Cách đây 48 năm, trên chiến hạm chỉ huy Blue Ridge cùng với 30 chục chiến hạm đủ loại của hạm đội 7 đang đậu ở ngoài khơi bờ biển VN, cách Vũng Tàu khoảng 30 dặm vào lúc miền Nam đang hấp hối.
Họ đang chờ đợi để đón lính Mỹ và người Việt từ đất liền. Sứ mạng lần này không giống với 21 năm về trước tại vịnh Hạ Long.
Trên phòng chỉ huy của viên đô đốc Hạm đội thứ bảy, người ta thấy tề tựu đông đủ các ký giả nhà báo Mỹ đã từng có mặt trên các chiến trường VN như Stanley Karnov, David Halberstam, Neil Sheehan, John Kenneth Galbraith và nhiều người khác v.v… Dầu vậy được biết còn 125 người nhà báo trong số họ, đủ quốc tịch tình nguyện ở lại để chứng kiến cơn hấp hối của miền Nam Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có phụ tá Trùm mật vụ là Frank Snepp đã từ Đài Loan đến đây được vài giờ sau khi hộ tống ông cựu tổng thống NVT ra đi trước đó mấy ngày. F. Snepp đến đây để đón tiếp một nhân vật quan trọng nhất- đại diện cho nước Mỹ- trong giờ phút này:
Đó là đại sứ Martin. Ông là người Mỹ cuối cùng rời VN mà trên tay chỉ ẵm theo một gói nhỏ: Đó là lá cờ nước Mỹ. Lá cờ đã được cuốn lên có nghĩa là nước Mỹ đã không còn ở đó nữa.
Ngay khi vừa đặt chân lên boong tàu vào lúc 2 giờ 47, giờ Sàigòn, ông đại sứ nhận được một điện tín chúc mừng của H.Kissinger với nội dung như sau: Với lời khen ngợi nồng nhiệt vì ông đã chu toàn toàn trách nhiệm. Nước Mỹ đến như thế nào thì lúc ra đi cũng như thế!!!
Nhìn từ trên boong tàu, các ký giả ngoại quốc đã thấy hàng ngàn những chiếc thuyền nhấp nhô như lá tre trôi trên biển. Đó là những thuyền đủ loại, đủ cỡ của những người Việt Nam đầu tiên bỏ chạy Cộng Sản. Họ là ai, số phận họ sẽ ra sao sau này? Chẳng ai trong số những ký giả trên và ngay cả những người ngồi trên những chiếc thuyền đó có thể tiên đoán đuợc điều gì.
Chỉ biết bỏ chạy đã. Chữ bỏ của chạy lấy người diễn tả đúng trong hoàn cảnh như thế này. Số phận họ ra sao không ai dám nghĩ tới, ngay cả đối với kẻ lạc quan nhất. Và đã có hơn 100.000 ngàn người trong số 250.000 ngàn người như thế đã được vớt đi định cư từ các chiến hạm của hạm đội 7. Cuộc ra đi thật bi tráng và tuyệt vọng đến tức tưởi.
Số phận họ có khác gì những con thuyền lênh đênh trên biển cả như những lá tre? Vâng những lá tre trên một đại dương mà lẽ sống chết đang chờ đợi họ. Bằng mọi giá họ đã ra đi mà nếu nay ngồi nghĩ lại, nhiều người không mường tượng nổi, họ đã có thể làm một điều như vậy. Nhưng cái “sô” vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng tư và đầu tháng năm của người Mỹ cũng nói lên được cái gì:
Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, ngay cả việc trốn chạy.
Nhận xét trên ăn khớp với điều mà Sir Robert Thompson, một chuyên gia về du kích dưới thời đệ nhất cộng hòa đưa ra lời tiên đoán trước đó vào ngày 23 tháng 3.1975 như sau: “Chúng ta sắp chứng kiến một cuộc đầu hàng chiến lược của Hoa Kỳ… Cuộc triệt thoái của người Mỹ khỏi Đông Dương là cuộc rút lui lớn nhất mà thế giới nhìn thấy từ khi Napoléon rút lui khỏi Moscow”.
Cuộc rút lui chiến lược ấy lôi kéo hàng trăm ngàn người Việt đi theo. Đó là những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên chạy trốn làn gió chướng ở giờ thứ 25 từ trong đất liền đã thổi giạt họ ra biển..
Nhìn cảnh tượng đó,- cảnh tượng quá bi tráng- Stanley Karnov quay sang David Haberstam vừa cười vừa nói một cách mỉa mai: Công việc đang xảy ra trước mắt chúng ta đây, ngày hôm nay, chúng ta như những chứng nhân lịch sử vào những giờ phút cuối cùng của miền Nam, tôi nghĩ rằng trong đó có phần đóng góp của ông đấỵ!
Haberstam trả lời:
– Ông nói không sai, nhưng chỉ xin xác định cho rõ tôi chỉ là một ký giá làm việc cho quyền lợi nước Mỹ trên mảnh đất nghèo nàn và khốn khổ này. Mỗi người Mỹ đến đây hẳn mang theo mình một trách nhiệm, một sứ mệnh. Ông cũng đồng ý chứ, ông bạn của tôi? Chẳng hạn sứ mệnh của E. Lansdale và tôi- mặc dầu khác nhau- Nhưng tất cả, chúng ta đều làm vì nước Mỹ!!
– Như thế chắc là ông hãnh diện lắm.
– Đương nhiên, vì thế mà tôi có mặt ở đây trong giời phút này. Thôi, mời ông nhìn xem cảnh tượng dưới kia như màn chót của tấn bi kịch mà chúng ta đã dựng lên, tốn kém hằng trăm tỉ đô la.
Ông cứ tưởng tượng, trong số hằng trăm ngàn người dưới kia, ít ra cũng đến phân nửa ở tuổi vị thành niên. Cái hình ảnh ngưới lếch thếch, lang thang với từng đoàn người người nối đuôi nhau chạy trốn. Nếu tôi là họa sĩ, tôi chỉ vẽ lên cái cảnh này đũ diễn tả cái hiện trạng người Việt bỏ chạy. Và nếu cần nói một điều gì về lúc đó, về tâm trạng những người bỏ chạy thì có thể tóm tắt trong một câu: Tất cả đều hoang mang và không có một chút hy vọng gì về tương lai cả.
Những điều nhận xét của ký giả Haberstam sau này chỉ đúng có nữa phần đầu của câu chuyện.
Trong lúc đó, một sĩ quan đang trình với viên đô đốc chỉ huy chiến hạm 7 là có một vị tướng lãnh VN vừa đáp trực thăng của ông xuống boong tàu muốn được gặp. Vị đô đốc ra lệnh một cách gắt gỏng là: Ông nói với ông ta là tức khắc cởi bộ quân phục, lột bỏ lon của ông ấy ra và không được tuyên bố điều gì.
Đây là nước Mỹ trên biển chứ không phải là VNCH nữa.
Nhiều người sau này cho biết là viên tướng VN sau đó đã quỳ xuống, ngữa mặt lên trời và hét to lên: Ta thề với trời đất là ta sẽ trở về… Sau này được biết là ông đã giữ đúng lời thề, ông đã về.
Ông đã về theo cái cách mà Phạm Duy đã về!!
Vấn đề không phải là cởi bỏ bộ quân phục, cởi bỏ lon chậu vốn chỉ là cái bề ngoài. Câu chuyện viết về ông tướng có thể chỉ là một câu chuyện hư cấu. Vấn đề hôm nay, chính là nhiều người đã cởi bỏ cái danh xưng người Việt Quốc gia- cái biểu tượng của 48 năm nay -.
Và cứ như thế, không phải chỉ có đêm 29 tháng tư, mà tiếp câu chuyện đêm nay còn được tiếp diễn dài dài. Các con số thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam càng gia tăng theo nhịp độ của những chính sách tàn bạo và trả thù của Hànội như “đi vùng kinh tế mới”. “học tập cải tạo”, “đánh tư sản, mại bản”, và cuối cùng “đi bán chính thức” nhằm vào giới Hoa Kiều.
Cứ mỗi một đợt chính sách lại thêm số người trốn ra đi khỏi nước.
Tổng cộng đã có gần hai triệu người trốn đi như thế. Đấy là còn chưa kể
những nguời để lại xác trên biển cả. Con số này chẳng ai biết là bao nhiêu? Và cũng chẳng ai có thì giờ tìm hiểu làm gì. Người chết thì đã chết.
Phải vậy không? Tiếc nuối rồi cũng khuây khoa, người Việt đến được xứ người đều quyết tâm cật lực để lo sinh kế, miếng ăn trước đã.
Tất cả những chính sách vừa kể trên là nhằm đánh vào những thành phần phản động, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ Ngụy. Nước nhà đã độc lập, nay bỏ nước ra đi thì không phản động thì còn là cái gì?
Nhưng chính thức thì có thể quả quyết rằng, nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra ra nước ngoài sinh sống. Và cuối cùng để giữ thể diện, vừa loại bỏ được những thành phần “rác rưởi” muốn vứt, vừa kiếm được tiền hoặc để trao đổi trong thương thuyết, nhà nước Cộng Sản đã đồng ý với Liên Hiệp Quốc theo một chương trình “ra đi trong vòng trật tự” (Orderly Departure Program).
Thảm cảnh thuyền nhân trên biển vì thế đã giảm mức độ đi nhiều.
Tất cả câu chuyện, những thảm cảnh trên biển cả nay đảo ngược trở thành cái mà Michel Tauriac trong Hồ sơ đen của Cộng sản (Le dossier noir du Communisme) (*1) tóm tắt đầy đủ ý nghĩa tóm gọn trong một câu “Những con bò sữa thuyền nhân”.
Gió đã đổi chiều, gió chướng đã thổi họ ra biển, nay ngọn gió nào đã đưa họ về ?
Hình ảnh thật biểu tượng và gợi hình. Thật vậy, tất cả những con bò sữa thuyền nhân đã ra đi với hai bàn tay trắng để lại tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn. Họ đã vắt được bao nhiêu sữa ở những con bò đó: Vắt lúc ra đi và nhất là vắt lúc trở về.
Nói chi đâu xa, tôi có căn nhà kiểu biệt thự ở số 224B Nguyễn Huỳnh Đức, quận Phú Nhuận. Căn nhà đó lúc mua là 5 triệu 300 ngàn trước 75. Tính theo trị giá vàng thời đó là khoảng 80 chục cây. Ra đi hợp pháp, có giấy tờ hẳn hoi, đi bằng cửa chính ra Tân Sơn Nhứt.
