mây” (Nguyên Sa)

    Xin cảm ơn t/g, bạn đọc và bạn còm.

  4. “Người Lào giầu sang
    Hát múa bên dân thường”

    “Nói chi cái váy của người Lào, người Kampuchia, Thái lan chung quanh ta. Thật chẳng đáng so bì.” (Tác Giả: Tăng Quốc Kiệt)

    Ấy thế mà Lê Thương có bản nhạc Lào tựa lời Việt là Nhớ Lào với hình ảnh rất đẹp của các Nường xiêm nữ múa hát trong quốc phục tưởng cũng rất xinh đẹp.

    Nhớ suối reo, nhớ đồi thông, nhớ những cô má hồng, ngồi dệt sà rông. Nhớ dăm cô nàng gánh nước đi trong làng. Nhớ bóng thưa khiêm nhường có bước chân Lào Nương. Một dân cảnh ca rất thanh bình giản dị xinh đẹp.

    NHỚ LÈO (hay NHỚ LÀO), yt Nguyễn Thục Đoan, hát giọng miền nam VN
    Từ ghi chú của yt này:
    Một bài hát rất xưa mà không tìm được audio nên đành phải nghe hát …chay…
    CHÚ THÍCH:
    – Khenè: kèn thổi của Lào làm bằng ống sậy
    – Noòng: Nàng
    – Sà-rông: khăn của người Lào hay phủ mặc
    – Boun: kỳ hội lớn có nhiều tiết mục múa hát của Lào
    – Mê-Kông: sông Cửu Long chảy dọc suốt quốc gia Lào

    Tiếng Hát Ngày Xưa: Minh Diệu hát Nhớ Lèo của Lê Thương.

    Một điệu hát Lào do Lê Thương đặt lời Việt
    Lời 1:
    Nhớ nước non xứ Lào Cùng tiếng “khenè” bên rừng Noòng khoe xiêm áo
    Múa hát ca không ngừng Noòng khoe xiêm áo Múa hát ca không ngừng
    Nhớ suối reo bên rừng Cất tiếng ca đồi thông Nhớ những cô má hồng
    Ngồi dệt sà rông Nhớ bóng dăm cô nàng Ngoài bờ Mê Kông
    Gánh nước đi vô làng Ngoài bờ Mê Kông Gánh nước đi vô làng
    LỜI 2:
    Nhớ thú vui trong làng Kỳ hát boun trang hoàng Người Lào giầu sang
    Hát múa bên dân thường Người Lào giầu sang Hát múa bên dân thường
    Nhớ đám trai an nhàn Quấn quít bên người quen Nhớ những hơi rượu cần
    Của mọi người dân Nhớ bóng thưa khiêm nhường Của một Lào Nương
    Cất bước đi trên đường Của một Lào Nương Cất bước đi trên đường

  5. @ Bison
    Trích,
    “Thế là bức vẽ vẫn thanh khi tôi nhớ tới nữ thi sĩ họ Hồ.”

    @ Đúng thế, tôi xem lại bức tranh, không có gì xuất sắc, nhưng tư thế cô gái ngồi là bình thường, đoan trang…không có chút gì khiêu khích.
    * chỉ có bài viết tâng bốc áo dài quá đáng, ngược lại, dìm mọi thứ khác trên đời một cách đầy thiên vị, là gây nên tranh cãi :
    Nếu anh ta không đả kích Marylin Monroe về chiếc váy tốc lên trước gió, rằng “…hình ảnh này tục chớ không thanh như chiếc áo VN trong gió”…
    trong khi phần cuối bài lại trích một lô thơ tục nguỵ trang khéo léo bằng biện pháp tu từ, mà anh ta cho là thanh, thì tôi chẳng thể im, phải cần vạch ra cho rõ.

    Người Âu Mỹ họ tục bằng hành động đích đáng, thụ hưởng thực sự cảm xúc và cảm giác tục;
    họ chẳng cần “thị dâm” như nam giới Á châu – trừ một số ít con nhà gia giáo tự trọng cao hoặc các tu sĩ sợ dư luận. Họ luôn lợi dụng tình huống, liếc ngang lé dọc thầm thèm muốn.
    Phụ nữ để ngực hở 1/3 hoặc hơn, đối với phái nam Âu Mỹ là chuyện bình thường, nhưng phụ nữ xứ nầy cũng chẳng bao giờ để lộ trung điểm của ngực họ. Ngoài chỗ bé bú không bao giờ để lộ trước người lạ, họ chẳng ngượng gì khoe phần lớn ra cả!

    Trích,
    “Theo tôi Hồ Xuân Hương diễn nghĩa rất thanh.”

    @ Theo tôi, cái mà mảnh vãi nylon để lộ bên dưới nó mới thực sự mang ý nghĩa thanh/tục. Cái “thanh” bằng lớp nylon rất là trơ trẽn.Thanh bằng cách che đậy cái tục – dầu thơm che đậy mùi thối tanh, sao gọi được là thanh, mà chính là “tục trá hình”!
    Mặt nạ đạo đức giả che bộ mặt thật, như Nhạc Bất Quần, như học thuyết XHCN… khi rơi rớt vẻ bề ngoài tốt đẹp, sẽ vô cùng ghê tởm.
    Ở đây, bài nầy sự thể không đến mức như thế, nhưng với tâm hồn lành mạnh theo nghĩa không dung tục thác loạn, cái đẹp trần tục chỉ mê li bên trong bốn bức tường, hoặc giữa nơi thanh vắng mà 2 người chọn, dù có hay không tình yêu.
    Phơi bày dưới ánh sáng cho thiên hạ xem chỉ nên diễn ra ở sân khấu nhỏ của “vũ điệu thiếu vãi”, hay phòng triển lãm tranh tượng khoả thân, mà qui ước xã hội đã chấp nhận như thái độ tôn trọng những nguyện vọng bất thường ở một số người ;
    ngoài ra, đem khoe cái đẹp trần tục trước mắt thiên hạ dưới ánh mặt trời là thiếu tính mỹ học, thiếu tính giáo dục chân thiện mỹ trước đám thiếu niên; dù bằng hình thức thi ca, bằng dâm thư hoặc nhân danh thời trang, thảy đều là loại thưởng thức ở hạ tầng của đạo đức.
    Tôi chưa từng thấy người mẫu nào catwalking trên các sân khấu Âu Mỹ mà lại có thân hình bốc lửa, mang tính khiêu dâm. Đó là lý do nhà tổ chức chọn toàn những models không sex-appeal chút nào, toàn ốm tong teo, và vòng 1 thường thuộc loại vu khống!

    * Còn về quái kiệt “Bà chúa thơ Nôm”, cùng với cụ Nguyễn Đình Chiểu là “danh nhân văn hóa thế giới” theo UNESCO… :
    Các nhà phê bình văn học thời học sinh tôi còn nhớ, gọi thơ bà là “lời thanh ý tục”.
    Ý nghĩa mới là cái thực chất, mới là gợi hình gợi cảm gợi dục, laf lý do ra đời loại dâm thư. Không hình ảnh, chỉ có lời, vẫn tiêu thụ được.
    Thích, phục bà lắm, nhưng tôi vẫn không thể bỏ chữ “tục” ra khỏi đầu khi đọc lại…

    *Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu. (Đèo Ba Dội)

    *Quân tử có yêu thì đóng cọc,
    Xin đừng mân mó nhựa ra tay. (Quả mít)

    *Quân thiếp trắng, quân chàng đen, 
    Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa. (Đánh cờ người)

    Ai cũng hiểu, trừ trẻ con, rằng HXH đang ám chỉ CÁI GÌ !

    • Tôi chỉ thuộc có hai câu thơ truyền khẩu của Hồ Xuân Hương (HXH) diễn tả cảnh ngã rất hay thế thôi.

      Xin cảm ơn bạn còm HuePhan đã cho biết thêm về HXH.

      Cũng như bài viết, từ ĐCV: Đâu là chỗ đứng của văn hoá Việt Nam Tác Giả: Nguyễn Văn Lục -18/12/2023, khiến tôi suy nghĩ khá nhiều về nền văn hóa VN mà câu hỏi đặt ra là Việt Cộng có bao giờ khai thác, bảo tồn và lưu truyền.

      Tôi vẫn nghe rằng cho rằng Truyện Kiều, Nguyễn Du (ND), là danh tiếng. Tôi thì không thuộc, chĩ lõm bõm vài câu, các chị lớn hơn tôi có khi thuộc lòng. Người ta thời trước hay bói Kiều.

      Tôi lướt qua về t/g Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh (PTC), khi tìm từ internet những phân tích về HXH vì HuePhan có ghi ít dòng thơ của HXH ở đây.

      PTC có khá nhiều bài tham khảo về HXH. Môt trong đó có bài:
      Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du, TS Phạm Trọng Chánh

      Xin phép trích đoạn:

      “Lá sen màu xanh xanh, Liên diệp hà thanh thanh,
      Hoa sen đẹp xinh xinh, Liên hoa kiều doanh doanh.
      Hái chớ làm lìa ngó, Thái chi vật thương ngẫu,
      Năm sau sen chẳng sinh. Minh niên bất phục sinh.
      Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

      “Bài Hoài cựu là bài thơ tự than trách phận mình: Chữ tình ngang ngữa biết bao nhiêu, tình em đã trái ngang cùng chàng.Một chút duyên xưa lắm điều dang dỡ. Phận mình như bèo lạc hoa trôi, không trẻ lại như ngày xưa. Mối tình trăng hoa thêm tủi cái già đã đến. Vì ta tài tình mà mang nợ nên phải trả.. Nhìn phong cảnh nào vui đâu lòng đã gửi nhiều thơ vịnh Đưa đón gặp nhau mới biết tỏ tường bàn tay đấng tạo hóa. Đời mình như cánh hoa trôi trên dòng, mới thắm thía khi tin nước thủy triều đưa đẩy ngược dòng.
      Hoài cựu Nhớ bạn cũ
      Chữ tình ngang ngửa biết bao nhiêu,
      Một chút duyên xưa dỡ lắm điều.
      Bèo lạc không kinh còn trẻ lại.
      Trăm hoa thêm tủi cái gì theo.
      Tài tình nợ ấy vay nên trả,
      Phong cảnh vui đâu đã gửi nhiều.
      Đưa đón biết tường tay đại tạo,
      Cánh hoa trên nước thắm tin triều.”
      Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Lưu Hương ký.”

      Xin gửi chút xíu hương hoa của Việt Nam tôi học được. Cảm ơn bạn hiền.

      “Đời mình như cánh hoa trôi trên dòng, mới thắm thía khi tin nước thủy triều đưa đẩy ngược dòng.” (PTC)

      Trân trọng.
      Santa Claus is Coming to Town for All.

  6. Phụ nữ VN không có quần để mặc dưới thời của những tên Cộng nô Hà nội chỉ chuyên làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô, đập đầu chôn sống, ném lựu đãn, đặt mìn, pháo kích giết người dân miền Nam !:

    Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay dính máu đồng bào
    Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay vấy máu anh em.

    Giặc cờ Đỏ: Xâm lăng.
    Giặc cờ Đỏ: Bạo tàn.
    Giặc cờ Đỏ giết hại dân lành đốt phá quê hương

    (“Giặc Cờ Đỏ “)

    XHCN : Xếp hàng cả ngày, Xuống hố cả nước, Xuống hàng chó ngựa ! :

    Tổng bí thư CS Nguyễn văn Linh( 1986- 91) phê bình về cách làm kinh tế của Lê Duẩn là ” Lãnh đạo gì mà làm ăn như cái ‘con c..’.”

    Lê Duẩn :Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc .

    Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Huy Thiệp: Những năm sau Hiệp Định ngưng bắn Paris 1973, các trận đánh nhau chỉ còn diễn ra ở miền Nam. Miền Bắc không còn là vùng chiến đấu nữa. Mặc dù vậy, thời đó cũng là gian đoạn rất gian nan. Chúng tôi bị đói lắm……Chẳng được bao nhiêu. Ngay vào thời kỳ Đổi Mới, nghèo khó vẫn còn ngự trị ở nước tôi. Nước tôi lúc ấy hoàn toàn bị cô lập và không còn nhận viện trợ từ Liên xô và Trung Quốc. Tại nhà trường, nơi nhà tôi khi đó đang đi dạy, có trường hợp mà hai cô giáo phải chia với nhau một cái quần. Hai cô giáo này không bao giờ có thể đứng trước lớp học cùng một lúc được. Chúng tôi nghèo đến thế đó.

  7. Xua dân ồ ạt vào miền Nam đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô, dân miền Bắc dưới thời của tên Hồ chí Minh- hồn Trung- Xô, xác Việt – nghèo lõ đít, phụ nữ từ người lớn xuống cho đến con nít không có lấy nổi một chiếc áo dài !!! :

    * 19-2-1973 – Mạn đàm với Thiếu tá Phạm Huấn của ban liên hợp quân sự 4 bên đã đi Hà Nội để quan sát vụ trao trả tù binh Mỹ ngày 18-2-1973 :

    “…Các anh tưởng tượng một ngày ở Hà Nội, khoảng năm, sáu giờ đồng hồ đi ngoài phố, tôi chỉ đếm được mười hai, mười ba cái xe du lịch loại nhỏ, và theo các sĩ quan Bắc Việt, thì hầu hết là xe của chính quyền Hà Nội. Và tôi cũng không nhìn thấy một thiếu nữ nào mặc áo dài, thiếu nữ duy nhất của miền Bắc mặc áo dài mà tôi nhìn thấy trong ngày công tác ở Hà Nội là cô nữ ký giả gặp ở Gia Lâm. Còn tất cả là quần đen, áo cánh vải thô màu xám, hoặc màu trắng cháo lòng. Cũng như phương tiện di chuyển “văn minh” của Hà Nội bây giờ là những chiếc xe đạp cũ kỹ.

    “Trước kia, khi chưa được trở lại Hà Nội tôi tưởng phụ nữ miền Bắc ăn mặc như phụ nữ Trung Cộng đều mặc áo cổ cao hoặc áo ngắn đồng màu. Tôi nghĩ như vậy coi còn gọn ghẽ trông được, ai ngờ bây giờ học mặc quần đen áo cánh màu cháo lòng, hoặc màu xám nhạt vải Nam Định.

    “Cũng không một thiếu nữ nào có nổi một đôi giầy. Họ đều mặt quần thâm, áo cánh, áo cánh nâu, áo cánh xám, áo cánh trắng màu cháo lòng, đi dép, thứ dép được cắt bằng lốp xe hơi cũ, quai bằng cao su và thứ dép bằng plastic màu ngà, hoặc đi chân đất. Đàn ông thì hầu hết mặc quần áo đại quân, hay đồng phục cán bộ màu xám.

    “Riêng các thiếu nhi, các em đều phong phanh những chiếc áo vải mỏng, áo len cũ kỹ, dù ai cũng biết rằng, cái rét ở Hà Nội vào tháng giêng còn là cái rét cắt da, cắt thịt, các em phần lớn đi đất, và đất ở miền Bắc vào những ngày chưa hết tết này, phải được ví như những tảng nước đá “.

    *Trong câu chuyện Cô Gái Thủy Thần của Nguyễn Huy Thiệp cũng tả cảnh một bé gái 12 tuổi cởi truồng cầm đầu một tóan 6,7 đứa trẻ ban đêm cũng trần truồng đi ăn trộm mía của hợp tác xã. Còn con trai mới 14 tuổi đã phải đi cầy. Mà lại còn là thợ cầy chủ lực của hợp tác xã. Tối đến về nhà lại còn phải đi đào đá ong!

    v.v…

  8. Áo gió (tt)

    Nhà văn nhà báo quân đội Đặng Trần Huân thời VNCH đã viết tập truyện cười “Chuyện cấm đàn bà” rất nổi danh và ăn khách lúc bấy giờ. Đến nỗi những cây bút phiếm luận hàng đầu thời đó như Chu Tử, Duyên Anh, Hoàng Hải Thủy, Sức Mấy đều bái phục. Truyện cười của ĐTH dĩ nhiên là khôi hài nhưng là loại khôi hài truyện thượng hạng nghệ thuật tính. Có 1 truyện cười loại này về chiếc áo dài phụ nữ VN đại ý như sau:

    Một anh G.I lính Mỹ thấy áo dài đẹp quá bèn tìm một cô VN có hình dáng giống người yêu của anh ta, nhờ cô này đến tiệm may Sài Gòn đặt may chiếc áo dài thật đẹp để gởi về cho người yêu ở nhà. Khi anh này đến kỳ đi phép về Mỹ, anh ta nhắn điện tín cho người yêu bên Mỹ phải mặc chiếc áo dài ra phi trường đón mình . Máy bay về đến Mỹ, từ trên cầu thang bước xuống anh ta rất vui vì thấy chiếc áo dài hoa từ đàng xa đang tung … gió lộng thật đẹp. Gió phi trường thì vừa gì. Nhưng mà anh ta bỗng cảm thấy hình như nó hơi thiếu thiếu cái gì vậy ta ? À thì ra anh ta gởi áo dài thôi chứ quên gởi quần dài. Dĩ nhiên lỗi không phải do cô gái mà lỗi là do anh ta quên, còn cô gái thì có sao cô mặc vậy theo lời yêu cầu nha ! Ha ha ha !

  9. Áo gió

    Cái dzụ áo gió này thì Võ Phiến đã nói trước rồi. Đại khái VP cho rằng áo dài thướt tha uyển chuyển phần dưới như gió bay. Cái này thì cũng đúng vậy thôi. Nếu anh ghiền ăn nước mắm thì anh cứ ăn. Nếu anh tán tụng nước mắm là số một thế … giái thì không nên. Nó chẳng làm cho nước mắm lên ngôi năm bờ oăn toàn cầu.

    Nói nào ngay, áo dài đặc tính mềm mại nhu nhũn quá cho nên cũng gặp nhiều trở ngại và lép vế so với những loại y phục khác. Thí dụ như áo đầm đám cưới wedding dress, áo dạ hội cocktail & party dresses, vũ hội ballroom dress, trang phục trong nghề nghiệp như women’s business professional suits trong các nghề như luật sư, thời trang, doang thương v.v.

    Lĩnh vực thời trang và kể cả khía cạnh quốc phục của chiếc áo dài còn bỏ ngõ. Áo dài phụ nữ VN hiện nay khá là … xấu. Lý do là “đội ngũ” nhà vẽ kiểu hình như đều có chỉ đạo bên trong. Chiếc áo dài có khuynh hướng bó sát người và dùng gấm lụa của TQ cho nên 1/2 lai Tàu1/2 lai Thái (dúi) thành ra táp nham chẳng có quốc hồn quốc túy gì bao nhiêu.

  10. Cha TQK nầy tán tụng áo dài, chê Kimono Nhật khó (gì?mở?), chê Hanbok Hàn thô, rồi chê đầm xoè Marilyn Monroe tục…không “thanh” như Việt mình!

    Người Âu Mỹ họ quen với mốt ăn mặc thế rồi từ thuở xa xưa, hở đùi hở ngực, cả cả tiểu thư quí tộc…
    Thiên hạ chung quanh chả thèm nhìn.
    Chỉ mấy anh Á, nhất là Á cộng, mới chằm chằm nhìn (nhưng chỗ công khai thì lên án!).

    Họ, dân Âu Mỹ, đi xem Opera chỉ chú ý nhạc nhịp nhàng cùng múa, không quan tâm các cọ xát va chạm của động tác vũ công vác lên người nữ đồng diễn – ở những pha háng đặt ngay trước mũi.
    Nhưng mấy anh Á , cả mấy ông sồn sồn và cụ non 60 mình…thảy đều chăm chăm vào các chỗ nhạy cảm của vai nữ ở các pha cụp lạc nầy!

    Quá nặng cái tôi, không nghĩ cái người…Chỉ mình thanh, còn người tục.
    Nhưng rồi…đến đoạn cuối mới lòi cái “thanh” dê của mấy ông :

    “ Cứ tưởng tượng một nữ sinh mặc áo dài đi ngược gió hiện lên qua lời thơ Phạm Thiên Thư .”đôi gò bồng đảo trên miền tuyết hương.”
    Hay qua hai câu thơ rất gợi hình sau đây:
    Em khoe áo mỏng giữa trời,
    Cho anh nhìn thấy núi đồi thảo nguyên.”

    *
    Vậy áo dài đẹp là nhờ gió?
    Hay, toạc móng nợn ra, nhờ các bộ phận trên thân người nữ?

    Nếu một sư ông sư bà nào đó cũng mặc áo dài nâu phất phơ tà áo trước gió, chuối oản cũng lên đủ…
    có quyến rủ được thằng nào không?

    Túm lại các ông toàn nói phét để giấu máu tà nổi lên khi tà áo các em, chỉ các em thôi, phất cao trước gió !
    Thằng nào cũng mang máu Phạm D trong người, cả nữ tu cũng không thoát khỏi đôi mắt Bùi Kiệm Vn muôn thuở…

    “Vai em tròn dưới mưa. Ướt bao nhiêu cũng vừa.” (Em hiền như ma-xưa)

    • Huhu tui nói thì chắc sẽ bị ông chửi, xin hỏi thiệt, là căn cứ vào đâu ông dám nói người Âu Mỹ “chả thèm nhìn” chuyện hở đùi, hở ngực? Nếu “chả thèm nhìn” thì tại sao quần áo nữ cứ mỗi ngày một teo lại? Tại sao có chuyện các cô chỉ mặc “thong” với cái xe cà lem dỡ ẹc bán ở ven đường gần biển hay chỗ đông người vẫn hút khách? Cảnh sát cũng ghé mua vì họ không vi phạm tội “công xúc tu sỉ”!

      “Gió”, theo tui, là loại văn chương trào phúng. Bỗng dưng đem cái trào phúng đó miệt thị “mấy anh Á” “chăm chăm vào các chỗ nhạy cảm” híc (!) Thế giới động vật thì con đực và con cái cũng tự biết khoe mình và “đánh dấu” để tìm nhau huống gì người? Vấn đề là cách biểu lộ của người hiểu biết và ít hiểu biết khác nhau. Sống đạo đức và nhân danh đạo đức khác nhau, thế thôi.

      • Căn cứ vào đôi mắt tôi quan sát họ ngoài đời thật ở một số thành phố lớn tại Âu & Mỹ : 6 thành phố bờ Đông và 3 tp bờ Tây USA; 7 tp tại Đức, 1 tại Hoà Lan, 2 tại Pháp, 1 tại Bỉ, 1 tại Italy, và Luxembourg.
        Bỏ qua bên hàng trăm phim của Hollywood đã xem từ thuở tuổi 12.

    • Hoan toan đồng ý với quan điểm của Hue Phan. ” Em khoe áo mong giử trời -Cho anh nhìn thấy núi đồi thảo nguyên”.Câu thơ của Pham thiên Thư! Câu thơ TUC nhiều hơn THANH !Nhất cả câu thơ xuất phát từ nhà tu ! Pham thiên Thư có người tình tên Ngo,ở Huế. PTT thất tình đi tu! Chỉ Có Pham Duy thích cái “trần tục” mơi phổ thơ PTT! Bức tranh đặt tên là “Gió” chẳng mang tính nghê thuật ,một chút nào cả! Cứng cỏi-dữ dằn ! Mất đi tính mềm mại-diu dàng của con gái ! Bức tranh ,hình tương của một”Văn Công ” hơn là “Thiếu nữ” VN hiền diu!! Mời bà con ,nghe những câu thơ về GIÓ: “Vô tình để Gió hôn trên má- Em sơ lang quân em biết đươc-Nghi nghờ đến cái tiết trinh Em” (Han Măc Tử) hoăc ” Chân bước đi-Gió cản áo bay về ” “Gió thổi Tóc Em bay !”. ” Một chút buồn trong Gió-trong mây” “Gió đưa mây về chốn củ”…..Thật vây, trong Thi ca có,gió than -gió sâu-Gió thảm…nhưng chắc chắn không có “Gió-trần -truông ” như gió Pham thiên Thư .! Cám ơn

      • Tôi cũng đợi bạn bình phẩm về bức tranh để tương ớt vào thêm. Thiếu nữ này sẽ sanh con nhiều dễ dàng: ngực nở, hông to. Ngồi (hay đứng) theo kiểu gì mà có vẻ dạng cẳng đo xem đất ngắn dài. Thế là bức vẽ vẫn thanh khi tôi nhớ tới nữ thi sĩ họ Hồ.

        “Tục truyền: hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa đến sân nhà trường, đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một cái, các bạn học thấy đều cười ầm lên.
        Nhưng Hồ Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:
        “Giơ tay với thử trời cao thấp
        Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài”
        Rồi cắp nón bình thản đi vào. Còn mấy chàng học trò, thấy nàng ứng khẩu tài như thế thì cũng phục, không dám chòng ghẹo gì thêm nữa.” (ST)
        Theo tôi Hồ Xuân Hương diễn nghĩa rất thanh.

        Xin cảm ơn Monsieur Kiệt đã viết bài có nhiều người góp ý liên tưởng rất phong phú. Nên tôi quảng cáo ở đây.
        Tôi vẫn chưa nghĩ xong cái vụ sừng tê, vì có người lại giới thiệu mât gấu. Là thế này khi tôi còn bé, có người ngã xe đạp bị thương trước nhà tôi, không đứng dậy nổi. Mẹ tôi dùng mật gấu, chứ không phải sừng tê, pha chế thế nào không rõ, thoa cho người bạn trẻ, thế là anh ta đứng dây đạp xe đạp đi tiếp. Tôi vẫn nhớ chuyện ấy mãi, Vì mẹ tôi không phải là ông lang chế thuốc hay bác sĩ khám bệnh kê toa, mà tôi cũng không biết mẹ có mật gấu bao giờ cho tới hôm ấy và cũng chưa bao giờ hỏi mẹ, tuy rất phục tính thương, tin người của mẹ.

        Have a great weekend to All.
        Joy to the World.

  11. “Gió” cứ nghỉ là tác giả nói về GIÓ kiểu Gió Đông Gió Tây là tựa cuốn truyện của nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel năm nào ấy .Thì ra không phải vậy. Nói GIÓ mà thật ra tác giả nghĩ về chiếc áo dài truyền thống VN.Một liên tưởng lạ giữa GIÓ và chiếc áo dài vì hình như chẳng liên quan gì nhau Có đoạn tả Loan trong Đôi Bạn của Nhất Linh tả Bên Đo Gió , Loan mặc áo dài quần lỉnh trắng ,tóc xoả theo kip moot mới của thời kỳ đổi mới người thiếu nữ VN của phong kiến . Gió ở bến đò Gió thổi tóc bay loà xoà trước trán ,tà áo cũng tung theo gió…Một hình ảnh đẹp của một cô gái VN nhan ắc mặn mòi ,tân thời. Hình ảnh đó là bức tranh mà tác giả cũng là hoạ sỷ mới vẻ lên sống động được .
    Chiếc áo dài được phổ thông hoá cho phái nữ vn trong thời Đệ I CH.Có thời còn khuyến khch học sinh nữ áo dài bằng vãi trong nước dệt ra để khuyen khich ngành kỹ nghệ dệt của VN. Nữ sinh than trời vì vãi hay nhàu ,mặc một lần là phải ủi lại …Sau này bà NHU mặc áo dài hở cổ coi như mốt mới ,nhưng có người lại khoét cổ áo quá xa ,quá rộng nên khi ngồi cúi xuống lại lộ ra hết phần ngực .Tuy nhien áo này có lẻ các cô cổ cao chân dài mặc mới đẹp. Sau rồi tới raglan ,áo dài tay ngắn ,áo dài không tay(áo) rồi đến áo mini(dài hơn chiếc áo bà ba ).Quần không còn 2 màu đen hoặc trắng mà quần cùng hợp màu vói áo . Còn áo dài tới gót đó là các cô thích vậy ,nhất là dung đẻ đi dự các buổi yến tiệc ,hát trên sân khấu ,ít thấy mặc ngoài đường (quét bụi đường hay sao ?) ,Tuy nhiên các trường học ,các nơi làm việc công tư đều mặc áo dài truyền thống như ta thấy SG trước 75 và ngay SG sau 75 ,một thời CS không áo vét (nam) không áo dài (nữ) ngay cả khi đón khách như NT Bình và NvLinh thiì nay dã đổi khác ,như VNCH ….ao dài coi như là quốc phục nữ của phái nữ VN….
    Chiếc áo dài dù thay dôi tới đâu ,cuối cung thì cái đẹp truyền thống vẫn lấn át,trở lại như củ (kiểu cọ quá cung bị đào thải )
    Ngày nay TC cho là ao dài là của họ ,vn chỉ bắt chứớc hay lấy cắp của họ , VN phản đối ,Nhưng các phim cổ trang TC cho các tyì nữ con hầu ,cung nữ trong cung vua đều mạc CHIẾC ÁO DÀi VN đẻ cố ý nói lên chiếc áo dài của CT là “chôm” của Tàu…
    Có chuyện một người lính Mỹ ở SG gởi về cho người yêu chiếc áo dài rất dẹp .Cô Ta chụp hình gởi cho anh ta vói lới cám ơn ,Còn kể chuyện “Cô ta dược nhiều thanh niên “ngưỡng mộ ” huýt sao và chiêm ngưỡng chiếc áo dai đến nỏi cô ta củng hãnh diện !
    Anh ta xem hinh mới ngộ ra là gởi áo dài cho cô bạn mà KHÔNG GỞI QUẦN…cho nên tụi đực rưa cười , huýt gió …là phải !

  12. Đối với con cóc đực thì con cóc cái là đẹp nhất

    Đừng nói đâu xa, ngay người Miên đối với họ vấn xà rông bảo đảm sẽ đẹp hơn áo dài VN 10 lần.

    Ngay “bản thân” áo dài VN không có “gió” lắm đâu vì ngày xưa phụ nhữ VN mặc váy dài tới gót chứ không mặc quần thì gió thế nào được, đó là chưa kể phía bên trong trống … lỏng à nha.

    Bộ áo dài ngày nay nếu tính đủ bộ (quần lót, quần dài, áo lót, giày cao gót, thì vay mượn và lai tạp Tây Phương đến 80%)

      • Cách sưu tập dữ liệu rồi đào bới tìm “quý kim” trong đó để minh chứng cho chủ đề của người viết và văn phong cũng như tựa đề bài chỉ một chữ “cognac”, “gió”… quen lắm nên tui nghĩ vậy.

        • Cái áo dài hiện tại dài thòng, che cả bàn chưn coi kỳ cục có thể do các bà mệnh phệ phi nhân có ngón chưn giao chỉ, gót nứt tùm lum cần che dấu nên biến thành thời thượng? Bước đi cứ lo vấp té huumm. Tui thấy tà áo phải cao hơn mắt cá 1 tấc, dễ lộng gió phơi phới và trẻ trung. Cứ giữ như cha đẻ của nó, ông CT, mới đẹp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên