Giáo dục và định mệnh quốc gia

6
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet

 

Trong lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ được thế giới biết đến như một nước giàu có, một xã hội thịnh vượng. Kinh tế nước ta xưa nay chủ yếu là nước trồng lúa và làm tiểu thương. Mãi gần đây, nước ta mới trở thành một nước xuất khẩu nông sản và thủy sản, nhưng giá trị xuất khẩu chưa phải lớn đối với một quốc gia trong thế giới ngày nay.
Công nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn ứng dụng các máy móc, công nghệ nước ngoài. Sản phẩm lắp ráp theo thiết kế, thương hiệu, linh kiện nước ngoài vẫn là chủ yếu. Các sản phẩm hàng công nghiệp và tiêu dùng có tính cạnh tranh của Việt Nam chưa có mấy, so với các nước ASEAN đã yếu, so với toàn thế giới thì rất yếu.
Việt Nam chưa có gì đáng tự hào về khoa học. Gần đây, một số người Việt nổi lên, có tên tuổi trong các lĩnh vực Toán, Vật lý, nhưng họ đã là công dân của các nước khác, sống và làm việc ở nước ngoài.
Những thứ thiết yếu cho cuộc sống như giáo dục, y tế, giao thông của nước ta yếu kém, lạc hậu rất nhiều so với thế giới. Văn học, điện ảnh nước ta hầu như không ra khỏi được biên giới nước ta, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Bề ngoài, hầu hết lĩnh vực nước ta tỏ ra sẵn sàng hội nhập quốc tế, cầu thị học hỏi, tiếp thu, ứng dụng tri thức nhân loại và các kinh nghiệm thực tiễn tiên tiến. Một trong những việc khởi động của nhiều đề án hoàn thiện, cải cách, nâng cấp quản lý nhà nước, công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế nói chung, khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa… là đi khảo sát ở nước ngoài. Trong các đề án, có vô vàn thông tin, số liệu, minh họa, ví dụ ở Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… có tính thuyết phục cho các chính sách, giải pháp, kế hoạch hành động, ngân sách mà cơ quan chủ trì đề xuất. Thấy đúng quá rồi, yên tâm quá, làm thôi!
Nhưng tại sao ta cầu thị như thế, học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới như thế, mà các lĩnh vực nước ta cứ yếu kém, đì đẹt mãi vậy, càng đi, khoảng cách với thế giới càng xa vậy? Sự thật cay đắng là chúng ta chưa đủ trình độ để học hỏi và tiếp thu tinh hoa và kiến thức nhân loại, kể cả những thứ chẳng ai giữ bản quyền và đòi tiền bản quyền.
Chúng ta hay chê Trung Quốc chỉ giỏi làm “hàng nhái”. Nhưng “hàng nhái” mà là tàu vũ vụ, máy bay, tàu phá băng, tàu hoả cao tốc, giàn khoan viễn dương… thì họ đã phải ở trình độ nào mới “nhái” nổi của thiên hạ chứ? Chúng ta thử “nhái” cái tủ lạnh, lò vi sóng, bàn là, máy giặt, máy hút bụi… xem có ra gì không, có cạnh tranh được về chất lượng, giá cả không?
Tóm lại, nếu nói đến những thứ làm cho thế giới phục Việt Nam, ngoài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Việt Nam ta chưa giỏi việc gì khác. Là một nước yếu toàn diện về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, Việt Nam sẽ luôn là “miếng mồi” của các cường quốc, những kẻ thèm muốn chiếm mảnh đất này, dù theo kiểu xâm lược cũ hay các kiểu xâm lược mới. Họ nghĩ Việt Nam đủ yếu để họ xâm lược và sẽ tìm cách xâm lược nước ta một khi họ vẫn nghĩ là nước ta nghèo yếu và chia rẽ. Nhưng chắc chắn là họ sẽ sai lầm, sẽ thất bại giống như những gì đã xảy ra với các cuộc xâm lược nước ta từ xưa đến nay.
Bị ngoại xâm và chiến thắng ngoại xâm – đó là định mệnh của Việt Nam. Chúng ta thích cái định mệnh đó hay muốn thay đổi nó?
Nếu chúng ta thích nó, hãy cứ sống như chúng ta đã và đang sống. Chắc chắn lịch sử sẽ lặp lại. Chúng ta sẽ lại có những chiến thắng vang dội năm châu và những vị tướng lừng danh thế giới. Nhưng Việt Nam ta sẽ không bao giờ có những nhà kinh doanh giỏi, những nhà khoa học giỏi, những nhà văn hóa, nghệ thuật giỏi, có ảnh hưởng với thế giới. Họ không thể xuất hiện ở một đất nước luôn luôn có nguy cơ bị xâm lược và triền miên đánh giặc ngoại xâm. Việt Nam sẽ không bao giờ giàu có, hiện đại và văn minh.