Giấy tờ xuất cảnh có thể chỉ là tấm giấy nhỏ viết tay nguệch ngoạc mấy chữ là: Nhà này do nhà nước quản lý!! Quản lý là trông coi, giữ dùm mà thật ra là tịch thu, là hôi của! Cả miền Nam, hai triệu người bỏ nước ra đi đã bị “quản lý” như thế. Nói toạc ra là đã “bị cạo lông” sạch như thế .
Việc ra đi theo diện người Hoa, bán chính thức hay việc quản lý nhà cửa đất đai, tài sản nằm trong tay Bộ nội vụ. Công việc bộ này là đảm trách và tổ chức nhằm “nhổ sạch lông” những bọn người lưu vong này. Kẻ dỗi hơi ngồi tính nhẩm chuyện nhổ sạch lông này đem lại cho nhà nước ít nhất là 25 tấn vàng. Tôi không tin vào con số, đúng sai khó đoán vì không biết tính toán. Nhưng ấn tượng trong đầu tôi là nhiều lắm, nhiều lắm lắm. Nhưng 25 tấn vàng vẫn là chuyện nhỏ. Vẫn là chuyện vắt đi. Vắt lại mới là quan trọng.
Và để gọi những thuyền nhân thì có nhiều tên gọi tùy theo thời kỳ: lúc đầu là bọn bán nước, bọn tay sai. Bán được bao nhiêu nhà nước thu cả. Cho mãi đến năm 1990 cũng còn có người gọi Việt kiều là những tên Việt gian. Nói chung họ coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cũ, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mặt. Và gọi một cách vô tội vạ nhất là người nước ngoài. Nghĩa là có sự phân biệt đối xử giữa người trong nước và ngoài nước. Sau này chữ được dùng hơn cả là Việt Kiều.
Rồi cứ như thế sau thời kỳ mở cửa mà số lượng người Việt về nước cũng như kiều hối đã bắt buộc mọi người phải thay đổi lại thế nhìn, thế bắn. Không ai có thể từ chối được những món quà, không phải 10 đô la trong ngày lễ Noel mà là 13 tỉ đô la. 13 tỉ đô la!
Không phải chỉ 13 tỉ đô mà nay nhiều lần hơn, chiếm tỉ trọng một phần ba ngân sách nhà nước. Nhờ đó tình nghĩa hàn gắn những vết sứt sẹo, những lời nói mà bình thường chỉ được coi như kẻ thù. Gió đã đổi chiều nên ngôn ngữ cũng đã đổi theo.
Những chiếc thảm đỏ đã trải dài từ phi trường Tân Sơn Nhứt đến Nội Bài chạy thẳng vào Bắc bộ Phủ. Thật là trớ trêu đến nực cười ra đi trốn chui, trổn nhủi, lúc trở về thảm đỏ dưới chân.
Những thành phần rác rưởi ta vừa nói ở trên, những con bò sữa đã vắt cạn chẳng bao lâu sau trở thành rác quý mà người ta có thể chế biến thành những sản phẩm, những vật liệu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Đã chẳng ai ngờ điều đó đã xảy ra.
Rác rưởi cứ thể đổi hình đổi dạng mà tính ra tiền bằng những sản phẩm mới.
Những anh thuyền chài có thể ra đi vỏn vẹn chiếc quần đùi nay chễm trệ ngồi Mercedes. Những mệnh phụ nói tiếng Mỹ oe oé mà nếu không có cuộc đổi đời này thì cùng lắm chỉ là những người đàn bà làm vợ, làm mẹ, là nội trợ bình thường trong gia đình.
Nhưng kể làm gì đến những chuyện nhỏ nhoi đó.
Đã có rất nhiều thay đổi mà không ai tiên đoán trước được- những thay đổi tràn đầy hy vọng như thế đối với giới người Việt di tản-nhất là nơi người trẻ.
Họ không còn là cô nữ sinh cười e lệ, hỏi không dám mở lời mà nay là những chuyên viên hàng đầu của xã hội Mỹ. Có những người trong bọn họ đã làm ra số vốn bạc tỷ. Có người trong bọn họ cùng với bạn đầu tư nửa tỷ đô la tại nơi mà trước đây được coi là thánh địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Củ Chi với những địa đạo, nơi tự hào về cuộc chiến thần thánh trong tương lai trở thành biểu tượng “thung lũng của ngành tin học”.
Đã chẳng ai từ hai phía, người trong nước cũng như người nước ngoài nhìn thấy được điều đó ngay từ đầu.
Chuyện kể ra như một giấc mơ hay như câu chuyện thần thoại.
Và cái kim chỉ đường cho người Việt tương lai là hãy nhìn vào giới trẻ đang lên. Họ chiếm đa phần. Tương lai thuộc về họ, đời sống thuộc về họ, cộng đồng VN là họ. Không phải do một thiểu số những người lớn tuổi như tôi. Những người bỏ nước ra đi đã chỉ nhớ cái phần đầu câu chuyện mà chưa thuộc hết phần cuối.
Đó là những người không biết kể chuyện và những câu chuyện kể càng ngày càng nhạt phèo như nước ốc. Thời của họ đã hết. Ngay cả Thời của Thánh thần hay Thiên đường mù của những kẻ bất đồng chính kiến cũng bị bỏ quên lãng.
Những người còn bám víu vào quá khứ có thể được coi là những người không thức thời? Nhưng nếu không bám víu vào đó thì họ còn gì là họ? Quá khứ là chính họ là cái làm nên bản thân họ. Họ bị coi như loài “củi mục” trong đám cây rừng đang xanh lá. Củi mục thì làm gì? Đốt làm củi cũng không xong.
Nhưng chắc hẳn nhiều người như tôi không nghĩ như thế. Bản thân tôi cũng thế- không chấp nhận được lối xếp loại ấy -.
Trong 48 năm qua, chúng ta- những người Việt di tản- đã không ngừng tranh đấu không ngơi nghỉ cho điều mà tôi gọi là trận chiến cho một biểu tượng, trận chiến cho một hình ảnh (bataille de l’image) là người Quốc Gia.
Bao nhiêu công sức đã bỏ vào đấy!! Bao nhiêu thời giờ còm cõi ngồi trơ trọi một mình trên bàn máy điện tử để viết!!
Mặc dầu thâm tín và phải nhìn nhận rằng quá khứ định hình và làm nên người Việt di tản thế hệ thứ nhất thì tương lai sẽ định hình thế hệ người việt thứ hai, thứ ba, nghĩa là con cháu chúng ta!!
Còn lại vấn đề kế thừa là vấn đề bi quan nhất của người Việt hiện nay!!
Nhưng cho dù bi quan đến đâu, cho dù vứt bỏ vấn đề chính tri, lịch sử xã hội qua một bên thì vẫn còn lại vấn đề nhân cách, vấn đề đạo lý con người. Và lúc ấy cho thấy rằng: Củi mục thì cũng vẫn là củi.
Người khác cho rằng nhìn cây thì thấy rừng, nhưng nhìn củi mục thì thấy gì?
Họ nghĩ rằng thà là như anh thuyền chài, thà là như chị X, Y nói tiếng Mỹ oe éo. Thà là như thế. Phải nhớ rằng cuộc ra đi bất hạnh đã trở thành đại hạnh cho chính mình, cho con cháu mình, cho cái nơi mình đi tới và cả cái nơi mà từ đó mình đã ra đi.
Tháng tư đen thật ra chính là tháng hy vọng!!
Hành lý quá khứ mang đi càng nhẹ thì họ về VN càng nhanh .
Hãy nhìn vào những con số để nhận ra câu chuyện thần thoại về người Việt di tản. Năm 1987, có 8 ngàn người về thăm quê hương, đến năm 1993 thì con số tăng lên 160 ngàn người, đến năm 2002 là 380 ngàn người. Con số tự nó nói lên điều gì rồi và người ta bắt đầu vỡ lẽ ra.
Bên cạnh đó, kiều hối đem lại một sốn tiền tươi là 2 tỷ 6 đôla trong năm 2003. Hãy làm một so sánh cho rõ. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu được 20 tỉ đôla, trừ vốn liếng cho sản xuất, lời ròng của 20 tỷ vị tất đã được 5 tỷ?
Có một điều, nhiều người vô tình quên là năm nay có 2 triệu lượt khách đến Việt Nam. Cứ giả dụ, mỗi người khách tiêu 2000 đô la đầu người. Số tiền thu được sẽ là bao nhiêu? Trong số 300.000 người Việt về thăm quê hương, cứ cho là vừa tiêu xài, vừa cho bà con họ hàng, ở từ hai tuần đến một tháng, mỗi người đổ đồng chi tiêu 4000 đô la cho một chuyến về thăm quê hương, cán cân ngân sách cũng như nền kinh tế Việt Nam đã được kích cầu lên không nhỏ.
Tiềm năng thật lớn. Tương lai cũng đầy hứa hẹn.
Đó là nền kinh tế sống nhờ trên những kỹ nghệ không khói.
10 năm nữa, dự đoán số khách du lịch là 10 triệu người-năm như Thái Lan hiện nay, với các đường bay thẳng Sàigòn-Mỹ, Sàigòn-Âu Châu. Chuyện đã xảy ra và chắc sẽ xảy ra. Lúc đó tiền đổ vào qua du lịch không phải là nhỏ nên hiện nay trên hầu hết 60 tỉnh thành của VN đều có khu du lịch đủ kiểu.
Điều đáng nói hơn nữa là nay có một số Việt Kiều về nước kinh doanh đầu tư với hàng trăm dự án được chấp nhận với số vốn lên đến trên một tỉ đô la..
Những Việt kiều như Nguyễn Chánh Khê với phát minh chế tạo thành công than Nano áp dụng vào việc sản xuất mực không phải là hiếm. Dự án khu khách sạn Vinpearl Resort- Spa, 5 sao, tại đảo Hòn Tre, Nhatrang đã khánh thành với số tiền đầu tư là 500 tỉ đồng. Phần lớn các số tiền đầu tư này tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, tin học, lắp ráp, du lịch.
Cũng vì thế, nhà nước đã chẳng tiếc lời gọi Việt Kiều là những người con của đất nước.
Những lời lẽ trân trọng mật ngọt đã hẳn là không thiếu. Gió chướng đã không còn nữa.
Gió đã đổi chiều, ngôn ngữ đổi chiều, giọng lưỡi đổi giọng. Không còn có chữ nghĩa làm đau lòng nhau nữa. Trên tất cả các sách báo, trên các trang nhà, không còn có thể tìm thấy bất cứ thứ chữ nào nói xa nói gần đến chế độ miền Nam trước đây nữa. Những chữ như bọn ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai đã không tìm thấy trong tự điển của bộ chính trị nữa. Ngược lại không thiếu những chữ mật ngọt như “Tổ quốc Việt Nam, quê hương thân thiết luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ.”
“Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Luật quốc tịch điều hai thì viết rõ ràng thế này: “Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam” “Người Việt nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.”
Nhà nước lại còn trích dẫn câu nói của ông Hồ mà không ai tự hỏi xem ông nói lúc nào và bao giờ: “Tổ quốc và chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đất nước hòa bình..” – bác nói với kiều bào ở Thái lan về nước năm 1960.
Kiều bào năm 1960 thì không phải là người di tản!! Thật rõ chán.
Hình như người ta đã quên cái cảnh bồng bế xô đẩy nhau lên máy bay và bằng bất cứ giá nào phải đi bằng được. 48 năm sau, câu chuyện kể về thuyền nhân chỉ còn là dĩ vãng mà cả bên này bên kia đều đã quên hoặc cố tình quên.
Nhưng còn những người như tôi sẽ không quên. Never. Never!!!
Thật ra không hẳn là như vậy. Nhà nước chính quyền hoan hỉ nhận những đồng tiền Đôla từ mọi nơi gửi về cũng như người Việt mang tiền về nước. Mang tiền về thì được chứ đừng mang chữ về. Chữ hiểu theo nghĩa rất rộng là sách báo, tư tưởng, âm nhạc, nghệ thuật. Từ khi có nhà nước Cộng Sản đến nay.
Chữ vẫn là độc quyền tuyệt đối nằm trong tay đảng. Nó nằm trong một hệ thống khép kín: Chủ nghĩa hay ý thức hệ – bạo lực khủng bố – và một chính quyền toàn trị. (ideology, terror and totalitarian government).
Chẳng lạ gì, trước khi về VN, người ta thường khuyên có một điều duy nhất: anh muốn làm gì thì làm:
– chẳng hạn anh có thể cờ bạc, chơi bời đủ kiểu, tắm đủ kiểu, phòng trà đủ kiểu, âm nhạc đủ kiểu, cà phê đủ kiểu, gái đủ kiểu, sex đủ kiểu, ngủ trưa đủ kiểu, ngủ tối đủ kiểu, ăn đủ kiểu, vừa ăn vừa chơi đủ kiểu, đĩ điếm đủ kiểu, hối lộ đủ kiểu, lưu manh lường gạt đủ kiểu, gian trá đủ kiểu, buôn bán mánh mung đủ kiểu, làm giầu đủ kiểu, đầu cơ đủ kiểu, công an đủ kiểu, phường khóm đủ kiểu, công ty đủ kiểu, cơ quan đủ kiểu, chính quyền địa phương đủ kiểu, chính quyền trung ương đủ kiểu, luật pháp đủ kiểu, thằng ăn cắp xử thằng ăn cướp đủ kiểu và cuối cùng xã hội loạn đủ kiểu.
Ta có quyền đủ kiểu hết, miễn là đừng đụng đến chính trị.
Vì trên hết, vẫn có một nhà nước toàn trị ở trên tất cả những đủ kiểu đó. Trước khi lên máy bay về nước, còn dặn với theo: nhớ nhé đừng đụng đến chính trị.
Phải nhìn nhận rằng, sự suy đồi đạo đức xã hội ở VN đã đi quá xa đến mức nó xuống cấp, vượt xa những nước tư bản Phương Tây. Đến nỗi phải kêu lên một câu: Có nước nào như nước ấy không?
Phát triển kinh tế không đồng nhịp với cải tiến xã hội và đạo đức. Về Xã hội, chỉ nhìn giao thông đường phố Sàigòn, Hànội là đủ hiểu. Về đạo đức, chỉ nhìn thực trạng học đường ở VN là đủ hiểu.
Mặc dầu vậy, ngày nay, có nhiều bà con Việt Kiều tính về ở hẳn VN. Có người trong đám này về Việt Nam dưỡng già với xe hơi SUV.
Có những ông già lấy tiền xã hội của Mỹ về tậu nhà, tậu cửa, líu lưỡi khen ngọng và hãnh diện nói: mấy chục năm không sáng tác được, nay về ở VN nhờ đó mới hoàn thành được tác phẩm. Có ông Nhà văn “tiến bộ” nay trở thành thứ “Chim hót trong lồng”.
Tất cả đều thuộc loại người không biết ngượng, quên cái trận chiến biểu tượng, hình ảnh.
Trong vòng 10 năm nữa, khi xa lộ đông tây hoàn thành, khi 6 tuyến xe điện ngầm xây dựng xong, khi đường hầm Hải Vân nối liền Nam Bắc nay đã hoàn tất, thành phố Sàigòn sẽ thay mặt đổi tên chẳng còn ai nhận ra nó nữa.
Nay ở Sàigòn, đã có những khu nhà “Làng Việt Kiều “. Người ta dự trù có 4 khu như thế, với những biệt thự sang trọng, đủ tiện nghi như ở Mỹ, Canada. Người ta thấy những Việt Kiều lái những chiếc xe SUV, hay ngồi nhâm nhi ly rượu cocktail bên bờ sông Sàigòn. Những căn nhà có những bãi cỏ xanh, mái nhà mầu cam kiểu California, những hồ bơi với những cây dừa với những hàng chữ tiếng Anh Welcome.
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 48 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
Chẳng hạn, anh chàng Võ Q, kèm theo cái tên Larry, nay đã 65 tuổi, trước đây là một sĩ quan không quân, quân đội VNCH. Anh ta ta đã rời bỏ vùng Southern California cách đây 2 năm cùng với vợ, còn có tên cúng cơm là Linda để về ở đây. Anh ta khoe căn nhà với vẻ hãnh diện không cần dấu diếm với đồ dùng toàn bằng Inox, phòng tắm lớn có vòi tắm hơi, thiết trí theo kiểu Jacuzzi của Ý. Sàn nhà mầu hồng bóng lộn. Anh còn chỉ cho thấy và nói thêm: Không phải cẩm thạch đâu nhé, đá hoa cương thứ thiệt đấy. Thiệt là quá rẻ, còn rẻ hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều. “Thiệt là Việt Kiều”.
Một anh khác tên Hoàng Tiến, chả bù cho lúc ra đi lếch thếch, lang thang, nay anh trở thành chủ nhà thầu đang có những kế hoạch xây cất nhà cho Việt Kiều với những dự án “thành phố xanh” (Green city).
Cái điều oái ăm đến quái gở là khi ở Mỹ, người ta tìm cách đặt tên Little Saigon, Phở Bắc, bánh mì Tân Định, bánh cuốn Đakao, Restaurant Hoài Hương để nhớ về; nay ở Việt Nam thì người ta lại muốn đặt tên cho những khu thương xá là “tiểu Cali”, “tiểu Fairfax” để nhớ đến. Và cứ như thế, sẽ có một số người Việt gốc Mỹ sống riêng biệt trong những tiểu quốc của họ bên cạnh những người Việt bản xứ.
Khi ở Mỹ thì họ nhớ Việt Nam, khi ở Việt Nam họ lại tiếc lối sống Mỹ. Họ trở thành người ngoại quốc trước mắt những người đồng loại của họ. Họ tưởng về quê thật, nhưng lại mang tâm trạng một thứ chủ nhân, cách biệt với dân bản xứ. Và điều rõ rệt là Hoàng Tiến đã bực tức về một căn nhà hàng xóm đã vứt những bao rác ra đường ngay cổng nhà anh ta, đã mở nhạc Karaoké tùy tiện ầm ĩ cả lên. Anh bực tức nói :
– Như thế không phải lối sống Mỹ, không biết tôn trọng luật pháp.
Như thế là thiếu văn minh. Khi ở Mỹ thì anh muốn bảo tồn văn hóa Việt, không muốn trở thành Melting pot hay Salát Mỹ. Anh bắt con đi học tiếng Việt. Về VN, đụng mở mồm là anh xổ tiếng Mỹ cho oai. Quả là về sống ở Việt Nam thì lại là câu chuyện khác.
Trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ còn phải bực tức nhiều về những điều trái tai gai mắt: chẳng hạn một anh cán bộ phường cứ xồng xộc vào nhà chẳng điện thoại trước.
Riêng Nguyễn Anh, năm nay mới 35 tuổi về Việt Nam làm việc cho một công ty nước ngoài. Ra đi từ nhỏ, kể như không biết gì về Việt Nam, anh cũng không có ý ở hẳn VN. Nhưng anh cũng có một vài nỗi khổ vặt khác. Nguyễn Anh sững sờ khi làm một việc gì giúp người khác không nhận được một tiếng thanh kiu, thanh kiếc gì hết. Anh cũng khó chịu khi mọi người chen lấn không xếp hàng khi trả tiền. Nhất là các cô thiếu nữ trông khả ái, dịu hiền, nhưng cũng huých tay chân như ai.
Gần như mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sống chen lấn chụp giựt. Nguyễn Anh có hơi buồn về con người Việt Nam vốn có tâm hồn, vốn thương người mà một tai nạn xe cộ xảy ra đến chết người mà mọi người dửng dưng.
Quả thực, tuy là người Việt Nam, nhưng anh lại không hiểu gì về người mình.
Lại nói đến giải trí, Nguyễn Anh không hiểu được là người Việt Nam “Xem thể thao” chứ không chơi thể thao. Mấy triệu người thức đêm, bỏ công ăn việc làm, bỏ học để dán mắt vào đài truyền hình theo dõi một trận đá banh. Thật là vô lý vì hại sức khỏe. Chỉ có 22 cầu thủ thực sự chơi thể thao, còn cả nước chỉ ngồi xem thể thao, chưa kể còn cá độ.
Hình như cái gì ở Việt Nam cũng có thể trở thành cờ bạc. Lại một điều nữa, Nguyễn Anh không hiểu được.
Nguyễn Anh thì chỉ thích đi đánh golf. Nhưng muốn chơi ngon, Nguyễn Anh phải lấy vé máy bay ra Phan Thiết chơi, vì ở đó có sân chơi nổi tiếng là đẹp. Ít ra thì điều đó cũng làm Nguyễn Anh vui lòng.
Nhưng có người thấy như thế thì lấy làm kỳ cục. Họ chép miệng, tội tình gì mà phải cất công như thể để chơi Golf. Chơi đâu chả được. Phí tiền nữa. Nguyễn Anh không đáp lại, vì anh có cái lý của anh.
Đúng là anh thấy người Việt mê đá banh một cách kỳ cục. Nhưng ngược lại, họ cũng thấy anh không giống ai.
Còn về thanh niên, thiếu nữ thì chửi thề không biết ngượng mồm, nhất là thanh niên, thiếu nữ gốc Bắc. Mở mồm ra là “địt”. Sáng ra, chỉ hỏi giá cả món hàng đã bị một người con gái xinh đẹp phạng cho một câu.
Nói gì thì nói, nghĩ gì thì nghĩ. Thời gian sẽ xóa nhòa tất cả vết tích cũ: thời gian cứ trôi qua, nhiệt tình chống Cộng giảm xuống và tình hoài hương lại trỗi dậy.
Những vị lãnh đạo trong nước thì nghĩ rằng: Nhân dân muốn quên hết mọi thứ. Những người này hiện ở đây vì đất này là tổ quốc của họ. Chúng ta không có quyền trách mắng họ. Chúng ta tiếp đón họ. Chúng ta không muốn để Việt kiều gây chiến tranh lần nữa.
Tự nhiên bật ra một câu hỏi: Nhưng nhân dân là ai mới được cơ chứ ?
Nhưng tôi cho rằng lịch sự trớ trêu có những bài học không bao giờ chúng ta học hết được.
Chiếc soái hạm Blue Ridge 37 năm trước trong vai trò chở binh lính Mỹ và người tỵ nạn VN ra khỏi miền Nam thì hiện nay đang đậu ở bãi Tân Sa, Hải Phòng!! Đố ai biết được ngày hôm nay vai trò của Blue Ridge đến VN với mục đích gì? 37 năm trước và 37 năm sau có điều gì khác biệt?
Gió đã đổi chiều. Gió nữa lên …
—————–
(1*) Cuốn sách Le livre noir du Communisme, Hắc thư về chủ nghĩa cộng sản, do nhà Robert Laffont xuất bản, Paris, năm 1997, 846 trang do Stephane Courtois cầm đầu với 11 tác giả.
[…] Nguyễn Văn Lục […]
Gió không thay đổi. Gió vẫn thổi bay đi bốn phương và tám hướng, nhưng con người thay đổi.
Tôi lại nghĩ khác . Con người Việt đã
không thay đổi một chút nào cả, vẫn
không có một “tư duy” muốn thay đổi
nào cả. Vẫn yếm thế ,vẫn ai làm sao
mình làm vậy,không có ý chí tiến thủ.
Có những nhà nho đòi cải cách theo
phương Tây, theo dân chủ tiến bộ ,
tam quyền thời Nguyễn,thời thực dân
Pháp ,nhưng cuối cùng các vua nhà
Nguyễn vẫn theo Tàu . Khi ngọn gió
thời thế của thế chiến 2 chấm dứt,
VN có cơ hội để theo trào lưu dân chủ
Tây phương. Nhưng Hồ chí Minh và
cái đám “cách mạng” cộng sản, vẫn
theo Tàu . Khi Khối Cộng sản Liên Xô
sụp đổ ,ngọn gió ảnh hưởng domino
kia không đến VN, bọn cộng sản ngu
đần VN vẫn quỳ lạy Tàu ,không chịu
cải cách . Dân Việt vẫn u mê không
đủ khả năng và ý chí thay đổi .
Những tri thức,tinh hoa của người
Việt không đủ sức mạnh để tạo ra
những cơn gió ,vì đa số người Việt
vẫn còn tự mãn với những thứ có
được cho bản thân mình,chỉ bo bo
thủ thân,bảo vệ cho con cháu mình,
tự hào với đồng loại bằng những thứ
lố lăng vô bổ như “mệnh phụ nói tiếng
Anh eo éo,những anh cựu quân nhân
VNCH ngồi nhâm nhi bên bờ sông
Saigon,lái SUV trên đường chật hẹp,
không có chỗ cho xe gắn máy hay
khách bộ hành ,thi nhau chụp giựt”
giết nhau chỉ để cung cấp cho những
thứ hào nhoáng ,hão huyền . Không
cần biết tương lai của dân tộc sẽ đi về
đâu . Khi có cuộc can qua ,họ sẵn sàng
tếch đi nước khác ,trong tay họ đã có
hai ,ba quốc tịch.
Tóm lại ,tôi không thấy có một lý do
nào để lạc quan “Gió đã đổi chiều ”
như tác giả, trừ phi người Việt thay
đổi nhiều về cả hai mặt “số lượng ”
lẫn “chất lượng “.
Bài viết cho cái nhìn, nói người Việt bỏ chạy tỵ nạn cộng sản 48 năm trước nay đã thay đổi. Thật ra không phải đợi tới 48 năm mà phần đông người Việt tỵ nạn cộng sản đã có thay đổi về chính trị từ khi…có tiền và được tự do. Nhiều người nổi tiếng đã từng một thời là cấp lãnh đạo cao nhất của VNCH cũng thay đổi về chính trị, trở về để Việt Cộng đè đầu. Cái gì làm cho con người họ thay đổi nếu không vì tiền vì danh vọng và vì không biết quý sự tự do? Tại sao bỏ chạy tìm tự do lại quay về để lại mất tự do, dù chỉ một tháng hay vài tháng? Còn nói người Việt mình không thay đổi là vì người Việt còn mang nặng tư tưởng nô lệ. Nô lệ Tàu, nô lệ Pháp, rồi đánh Mỹ đánh Pháp cho chủ Tàu, cho chủ nghĩa cộng sản để cộng sản nắm quyền cai trị đất nước tiếp tục bắt dân làm nô lệ khắp thế giới. Trong nước bị cộng sản cai trị nên dân tỏ ra thờ ơ yếu hèn đã đành, nhưng được tự do ở hải ngoại mà cũng không thoát được cái tâm trạng này vì vẫn mang dòng máu Việt, vì văn hóa, cội nguồn, chỉ mong có dịp được trở về thăm hay ở lại. Những thế hệ sinh ra ở hải ngoại có cái nhìn khác hơn với thế hệ bỏ nước ra đi nhưng họ lại không hiểu gì về cộng sản.
Xin cảm ơn những gì ông đã bộc bạch.
Bài này có bàn tới 1 loại người mà tác giả gọi là “người của quá khứ”. Live or die, just dont poison everything.
Đã nhìu lần nói trước, tớ không & chưa (bao giờ) đổ lỗi cho quá khứ . Chính cái quá khứ đó, be it as it may, đã trở thành 1 thứ di sản . Nhưng cái mà tớ lên án, w all my mite, là thái độ của chính những “người của quá khứ” ddv chính di sản của mình . It come in 2, none of them, 2me, is any good.
Thái độ thứ nhứt là bám chặt lấy quá khứ, xem quá khứ là 1 thứ mẫu mực, thus, mọi efforts để tiến lên, vượt ra … đều bị lên án . Understanstadable the 1st 20 yrs, nhưng cho đến bây giờ … Một nền văn hóa không phát triển sẽ trở thành nền văn hóa chết. Chưa kể, đang có 1 hiện tượng quái đản như là “thành quả” của thái độ này . Ngày xưa ở miền Bắc thì có “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”, bi giờ thì có “Thơ Tố Hữu hay hơn TS Elliott”. Vì thơ TH, dù gì đi nữa, có vần vè & viết bằng tiếng Việt . Nó có tệ nhưng là cái tệ “có thể hiểu được”, trong khi những cái khác, hoặc có thể hay, nhưng cái “hay” của họ, người Việt không cách chi hiểu được . Thus, Tố Hữu hay hơn TS Elliott. Và cái thái độ “bảo hoàng hơn vua” này chỉ cover 1 số vùng văn hóa deep-rooted, mà shun những mảng văn hóa “hiện đại” hơn . Những nhận định khá tiêu cực về các tư tưởng phương Tây từng hiện diện ở miền Nam là 1 ví dụ khá sinh động
Thái độ thứ 2 là cái gì của Đảng, của cách mạng đều bá cháy bọ chét hít chơn hít chọi lun, vì Đảng & cách mạng là Việt Nam . This one is worse. It was bad b4, nhưng ít nhứt chỉ là dòng chảy ngầm . Nghị quyết 36 đưa “trí thức cách mạng” ra tiếp xúc với ngoài này đã khơi cái dòng chảy ngầm này thành the Ol’ Faithful, tuôn trào thống khoái . Một trong những dòng chảy tạo thành tư di “hợp niêu”, những mong mỏi hòa giải hòa hợp trump cả nghị quyết 36 của Đảng & chánh phủ . Ít ra nghị quyết 36 có mùi tiền . Ước vọng hòa giải hòa hợp của trí thức hải ngoại, well, mùi xít, mùi xác chết vữa với nhiều người, nhưng với những người thật sự mong mún, Tưởng Năng Stench là 1, its quite thơm tho như hoa nhài của 1 đêm trăng ngày xưa .
& the result, or lack of it, như ta đã thấy . More like hổng còn gì hít chơn hít chọi để mà thấy . & Now this!
OK, mọi người của cái thế hệ đực cáp chum tùm lây có quyền yêu Đảng, np. Chỉ hỏi thía lày, tình yêu Đảng của mình có đủ lớn để bán đứng thế hệ con cháu mình không ? i guess the answer is resounding yes. Hễ yêu Đảng được thì chiện gì mà chả làm được .
Cứ nhìn lại đi, hiện bi giờ thế hệ trẻ người Việt bên này có đầy đủ hầu hết những giải thưởng danh giá nhứt thế giới . Grammy, Oscar, Genius Grants … all done. Them got ’em by their own blood, sweat & tears vì cộng đồng người Việt hoàn toàn hổng ngó ngàng gì tới .
& then Phúc Kđinh Từ Thức hỏi chừng nào người Việt trong nước mới đạt được những giải thưởng đó
Live or die, just dont poison everything. Here, you shat on pretty much everything
That, i Phúc Kđinh blame everyone of ya
Đừng hỏi tại sao thế hệ trẻ hơn ngoảnh mặt với mình, mà hãy hỏi mình (đã &) đang làm cái con cá sặc gì, hoặc chả làm gì cả, except nói bậy . Ngoảnh mặt đi chính là còn muốn giữ lại 1 chút kính trọng của ngày xưa
Trích tác giả “Nhưng còn những người như tôi sẽ không quên. Never. Never!!!
Thật ra không hẳn là như vậy”
VC Bắc nắm đầu VC Nam và bòn rút miền Nam
Người VN hải ngoại đừng bao giờ đem tiền gởi tiền về VN nhất là khu vực miền Nam. Vì làm như vậy thì bọn VC sẽ bòn rút bóc lột trở lại và đem về gọi là “xây dựng” miền Bắc. Tuy nhiên, tiền bạc sẽ chui vào túi bọn VC Bắc một phần, phần còn lại sẽ bị tiêu phí vì những công trình ấm a ấm ớ mang màu sắc rất pê đê đồng bống mô hình tà thuật fengshui phong thủy của bọn Tàu cộng vừa phản văn hóa vu8à phản môi trường thiên nhiên.
Đừng bao giờ ngu ngốc thiếu suy nghĩ đem tiền nuôi bọn VC bản chất láo khoét, khủng bố, và phá hoại không bao giờ thay đổi.
Khu đô thị thông minh Đông Anh Hà Nội là gì?
Là mô hình phong thủy 2 trái bầu 1 con tôm. Y chang lun.
Trước đây VC thông qua PNV với logo Vinfast hình chữ V giống y chang cái lồm bà bống trụi lông xui bỏ mẹ. Bây giờ không biết thằng nào lại chơi xỏ mô hình đô thị fengshui “2 trái bầu 1 con tôm” (2 hòn rái 1 con cu), Thiến Heo bảo đảm là sẽ bị xúi quẩy. Ha ha ha !
Bài viết dàn trải từ ý này đến ý khác,
đi từ luận điểm thực tế này dẫn dắt
đến kết luận mơ hồ ,hoài nghi khác .
Không rõ chủ đích của tác giả muốn
nói về vấn đề gì . Khó mà bàn loạn.
Đúng là kiểu viết của dân Bắc kỳ,
chắc phải xài lại kiểu trả lời của dân
Nam kỳ :” Muốn nói gì,thì nói mẹ nó
cho rồi,lòng vòng hoài ,mệt quá !”
Ông NVL có lẽ đang bị chứng “dementia”.
Gió đổi chiều, thì sao?
Khà khà khà, thì đón gió trở cờ chớ sao nữa !
VC dựa vào TC để tồn tại thì nó không thể phản lại TC. Nội bộ “bản thân” VC cũng không đến nỗi ngu ngốc tiêu tiệt lẫn nhau. Vậy, ai sẽ đón gió trở cờ? => Tập thể Mít đặc ! Ha ha ha !
VN đang bị VC biến thành môt quốc gia không-giống -ai cả ! Vì sao ?? Môt quốc gia gì lạ vây ?? Từ Thủ tướng cho đến người Dân ,ai củng tìm cách trốn chạy! Thật vây,các quan lơn VC ,k có ai là k có con,người nhà ,tài sản ở nước ngoài cả.Đó k phải là môt cah ‘trốn chạy ‘hay sao ?/ Còn Dân,thì k nói,con gái đàn bà lây chồng nươc,kể cả những người con gái có nhan sắc và tiền bac..củng tìm cach ra nươc ngo2ia sinh sống,vì chính họ k nhìn thấy tương lai ở trong nước.Đất nước rồi đây chỉ còn lại trẻ thơ và ông già-bà lảo! Đó không phải đất nước kỳ lạ hay sao ?? Đất nước mà người lảnh đao củng muốn ra nước ngoài sống . Đó k phải là d8a61t nước kỳ la hay sao ?? Van mênh đất nước ,giống như con thuyền có người câm lái.Nay người cầm lái muốn nhảy ra thuyền tư bơi,thì con thuyền làm gì có bến -bờ nửa ?? Phải nói thẳng VC đả biến VN thành con-thuyền -k-bến!!
Trích:
“Nhìn cảnh tượng đó,…….Stanley Karnov quay sang David Haberstam vừa cười vừa nói một cách mỉa mai: Công việc đang xảy ra trước mắt chúng ta đây, ngày hôm nay, chúng ta như những chứng nhân lịch sử vào những giờ phút cuối cùng của miền Nam, tôi nghĩ rằng trong đó có phần đóng góp của ông đấỵ!“
@ đoạn nầy tối nghĩa và vô nghĩa!
Tối nghĩa:
Trước hết, ở phần đầu, tác giả giới thiệu rất đơn sơ 2 người trong mẩu đối thoại trên trong câu “…người ta thấy tề tựu đông đủ các ký giả nhà báo Mỹ đã từng có mặt trên các chiến trường VN như Stanley Karnov, David Halberstam……”
* tên Stanley Karnov là viết sai (viết ĐÚNG là Karnow) : chữ w viết sai thành v gây ấn tượng anh nầy người LX, nghe hao hao như Karpov thành viên Qh Nga, nên tuy viết sai nhưng lại tạo nghĩa hiểu lầm rất là logic: để tên pv Nga “KarnoV” kia có quyền mỉa mai tên Mỹ như là tác nhân đại diện cho tội ác Mỹ đã gây ra hậu quả cảnh di tản kia…nghe rất xuôi tai.
Vô nghĩa:
Chỉ KHÁC nhau quốc tịch, thì S. Karnow mới có quyền mỉa mai D. Halberstam (đoạn trên tg viết nhầm là Haberstam).
Cho nên đoạn đối thoại có tính mỉa mai khích bác trên là vô nghĩa, ở chỗ HỌ ĐỀU LÀ PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG NGƯỜI MỸ TẠI VN, thì ai có quyền mỉa mai ai (về hậu quả mà cả 2 đang chứng kiến) ?!
Hơn nữa, S. Karnow từng là bạn khá thân với điệp viên CS lợi hại Phạm Xuân Ẩn.
Ai biết, Karnow có từng cao hứng tiết lộ bí mật quân sự gì về Mỹ cho tướng tình báo PXA khai thác rồi báo cáo về cục tình báo Hanoi, đưa lại lợi thế cho các cuộc hành quân của VC chống quân Cộng hoà ?!
Cho nên để cho Karnow mỉa mai đồng nghiệp Mỹ là câu chuyện lang thang đâu đâu ở cõi trời trăng; đã thế tác giả còn cho Karnow mỉa bạo D. Halberstam bằng câu
“Như thế chắc là ông hãnh diện lắm”
…tuồng như riêng mình ông nầy phạm tội lỗi gì dữ lắm khiến bây giờ dân miền Nam phải di tản!
Tg đang viết gì thế?
Thật chả hiểu nổi tâm lý các nhân vật mà tg cho xuất hiện trong “kịch bản” đối thoại nầy!
Một người “chữ nghĩa” tầm cở trên văn đàn VN như NVL, thiết nghỉ không nên viết lách khập khiễng như vậy, vì cần phải giữ uy tín của mình!
Trích:
1/ “Cho mãi đến năm 1990 cũng còn có người gọi Việt kiều là những tên Việt gian. Nói chung họ coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cũ, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mặt.”
@ người tế nhị và có lòng nhân luôn vuốt má nể mũi, xịt sâu bọ cũng tránh bướm ong. Ông nên nói rõ để đừng vơ đũa cả nắm. Người Việt trước 54 và trước 75, 10 nhà có đến 6 nhà có người thân ở cả 2 phía. Họ có người tập kết về lẫn người vượt biên mất tích hoặc đang ở nước ngoài, Nhật, Úc, Đức, Mỹ…
Mong ông cẩn thận khi dùng chung chung chữ “người”, như trong “mãi đến năm 1990 cũng còn có người…”
“Người nào” còn ác miệng nói thế, nếu không phải chính người của chế độ CS, thân Cộng, thì nói toẹt ra, hoặc bà con anh em (chưa chắc!) của họ.
Tôi đã biết có nhiều nhà anh em cải nhau về chính trị vớ vẩn, như anh cb tập kết về, khoe Bắc có cái nầy, nọ, kia; em (sv đại học sắp ra trường thì nghỉ vì 30/4) bảo anh nói dốc. Anh lên mặt dạy dỗ lối sống kiểu Bắc, em cự nự bảo ràng buộc kiểu nhà tù…v.v..
Tóm lại người dân miền Nam không ai bảo ai đều thừa biết miền Bắc là khổ sở, mất tự do và CS là độc tài…
– có lẽ những tài liệu trong tạp chí của Ban Chỉ đạo CDCC cũng không vô ích trong việc phổ biến thông tin cho mọi người rõ nọi chuyện đang xảy ra trên đất nước; Chương trình “Sau bức màn tre” của ĐSG hàng đêm, chưa nói tuổi trẻ đều nghe lén đài Hanoi, biết khá nhiều, và Phòng TT Hoa kỳ cũng phát hành những tạp chí như Thế giới tự do. Các đài Tiếng nói Tự do, Á châu Tự do cũng không thừa trong cùng mục đích đó.
Cho nên ông đừng nghĩ rằng dân chúng miền Nam không xuống biển được lúc ấy đều CS tuốt. (Muốn vb, giá vài cây vàng trở lên, với niềm hy vọng Phật Bà Qũan Âm cứu khổ cứu nạn trên biển khơi để tới được bến bờ tự do, chưa nói bị lừa đảo như điên, mất trắng rồi về không – đố kiện!
Và lúc nầy, 1990, 15 năm sau, họ không còn tâm lý hoản loạn để liều mạng mặc kệ sống chết, như những thuyền nhân trước hoặc sau 30/4/75 nữa.
Có người bố muốn gửi con đi, được hẹn xuống xem “tàu” hay “bãi”, lắc đầu ra về. Tàu gì bé tí thế gọi được là tàu. Gửi con đi như thế chẳng bằng giết con!
Những người chín chắn ra đi vì có nguồn giúp đở, tài chánh, môi giới tin cậy, có CA bảo kê, chắc cú. Dù vẫn có những trường hợp đi liều, nhưng đều do tuyệt vọng, và rất ít thành công!
Cho nên ông đừng ngầm “căm thù, buộc tội” họ, mà nói “chung chung” cho bỏ ghét!
Họ đều ghét, chống CS; nhưng không thể bằng đôi tay không và cái bụng rỗng, và cũng chẳng có chó nào lãnh đạo từ hải ngoại, ngoài thằng TT điên Đào (đâu ra) Quân…
2/ “Những mệnh phụ nói tiếng Mỹ oe oé mà nếu không có cuộc đổi đời này thì cùng lắm chỉ là những người đàn bà làm vợ, làm mẹ, là nội trợ bình thường trong gia đình.”
@ “vấn đề” nầy rất ẹ. Và chỉ muốn cười khi đọc.
Chuyện đó còn tuỳ trình độ tư duy của phu nhân, có bị não “tiên thiên bất túc” không, và xuất phát học vấn của mỗi người từ bậc học nào. Chứ vài mụ Vkieu gốc mệnh phụ, dù chỉ mới học lớp 8, bởi chưng được cái đẹp nên quan lớn bắt mắt, mê, cưới; mụ tuông ra một lô “nhau”; quan chết cứng với mụ vợ sinh giỏi nhưng chưa là sinh…viên; không thể bước nữa!
Lại thêm “hậu thiên thất nghi”, lọt vào phố Bolsa Cali mà sống, hàng ngày gặp toàn dân Việt ở chợ PLTho, thì 30 năm sau mụ phu nhân Việt kiều kia bái tổ vinh qui về VN : một tiếng Anh bồi bẻ làm đôi cũng hổng biết để loè họ hàng! Haha…
3/ “…cái kim chỉ đường cho người Việt tương lai là hãy nhìn vào giới trẻ đang lên.”
@ không có cái kim nào chỉ đường cả, vì kim thì phải rất nhỏ, ngoại trừ kim của Big Bell hay của đh điện CL.
Một cách cục súc, thì viết
– mũi tên chỉ đường, hoặc la bàng chỉ đường.
Một cách bóng bẩy, viết:
– kim chỉ nam hướng dẫn người Việt…
– tấm gương sáng cho người VN noi theo trong tương lai là giới trẻ đang lên ở Mỹ
4/ Người khác cho rằng nhìn cây thì thấy rừng, nhưng nhìn củi mục thì thấy gì?
@ Thấy nấm mèo, rêu phong và đôi khi mối làm tổ.
5/ “– bác nói với kiều bào ở Thái lan về nước năm 1960.
Kiều bào năm 1960 thì không phải là người di tản!! Thật rõ chán.”
@ bác đi chầu mác lê 9/1969 thì biết gì chuyện 4/75 nữa mà chán với chường. Thôi để bác ngủ cho xong nợ đời.
6/ Chủ nghĩa hay ý thức hệ – bạo lực khủng bố – và một chính quyền toàn trị. (ideology, terror and totalitarian government).
@ Nói thật, chán vô cùng với tiếng Pháp ba rọi của ông. Một lần đã bỏ qua bataille de l’image của ông rồi. Đó là do ông sáng tác, hó vô nghĩa, không đúng như ý ông dịch “trận chiến cho biểu tượng”
Trong sách vở français và từ điển Larousse chỉ có phrase “la bataille des images” với ý nghĩa hoàn toàn khác với ý ông muốn nói.
Ý ông là “trận chiến cho một biểu tượng”, là hoàn toàn dịch SAI với “préposition de” trong cụm từ français của ông.
* Ý ông muốn nói phải dịch sang français như sau :
la bataille pour un symbol ; symbol, c’est-à-dire votre drapeau de la République du Vietnam (Sud-Vietnam)]; ce n’est pas une image!
* Nay lại khổ nữa trúc trắc tiếng Anh : “(ideology, terror and totalitarian government).”
mà ông Lục trổ tài viết ăng-le như vừa thấy trên,
và ở dưới là ý ông muốn nói bằng tiếng Việt:
“Chủ nghĩa hay ý thức hệ – bạo lực khủng bố – và một chính quyền toàn trị”.
* Để sáng tỏ ý nghĩa một số từ liên hệ:
– Terror (noun) : sự ghê sợ/ khủng khiếp/ ghê gớm/ sự khủng bố (adj.) terrible: khủng khiếp, quá sá cở
– Terrorism (n) : sự khủng bố/ tình trạng kb/ chính sách kb/ chủ nghĩa kb- (adj.) terrorist : (thuộc về, có tính cách) khủng bố )
* Chiều ý câu tiếng Việt của ông Lục, tôi xin viết lại tiếng Anh cho đàng hoàng, bất chấp ý nghĩa vài tiếng Việt ông muốn nói là đúng hay sai (sẽ minh xác sau nếu có tranh luận).
Ai không đồng ý tiếng Anh mới viết, xin mời chỉ giáo, kể cả ô. Lục:
Tôi xin dịch hộ ông:
“Doctrines or ideologies – Terrorist violences – and a totalitarian government”
Đã quá dài rồi, xin lỗi và tạm ngừng góp ý.
Viết lại: Ban Chỉ đạo CDTC
Huumm tui không thấy “gió đổi chiều” tẹo nào.
Đây nè, Người-Việt chiếm nước Chiêm Thành. Người-Việt-Cộng chiếm lại nước của Người-Việt. Người-Việt đến chùa, nhà thờ tĩnh tâm cầu đấng thiêng liêng ban phước và soi dẫn để được thiện lành. Người-Việt-Cộng cũng đến đó nhưng không phải chùa, nhà thờ mà là nơi công an trá hình làm việc thay sư thầy. Người-Việt văn minh, thanh lịch, nhân từ. Người-Việt-Cộng thì sắt máu, thô lỗ, bún chửi, cháo chửi cũng kéo nhau đến ăn… có vô số khác biệt.
Nhìn như thế thì Người-Việt đương nhiên là người ngoại quốc du lịch nước VN của Người-Việt-Cộng. Người-Việt già du lịch để tìm lại bóng dáng quá khứ. Người-Việt trẻ, cũng giống như Tây ba lô thôi, đến VN để khám phá cái lạ. Tây ba lô trở thành giáo viên dạy Anh ngữ, Người-Việt trẻ có năng lực lại có thêm chút tiếng Việt, lương tốt (so với giá sinh hoạt rẻ) thì tại sao không ở lại VN làm và hưởng thụ? Vì thế poll mới phán “VN là nơi đáng sống nhứt” (!) huumm.
Còn kiều hối? Thử làm con tính: Tỉ như có 1 triệu Người-Việt, mỗi người gửi về VN 1000 đô/năm thì kiều hối chỉ có 1 tỉ đô thui. Thực tế tìm đâu ra 1 triệu người gửi? Mà gửi đến 1000 đô/năm? Vậy thì số chục tỉ còn lại là của hàng trăm ngàn Người-Việt-Cộng xuất khẩu lao động + tiền business của đảng CSVN và quan chức cộm cán + tiền của (một số ít) Người-Việt thờ tiền như rể Nguyễn Tấn Dũng, Trịnh Vĩnh Bình…
Vì thế nói trổng “kiều hối của Người-Việt” là cách VC chửi Người-Việt để che giấu tiền bẩn, tiền xương máu họ bóc lột ở trong nước.
“Gió chướng thổi người ra biển” cũng không đúng. “Gió chướng” là gió trái với quy luật thông thường. Vì “gió chướng” vừa tạo ra mưa lớn, vừa cản nước chảy ra biển nên bị lụt. “Mùa gió chướng” là mùa mưa lụt. Cho nên nói “gió chướng thổi người ra biển” thấy nó kì kì sao đó.
Chỉ quậy bác Lục cho vui thôi nghen hihi.
Chim quốc-quốc.
(Trường-khúc)
Con chim quốc-quốc kêu buồn.
Tháng Tư thất-thũ Sài Gòn bạn ơi !
Miền Nam cay-đắng đỗi đời.
Núi sông ảm-đạm, đất-trời buồn hiu.
*
Tháng Tư ấy biết bao đau-đớn.
Rợ Ba Ðình chộn-rộn xuôi Nam.
Xe tăng cuốn xích thét-gầm
Pháo to, súng lớn ầm-ầm rung mây.
Chiếc mủ cối chắc tay giương súng.
Ðôi dép râu lúng-túng tìm đường.
Thôn-quê cho đến phố-phường.
Miền Nam mờ-mịt bốn phương khói thù.
Lệnh di-tãn, quân-khu rút chạy.
Bỏ cao-nguyên, bám lấy đường lui.
Lính, dân ô-hợp một nùi.
Ðưa lưng hứng đạn pháo vùi xuống khe.
Ðường quốc-lộ người xe hỗn-độn.
Tranh-lấn nhau tìm chốn dung-thân.
Nơi đây vùng đất Tử-thần.
Bình-yên phía trước tuy gần mà xa.
Cuộc tháo-chạy thật là khũng-khiếp.
Nổi kinh-hoàng nối tiếp thương-tâm.
Hỡi-ơi ! Chiến-thuật sai-lầm.
Ðẫy dân với lính xuống hầm tai-ương.
Ngày Ba Mươi họ Dương quyết-định.
Là tự mình đọc lệnh qui-hàng.
Toàn quân buông súng dễ-dàng.
Ô-hô! Cuộc chiến nhẹ-nhàng như không !
Cũng có mấy trăm ông trung-liệt.
Ghét sống hèn, lấy chết làm vinh.
Nước-non trọn một chử tình.
Vui lòng tự-sát, hồn linh hóa thần
Thời-gian đầu người dân phấn-khỡi.
Họp biểu-tình, hồ-hỡi hoan-hô.
Ðãng ta cùng với xác Hồ.
Ung-dung mơ-tưỡng cơ-đồ ngàn năm.
Ban quân-quãn lăm-lăm tay súng.
Mắt không rời quần-chúng nhân-dân.
An-ninh nội-chính hung –thần.
Thanh-niên cờ đỏ rần-rần dương oai.
Lệnh của chúng không ai dám cưỡng.
Nếu to gan nói bướng một lời.
Nửa đêm chúng sẽ đến mời.
Dẫn đi mất-tích, trọn đời mất-tăm.
Việc đốt sách nước Nam chưa có.
Nay rợ Hồ lại cố thi-hành.
Lệnh cho thôn-xóm, thị-thành.
Phải đem nộp: sách phát-hành phía Nam.
Những quyển sách không làm nên lổi.
Sao rợ Hồ buộc tội văn-chương.
Ðem thiêu, đem đốt giửa đường.
Than-ôi ! Nát bét luân-thường từ đây.
Ðánh tư-sãn, một bầy kẻ cướp.
Chúng nhân-danh xác ướp họ Hồ.
Túi tham cùng máu côn-đồ.
Lu-loa luận điệu mơ-hồ, lưu-manh.
Kinh-tế-mới đẩy dân thành-phố.
Lên núi rừng là chổ giam cầm.
Trời chiều mưa ướt lâm-thâm.
Cả nhà đói lạnh khó cầm lệ tuôn.
Bom mìn củ còn vương khắp chốn.
Lở chạm vào nguy-khốn như chơi.
Miền Nam thấm-thía đỗi đời.
Là dân thành-thị thành người thượng-du.
Bệnh sốt rét cũng bu cũng bám.
Quyết không buông cái đám sa-cơ.
Nào ai học được chử ngờ.
Miền Nam chơi một nước cờ buông tay.
Tự-khoe mình là hay là giỏi.
Rợ Ba Ðình inh-ỏi khua chiêng.
Ðãng ta thống-nhất hai miền.
Tư-do, hạnh-phúc có liền một khi.
Hạnh-phúc ấy con Ky cũng sợ.
Tự-do kia ở đợ còn hơn.
Giặc Hồ thật khéo ba-lơn.
Ò-e quảng-cáo tiếng đờn Liên Xô.
Ngày lại ngày bo-bo, mỳ sợi.
Nồi chuối kho ăn với củ mỳ.
Thời-kỳ quá độ chi-chi.
Mà sao nó khổ thế ni hở trời !
Thời Cộng Hòa cơm sơi tràn họng.
Cộng Sản vô cái bụng trống trơn.
Thà đừng giãi-phóng thì hơn.
Giãi chi để khổ, để hờn cho dân.
Xóm Ba Ðình là quân mọi-rợ.
Chúng giỡ trò cấm chợ, ngăn sông.
Bao nhiêu công-sức nhà nông.
Chúng gom vét sạch cúng ông Nga Tàu.
Khắp Nam-bộ rầu-rầu ngọn cỏ.
Kẻ bại-binh thiệt khổ vô cùng.
Mồ cha cái lủ chúng ông.
Tham-tàn, bạo-ngược, cuồng-ngông hại đời.
Dân đói-khát kêu trời không thấu.
Sức trói gà biết bấu vào đâu.
Núi cao cùng với biển sâu.
Không ghi chứa hết tội sâu bọ Hồ.
Rợ ba Ðình đi Ngô về Hán.
Giấm-giúi mưu buôn bán nước Nam.
Ðồng, Phiêu, Lương, Mạnh một đàn.
Tội-nhân thiên-cổ khỏi bàn làm chi.
Ôi ! Vận-nước đến khi suy-bại.
Lủ bí-thư tham, dại cầm quyền.
Mong cho cái đảng mê tiền.
Giắt nhau thẳng lối cửu-tuyền đi luôn.
Khi lộ mặt con buôn dân-tộc.
Ðảng rợ Hồ hằn-học ra tay.
Bao nhiêu độc-ác phô-bày.
Bao nhiêu bi-thảm đọa-đầy miền Nam.
Người Nam-bộ quyết không cam-phận.
Phải tìm đường đỗi vận làm người.
Ðóng thuyền ghổ, vượt trùng khơi.
Mặc con sóng dử, mặc trời bão giông.
Tìm tự-do thì không sợ chết.
Muốn làm người phải biết hy-sinh.
Biển Ðông thần Chết núp rình.
Lại thêm cướp biển mặc tình buông-lung.
Vượt đại-dương trăm hung ngàn hiểm.
Việc hải-hành kinh-nghiệm bằng không.
Người-người cương-quyết một lòng.
Xin giao trăm sự cho ông trời già.
Cũng có người tai qua , nạn khỏi.
Ðến Mả-lai hoặc tới In-đô
Có người số phận ô-hô !
Tấm thân hoạn-nạn gởi vô miệng kình.
Về số phận sỷ-quan, binh-lính.
Chịu qui-hàng theo lệnh Dương Minh.
Phải ra đăng-kí khai-trình.
Ði tù cãi-tạo để thành công-dân.
Hàng binh-sỷ trên răng dưới dép.
Ngồi ba ngày lép-nhép là xong.
Sỷ-quan công-trạng chất-chồng.
Phãi đi ‘mút chỉ’ khó mong ngày về.
Trong rừng rậm, sơn-khê heo-hút.
Hoặc lũng-đèo Việt-bắc xa-xôi.
Biết bao số phận ngậm-ngùi.
Chết vì đói-lạnh, xác vùi đất nông.
Bị trả-thù là không tránh khỏi.
Bọn rợ Hồ rất giõi hành người.
Ðọa-đầy tới chốn, đến nơi.
Trong tù Việt Cộng phận người ra chi !
Cứ trăm người thì “đi” bốn chục.
Cãi-tạo là địa-ngục trần-gian.
Sỷ-quan, công-chức trăm ngàn.
Xương phơi trắng núi, máu tràn kín khe.
Lòng độc-ác ghớm-ghê hơn rắn.
Rợ Ba Ðình thật đáng a-tỳ.
Thời-gian dù có qua đi.
Những trang bi-thãm vẫn ghi đời-đời.
Bọn rợ Hồ giỏi lời lừa phĩnh.
Miệng bô-bô chuyên-chính vô-thần.
Chúng đem bán nước, đợ dân.
Dương-dương trơ-trẽn lạy quân Tàu-phù.
Ăn cứt Tàu là ngu hơn lợn.
Ấy thế mà hơn-hớn ngông-nghênh.
Vẹm ơi ! Hảy tự xét mình.
Cõng Tàu chống Mỷ đáng khinh bội phần.
Ðừng cướp đất, đánh dân như thế.
Hãy thôi trò cưỡng-chế du-côn.
Ba Ðình đả thối tâm-hồn.
Rợ Hồ lổ miệng, lổ trôn một bè.
Thích dể-dàng làm dê làm chó.
Muốn làm người thật khó lắm thay.
Ba Ðình Hà Nội chúng bay.
Ðền bù tội-lổi một ngày không xa.
CPNvL
“Khúc dồi ngàn dặm” hãy nghĩ về thân-phận mình dưới cái nhìn của Việt Cộng.
48 năm sau Tháng Tư Đen 1975 :
Ngày 10/11,2023, ký bởi phó thủ tướng Trần Lưu Quang- thay cho thủ tướng- trong Quyết định số 1334/QĐ-TTg thì hãy tiếp tục ra sức xiết nặn thêm vú bò người Việt hải ngoại đặng gửi thêm tiền welfare về VN.
Và cũng phải ra sức xuất cảng chữ nghĩa của bọn Cộng sản ngu hèn tham ác ra cộng đồng Hải ngoại.
Bơm thêm nọc độc văn hóa Cộng sản, xô giạt thêm chữ nghĩa rác rưởi của khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó sang cộng đồng người Việt hải ngoại :
“…Đẩy mạnh công tác dạy tiếng Việt, …. phối hợp với các địa phương trong việc tổ chức chương trình Xuân Quê hương, Trại hè thanh thiếu niên, Khóa tập huấn, bồi dưỡng tiếng Việt, các hội nghị hội thảo, hoạt động từ thiện… hàng năm “.
i rest my case
Ta còn gì để mất?
Còn một lũ vô nghì
Biết ăn và làm tình
Và bộ tộc Lạc Việt
Biết cúi đầu làm thinh!
Hàng năm giòng kiều hối
Vẫn đều đặng chảy về
Kéo dài kiếp tăm tối
Lòng yêu nước tràn trề
Với nỗi buồn lê thê!
Nông Dân Nam Bộ
Bài ni chác là đống chí LỤC viét đả nhiều năm truóc nay lại moi ra và sửa đổi đôi chút rồi posted lên cho có chuyên nói. Anh Phét tin là như rứa đó. Hảy đọc lại mot đoạn duói đây mà anh Phét đả trich trong bài viét của đồng chí LỤC.
Trích “Chẳng hạn, anh chàng Võ Q, kèm theo cái tên Larry, nay đã 65 tuổi, trước đây là một sĩ quan không quân, quân đội VNCH. Anh ta ta đã rời bỏ vùng Southern California cách đây 2 năm cùng với vợ, còn có tên cúng cơm là Linda để về ở đây. Anh ta khoe căn nhà với vẻ hãnh diện không cần dấu diếm với đồ dùng toàn bằng Inox, phòng tắm lớn có vòi tắm hơi, thiết trí theo kiểu Jacuzzi của Ý. Sàn nhà mầu hồng bóng lộn. Anh còn chỉ cho thấy và nói thêm: Không phải cẩm thạch đâu nhé, đá hoa cương thứ thiệt đấy. Thiệt là quá rẻ, còn rẻ hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều.
Hét trích.
từ năm 1975 tói nay là 48 năm rùi- anh chàng Võ Q Larry năm nay đả 65 tuỏi- tức là anh chang Vỏ Q này đả là Sĩ Quan Không Quân chỉ lúc mói có 17 tuổi , kakkakkka.
17 tuỏi mà đả là Sĩ Quan Không Quân thì lúc 13 tuỏi thèng bé Võ Q lúc đó đả gia nhập truòng sỉ quan……..Đà Lạt hay Thủ Đức để rùi 4 năm sau thành Si Quan Không Quân . Chao ôi thé mói tài nhĩ. Chỉ có Ngụy Sai Gòn ra lệnh “ĐỘNG VIÊN” để bắt thèng bé 13 tuỏi đi lính , kkakkakakka.
Đè nghi đồng chí LỤC coi lại bài vở nghen chưa. Post bài củ thì củng khong có vấn đề , nhưng cần update thông tin cho phù hợp vói tình hình hiện tại.
Đồng chí LỤC không nên coi thuờng độc giã như thế này nghen chưa.
Trở lại cái chủ đề “GIÓ ĐẢ ĐỔI CHIỀU” của đống chí LỤC thì anh Phét xin hỏi lại đồng chí LỤC một câu đó là :
Tại vì răng mà các Tàn Dư Ngụy Sai Gòn thất bại trong việc kêu gọi….CHỐNG CỘNG và giử thẻ………..CĂN CƯƠC TỊ NẠN của kièu bào hải ngoại vậy hả nếu không phải là do tính PHI NGHĨA và LẠC HẬU của bản chất phong trào CHONG CỘNG.
Từ Nam chí Bắc im thin thít
Mấy ngàn năm nòi giống Tiên Rồng
Tổ Tiên ta công sức vun trồng
Vẹn toàn một giang san gấm vóc
Thế rồi công hàm Phạm Văn Đồng
Hiến dâng cho kẻ thù truyền kiếp
Ta thì ngậm câm coi như không
Hơn nữa nó đểu cáng giáng tiếp
Nó bắt dân ta phải nhớ công
Nhờ ơn đảng và bác sáng suốt
Núi rừng Việt Bắc cả biển Đông
Ải Nam Quan cả Thác Bản Giốc
Bưng bô liếm đít nó cho Không!
Từ Nam chí Bắc im thin thít
Tự hào ngạo nghễ giống Tiên Rồng!
Tôi cũng giống như ông Lê cứu Long,
bài viết quá dài ,những ý tưởng đưa
vào bài nhiều nhưng tôi vẫn có cảm
giác không thừa,không thiếu . Dàn
trải ,mênh mông như vô tận , làm
người đọc hụt hơi,không biết trọng
tâm của bài viết đặt ở đâu .
Thật sự ,tôi có cảm giác “hụt hơi”,
để đọc tới câu cuối . Tôi cũng không
hiểu được chủ ý của tác giả muốn
nói về vấn đề gì ?
Ông Lục ơi ,làm ơn viết cô đọng một
chút xíu nữa , cám ơn nhiều .
Đối TÁT chiến lược toàn diện VC tới đâu rùi dzậy ta ?
Nov 9 1023
“Intel Backs Out of Planned Vietnam Chip Expansion, Report Claims
According to a Reuters report, the company expressed concerns about the country’s excessive bureaucracy and unstable power supply.”
Công ty Intel Hoa Kỳ đã quyết định rút lui khỏi kế hoạch mở rộng đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử ở VN. Lý do là vì hệ thống hành chánh pháp lý đòi tiền kiếm ăn quá rườm rà và nguồn điện cho sản xuất rất bấp bênh.
VC hay tuyên truyền rằng VN chính trị ổn định và nhân công “thông minh” năng nỗ và rẻ. Nhưng VC quá ngu, VC không nghĩ rằng chính hệ thống pháp lý minh bạch và hạ tầng cơ sở như điện nước mới tối quan trọng trong việc điều hành sinh hoạt sản xuất được bảo đảm dài lâu. Ai sống ở Mỹ điều biết chuyện này. Ở Mỹ người ta không quan trọng giá rẻ mắc bằng xuất xứ của món đồ. Cái đồng hồ chôm chỉa đem bán 10 đô chưa chắc ai mua, còn có thể kêu cảnh sát bắt, chẳng thà người ta vô tiệm mua cái đồng hồ mới 30 đô nhưng có giấy biên nhận đàng hoàng.
Ta có gì hãnh diện?
Nếu hai miền Nam Bắc
Lãnh tụ ta xuất sắc
Sao lạc hậu đói nghèo
Các bạn có thắc mắc?
Cuộc chiến tranh tương tàn
Cộng – Tư Bản ngoại bang
Đừng đổ thừa cho giặc
Mà do ta, Việt Nam!
Ta khôn vặt khôn lỏi
Cùng máu đỏ da vàng
Cùng sanh ra một mẹ
Không chối cãi – rõ ràng
Với ngàn năm văn hiến
Ta khoác lác ba hoa
Ta vay mượn hảnh tiến
Bên kia, của người ta
Luân thường và đạo lý
Với nền tảng gia đình
Ông cha ta tử tế
Ta rừng rú đáng khinh!
Biết xấu hổ tự trọng
Không sạch sẽ vệ sinh
Ta có gì hãnh diện?
Ngoài xách bị đi xin!
Nông Dân Nam Bộ
Các bạn có thắc mắc?
“Bác” lãnh đạo tài tình
“Ngô chí sĩ” anh minh
Mặc tình ta hãnh tiến
Nói riết có người tin!
Nếu hai miền Nam Bắc
Lãnh tụ ta xuất sắc
Sao lạc hậu đói nghèo
Các bạn có thắc mắc?
Không cần tìm đâu xa
Nam Bắc Hàn giống ta
Cũng chia đôi quốc cộng
Nên tự trọng bạn à!
Chết hết thế hệ già
Nước ta họa may ra
Bò dát vàng rắc muối
Đại gia đỏ đô la!
Nông Dân Nam Bộ
Gởi Anh NVL.
Bài viết quá dài ( Bài nào của Anh cũng thế ). Đại ý, Anh cho rằng tà quyền csVN là không tốt ( cướp nhà, tài sản… ). Để chặn đứng sự xuống dốc thê thảm hiện nay ( trong mọi lãnh vực, nhất là Luân thường, Đạo lý ) , để Dân VN không còn lầm than, đói khổ và nhất là để VN có thể ngẩng cao đầu với Thế giới, chỉ có 1 con đường duy nhất : Toàn Dân VN vượt qua sợ hãi, Anh dũng vùng lên cùng 1 lúc, lật đổ tà quyền csVN.
” Muốn lật đổ tà quyền, điều kiện tiên quyết : Phải phá tan Bệ đỡ thần tượng GIẢ hcm ” .
Bọn tà quyền biết rất rõ : Chính xác chết hcm là Bệ đỡ vững chắc cho chế độ, nên bọn chúng hằng năm chi cả ngàn tỷ, để bảo quản và nuôi cả Sư Đoàn để bảo vệ xác hcm.
Thế mà Anh ( 1 người chống cọng, đấu tranh cho Tự do, Dân chủ) trong 1 bài viết về Phạm Duy ( tháng 10/23 ), viết :
” Có ai ngờ rằng : Minh Đức Hoài Trinh thời còn trẻ, nghe theo tiếng gọi của CỤ HỒ vào Thanh Hóa…. ” .
Không cần phải đưa ra bằng chứng, vì Anh thừa biết :Đã có nhiều T/g chứng minh : hcm là tên Phản quốc, vô đạo đức. Thế thì hà cớ gì, Anh lại KÍNH CẨN gọi hcm là CỤ HỒ !?!?.
Vì Anh là GS thời VNCH, cho nên, tôi xin hỏi Anh : Thời VNCH, có sách Giáo khoa, sách, báo nào mà gọi 2 tên bán nước Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống là ÔNG ?
Vì tôi là Cựu Lính Trận QLVNCH, chứ không phải GS như Anh, nên trình độ của tôi quá thấp, nếu so với Anh. Vì vậy, tôi đang chờ sự Chỉ Giáo của Anh, để kẻ hèn này được mở mang đầu óc.
LCL.
Khi nghe “GIÓ ĐẢ ĐỔI CHIỀU” anh Phét tuỏng đâu là đám Tàn Dư Cock Cắn đả lấy hết can đảm về VIET NAM lật đổ Cộng Xãng chúng anh thành công rùi , ai dè củng chỉ là……..LẬT ĐỔ CONG XÃNG trong mơ, kkakakkkakkakka
Hơn 1,2 triệu thèng từ tuóng tói lính quèn cộng vói 2,5 triệu lượt lính MẼO , 325 ngàn thèng lính Đại Hàn, 25 ngàn thèng lính AUSTRALIA, 65 ngàn thèng lính THÁI LAN, 1800 thèng lính Phillipine , tát ca bọn này đều tuần tự tháo chạy tá hỏa tam tinh như một đám vịt bỏ lại thèng NGUY SAI GÒN vói số lương vủ khí lên tói hàng chục TĨ DOLLARS , cuói cùng thèng NGUY SAI GON củng cởi áo tuột quần, quăng súng liệng đạn và bám đuôi đu càng chạy trối chết cả thé giói đều đuọc xem trên tivi vào những ngày cuói tháng 4.
Bây giò 48 năm qua, đám NGỤY TÀN DƯ sống sót ngày đó nhờ VC chúng anh tha mạng cho đi MẼO huỏng Welfare Foodstamp sống lay lất qua ngày chờ qua đời thì láy chi mà đòi làm GIÓ ĐỔI CHIẾU hả LCL.
em LE KỈU LONG ni anh Phet tin rằng là đứa quaNg súng liệng đạn và cỏi áo tuọt quần chạy truóc tiên . Những thèng Tàn Dư nào càng to mỏ thì chính thằng đó là vọt chạy truóc tiên đó nghe chua LE KIU LONG, kakkakkakkak
Đánh đấm thì như……….CẶC CHÓ. Lịch sử chạy làng có tốt đẹp chi mô mà cứ ngoác mồm ra là TAU LÀ LÍNH TRẬN. Mi đánh trận mô nói nghe choi nào, nói mau để anh Phét xác minh xem………kiến thức của em tới mô hay chỉ là………..cứt thiến mà thôi, kakakakka
Người Việt, và tâm lý 1 kiểng 2 huê
1 cây cảnh có 2 bông. Đó là tâm lý tham lam và ích kỷ. Trong tình yêu là có hôn nhân nhưng vẫn có mèo mỡ bồ bịch khác. Nói rộng ra trong cuộc sống, người Việt luôn luôn có 2 nơi 2 chốn để sống. Ở Mỹ, làm việc kiếm tiền, ăn, ở Mỹ, nhưng vẫn nghĩ rằng “tổ quốc” mình phải là VN phải có “trách nhiệm” xây dựng quê hương bla bla bla. Ở VN, tìm cách đi Tây đi Mỹ làm đem tiền về VN thành lập “làng tỉ phú” cho nở mày nở mặt nước “ta” chớ.
Nhưng mà, ở đời, lộng giã thành chân, ngay tại chính nước VN cũng vậy. Thằng cộng Bắc tìm cách vô Nam nắm đầu cộng Nam và bòn rút đem về miền Bắc. Cộng Nam bị cộng Bắc nắm đầu. Còn cộng Bắc thì sao? Thằng ác gặp thằng tàn độc. Cộng bắc bị Tàu cộng xỏ mũi cho hửi … địc dài dài ! Ha ha ha !