Nếu chúng ta muốn thay đổi cái định mệnh nghìn năm, không có cách nào khác là bắt đầu từ một nền giáo dục mới để tạo dựng những thế hệ người Việt mới. Họ sẽ học hỏi và tiếp thu tinh hoa, kiến thức của nhân loại, nhưng với sự nghiêm túc học hỏi và chất lượng tiếp thu cao hơn rất nhiều so với các thế hệ chúng ta. Những thế hệ người Việt mới sẽ nghĩ rất khác chúng ta hiện nay. Họ sẽ nghĩ không hay ho gì ba lần đại thắng quân Nguyên như cái giá của một nghìn năm Bắc thuộc. Tốt nhất là nước ta không bị họ xâm lược và vì thế không cần phải thắng họ.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc có 5 cường quốc là ủy viên thường trực thì nước ta đã buộc phải đánh nhau với 3 nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền, với tổng thời gian chiến tranh trên 100 năm. Chúng ta đã chiến thắng họ một cách vang dội trong quá khứ. Nhưng các thế hệ người Việt mới sẽ biết cách để tránh chiến tranh trong tương lai. Họ biết cách làm sao để các kiểu “quân Nguyên” sẽ không bao giờ dám nghĩ tới việc xâm lược một Việt Nam giàu mạnh về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật và kéo theo là sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của Việt Nam với thế giới. Chúng ta cần đầu tư mạnh vào các thế hệ người Việt mới như vậy.
Giống như Malaysia rộng lớn, đông dân chẳng bao giờ dám nghĩ tới việc “thu hồi” Singapore nhỏ bé từng là một phần trước kia của họ. Singapore đã thay đổi được định mệnh của mình. Họ đã bắt đầu từ giáo dục. Đối với Singapore, ông Lý Quang Diệu không chỉ là người lập quốc, ông còn là nhà tư tưởng và nhà giáo dục đại tài. Bằng việc áp dụng những gì tốt nhất của các nền giáo dục Anh, Mỹ, Singapore đã trở thành một trong những cường quốc giáo dục hàng đầu của giới. Nền giáo dục tiên tiến đã thay đổi toàn diện quốc đảo này. Người Singapore hiện nay tư duy rất khác ông cha họ đến từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ. Đối với các nước chưa thân thiện với Singapore, ông Lý Quang Diệu chỉ nói một câu: “If you beat me, I will beat you, and damage may be more on your side!” (“Nếu anh đánh tôi thì tôi sẽ đánh lại anh và có thể anh sẽ bị thiệt hại nhiều hơn đấy!). Singapore nói được, làm được.
Trước đó, từ năm 1868, được thuyết phục và khích lệ bởi tư tưởng “thoát Á” của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi, Minh Trị Hoàng Đế nước Nhật đã thực hiện cuộc cải cách giáo dục hiếm có cả về chiều rộng và chiều sâu, giũ bỏ các tư tưởng, giá trị giáo dục cũ để xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn mới cho nước Nhật. Bức ảnh trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật Bản không phải của một ông vua hay một ông thủ tướng, mà của nhà tư tưởng – nhà giáo Fukuzawa Yukichi, người sáng lập Đại học tổng hợp Keio, tác giả của “Thoát Á Luận”.
Gần đây nhất, Hàn Quốc đã nổi lên như một ví dụ đầy thuyết phục về sự thay đổi định mệnh quốc gia. Trong vòng chỉ hơn 40 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nền kinh tế lớn của thế giới, với công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ hiện đại. Đồng thời, nền giáo dục, khoa học Hàn Quốc đạt được rất nhiều thành tựu lớn, tiến sát các nước phát triển nhất. Về bản chất, Hàn Quốc là một quốc gia “thoát Á” thành công sau Nhật Bản và Singapore.
Với tất cả sự kính trọng đối với cha ông, tôi cho rằng, để thay đổi định mệnh của đất nước, dân tộc thì nhiều khi phải dám nghĩ và làm khác cha ông. Và điều đó chỉ có thể làm được thông qua giáo dục. Nói đúng hơn – thông qua cải cách và chấn hưng giáo dục, trên tinh thần khai sáng.
Lương Hoài Nam (Facebook)

6 BÌNH LUẬN

  1. Giáo dục của Việt cộng dựa trên nền tảng dối trá,cả trong học
    đường lẫn giáo dục ngoài xã hội ,”thoát Á” hay không vẫn vậy.
    Không có thể cải cách ,chấn hưng ,khai sáng được nếu lũ cộng
    sản còn nắm quyền .

    Ngay cả đến tác giả của bài viết cũng lậm vào những thứ đó,
    một cách tự nhiên,hiển nhiên ,mà không biết mình đang lậm
    mình vào những sai lầm đó.

    Đương cử một ví dụ nhỏ trong bài viết nầy . Tác giả đã lãnh
    hội được bài học lịch sử đúng ,nhưng cái nhìn về bài học đó
    sai lầm . Khi xưa chúng tôi được dạy lịch sử ,chiến thắng quân
    Nguyên hay chiến thắng quân thù nào đi nữa ,thì chỉ là đào
    tạo ,nuôi dưỡng tinh thần yêu nước . Ngoài xã hội kia ,chúng
    tôi cũng nhận được bài học đắt giá khác là :”Một ngàn năm
    đô hộ giặc Tàu ,một trăm năm nô lệ giặc Tây ….” Hay là ”
    Chúng ta là giống dân di tràn qua lò lửa hồng ” ….
    Và ” Sau chiến tranh chúng ta sẽ xây dựng lại căn nhà xưa,
    làm lại từ đầu …”

    Có đâu như bây giờ ,lúc nào cũng “thắng đế quốc Mỹ ,Pháp,Nhật,
    Tàu ,Tây, Ma rốc …” .Vaf trên đỉnh cao tự sướng ,chẳng làm cái
    chi cả ,chẳng có hoài bão gì . Mong chờ nó bồi thường chiến tranh,
    mong nó nhẩy vào, mở lòng nhân đạo, hàn gắn lại những hậu
    quả của chiến tranh . Mở miệng ra là :”làm cho tay chân chúng nó
    rụng rời “, cả toàn dân toàn đảng vỗ tay đôm đốp .

  2. Nếu Việt Nam năm 1975 không bị cs miền Bắc cưỡng chiếm thì Miền Nam Việt Nam cũng đã hoá Rồng hoá Hổ về kinh tế và Quân Sụ . Trước ăn.m 1975 mặc dù miền Nam đang bị cs miền Bắc đánh phá , hầu hết những thành phần ưu tú miền Nam phải nhập ngũ ! Kinh tế miền Nam vẫn được đánh giá cao . Sài gon vẫn được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông có lần cựu thủ tướng Singapor Lý Quang Diệu ao ước Singapor bằng với Thuế Đo Saigon là niềm kiêu hành của người Dân Singapor . Sở điểm miền Nam Việt Nam được như vậy là nhờ nền giáo dục nhân bản như các nước Âu Mỹ đồng thời pha trộn một tý nhỏ giáo bản sắc của Đông Phương . Đa số các cấp lảnh đạo miền Nam được dân bầu chọn thành phần có học , có tài và được dân kiểm soát nên nạn tham nhũng rất ít . Chính phủ lại bỏ tiền ra mua ruộng đất của điền chủ phát lại cho nông dân . Ôi ! Phải chi đừng có ngày tang thường 30/4/1975 .

  3. Nói tóm lại người VN rất thông minh-tài giỏi.Nhưng họ đều là Công dân nước ngoài! Còn ở trong nước ,hầu như gần hết đều là cá-mè-một-lứa. Cứ nhìn những khuôn mặt tiêu biểu thì biết ,từ Đại gia cho đến lảnh tụ .,đần-độn hết chổ nói.Chưa bao giờ “diên mạo” của giới thanh niên -trí thưc “xuống cấp” như hôm nay !!Có một điều mà ít ai biết.Lúc thành lập Đại học Huế (1957) Vì thiếu GS, Linh Mục Viện trưởng Cao văn Luận phải sang Pháp chiêu dụ người Việt ở đó về giảng dạy.Nhưng củng chỉ tìm được một ít.Lúc đó Miền Nam vỏn vẹn có mấy trường Đại Học mà thôi ,mà đả thiếu GS như thế! Ngày hôm nay ,VN có hàng mấy trăm trường Đại Học có khi đến cả ngàn (công và tư),hầu như Tỉnh nào củng có Trường Đại Học .Có người nói đùa :Trường Đại Học còn nhiều hơn quán bún vỉa hè ! Thử hỏi nguồn GS ở đâu?? Xin thưa ,toàn là con-cha-cháu-ông làm GS cả.Bọn nầy du học,mua bằng cấp ở nước ngoài ( vấn đề nầy các tòa Đại sử VC lo). Thành phần nầy, đa phần trở về nước, để ngồi ghế GS-chủ tịch .Đó chính là Lý do Trường Đại Học VN thua Nông dân Nam bộ. Nông dân Nam bộ còn chế tạo những máy móc để dùng,còn Đại Học chỉ Ăn và nhậu.Chổ nào có trường Đại Học chổ đó có tiệm cầm đồ-bia ôm-quán nhậu ! Cứ nhìn “đường sách”ở cạnh nhà Nhà thờ Đức Bà Sàigo2n thì biết.Đa số người trẻ vào đó để uống cà fe hơn là mua sách !Thanh niên mà sợ Sách còn hơn
    sợ ma nửa,thì Tương lai và định mệnh Dân tộc ở đâu ??Dân tộc VN sẽ không còn ai nhắc tới nữa ,khi DCS cứ tồn tại.Nếu có nhắc tới,củng để tìm lại một Xả hội thời Bán khai mà thôi.!

  4. Hình như dân tộc tính kỳ lạ của Việt Lam là thích có ngoại xâm để chứng tỏ anh hùng và như theo quy luật” ước gì không sớm thì muộn rồi cũng sẽ có !”, lịch sử Việt Lam , so với các nước láng giềng, đầy dẩy các cuộc đánh nhau với Tàu, Thái( Xiêm),Pháp, Mỹ ,Nhật, Polpot(làm như nghe đến chữ Việt Lam ai cũng khinh khi nên kiếm chuyện hay sao đấy!) và khi không có ngoại xâm, dân Việt Lam lại nhớ và muốn bỏ nước đi theo nó hoặc mời nó trở lại bằng mọi cách, hoặc nổi máu từng tưng từng tưng, điên điên khùng khùng lên tự đánh nhau dữ dội như chiến tranh Nam Bắc và đám trẻ được( hay bị) đám cô hồn các đảng cộng sản ác ôn du côn ba xạo ” giáo dục” rằng nhân dân ta thật anh hùng ( nhưng cũng giống thằng khùng vừa đói vừa xạo!).Cái chữ Việt Lam, cái quốc tịch Duôn, Gooks, An na mít gây áy náy trong lòng quá hay sao nên cái đám cán bộ đảng giàu có nếu có dịp là muốn trút lánh bỏ đi bằng cách nếu tìm cách di cư hợp pháp không được thì bỏ tiền mua ( như tay Thuận bỏ đến vài triệu đô mua quốc tịch đảo quốc Síp) hay tìm cách cho gia đình” di cư ” trước như thủ thân Phúc niễng cột đèn( cho con trai bám trụ nhập tịch Mỹ) hay gả con cái cho Việt khiều như Dũng y tá . Đúng là một dân tộc kỳ cục !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên